Nam Dao giới thiệu

 

Treo cổ Văn chương thời thổ tả

 

Đă có một thời người ta kẹp cổ văn nghệ sĩ đánh hợp đồng, kiểm điểm  rồi đưa những người tham gia Nhân Văn và Giai Phẩm đi lao động cải tạo, rồi cô lập và buộc họ bỏ bút đập nghiên, sống trong bấp bênh sợ hăi, thậm chí đi tù gần 12 năm như trường hợp Phùng Cung. Đó là những Hoàng Cầm trong một vị thuốc đắng, một vị thơ , Trần Dần trong xổ bụi, Văn Cao Trong những con voi không đẻ được, Lê Đạt trong gấu chợ,   Phùng cung trong  Phùng Cung, thơ và người  mà tôi đă kư họa chân dung trong phần kư  của trang amvc, trích từ cuốn  BÚT KƯ    Những con người, những bóng  ma (NXB Văn Mới, Cali, 2005).

Đó là thời kiết lị, thời đại tiện ra máu,  gà  đua nhau tiếng gáy, bon chen ganh ghét, máu chủ nghĩa đấu tranh giai cấp, máu cộng sản độc trị Lêninít. Vừa giành lại được miền Bắc từ tay Thực dân Pháp, hào quang cách mạng c̣n huy hoàng,  dân t́nh khi ấy c̣n ngô nghê, dễ sai dễ bảo…nên với độc quyền truyền thông, Đảng ‘’ta’’ cứ tung tác lung tung, nhân danh giai cấp công nông tiến hành chỉnh huấn văn nghệ cung cách Hồ Phong bên Tàu. Nhúm người mong thế quyền trả lại văn nghệ sĩ quyền làm văn nghệ bó miệng ngậm tăm gần 30 năm ( xem Nghiên cứu của Thụy Khuê trên trang điện tử của  RFI tại http://www.rfi.fr/vietnamien/actu/articles/119/). Văn nghệ dậm chân tại chỗ hô khẩu hiệu  khá lâu, cho đến thời Đổi Mới th́ mới hé miệng  nói được đôi chút, nhưng rồi…chỉ thế thôi. Trừ một số ít, rất ít, phần đông văn nghệ sĩ lại vào ṿng cương tỏa. Cứ thế  cho tới nay, thời thổ tả.  Thời này là thời tiêu chảy, hiện tượng mất nước,  bệnh do vi trùng Kock gây ra, và truyền nhiễm rất nhanh nhất là với 800 tờ báo lề Đảng, với xấp xỉ  800 hội viên Hội Nhà Văn TW, và  vô số hội viên những  hội nhà văn Tỉnh, Thành Phố, thậm chí Huyện, và biết đâu mai kia lại chẳng xuống đến cấp hành chính Phường, Xă…Với kỹ thuật Internet, hội nào cũng có webbsite, và người nhẹ dạ lạc quan tếu  cho rằng thế th́ Văn chương Nghệ thuật sẽ  rộ ra như trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng. Nhưng không. Thời nay là thời đưa phong b́, xưng danh GS  với TS  ở mỗi góc phố, giúi tiền ‘’ vi cảnh ‘’ luật giao thông mỗi ngả tư, miệng  tụng XHCN (?)    không dễ dàng ǵ cho những con người   đơn phương đ̣i quyền mở miệng và tư duy độc lập. Bầy đàn lại xô ra, lại Tuyên huấn với Tuyên giáo, nhân danh  nào Mác nào Lênin, nào ông Hồ với lại dân tộc...thêm một lần (trong chắc nhiều lần)  chơi tṛ đấu đá, mạ lị. vu khống, chụp mũ… Dẫu thởi kiết lị đến thời thổ tả đă xa nhau 50 năm, và thế giới  ngày nay thành một cái làng ‘’ phẳng’’ không c̣n chổ  cho bóng tối ma quỉ  trốn tránh như  xưa.

Để độc giả nắm bắt toàn bộ hiện cảnh, xin giới thiệu bài ‘’Cú giăy cuối cùng của nền Phê b́nh Chỉnh huấn’’ của nhà văn Phạm Thị Hoài, và  ‘’ Khước từ thoả hiệp để lựa chọn tự do’’, phỏng vấn của Nhă Thuyên - nạn nhân của cú giăy - với Lư Đợi và Bùi Chát, hai trong 4  người chủ trương nhóm Mở Miệng và NXB  Giấy Vụn.  Hai bài này  thuộc  © 2013 pro&contra

 

 

 

 

 

 

 

Cú giăy cuối cùng của nền phê b́nh chỉnh huấn

Tháng 7 10, 2013

Phạm Thị Hoài

Năm ngoái, mấy cây dầu cổ thụ trong một bài thơ ít người biết đến bỗng khuấy động chút ít thi đàn Việt Nam. Tác giả, ông Đàm Chu Văn, chuyên viên cao cấp của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai kiêm Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai, Tổng Biên tập tạp chí Văn nghệ Đồng Nai, bị một đồng nghiệp thấm nhuần lập trường chuyên chính soi quan điểm chính trị. Cuối cùng mọi chuyện cũng ổn. Ông chỉ mất bốn tiếng đồng hồ giải tŕnh sự trong sáng của ḿnh với cơ quan tuyên giáo. Báo chí đưa tin. Đồng nghiệp Hồng Vệ binh im. Quan văn nghệ trung ương bật đèn xanh. Như trong vụ “Cánh đồng bất tận” sáu năm trước, những robot tuyên giáo ở một số tỉnh lẻ có lẽ vẫn tiếp tục chạy theo lập tŕnh đấu tranh tư tưởng mấy thập niên quên cập nhật, nhưng thời của nền phê b́nh chỉnh huấn trên diện rộng ở toàn quốc đă qua rồi. Không ai đọc ai điếu cho nó. Nó đơn giản đă đóng xong vai tṛ kinh dị của ḿnh trong một chương kinh hoàng của văn học sử đất nước này.

Tôi phải nhận rằng ḿnh chưa bao giờ hâm mộ trường phái thơ mượn lời cỏ cây hoa lá để tâm t́nh. Khi tôi đến với văn chương th́ những tâm t́nh đặc sắc nhất đặt vào miệng thiên nhiên đă được thốt ra rồi, từ đó trở đi cứ thấy cánh hoa nào trầm ngâm, nhành cây nào đau đáu, áng mây nào nặng trĩu nhân văn là tôi bỏ chạy. Tôi phải bảo vệ t́nh yêu văn chương của ḿnh. Cũng như mọi t́nh yêu, chết v́ buồn tẻ là nguyên nhân hàng đầu.

Với một thái độ thiếu khách quan không buồn giấu diếm như thế, tôi không thể b́nh luận về bài thơ vừa nhắc, nhan đề “Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân”. Thực ra cuộc chỉnh huấn mini nói trên không liên quan ǵ đến thông điệp nghệ thuật của bài thơ. Vấn đề không phải là chỗ đứng của những cây dầu hoàn toàn vô can ấy trước trụ sở ủy ban nhân dân. Vài chục năm trước, có đứng trong rừng mà tâm sự mông lung như vậy th́ chúng cũng bị đốn. Vấn đề là chỗ đứng của tác giả. Ở vị trí cán bộ tư tưởng và quan văn nghệ hạng đầu tỉnh, ông Đàm Chu Văn chỉ nên cho những phát ngôn viên của ông đứng trước một tiệm McDonald’s. Như thế sẽ vẹn cả mọi bề, vừa không ngán đồng nghiệp nào chỉ điểm, vừa thêm được tinh thần đi trước thời đại (ít nhất là hai năm, v́ tập đoàn McDonald’s vẫn chưa hạ cố đến thị trường Việt Nam), và tất nhiên không mất mát ǵ về thông điệp nghệ thuật. Để có mấy lời tâm sự “mưa nắng ở đời” như thế th́ đứng trước trụ sở ủy ban nhân dân hay trụ sở McDonald’s không có ǵ khác nhau. Nói cách khác, nếu là một nhà thơ tự do, tác giả của mấy cây dầu đó có thể khuân chúng ra tận Lăng Hồ Chủ tịch mà đứng, tâm sự mông lung hơn nữa cũng không phải giải tŕnh trong sáng với ai. Đă từ lâu không kiểm soát nổi những nhà thơ tự do, nền phê b́nh chỉnh huấn chỉ c̣n ngắc ngoải bằng dăm ba nỗ lực uốn nắn nền thi ca chính thống, nơi điều duy nhất có thể mất và v́ thế cần bảo vệ không phải là tự do, mà là sự lệ thuộc. Thấm thía điều này hơn ai hết có lẽ là người đă rời – chắc chắn không phải v́ tự nguyện – cương vị đứng đầu ngành tuyên giáo quốc gia để trở về “chường cái mặt ra trong thơ”: ông Nguyễn Khoa Điềm.

Nhưng trước khi yên vị trong nhà quàn, nền phê b́nh chỉnh huấn ấy c̣n muốn cống hiến cho chúng ta một cú giăy, tuy quá thiểu năo để có thể giải trí nhưng đáng để b́nh luận, v́ rất có thể là cú giăy cuối cùng. Lần này, nó dồn hết những mảnh vụn kí ức sót lại về một thời sinh sát oanh liệt vào ngọn roi tàn, giáng xuống một bản luận văn thạc sĩ ba năm trước về nhóm thơ tự do đáng kể nhất từ thời Đổi mới ở Việt Nam, nhóm Mở Miệng.

Trong cuộc truy sát Nhân văn-Giai phẩm, ít ra chúng ta biết: Người “vạch trần bộ mặt thật” “trụy lạc phản động” của Trần Dần là nhạc sĩ Đỗ Nhuận; người hô hào cả nước “phải chặn lại không cho Trương Tửu được tự do truyền bá những tư tưởng phản động, những tác phong đồi bạilà nhà phê b́nh Hoài Thanh, cũng chính là người xác định tính chất “xuyên tạc”, “vu khống”, “phản động” của bài thơ “Nhất định thắng” của Trần Dần; người tố giác cả một “hệ thống những sai lầm xấu xa”, những “dụng ư rất đen tối” của Tử Phác là nhạc sĩ Lương Ngọc Trác; người lột “cái mặt gian xảo” của Lê Đạt như “một kẻ ẩn núp, tàng h́nh, đă từng quay quắt được một thời gian, nhưng rốt cục cái bản chất phản lại giai cấp vô sản ḷi ra mồn mộtlà nhà thơ Xuân Diệu, cũng chính là người phát hiện Văn Cao “gài ḿn chống phá Đảng và nhân dân”; người quyết “vạch rơ tội lỗi của Phan Khôi đă bao nhiêu năm làm tay sai cho đế quốc, nịnh hót phong kiến, huyễn hoặc, lừa bịp, đầu độc nhân dân để kiếm bát cơm, manh áo”, “chống Đảng, chống cách mạng, phản nhân dân, phản Tổ quốc”, “từ bé đến già bóc lột của nông dân, ăn cướp của nhân dânlà nhà văn Nguyễn Công Hoan; người gọi tác phẩm của Trần Duy là cái thứ “văn nghệ vô nhân đạo của thần chết”, là “những thứ cỏ độc, mà chúng ta phải nhổ sạch, quét sạch, để vứt vào rác, hoặc làm một thứ phân bón cho những bông hoa chân chính trong vườn văn nghệ của ta” là nhà phê b́nh Vũ Đức Phúc…; chưa kể hàng trăm văn nghệ sĩ không kém danh tiếng khác – từ Thế Lữ, Bửu Tiến, Nguyễn Huy Tưởng, Kim Lân, Đoàn Giỏi, Tú Mỡ, Đoàn Văn Cừ, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Tuân…, đến Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Đ́nh Thi, Vơ Huy Tâm, Đào Vũ, Bùi Huy Phồn… – hăng hái góp đinh cho những chiếc búa tạ nêu trên chốt quan tài những đồng nghiệp “nổi loạn” của họ.

C̣n bây giờ, vung roi dọa nhà nghiên cứu Nhă Thuyên và nhóm Mở Miệng là lèo tèo một nhúm vô danh hay ẩn danh: một Cẩm Khê nào đó trên Nhân dân, một Tuyên Hóa nào đó trên Quân đội Nhân dân, một Minh Văn nào đó trên Thanh tra, những tờ báo lẽ ra không có phận sự th́ miễn vào địa hạt văn học và cho đến lúc này không có đồng minh tự nguyện từ giới văn nghệ, trừ một người: nhà phê b́nh Chu Giang.

Quan hệ của chúng ta với các nhà phê b́nh văn học thực ra không khác lắm quan hệ với những người bán cá ở chợ, nó dựa trên sự tin cậy [i]. Sự tin cậy ấy đương nhiên tùy thuộc vào mỗi người và phải có cơ sở. Song chẳng cần nhiều lắm; đôi khi chỉ cần nếm vị, ngửi hơi là ta chấm xong điểm tín nhiệm. Ai muốn biết tầm vóc của nhà phê b́nh Chu Giang, tức ông cựu giám đốc NXB Văn học Nguyễn Văn Lưu, tác giả cuốn Luận chiến văn chương từng đoạt Giải thưởng Hội Nhà Văn năm 1996, có lẽ chỉ cần thưởng thức vài ḍng trong loạt bài luận chiến đăng trên Tuần báo Văn nghệ TP HCM năm ngoái, phê phán tác phẩm và con người Nguyễn Huy Thiệp, đối tượng được ông chiếu cố từ thuở Văn học Đổi mới đến giờ chưa buông. Cá nhân tôi tưởng ḿnh đang lạc vào vườn trẻ, nơi ông Lưu giậm chân mách cô giáo rằng văn chương thằng Thiệp không ra ǵ v́ nó vừa đái bậy xong lại tranh đồ chơi của thằng khác. Nhưng ông cũng có thể rất nghiêm túc. Khi nghiêm túc, ông tuyên bố rằng: “Nếu chúng ta đi theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thống nhất cùng bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện theo những lời dạy của Hồ Chí Minh, th́ đoàn kết được cả dân tộc, đoàn kết được cả giới văn nghệ”. Mọi b́nh luận ở đây là thừa.

Có những nhà phê b́nh mà khi được họ khen th́ ta nên giật ḿnh, c̣n lời chê của họ là bảo đảm đáng tin cậy nhất cho giá trị của tác phẩm bị họ phê phán. Tôi coi ông Nguyễn Văn Lưu thuộc loại này. Năng khiếu phê b́nh văn học (!) của ông nằm ở sự dị ứng không nhầm lẫn trước tất cả những ǵ vượt khỏi thước đo hạnh kiểm bỏ túi và cẩm nang thuật ngữ chính trị xuất bản năm 70. Ở thời hoàng kim của nền phê b́nh chỉnh huấn, phẩm chất ấy đáng giá vài cái Giải thưởng Hồ Chí Minh. Song sinh bất phùng thời, bây giờ nó được huy động cho cú giăy cuối cùng của nền phê b́nh ấy. Tôi tin rằng cả những người bị coi là phải chịu trách nhiệm về phương diện nhà nước cho công tŕnh nghiên cứu mà ông hùng hồn gọi là “một luận văn kích động sự phản kháng và chống đối” lẫn tác giả Nhă Thuyên đều đủ rộng lượng để ghi nhận hành vi mang tính lịch sử này. Không phải ngày nào cũng có một nền phê b́nh giăy chết.

C̣n nhóm Mở Miệng? Họ thà bị đem ra tra tấn bằng thơ, chứ nhất định không chịu mở miệng giải tŕnh cái ǵ mà trong sáng. Nhưng tất nhiên họ sẽ mở miệng thật rộng để cười, dù biết rằng có những thứ giăy măi không chết.

© 2013 pro&contra


[i] Nếu George Steiner hay Borges, những người thông tuệ và sành đọc, có lời khen ai, tôi sẽ t́m đọc. Những người khắt khe bậc nhất như Kafka, khó tính bậc nhất như Nabokov hay Thomas Bernhard khen ai, tôi sẽ t́m đọc bằng được. Ai ca ngợi Paulo Coelho, không bao giờ tôi để ư nữa, nhưng lại chú ư những người hâm mộ thơ Hoàng Quang Thuận: tôi muốn biết người ta nghĩ ǵ hay không nghĩ ǵ khi pha cái gọi là nước mắm, hiệu Chinsu, với rượu nhạt đặt lên bàn thờ.

 

 

 

 

Khước từ thỏa hiệp để lựa chọn tự do

Tháng 7 17, 2013

Nhă Thuyên phỏng vấn Lư Đợi và Bùi Chát

Sau bài “Cú giăy cuối cùng của nền phê b́nh chỉnh huấn“, tôi nhận được phản hồi từ một độc giả ở trong nước rằng nền phê b́nh ấy vẫn c̣n đó, vẫn hàng ngày hàng giờ sống ở khá nhiều giảng đường đại học Việt Nam. Bài “xă luận” của báo Văn nghệ về vụ “luận văn Mở Miệng” củng cố thêm sự hoài nghi về cái chết dường như được báo trước quá sớm ấy. Đồng thời tôi được biết những thông tin sau đây: 1. Nhă Thuyên (Đỗ Thị Thoan), tác giả bài luận văn, là giảng viên tại Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội từ tháng 9 năm ngoái, đă bị trường cho thôi việc ngay khi có dư luận về loạt bài của ông Chu Giang Nguyễn Văn Lưu trên Văn nghệ TP HCM và Hội nghị Lư luận Phê b́nh Toàn quốc lần thứ  ba ở Tam Đảo; luận văn của Nhă Thuyên đă bị rút khỏi thư viện của trường. 2. Một hội đồng xét lại luận văn này – trong đó có GS Phong Lê, cựu Viện trưởng Viện Văn học và PGS TS Phan Trọng Thưởng, Viện trưởng Viện Văn học, Phó Chủ tịch Hội đồng Lư luận, Phê b́nh Văn học, Nghệ thuật Trung ương – sắp công bố kết quả giám định mà ai cũng có thể đoán trước. 3. PGS TS Nguyễn Thị B́nh, người hướng dẫn nghiên cứu sinh Nhă Thuyên, sắp thôi chức chủ nhiệm bộ môn Văn học Hiện đại Việt Nam tại trường.

Quả thực tôi đă nhầm ở một điểm: sự cám dỗ của chính thống. Cũng trong những ngày này, “Lớp tập huấn Quan điểm của Đảng về văn học, nghệ thuật và hoạt động phê b́nh văn học, nghệ thuật năm 2013″ diễn ra khắp các tỉnh thành trong nước. Trước khi xem xét và lí giải kĩ lưỡng hơn nhận định “cú giăy cuối cùng” ở một bài viết khác, tôi muốn giới thiệu lại bài phỏng vấn đă đăng trên Da MàuTiền Vệ, do Nhă Thuyên thực hiện với Lư Đợi và Bùi Chát năm 2011, sau thời gian hoàn thành “luận án Mở Miệng”. Ở đây tài năng, bản lĩnh, tư duy và kiến thức của những đồng nghiệp c̣n rất trẻ này khiến tôi cảm phục, c̣n sự nghiêm túc và lịch duyệt của họ khiến tôi ái mộ. Văn học Việt Nam lẽ ra phải hănh diện v́ có một thế hệ như thế. Họ làm nên một phần quan trọng sự lạc quan của tôi.

Phạm Thị Hoài 

___________________

Vào tháng 11 năm 2010, khi nhóm Mở Miệng và hoạt động xuất bản của nhóm thông qua “cơ quan ngôn luận” là nhà xuất bản Giấy Vụn đă đi được một chặng đường dài gần 9 năm, tôi đă đề nghị phỏng vấn Lư Đợi và Bùi Chát, với mục đích ban đầu là làm tư liệu cho một nghiên cứu cá nhân về “những tiếng nói ngầm trong thơ Việt Nam hậu đổi mới” (nghiên cứu này vẫn đang được tiến hành với sự hỗ trợ một phần của tổ chức ANA - Artsnetworkasia). Thực hiện cuộc phỏng vấn này, tôi muốn t́m hiểu một cách tương đối kĩ lưỡng về sự h́nh thành, phát triển, những hoạt động cũng như những vấn đề xung quanh sáng tác và hoạt động xuất bản của Mở Miệng và nhà xuất bản Giấy Vụn. Một phần v́ khoảng cách địa lư, một phần v́ cuộc phỏng vấn sẽ phải kéo dài và nhiều vấn đề có lẽ chỉ có thể rơ ràng và thuận tiện tŕnh bày trên văn bản, chúng tôi thống nhất là phỏng vấn qua email. Từ phía người phỏng vấn, tôi cũng cảm thấy vài bất lợi như sự đứt đoạn hay việc không được cảm nhận trực tiếp thái độ, cảm xúc của những người cùng tṛ chuyện. Do đó, sau khi nhận được trả lời phỏng vấn lần 2 vào ngày 9/1/2011, tôi có nghĩ tới một dịp tiếp xúc trực tiếp để trao đổi thêm một vài vấn đề để hoàn tất cuộc phỏng vấn. Nhân những sự kiện xoay quanh Bùi Chát và nhà xuất bản Giấy Vụn thời gian qua, tôi xin phép, qua sự đồng ư của các tác giả, đăng tải cuộc phỏng vấn c̣n dở dang này. Xin cảm ơn sự hợp tác của Lư Đợi và Bùi Chát cho cuộc phỏng vấn này

Nhă Thuyên

*

Nhă Thuyên: Thưa anh, lư do và bối cảnh nào (với yếu tố quyết định nào về chính trị, xă hội hay cá nhân, v.v.) dẫn đến sự thành lập Mở Miệng?

Lư Đợi: Mở Miệng được h́nh thành từ ư tưởng của Bùi Chát, lấy từ Thánh kinh: “Khởi thuỷ là lời”, vào cuối năm 2000 — xuất hiện chính thức từ năm 2001. Mà khởi thuỷ của lời là ǵ, tất nhiên là Mở Miệng [Open-Mouth]. Nhóm này gồm có Lư Đợi, Khúc Duy, Nguyễn Quán đến Sài G̣n từ Quảng Nam-Đà Nẵng [miền Trung Việt Nam] và Bùi Chát đến từ Hố Nai [miền Đông Nam bộ], một nơi của dân di cư Công giáo đến từ miền Bắc Việt Nam, trong đợt phân chia đất nước năm 1954. Lư do chính của việc thành lập Mở Miệng, ban đầu, là phản ứng lại vấn đế kiểm duyệt và cấp phép xuất bản — vốn đang trị v́ một cách bảo thủ, quan liêu. Sau đó, th́ muốn b́nh thường hoá việc tự do ngôn luận, tự do sáng tác và xuất bản. Sau nữa, th́ dẫn đến rất nhiều thứ, mà giờ “khai báo” ra, chắc tốn nhiều giấy mực lắm.

Bùi Chát: Vào năm 2001, sau khi Ṿng tṛn sáu mặt có được một ít dư luận trong giới văn nghệ, Chúng tôi [4 trong số 6 gương mặt trên, gồm: Bùi Chát, Khúc Duy, Lư Đợi, Nguyễn Quán] quyết định cho ra đời Mở Miệng, v́ thấy cần thiết cho đời sống văn nghệ ở một nơi nhiều tinh thần tự do như Sài G̣n. Nói rơ hơn là khi đó; trong lúc chúng tôi c̣n rất trẻ (ngoài 20), mới tốt nghiệp đại học, đầy nhiệt huyết và dự định trong việc cống hiến cho xă hội, cho nghệ thuật… càng khao khát, chúng tôi càng thấy rơ sự phi lư, tŕ trệ, sự cam chịu đến khó hiểu trong sinh hoạt văn hoá ở Việt Nam. Không thể nào khác được, chúng tôi đă phải quyết tâm để Mở Miệng.

Nhă Thuyên: Vào thời điểm xuất hiện Mở Miệng, cũng có những hiện tượng gần như đồng thời, như phản ứng của nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh với xuất bản chính thống. Bối cảnh văn học trong nước và cả ngoài nước (với sự h́nh thành các tạp chí điện tử và website liên mạng Tiếng Việt đặt tại hải ngoại) có tác động ǵ tới các anh?

Lư Đợi: Nguyễn Quốc Chánh (sinh năm 1957), về thái độ, là một trường hợp khó gặp của thế hệ anh, gồm những người sinh cùng năm như Nguyễn Quang Thiều, Inrasara, Trần Tiến Dũng… Chúng tôi có những đồng cảm, sự ủng hộ và chia sẻ được thái độ của anh. Thời đó, năm 2001, những tập thơ photocopy của Nguyễn Quốc Chánh truyền được những cảm hứng đến những tác giả muốn chọn thái độ đứng bên lề, hay đứng bên về một nửa, nửa kia đứng ở trong. Tại Việt Nam, những nhà thơ, nhà văn đi hai hàng này khá nhiều. Tuy nhiên, để tiến đến giai đoạn photocopy, trong 10 năm trước đó, Nguyễn Quốc Chánh đă in vài tập từ nhà xuất bản chính thống. Ngay từ khi xuất hiện, Mở Miệng không có chủ đích in chính thống, và muốn biến việc photocopy thành việc xuất bản nghiêm túc — nên mới lập nhà xuất bản photocopy, có người chịu trách nhiệm xuất bản, đây là việc làm đầu tiên tại Việt Nam. Dù đầu tiên ở trường hợp này chẳng có ǵ vinh quang cả; đáng lư ra, với sự bức bách về xuất bản, việc này phải diễn ra từ thời chưa đổi mới.

Tất cả các website mà bạn nhắc tới, ví dụ như Talawas, Tiền Vệ, eVăn, tạp chí Thơ, Hợp Lưu, Da Màu, Gió O… đều xuất hiện sau năm 2002. Khi Mở Miệng thành lập, trong giới cầm viết đa phần c̣n xa lạ với email và website, ngay chúng tôi cũng c̣n viết tay, sau đó mới đánh máy vi tính. Thế rồi chúng tôi trở thành “thế hệ đầu” (theo nghĩa rộ lên văn chương mạng) dùng email để gởi tác phẩm và dùng website để đăng tải. Tuy nhiên, thời đó các tạp chí Thơ (do Khế Iêm chủ biên) và Hợp Lưu (do Khánh Trường chủ biên) đă gợi nhiều cảm hứng cho chúng tôi.

Chúng tôi cũng không ngờ rằng đến nay phần lớn website vừa nhắc đă chết th́ nhóm Mở Miệng vẫn c̣n, nghĩ lại 10 năm cũng nhiều phôi pha.

Bùi Chát: Chắc chắn phải có sự tương tác chứ, đấy là quy luật mà, chúng ta không thể đùng một cái xuất hiện rồi biến mất mà không có sự tiếp nhận hoặc kế thừa nào, Mở Miệng cũng không làm sao khác được. Tuy nhiên, như tŕnh bày ở trên, chúng tôi cho ra đời Mở Miệng là v́ những lư do nội tại của các thành viên khi không c̣n một giải pháp nào có thể tốt hơn cho con đường của ḿnh.

Trường hợp phản ứng của anh Nguyễn Quốc Chánh hay của những người khác, nhất là sự ra đời của Talawas, Tiền Vệ, eVăn, Da Màu… cũng như các nhà xuất bản độc lập khác sau này…, Chúng tôi cho là những dấu hiệu đáng kể để h́nh thành một xă hội văn chương mới. Viễn cảnh tương lai mới là cái tác động mạnh đến chúng tôi.

Nhă Thuyên: Tôi được biết, các thành viên ṇng cốt của Mở Miệng như Lư Đợi và Bùi Chát đều xuất thân từ các trường đại học về văn chương, và đều có những tác phẩm in “chính thống” theo cách hiểu của các anh, nghĩa là không in photocopy. Vậy việc lựa chọn lập nhà xuất bản riêng của các anh có phải cũng một phần là do “bị động lịch sử” nghĩa là phần nào giống như trường hợp Nguyễn Quốc Chánh?

Bùi Chát: Đúng là chúng tôi đều xuất thân từ đại học về văn chương, có quan tâm và theo dơi t́nh h́nh văn học từ khi c̣n ngồi ở ghế nhà trường. Riêng tôi đă làm thơ và cũng từng gửi vài bài đăng báo khi c̣n là sinh viên, Lư Đợi cũng vậy; không biết chị lấy thông tin từ đâu, nhưng nói chúng tôi đều đă có những tác phẩm in “chính thống” th́ không đúng, tuy việc in “chính thống” không có ǵ đáng để xấu hổ. Khi ư thức về việc trở thành những người làm văn chương, chúng tôi đă lựa chọn cách viết và việc cho ra đời tác phẩm hoàn toàn phù hợp với điều kiện của chúng tôi lúc đó.

Về việc lập nhà xuất bản, tôi nghĩ đó là hệ quả tất yếu của việc chọn hướng đi, quan điểm thẩm mĩ, và cách sinh hoạt văn chương. Chúng tôi đă luôn ư thức: làm thơ kiểu Mở Miệng th́ chỉ có thể in kiểu Mở Miệng. Ban đầu, chúng tôi cũng không có ư định thay đổi quan điểm của người khác, nhất là các biên tập viên ở các nhà xuất bản và các quan chức văn nghệ; chúng tôi chỉ muốn họ thấy dù thừa nhận hoặc không thừa nhận th́ vẫn có một ḍng văn chương khác đang tồn tại bên cạnh họ. Thay đổi để phù hợp với thực tế hay không là chuyện của họ không phải chuyện của chúng tôi.

Nếu thuận theo góc nh́n của chị th́ đúng là lịch sử đă làm cho chúng tôi hoàn toàn bị động, chúng tôi không thể có sự lựa chọn nào khác.

Lư Đợi: Suy cho cùng, một tác phẩm văn chương cũng giống như một sản phẩm hàng hoá, đều có thể được mua bán, trao đổi, biếu tặng… Cho nên, nếu một cơ sở xuất bản chính thống nào có thoả thuận hay hợp đồng rơ ràng, thoả đáng cho việc dùng tác phẩm, th́ tôi nghĩ việc in ấn chỉ c̣n là phương tiện. Chính thống hay ngoài luồng, chẳng qua cũng là cách xuất bản, vấn đề c̣n lại, làm thế nào để đôi bên cùng có lợi và cùng được tôn trọng. Tuy nhiên, theo tôi thấy, lúc mà Mở Miệng xuất hiện th́ các cơ sở xuất bản chính thống chưa làm được điều này.

Nhă Thuyên: Ban đầu, Mở Miệng xuất hiện với 4 người: Bùi Chát, Lư Đợi, Khúc Duy, Nguyễn Quán. Xin anh cho biết quá tŕnh thay đổi đến chỗ chỉ c̣n hai người là Bùi Chát và Lư Đợi. Sự gia nhập nhóm không có bất cứ một ràng buộc nào, thưa anh?

Lư Đợi: Chẳng cần một ràng buộc nào, nhất là không phải làm đơn và đóng hội phí. Chơi như Mở Miệng không phải ai cũng chịu chơi, có người chắc chắn trả lương người ta cũng không chơi, vậy ràng buộc làm ǵ. Có lúc Mở Miệng định mở rộng thành 8-10 thành viên, v́ có vài người gợi ư muốn gia nhập, có lúc định biến thành tinh thần Mở Miệng chung, để những tác giả không là thành viên có thể hưởng ứng. Nh́n lại, Mở Miệng luôn c̣n được cái căn bản và tinh thần để tồn tại, c̣n phát triển thế nào, hăy đợi đấy.

Bùi Chát: Mở Miệng chỉ là một nhóm văn nghệ mang tính mở thuần tuư do đó không thể chặt chẽ như các tổ chức khác được, các thành viên của Mở Miệng không bị buộc sinh hoạt đều đặn, không bị buộc đóng lệ phí và dĩ nhiên không có biện pháp kỉ luật hay cưỡng chế nào khi các thành viên thể hiện không đúng tinh thần Mở Miệng. Ban đầu Mở Miệng có 4 thành viên nhưng chúng tôi vẫn chủ trương Mở Miệng là nhu cầu của mỗi người, bất cứ ai có tinh thần và nhu cầu Mở Miệng th́ đều Mở Miệng cả; v́ vậy khi chị thấy chúng tôi có 2 người hoặc khi khác mấy chục người th́ cũng đâu có ǵ lạ lùng.

Nhă Thuyên: Việc tự chọn vị trí của “kẻ đứng bên lề” có ư nghĩa với sự h́nh thành bản sắc (identity) của một người viết như thế nào, với cá nhân anh?

Lư Đợi: Rất có ư nghĩa. Tất cả những điều ǵ làm nên Mở Miệng ngày hôm nay, phần lớn do thái độ khước từ sự thoả hiệp và chọn đứng bên lề đó. Phần c̣n lại là do năng lực và sự yêu thích công việc của riêng từng người.

Bùi Chát: Khi chọn vị trí của “kẻ đứng bên lề” với tôi có ư nghĩa như lựa chọn một sự tự do tuyệt đối. Bạn không cần mất thời gian để bận tâm đến danh tiếng, tiền bạc hay bất cứ sự phù phiếm nào khác, tất cả những cái đó không thuộc về con đường này. Không có ǵ để tranh giành, tự kiêu, hay sợ sệt; không ai ganh tỵ và hạ bệ bạn. Có cả một con đường trước mắt, như gặp được bể lớn, bạn cứ bơi, cứ bơi cho đến khi kiệt sức… Những thử nghiệm của tôi đều được h́nh thành trên tinh thần như thế, tôi đă cố gắng bơi thật xa thật lâu trong mọi khả năng của ḿnh.

Nhă Thuyên: Tôi cho rằng vị trí bên lề, không phải chỉ được quyết định bằng việc lựa chọn phương cách xuất bản, mà nó hướng tới xác lập sự độc lập. Sự độc lập của cá nhân các tác giả, tôi cho rằng c̣n quan trọng hơn sự tự do nói chung nào đó — vốn mơ hồ, và càng mơ hồ hơn ở Việt Nam dưới chế độ hiện nay. Sự độc lập này sẽ quyết định việc các tác giả có “bơi xa, bơi lâu trong khả năng của ḿnh” hay không. Tôi muốn biết thêm một chút về công việc mưu sinh của các anh, dù câu hỏi này có vẻ nực cười, nhưng liệu công việc mưu sinh có ảnh hưởng ǵ tới nhu cầu khước từ mọi thoả hiệp của các anh không? Tôi hỏi vậy, v́ tôi biết Lư Đợi là một nhà báo chuyên nghiệp — v́ các bài viết và thái độ chứ không phải v́ anh làm cho một tờ báo nào — mà báo chí ở Việt Nam luôn được định danh là “cơ quan ngôn luận của Đảng”.

Bùi Chát: Tôi không có ư nói vị trí bên lề được quyết định bằng việc lựa chọn phương cách xuất bản, Giấy Vụn chỉ là hệ quả của việc Mở Miệng chọn vị trí bên lề mà thôi. Sự độc lập là yếu tố rất quan trọng, là điều kiện cần cho mọi việc; tôi không đặt ra việc hướng tới sự độc lập, v́ theo tôi sự độc lập là bắt buộc phải có, ngay từ đầu (gối), nếu không có sự độc lập th́ không thể có những quyết định dẫn đến sự lựa chọn vị trí bên lề.

C̣n việc tại sao tôi — với tư cách nghệ sĩ — lại nói đến sự tự do, hoàn toàn không mơ hồ chút nào về mặt tâm lí sáng tạo; một người tự do có khả năng tạo ra năng suất và hiệu quả lao động cao hơn hẳn những người đang bị áp lực ǵ đó. Trong lĩnh vực sáng tạo, bạn khó có thể phiêu lưu, khó có thể tạo ra tác phẩm tốt nếu lúc nào cũng nghĩ ḿnh phải là người cách tân táo bạo, phải tạo ra những giá trị thẩm mĩ mới, phải hướng đến sự bất tử, hoặc lo sợ người khác không hiểu kịp, sợ không có danh tiếng, sợ vượt ra ngoài truyền thống… nói chung đó là những áp lực ngoài tác phẩm luôn làm hại chúng ta. Theo tôi, trong nghệ thuật tự do đóng vai tṛ quyết định, đó cũng là lí do tại sao tự do sáng tác luôn là mục tiêu hướng đến của các nghệ sĩ, nhất là trong một chế độ như ở Việt Nam hiện nay. Các nghệ sĩ nổi bật như Rabelais, Cervantes, Shakespeare, Whitman, Emily Dickinson, Hồ Xuân Hương, Duchamp, Andy Warhol…, điều làm cho họ có được tác phẩm kiệt xuất theo tôi thấy, không phải trong khi sáng tác họ luôn dằn vặt về sự bất tử, đau đớn mệt mỏi về những ư muốn cách tân… mà họ luôn cảm thấy tự do, thoải mái và không áp lực ǵ trong suốt quá tŕnh sáng tạo, luôn sẵn sàng là những kẻ thất bại. Vả lại phiêu lưu trong sáng tạo không bao giờ có đích đến đúng nghĩa, chỉ có sự tự do và tự tin mới làm cho nghệ sĩ đi xa và đi lâu trong nghệ thuật.

Việc mưu sinh của tôi th́ đơn giản, làm những mọi việc trong khi rảnh để kiếm tiền (biên tập sách, viết bài, trao đổi và tư vấn ư tưởng, cố vấn mĩ thuật…). Khước từ mọi thoả hiệp mang ư nghĩa tích cực cho một nghệ sĩ, hắn ta cần bảo vệ mọi quan điểm và chỗ đứng của ḿnh, nhưng với cương vị là một nhà hoạt động văn hoá đúng nghĩa, một người vận động cho sự tiến triển chung của xă hội th́ sự khước từ mọi thoả hiệp không phải lúc nào cũng mang lại điều tốt đẹp. Bản thân tôi tuỳ vào mỗi t́nh huống mà sử dụng sự khước từ, nó không phải là nhu cầu thường trực của tôi.

Lư Đợi: Kinh nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy: phần lớn giới sáng tạo bị ảnh hưởng bởi công việc mà người ấy đang làm; tuy nhiên, cũng có một phần nhỏ th́ đứng tách biệt và độc lập được. Vài nữ sĩ cổ điển như Ono no Komachi (825-900) của Nhật, Tuyết Đào của Trung Quốc, Hoàng Chân Y của Triều Tiên… có thể là những ví dụ về sự độc lập của ng̣i bút, v́ có nhiều sử liệu cho thấy họ từng làm điếm, thế nhưng thơ của họ th́ không đĩ miệng chút nào.

Đó là chưa nói, nhiều nhà văn phải viết tác phẩm của ḿnh ở trong tù, vậy mà tác phẩm ấy hoàn toàn không bị tù đày. Đơn cử một tác gia gần đây là Pramoedya Ananta Toer (1925–2006) của Indonesia, trong 14 năm tù khổ sai ở đảo Buru, ông đă viết bằng miệng bộ tiểu thuyết trường thiên Tứ tấu Buru (The Buru Quartet) theo h́nh thức kể thuộc ḷng cho các bạn tù nghe, v́ bị cấm giấy bút, ai ra tù trước th́ thuộc chương 1, ai ra sau th́ thuộc các chương c̣n lại, ngoài tù có một biên tập viên đến gặp các tù nhân góp nhặt, khi ra tù, Toer có đọc lại bản thảo. Để viết bộ tiểu thuyết này, ông phải ăn sâu bọ, bị giam biệt lập và bị đánh đến điếc tai. Ông cũng chứng kiến hàng trăm tù nhân khác bị giết chết mà không cần xét xử. Hay như các nhà văn phản tỉnh, họ từng là công cụ đắc lực của chế độ, để rồi, họ chọn thế đứng độc lập và nói lên sự thật. Tôi cho rằng thế đứng của những nhà văn chân chính trong xă hội bao giờ cũng ở thế kẹt (theo cách nh́n thường t́nh) và bao giờ cũng đầy bất ngờ. Đó là chưa nói, ư chí của họ th́ khó mà lường hết được.

Riêng cá nhân tôi, v́ được đào tạo và tự đào tạo về ngữ văn/báo chí chuyên nghiệp (như bạn nói) nên thấy rằng ngôn ngữ/tư duy báo chí rất khác với ngôn ngữ/tư duy văn chương. Cho dù thực tế tại Việt Nam th́ có vẻ ngược lại, khi văn/báo bất phân đă là lịch sử, và nhiều tác giả văn chương th́ mượn báo chí để làm con đường tiến thân của ḿnh. Tôi chưa bao giờ tin cái câu “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sự tanh hôi là khó tránh khỏi, dù ít dù nhiều, nhưng tôi luôn ư thức về sự độc lập.

Câu hỏi của bạn thật là “oan nghiệt”, khi thử nh́n lại mà xem, Nguyễn Trăi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát… đều từ giai cấp quan lại mà làm thơ, viết văn như vậy. Tôi không có ư ví ḿnh với những bậc thầy này, mà chỉ muốn nói rằng, ai cũng phải có một công việc nào đó để làm, mà không công việc nào là đứng ngoài bối cảnh xă hội và chính trị đương đời. Nhất là thế kỷ 20 th́ đầy biến cố về chính trị và đảng phái, nghiệm lại mà xem, gần như chẳng có cây bút nào đứng ngoài các biến cố, biến động ấy. Hữu Loan về Thanh Hoá thồ đá, ấy cũng là một thái độ chính trị; Phan Khôi xông xáo trong làng báo, đương nhiên cũng là thái độ chính trị; Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận… th́ quá rơ. Các nhà văn phản kháng, thức tỉnh thời đối mới, hoặc cuối thế kỷ 20 của Việt Nam đều có xuất thân khá đặc biệt, vài người do chế độ đào tạo chuyên sâu.

Nhă Thuyên: Trong ư kiến của tôi, “hướng tới xác lập sự độc lập” không phải là “hướng tới sự độc lập” một cách chung chung. Nó liên quan đến cả sự độc lập tương đối của văn chương với ư thức hệ. Sự thành lập Mở Miệng, với các anh là nhu cầu về nghệ thuật, có tính chất mĩ học hay được các anh xác định như một thái độ với cuộc đời, một phản kháng về chính trị?

Lư Đợi: Nhu cầu về nghệ thuật, có tính chất mĩ học… cũng đương nhiên là một thái độ với cuộc đời, một phản kháng về chính trị. Tại Việt Nam, im lặng hay câm miệng cũng là một hành vi chính trị, vậy Mở Miệng, sao tránh được. Nói rộng hơn, ngay cả Viện Văn học, Hội Nhà văn, Hội sinh đẻ, kế hoạch hoá gia đ́nh… cũng do Đảng quản lư — ấy đương nhiên chịu sự chi phối và định hướng bởi chính trị rồi.

Bùi Chát: Có nghĩa là khi đặt ra câu hỏi này chị đă thấy sự xuất hiện của Mở Miệng vốn bao hàm các yếu tố trên? Sự thật th́ các yếu tố đó đều được pha trộn vào nhau như một thể nghiệm về hành vi, đây là một quá tŕnh dài và tuỳ theo thời điểm mà các yếu tố được tô đậm hoặc nhạt mà thôi. Riêng bản thân tôi, chưa bao giờ thực hiện hành vi mà chỉ mang một ư nghĩa.

Nhă Thuyên: Cá nhân tôi cũng giữ một quan niệm rằng mọi nghệ thuật đều có thể là “chính trị”, theo nghĩa nào đó, ở sự xác lập những mối quan hệ về quyền lực, và nó liên quan tới sự tồn tại của chính các cá nhân. Chính trị, theo cách tôi hiểu, không phải chỉ là vấn đề đảng phái, chế độ… mà một người viết thường rất ít khả năng để tác động, mà là chuyện xác lập vị trí và tinh thần độc lập của cá nhân, dù họ sống ở bất cứ chế độ và hoàn cảnh nào. Theo đó, mọi hành vi và đời sống văn hoá đều có tính chất chính trị. Tôi hỏi câu hỏi này, là bởi muốn biết rơ hơn, trong quan niệm của các anh, văn chương có thể tạo ra một hiệu ứng tác động mănh liệt để thay đổi chính trị với nghĩa hữu h́nh là chính quyền, đảng phái… hay không? Việc đ̣i hỏi tự do ngôn luận và chống kiểm duyệt bằng hành vi xuất bản rơ ràng rất mạnh mẽ, nhưng một băn khoăn rất b́nh thường của độc giả, liệu nó có xung đột với bản chất mĩ học của thơ ca không? Nói khác đi, nhu cầu nói về chính trị phải bức thiết thế nào để nó không xung đột với Thơ?

Lư Đợi: Thật khó để trả lời câu hỏi này, v́ tôi không biết cái “bản chất mĩ học của thơ ca” mà bạn nói là ǵ. Tôi chỉ có thể khẳng định với bạn rằng — như Aristoteles từng nói: con người là một sinh vật chính trị — vậy th́ không có sản phẩm nào của hắn lại không mang tính chính trị. Mà thơ, một sản phẩm hư cấu, th́ càng khó tránh khỏi. Bạn có thể ví dụ một thứ thơ nào đứng ngoài chính trị?

Bùi Chát: Tôi cũng đồng ư và có thể chia sẻ phần nào với chị những quan điểm chính trị theo cách hiểu này, chúng ta có thể thống nhất như thế. Vậy th́, nh́n từ góc độ của tôi, Mở Miệng trong ư định của ḿnh cũng mong muốn có một tác động nào đó vào tiến tŕnh chính trị chung một cách ôn hoà từ tốn; bởi tầm vóc của một nghệ sĩ, một nhóm văn nghệ không chỉ đơn thuần là tạo ra giá trị thẩm mĩ mới mà c̣n thay đổi nếp nghĩ, cách nh́n về chính trị của cả một cộng đồng. Văn chương nghệ thuật dĩ nhiên có thể làm được điều không đơn giản đó hàng trăm năm nay, không phải người ta thường nói văn nghệ sĩ là lương tri của thời đại đó sao! Tôi nghĩ câu nói đó đến giờ vẫn không mất hết giá trị. Cái khó là làm thế nào để không xảy ra những xung đột quá mạnh đến mức không thể hoà giải giữa nghệ thuật và lương tri, riêng tôi không bị băn khoăn về những điều như thế, bởi tôi không thấy có sự khác nhau giữa chúng. Tôi luôn làm mọi thứ cùng một lúc, một cách tự nhiên, không bức thiết.

Nhă Thuyên: Có ư kiến cho rằng Mở Miệng dùng văn chương như một công cụ, một phương tiện phản kháng không khác ǵ thế hệ đi làm cách mạng ở Việt Nam cả. Trong khi đó, rút cục lại, sáng tác, vẫn là một hành vi cá nhân hơn là sự tập hợp nhóm theo những tuyên ngôn. Các anh nghĩ sao về ư kiến này?

Lư Đợi: Từ khi có nghệ thuật sân khấu, điện ảnh, truyện tranh… ai dám khẳng định sáng tác chỉ là một hành vi cá nhân. Văn chương thường được sáng tác bởi cá nhân, nhưng cũng chẳng có một chế tài nào nghiêm cấm việc sáng tác tập thể. Thực tế cũng cho thấy không thiếu những kiệt tác sáng tác nhóm hay tập thể, đơn cử như các bộ sử thi dân gian, truyền miệng qua nhiều lần nhuận sắc. Các tác giả thời Nhân văn – Giai phẩm có lối sáng tác khá khác nhau, nhiều người không lập nhóm nhưng họ vẫn chịu chung “một mức án” mà chính trị muốn đè xuống văn chương. Tự lực Văn đoàn và mức ảnh hưởng của nó vào xă hội có thể là một ví dụ về “văn chương như một công cụ, một phương tiện phản kháng”. Đó là chưa nói, tập thể đă góp phần rất nhiều trong việc định h́nh trường phái, lư thuyết, mà không có những thứ này th́ không có căn cứ để nghiên cứu, để phỏng vấn…

Mở Miệng là một nhóm, nhưng đọc Hừm bà lần của Khúc Duy, Bài thơ một vần của Bùi Chát và Khi kẻ thù ta buồn ngủ của Lư Đợi — rơ ràng là khác nhau, vậy đây là “một hành vi cá nhân” hay hành vi tập thể. Nói chung, với văn chương nghệ thuật mà chỉ dùng một thước đo, một định kiến th́ không cách nào hợp lư, hay đúng đắn.

Bùi Chát: Như trên đă tŕnh bày; Mở Miệng kết hợp, sử dụng và xáo trộn nhiều thứ trong quá tŕnh hoạt động. Đối với chúng tôi, văn chương đôi khi là phương tiện đôi khi là mục tiêu để đạt tới (đôi khi cả 2), nhưng dù là ǵ đi nữa chúng tôi cũng không bao giờ giống với thế hệ đi làm cách mạng ở Việt Nam, nghĩa là không đời nào chúng tôi chịu làm công cụ cho một ư thức hệ hay tư tưởng nào sai khiến cả.

Cá nhân và nhóm là mối quan hệ phức tạp nhưng thú vị, sáng tác là hành vi cá nhân nhưng khi được cả nhóm chia sẻ và hưởng ứng th́ nó lại mang màu sắc cộng đồng. Nh́n từ bên ngoài th́ mọi hành vi của các nghệ sĩ trong nhóm Dada, Siêu thực… dù phủ pháp và ư tưởng khác nhau, nhưng chung qui cũng phát triển cùng một tinh thần.

Nhă Thuyên: Xin các anh cho biết rơ hơn về các dự án chính mà Mở Miệng và nxb Giấy Vụn đă làm, ư tưởng và tiến tŕnh hoạt động của chúng. Cả các dự án cá nhân và cả dự án chung.

— Cụ thể hơn, chẳng hạn Dự án Có j́ dùng j́ có nấy dùng nấy?

— Dự án của Lư Đợi hay quan niệm/thực hành thơ xuyên suốt của Lư Đợi?

— Dự án Xác ướp trở lại của Bùi Chát. Anh có thể lư giải rơ hơn về một ư tưởng đă được phát biểu trong lời nói đầu tập Xin lỗi chịu hổng nổi “Thực hành thơ nghĩa địa – thơ rác đưa các nghệ sĩ Mở Miệng và những người cùng ư hướng trở thành những người truyền thống nhất?”. “Thực hành thơ” nên được hiểu như thế nào? “Những người truyền thống nhất” là trong tương quan nào?

Bùi Chát: Các dự án chính mà chúng tôi đă làm: Ṿng tṛn sáu mặt (tập thơ 6 tác giả), Mở Miệng (tập thơ 4 tác giả); quy mô hơn th́ có: Khoan cắt bê tông (tập thơ chung 23 tác giả), Có j́ dùng j́ có nấy dùng nấy (gồm 1 tập thơ chung 47 tác giả, và nhiều tập thơ riêng khác…), sau này là các dự án mở rộng hoạt động của Giấy Vụn thông qua việc in ấn các thể loại khác….

Nh́n lại quăng đường khá dài của ḿnh chúng tôi thấy đó là công việc đi t́m kiếm sự đồng cảm một cách bền bỉ, dài lâu. Khởi sự là tập Ṿng tṛn sáu mặt, tôi và Lư Đợi muốn tập hợp một số người bạn cùng trường & cùng một niềm đam mê văn chương để tạo ra những tiếng nói khác, chỗ đứng khác bắt đầu bằng một tuyển tập thơ phi chính thống. Sau khi tập sách ra đời, chúng tôi biết chỉ có 4 trong 6 người là có thể chia sẻ một cách đầy đủ, rốt ráo về quan niệm, ư tưởng và cách tiếp cận văn chương; thế là chúng tôi làm tiếp Mở Miệng. Các dự án sau này là cao trào của sự đồng điệu, trong quá tŕnh hoạt động chúng tôi thực sự nhận thấy ngày càng có nhiều tiếng nói, quan điểm có thể chia sẻ và gắn bó được; Khoan cắt bê tông và Có j́ dùng j́ có nấy dùng nấy được ra đời giản dị như thế. Dĩ nhiên kèm theo chúng là các ư tưởng về việc tạo lập một ḍng chảy khác cho thơ Việt, khuyến khích và cổ vũ cho tính thiểu số trong nghệ thuật, đề cao tự do sáng tác, mạnh dạn thể nghiệm, không thoả hiệp (với những quan điểm cũ kĩ lạc hậu) thông qua tác phẩm của ḿnh, sẵn sàng là những kẻ thất bại ngay khi bắt đầu…

Khoan cắt bê tông và Có j́ dùng j́ có nấy dùng nấy là ư thức bảo vệ quan điểm một cách không khoan nhượng. Xuất phát từ ư niệm tự vệ của tác phẩm nghệ thuật trước những tác phẩm khác, nói h́nh tượng là nếu những quan điểm khác, tác phẩm khác không chịu chung sống hoà b́nh mà biến thành những bức tường giam hăm, tấn công tác phẩm của chúng tôi th́ tác phẩm của chúng tôi cũng có thể tự bảo vệ ḿnh bằng cách biến thành những công cụ khoan, cắt thậm chí có thể dùng bất cứ thứ ǵ có thể (có j́ dùng j́) để chống trả, tự giải thoát… Dự án Có j́ dùng j́ có nấy dùng nấy được bắt đầu từ tháng 10/2007 đến bây giờ vẫn chưa kết thúc, với ư định tạo môi trường hoà b́nh, hợp tác cho tất cả mọi loại h́nh và quan điểm nghệ thuật chung sống.

Xác ướp trở lại là dự án thực hành ‘thơ nghĩa địa’ của tôi gồm 333 bài, vào năm 2004. ‘Thơ nghĩa địa’ là cách sử dụng lại những bài thơ đă xuất bản trước đó để diễn đạt những ư tưởng hiện tại của ḿnh mà không phải tốn nhiều thời gian cho việc xây dựng từ đầu, như cách người Việt vẫn dùng hàng nghĩa địa mấy chục năm nay. Trong lời tựa tập Xin lỗi chịu hổng nổi (1 phần của Xác ướp trở lại), tôi viết: “Việc thực hành thơ nghĩa địa – thơ rác một cách ư thức & triệt để, theo thiển ư của tôi đă đưa các nghệ sĩ Mở Miệng & những người cùng ư hướng trở thành những tác giả (có lẽ) mang màu sắc truyền thống nhất trong lịch sử văn hoá/chương Việt Nam”. Thật ra đó chỉ là một cách nói vui mang hàm ư giễu nhại, v́ chị biết đấy, trong lịch sử hơn 2000 năm của Việt Nam, chúng ta có sáng tạo được ǵ đáng kể đâu ngoài việc đi lượm lặt những cái người ta đă hết sử dụng, chúng ta đă và vẫn đang tiếp tục lượm văn hoá như lượm rác…

Lư Đợi: Tôi nghĩ rằng một trong những rào cản lớn của văn chương Việt Nam lâu nay là tư duy đường ṃn, tính hội hè và ham hố quyền lực từ danh tiếng. Bạn nói văn chương là chuyện cá nhân, tôi đồng ư, nhưng các cá nhân ấy thường dùng/lệ thuộc vào tư duy của tập thể. Khi ta nói thơ phải như thế này, như thế kia… nghĩa là chúng ta đang bị tập thể áp đặt tư duy lên ḿnh. Nếu tư duy khung sườn của xă hội mà lạc hậu, bảo thủ th́ rất dễ làm cho các cá nhân trong đó bảo thủ theo. Thế nhưng, để thoát ra khỏi điều này là không thể, vấn đề c̣n lại là ta độc lập được bao nhiêu mà thôi. “Quan niệm/thực hành thơ xuyên suốt” của tôi là một câu hỏi không thể trả lời, v́ tôi chưa dừng lại và tôi không tự viết lịch sử cho ḿnh. Chỉ có thể hé lộ cuốn sách sắp tới của tôi là sẽ khai thác lại các thành ngữ, tục ngữ… vốn là một phần của nền tảng tư duy của chúng ta.

Nhă Thuyên: Là những người được đào tạo về văn chương, các anh có thấy mối liên hệ của ḿnh với truyền thống thơ ca của dân tộc, của những thế hệ đi trước, của miền Nam và miền Bắc? Quan hệ giữa các anh, hiện tại với truyền thống là quan hệ phản kháng hay có một nối tiếp nào không? Các anh tự định vị ḿnh ở đâu trong bối cảnh toàn cầu hoá hôm nay?

Lư Đợi: Khi bạn (một công dân của thế kỷ 21) nói một câu đơn giản: Hà Nội là thủ đô của Việt Nam — nghĩa là bạn, hoặc đạo văn, hoặc đă có mối dây liên hệ với truyền thống rồi. Bởi không có hai điều này, không cách ǵ một công dân thấp cổ bé họng lại có thể biết hoặc có thể quyết định Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. Vậy th́, với những thứ phức tạp hơn, ví dụ thơ ca chẳng hạn, để có một câu thơ — ấy là hệ quả của một truyền thống dài dằng dặc. Ca dao cổ xưa Việt Nam có câu: “Văn chương chữ nghĩa bề bề/ Thần lồn ám ảnh cũng mê mẩn đời” — rơ ràng văn chương có hai khía cạnh: chữ nghĩa và sự phồn thực, đó là phần đời sống. Không có một tác giả nào đứng ngoài truyền thống và đứng ngoài đời sống, c̣n truyền thống và đời sống đó như thế nào, có ích hay có hại, lại là một chuyện khác.

Bùi Chát: Được đào tạo hay không được đào tạo cũng vậy thôi, liên hệ giữa Mở Miệng và truyền thống thơ ca dân tộc là khắng khít, như cá với nước, không thể tách rời, có thể nói là đồng minh hoặc đối tác chiến lược (hehe). Nhưng thật thà mà nói th́ văn chương Việt có một truyền thống rất lộn xộn, nói rơ hơn là không có truyền thống ǵ đặc biệt. Văn dĩ tải (âm) đạo, hoặc Thi dĩ ngôn (chí) choé, hoặc văn nghệ cung đ́nh, bám váy quyền lực… đều ngớ ngẩn cả. May mà c̣n một truyền thống tương đối đứng đắn: xa rời quyền thế, sử dụng ngôn ngữ dân tộc, viết về mọi thứ kể cả những cái b́nh thường/tầm thường, hướng về đại chúng… Bắt đầu từ văn học chữ Nôm, đến nay truyền thống này đă trở thành ḍng chủ lưu bao trùm cả thế kỉ, tôi nghĩ chúng tôi thuộc về truyền thống b́nh dân này, không có ǵ để phản kháng.

Nếu câu hỏi của chị được đặt ra khoảng 5 năm trước th́ có lẽ tôi biết cách trả lời về chỗ đứng của chúng tôi, bây giờ th́ đành chịu không thể định vị được v́ tôi không c̣n nghĩ đến những chuyện đó nữa.

Nhă Thuyên: Mở Miệng và nxb Giấy Vụn được coi như h́nh ảnh tiêu biểu của một nhóm “phản kháng” trong lĩnh vực văn chương, nghệ thuật. Các anh có thể tiết lộ thái độ và các hành vi phản ứng của an ninh văn hoá cũng như chính quyền … với sự tồn tại của nhóm cũng như của cá nhân các anh trong đời sống và trong công việc?

Lư Đợi: Cái này phải hỏi họ chứ sao hỏi chúng tôi. Chúng tôi chỉ có thể nói rằng: dù sao đi nữa th́ tự do sáng tác và xuất bản phải được tôn trọng. Bởi không, văn hoá và văn minh của dân tộc đó đang bên bờ vực của sự băng hoại, rồi diệt vong.

B.C.: Chúng tôi không thể nào đoán được thái độ của họ, v́ vậy lúc nào cũng có sự hồi hộp thú vị. Thỉnh thoảng họ cũng thể hiện một số thái độ cứng rắn nhưng tôi không nghĩ đó là thái độ thực sự của họ, họ không bao giờ để lộ ra họ muốn ǵ, phần lớn những điều họ làm là để thăm ḍ phản ứng của chúng tôi và của những người khác.

Nhă Thuyên: Trong cuốn sách Mùa thu Đức 1989 của Egon Krenz (Đức Lê dịch, Alfabooks & nxb Công an Nhân dân, 2010), ông ta có nói rằng sau khi bức tường Berlin sụp, th́ chỉ một, hai năm sau, toàn bộ hồ sơ về Đông Đức được công khai. Điều này khiến cho việc t́m hiểu về quá khứ rơ ràng hơn. Tuy nhiên, điều này lại không thể xảy ra với một chế độ đang tồn tại, và càng không thể “hỏi họ”, nên tôi đành hỏi các anh vậy thôi. Dù sao, tự do văn hoá và tự do xuất bản là một vấn đề quá lớn, tôi cho rằng nó cần đến những tập hợp, những liên kết và chiến lược mà bản thân tôi, là một người viết, th́ trước hết, chỉ biết viết thôi.

Lư Đợi: Khi bạn nói như vậy, nghĩa là bạn đă thấy được sự cần thiết của những liên đới giữa cá nhân và tập thể. Tự do văn hoá và tự do xuất bản cho một cộng đồng th́ rất khó, nhưng cho từng cá nhân (ít nhất về mặt tư duy) th́ có nhiều cơ hội hơn. Tôi thấy buồn khi đa phần giới cầm bút có suy nghĩ rằng ḿnh chẳng cần những tự do, độc lập này để làm ǵ, nên cứ viết với cái khung định sẵn. Nên nhớ khẩu hiệu chính của Việt Nam là “độc lập – tự do – hạnh phúc”.

B.C.: Tôi đồng ư với chị là muốn làm điều ǵ đó lâu dài bền bỉ và mang tính chiến lược đều cần đến sức mạnh của sự liên kết và tập hợp. Nhưng cho rằng tự do văn hoá, tự do xuất bản là một vấn đề quá lớn th́ tôi e rằng không phải thế, tôi không nghĩ ai đó khi làm việc ǵ lại cho rằng ḿnh đang/sẽ làm chuyện lớn, tất cả đều xuất phát từ những suy nghĩ đơn giản, b́nh dị. Trở lại vấn đề tự do xuất bản và tự do văn hoá, bản chất của nó là quyền cơ bản của mỗi người được hiến pháp thừa nhận, vấn đề là thể hiện quyền đó thông qua những hành vi cụ thể. Làm sao một người chỉ đơn giản thể hiện hoặc t́m cách để thể hiện quyền của ḿnh mà lại được gọi là đang làm một việc quá lớn.

Nhă Thuyên: Những câu hỏi trước của tôi hướng tới quá tŕnh hoạt động của Mở Miệng như một nhóm thơ, bây giờ, tôi muốn hỏi thêm về các hoạt động xuất bản. Trước hết là câu chuyện về samizdat. Một số nghiên cứu về samizdat hiện nay có xu hướng chia samizdat quá khứ, gắn với bối cảnh của các xă hội “toàn trị” như Liên Xô thời ḱ hậu Stalin hay Đông Âu trong các giai đoạn hậu ḱ của xă hội cộng sản, và samizdat đương đại như một hiện tượng có tính toàn cầu với nhiều khác biệt do bối cảnh xă hội đă thay đổi, chẳng hạn các zines ở các nước tư bản lớn như Hoa Ḱ. Các anh có điều kiện nghiên cứu, t́m hiểu về samizdat ở Việt Nam không? Các anh nghĩ xă hội Việt Nam hiện tại có thích hợp hay có tiềm năng cho các h́nh thức tự xuất bản phát triển không?

B.C.: Tôi có t́m hiểu ít nhiều về samizdat ở Việt Nam, nhưng nói là nghiên cứu th́ thực sự không có điều kiện. Nh́n chung th́ samizdat phát triển hoặc xuất hiện ở miền Nam là chủ yếu, và một thời gian dài sau 1975 có lẽ do sự hà khắc của chính quyền, rồi sự thiếu thốn về phương tiện kĩ thuật nên h́nh thức này không được các văn nghệ sĩ sử dụng nhiều, chúng chỉ tồn tại trong một số nhóm đấu tranh cho dân chủ và tự do tôn giáo. Samizdat phát triển nở rộ vào cuối những năm 90 của thế kỉ trước cho tới nay một mặt do sự tham gia ngày càng chặt chẽ của Việt Nam vào các định chế quốc tế, buộc phải thay đổi chính sách cho phù hợp, hệ quả là tạo ra sự cởi mở cho toàn xă hội. Mặt khác cùng với kinh tế tăng trưởng là sự du nhập và phát triển của các phương tiện như máy photocopy, computer, máy in cá nhân, đặc biệt là Internet trên mọi ngơ ngách của Việt Nam.

Không chỉ xă hội Việt Nam mà có lẽ mọi xă hội hiện tại, nhất là ở các nước phát triển, h́nh thức tự xuất bản (và các h́nh thức khác của văn hoá ngoại vi) luôn luôn thích hợp. Nó âm ỉ, bền bỉ, nhỏ nhoi nhưng không kém phần quan trọng để tạo ra sự cân bằng cho mọi nền văn hoá.

Lư Đợi: Chúng tôi là những người được đào tạo và tự đào tạo (điều này quan trọng hơn) về văn chương, đương nhiên biết các lư do về samizdat ở quốc tế và Việt Nam, nhưng tự nói ra, e không phải đạo. Chỉ có thể nói một điều rằng một trong những cản trở lớn nhất của văn học nghệ thuật ở Việt Nam là thiếu nghiêm trọng về tự do sáng tác và xuất bản. Ai không thích mất tự do th́ phải đi t́m tự do cho ḿnh, trong đó có việc xuất bản kiểu samizdat; những ai an phận với thứ tự do được ban phát, th́ chúng ta cũng nên tôn trọng họ thôi. Việt Nam tỏ ra phù hợp cho xuất bản chính thống với sự kiểm duyệt gắt gao hơn là tự do xuất bản, bằng chứng đa phần các tác giả vẫn luồn cúi trông cậy vào việc này. Nhiều người trẻ xuất hiện và t́m tên tuổi của ḿnh trên lưới trời (internet), nhưng sau đó lại đáp xuống mặt đất để xin phép xuấn bản, hi vọng nhập được vào ḍng chính thống.

Nhă Thuyên: Từ câu trả lời của Lư Đợi, tôi nghĩ đến một cách nghĩ/cách lựa chọn khác. Tôi cho rằng một nền xuất bản hiện đại và tự do, như những ǵ người viết và người đọc hướng tới, tất nhiên sẽ hướng tới sự xuất bản chuyên nghiệp, chuyên nghiệp cả trong việc tự xuất bản, bằng chứng là các công ty cung cấp dịch vụ tự xuất bản trên Amazon không hiếm ở các nước Âu Mĩ, nghĩa là người viết có nhiều lựa chọn hơn cho sự ra mắt tác phẩm của ḿnh. Theo cách tôi hiểu, tự xuất bản (văn chương) ở Việt Nam hiện nay đă bắt đầu với sự phản ứng với kiểm duyệt (như trường hợp Mở Miệng tương đồng với samizdat ở các nước Liên Xô, Đông Âu hậu Stalin, ở Đông Đức) và đang nhập ḍng với những khuynh hướng tự xuất bản thiên về tự do cá nhân trong không gian đương đại (trường hợp của Đoàn Minh Châu tự xuất bản thơ và một số hiện tượng khác, gần với xu hướng “tự do cá nhân” này hơn?). Tự xuất bản với ư nghĩa phản ứng/kháng có lẽ đă và sẽ dần thuộc về quá khứ. Bởi sự đa dạng của xuất bản, không thể nói rằng việc các nhà văn “đáp xuống đất” chỉ với mong muốn nhập ḍng chính thống. “Chính thống” nếu chỉ hiểu là xuất bản có phép (trong khi hệ thống xuất bản ở Việt Nam cũng đang “tự tư nhân hoá” theo nghĩa nào đó với sự áp đảo của các công ty sách tư nhân và nhiều nhà xuất bản chỉ thể hiện quyền năng “giấy tờ” cấp phép) th́ hơi đơn giản và đánh đồng quá chăng? Quá tŕnh giải trung tâm diễn ra liên tục, chứ không cứng nhắc, và nó hướng tới đa trung tâm, chứ không phải lại thiết lập một trung tâm mới… Và sự độc lập mới là cái, theo tôi nghĩ, khẳng định được sự tồn tại của một người viết, dù trong bất cứ bối cảnh nào. Cá nhân tôi, cùng với sự chờ đợi Việt Nam sớm có các nhà xuất bản tư nhân, tôi luôn t́m cơ hội xuất bản với các nhà sách, các nhà xuất bản, đồng thời, tôi cũng luôn sẵn tâm thế tự xuất bản nếu thấy nhu cầu của ḿnh không được đáp ứng ở cách xuất bản thông thường, đặc biệt với những thể loại ít được ưa chuộng như thơ. Tôi không thấy ḿnh đáp xuống đất hay phải luồn cúi để chui qua cửa chính thống. Tôi nói dài ḍng, nhưng tôi nghĩ, đến lúc cần xem “tự xuất bản” như một hành vi b́nh thường, một lựa chọn b́nh thường chứ không phải vẫn là một hành vi “bất thường”, một cách (chỉ) để phán ửng và đ̣i tự do…Tất nhiên, điều này là trong cách nghĩ hơi lư tưởng hoá hay ảo tưởng. Anh nghĩ sao?

Lư Đợi: Trong trường hợp này tôi không nói đến một ai cụ thể, mà là nói lên diện mạo chung của xuất bản Việt Nam là như thế. Tôi có thể khẳng định, 11 năm qua (từ 2000 đến 2010), phần lớn các cuộc “đáp xuống” từ lưới trời là v́ hai lư do chính: thấy ḿnh có thể đáp được (nghĩa là kích cỡ của ḿnh phù hợp với cái khung của chính thống); hoặc các đơn vị liên kết nói rằng bạn có thể đáp được (v́ họ lo được giấy phép). Mà giấy phép (dù được bán) là một dấu chỉ của chính thống. Trong khi tự do hay độc lập xuất bản th́ không phải như vậy. Đơn cử: Bạn đừng nghĩ ḿnh mua được giấy phép là xong chuyện, bởi với quyền lực của chính thống, thu hồi sách khi đă phát hành là chuyện dễ dàng. Cho nên, tự xuất bản ở Việt Nam sẽ khác rất nhiều AuthorHouse ở các nước Âu Mỹ. Riêng cái ư mà bạn nói: “Tự xuất bản với ư nghĩa phản ứng có lẽ đă và sẽ dần thuộc về quá khứ” th́ tôi không nghĩ như vậy. Bản chất của ng̣i bút chân chính là phù suy chứ không phù thịnh, mà thời nào th́ cũng có mâu thuẫn thịnh/suy, nên phản ứng là chuyện thường t́nh. Cái tâm thế nếu xin phép không được th́ tự xuất bản, theo tôi không phản ánh được thái độ, tinh thần độc lập và tự do xuất bản, mà chỉ cho thấy một sự chọn lựa khi rơi vào t́nh huống. Hơn nữa, nếu ai cũng làm như thế, th́ không bao giờ có được cái tự do chọn lựa ngay từ đầu. Tự do hay độc lập xuất bản là khi bạn có một bản thảo, ngay từ đầu bạn sẽ quyết định nó sẽ được xuất bản theo h́nh thức nào: xin phép, tự in hay bán bản thảo… chứ không phải gơ cửa chạy quanh, thế bí, hoặc với loại h́nh ít người đọc như thơ, th́ mới tự xuất bản.

Khi nói ra những điều này, tôi không muốn nói bạn hay bất ḱ cá nhân nào đang “đáp xuống đất hay phải luồn cúi để chui qua cửa chính thống”, mà tôi muốn nói ở cách nghĩ và tư duy về độc lập/tự do xuất bản là rất khác nhau.

Nhă Thuyên: Tôi rất chia sẻ cách phân tích này của Lư Đợi ở ư “Bạn đừng nghĩ ḿnh mua được giấy phép là xong chuyện, bởi với quyền lực của chính thống, thu hồi sách khi đă phát hành là chuyện dễ dàng”. Tôi chỉ băn khoăn rằng, ở Việt Nam hiện nay, chính thống và phi chính thống là những từ ngữ rất nhập nhằng. Có những khi tôi đọc trên các diễn đàn độc lập những tư tưởng/sáng tác làm cho tôi thất vọng v́ những biểu hiện “phi chính thống” một cách hời hợt, ăn xổi. Điều này khiến tôi nghĩ đến một viễn tượng khác, trong đó, những từ ngữ này không mang quyền lực tạo dựng những vách ngăn giả tạo trong văn chương, nghệ thuật. Và cái thôi thúc tôi hướng tới chính là viễn tượng này. Tôi hoàn toàn ủng hộ và kính trọng cách tư duy về độc lập/tự do xuất bản của anh, nhưng có thể, bởi từ góc nh́n của một người trẻ tuổi hơn — nghĩa là ít trải nghiệm hơn hay có tâm thế trải nghiệm khác trong bối cảnh Việt Nam mà dẫn đến khác biệt này chăng? Xin được tiếp tục câu chuyện về vấn đề xuất bản: với hoạt động xuất bản của các anh hiện nay, các anh thấy thuận lợi/khó khăn ǵ? Các anh đặt mục tiêu/chiến lược hay tham vọng nào về sự phát triển của Giấy Vụn?

Lư Đợi: Thuận lợi là chúng tôi được toàn quyền quyết định bản thảo mà không qua kiểm duyệt. Phù hợp là in, không phù hợp th́ bỏ qua. Khó khăn của chúng tôi cũng giống nhiều nhà xuất bản khác: t́m bản thảo chất lượng. Sau đó, đương nhiên là việc t́m kinh phí để xuất bản, các cơ sở photocopy lành nghề. Ngay cả việc t́m người đọc, với tư duy câu nệ vào chính thống, người đọc của Giấy Vụn quả là khan hiếm. Cũng có một chuyện nực cười và đáng suy nghĩ rằng độc giả ngoài nước ủng hộ nhiều hơn trong nước, lớn tuổi ủng hộ hơn trẻ tuổi. Nhiều người trẻ tuổi bây giờ tỏ ra khôn khéo và chỉ phiêu lưu trong sự khôn khéo đó. Mục tiêu/chiến lược/tham vọng của Giấy Vụn vẫn là xuất bản được những tác phẩm mà chúng tôi nghĩ rằng cần thiết cho độc giả Việt Nam.

Nhă Thuyên: Liên hệ tới một trào lưu avant-garde là Dada, dù thời gian tồn tại chính thức khá ngắn ngủi nhưng ảnh hưởng của tinh thần Dada lại cực ḱ quan trọng. Chỉ xét riêng ở Việt Nam, hoạt động của nhóm Mở Miệng và nxb Giấy Vụn đến nay (có thể nói là khá bền bỉ), nh́n lại, các anh thấy ḿnh có thành công với chiến lược của các anh về thơ và về xuất bản?

Lư Đợi: Thành công của ḿnh luôn khó nói. Dù các tác giả An Vân, Khánh Hoà, Đoàn Cầm Thi, Như Huy, Jean-Claude Pomonti, Trần Ngọc Hiếu, Inrasara… đă có nhiều bài tiểu luận cắt nghĩa về điều này. Mong t́m đọc giúp. Hơn nữa, nghệ thuật luôn gắn liền với thái độ và tiến tŕnh, nhiều khi tiến tŕnh c̣n quan trọng hơn tác phẩm và đích đến. Chiến lược về thơ và xuất bản vẫn là sự tự do cần được tôn trọng.

Nhă Thuyên: Các anh có thể nói rơ hơn về những tác nhân quan trọng trong sự duy tŕ hoạt động của Mở Miệng và Giấy Vụn nhiều năm qua? Môi trường và cả những người/lực lượng/đơn vị ủng hộ?

Lư Đợi: Chúng tôi sống nhờ vào sự mất tự do sáng tác và xuất bản tại Việt Nam. Môi trường và cả những người/lực lượng/đơn vị ủng hộ… chỉ là tác nhân phụ.

Nhă Thuyên: Tôi nghĩ, giả sử, một bài viết có tính tuyên ngôn của Mở Miệng kí tên Lư Đợi ( “Thơ và chúng tôi không làm thơ”) nếu không công bố trên Talawas, có lẽ sẽ khó gây được hiệu ứng mạnh mẽ đến vậy, không chỉ là về sự xuất hiện của Mở Miệng, mà c̣n gây ra hàng loạt những tranh luận xoay quanh vấn đề thơ rác, thơ dơ, thanh và tục, t́nh dục, chính trị… Tôi thấy sự vào cuộc lúc đó của hàng loạt các nhà thơ, nhà phê b́nh mà chỉ kể ví dụ như Như Huy, Đoàn Cầm Thi, Inrasara, Trần Ngọc Hiếu (An Vân), Phan Nhiên Hạo… đă tạo nên một không khí trao đổi và sáng tác thú vị, cuồng nhiệt, điều rất khó lặp lại ở thời điểm này (cuối năm 2010). H́nh như khoảng thời gian đó tất cả đều say sưa, phấn khích hơn, ít ra, như tôi cảm nhận, một sự nhiệt hứng dành cho thơ Việt và các vấn đề về thơ Việt là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tôi có cảm giác, người làm thơ ở Việt Nam như đang chơi với những khoảng trống… Đến nay, từ góc độ của người sáng tác và làm xuất bản, các anh nghĩ, tự do xuất bản và tự do sáng tác ở Việt Nam đă có thể nói đến một sự chuyển động rơ rệt chưa? Hay là tất cả những người có tinh thần tự do lại co cụm với nhau trong một không gian nào đó?

Lư Đợi: Tôi cho rằng hoàn cảnh luôn là chất xúc tác để nghệ thuật tồn tại và sinh sôi. Trong một cái nh́n có phân tích và hơi lạc quan th́ “tự do xuất bản và tự do sáng tác ở Việt Nam đă có thể nói đến một sự chuyển động rơ rệt”, nhưng tôi nghĩ điều đó không quan trọng bằng thái độ của người cầm bút với từng hoàn cảnh sống của ḿnh. Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương… rơ ràng không nói ǵ đến tự do xuất bản, nhưng vẫn là tác giả có vấn đề của thời đại họ sống. Người cầm bút thích đứng bên lề các trung tâm là v́ vậy.

Nhă Thuyên: Có lẽ, tôi hiểu ư anh theo hướng “người cầm bút luôn cần đứng bên lề các trung tâm”. Giả sử có một thay đổi: những nhà xuất bản của nhà nước Việt Nam muốn in/sẵn sàng in tác phẩm của các anh, các anh nghĩ sao?

Lư Đợi: Xin mời kư hợp đồng mua tác phẩm; chúng tôi không bao giờ đi xin bán hoặc xin in. Chúng tôi quan niệm tác phẩm cũng là hàng hoá; tuy nhiên, có hàng hoá phổ thông, có hàng hoá khu biệt… mà thôi.

Nhă Thuyên: Thông qua các ấn phẩm của Giấy Vụn mà tôi đă được tiếp xúc (tương đối đầy đủ), có thể thấy rơ sự thay đổi trong cách tŕnh bày, thiết kế mỗi lúc một chuyên nghiệp hơn và ít gây hấn hơn. Điều này có song song với sự thay đổi về quan niệm mĩ học và quan niệm xuất bản không, thưa anh? Hiện nay, Giấy Vụn và Mở Miệng có những thay đổi ǵ về chiến lược hoạt động và sáng tác?

Lư Đợi: Tŕnh bày, thiết kế mỗi lúc một chuyên nghiệp hơn… là v́ đội ngũ cộng tác với chúng tôi lành nghề và giỏi nghề hơn lúc trước. C̣n ít gây hấn hơn… th́ tôi không biết bạn dựa vào tiêu chí nào? Ví dụ Bùi Chát lúc trước xoáy vào cái lồn, sau này xoáy vào chính trị; Lư Đợi xoáy vào thịt chó, sau này xoáy vào chế độ toàn trị… thế nào là ít gây hấn hơn? Quan niệm mĩ học và quan niệm xuất bản đương nhiên phải thay đổi, lúc trước chúng tôi nai lưng ra làm gần như các khâu, bây giờ th́ thuê mướn, nhờ vả gần như các khâu. Thao tác thay đổi th́ mĩ học và quan niệm cũng phải thay đổi chứ.

Nhă Thuyên: Tôi nói “ít gây hấn” hơn, với nghĩa cảm nhận chủ quan và có lẽ… bồng bột, và trước hết là ở mặt h́nh thức. Nhưng như mọi phong trào, thường sự xuất hiện ban đầu bao giờ cũng gắn liền với những cú hích, những sự gây sốc, và theo thời gian, nó “chín” lại và kết tinh. Tôi cho rằng Mở Miệng đă làm được nhiều điều cực ḱ quan trọng và có ư nghĩa, mà quan trọng nhất là đă PHÁ và lên tiếng về sự phá bỏ những thành tŕ đáng sợ trong văn hoá, văn học ở Việt Nam, cá nhân tôi — từ góc độ một người viết trẻ — tự thấy ḿnh được “hưởng lợi” từ thành quả phá bỏ ấy. Theo một ư thơ của Nguyễn Đăng Thường gần đây, tôi rất thích, sự phá bỏ có thể c̣n gian nan hơn sự xây dựng. Nhưng sau PHÁ, bao giờ cũng là XÂY, mà XÂY, th́ sự thay đổi là tất yếu. Có một người bạn viết (xin phép tôi không tiết lộ tên), người mà tôi nghĩ đă luôn luôn ủng hộ Mở Miệng từ đầu đến cuối, nói với tôi trong một trao đổi riêng rằng: đến bây giờ, sau hai tập thơ song ngữ của Lư Đợi và Bùi Chát gần đây, anh ấy thấy rằng Mở Miệng, hoặc đến lúc cần một sự đột phá về quan niệm, hoặc tuyên bố giải tán phong trào. Các anh có bao giờ nghĩ đến sự chấm dứt một phong trào để các thành viên hoạt động như những cá nhân đơn lẻ không?

Lư Đợi: Điều này thật khó nói trước, v́ có sinh th́ có diệt, chỉ chưa phải lúc mà thôi. Bản thân tôi chẳng thấy khó khăn nào khi ở trong nhóm hay khi đối diện với cá nhân ḿnh; nên thấy ngạc nhiên khi ai đó hỏi Lư Đợi có c̣n ở trong Mở Miệng hay không, có quan trọng không? Cá nhân tôi th́ chẳng thấy băn khoăn nào khi đọc các thành viên trong Tự lực Văn đoàn hay nhóm Sáng Tạo; lư tưởng nhất, nói như Kiều, “mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”, “vẹn mười” quả là khó, nhưng “một vẻ” th́ nên cố gắng, dù ở trong nhóm hay ở một ḿnh. Tôi thấy rằng phần lớn giới cầm bút ở ta, dù ở một ḿnh nhưng vẫn lệ thuộc vô h́nh vào nhiều thứ, nên tác phẩm chẳng được “một vẻ”, cứ na ná và hao hao với nhau.

Nhă Thuyên: Xin cảm ơn Lư Đợi và Bùi Chát v́ cuộc tṛ chuyện thẳng thắn này. Tôi rất thích cách trả lời của Lư Đợi, đem lại cho tôi nhiều gợi ư mới và đặt ra những câu hỏi có thể tranh luận tiếp. Tôi hi vọng có thể sẽ được trao đổi tiếp với các anh với những vấn đề khác.

- Phỏng vấn Lần 1: 05/11/2010

- Phỏng vấn bổ sung lần 2: 09/01/2011

Hà Nội, 27/05/2011

Nguồn: Tiền Vệ

___________________

Xem thêm: Lư Đợi: “Thơ và chúng tôi không làm thơ!” (2004)

Như Huy: “Vài nhận định về nhóm Mở Miệng” (2005)

Đoàn Cầm Thi: “Về khoan cắt bê tông” (2005), “Lại khoan cắt bê tông“, “Một nền thơ mới Việt Nam: Sự xuất hiện một ḍng thơ mới tại Sài G̣n” (2005)

An Vân: “Góp thêm lời bàn về một ḍng thơ mới” (2006)

Inrasara: “Lư Đợi không làm thơ” (2009)

Bùi Chát: Diễn từ nhận Giải thưởng Tự do Xuất bản của Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế (2011)