BaDiaNgucCuaNhaVan

          

Léonard de Vinci

 

 

 

 

 

 

 

 

Ba địa ngục của nhà văn

 

Trong BNF, Thư viện Quốc gia Pháp, có một cơi âm u gọi là Địa Ngục [1]. Ở đó có một xà lim chuyên trị những tác phẩm văn chương đă bị chính quyền đương thời, và sau đó có khi hàng thế kỷ, cấm không được tồn tại ngoài đời.

Người Pháp kể cũng lạ. Họ cấm tác phẩm sống ở đời nhưng không t́m cách tiêu diệt nó vĩnh viễn mà… ngược lại !

Emmanuel Pierrat – luật sư chuyên về kiểm duyệt – viết

"Đúng là việc đốt sách phóng đăng đă từng có thực, để dằn mặt công chúng bằng ngọn lửa bùng cháy cực đẹp, truyền bá gương đạo đức trong sự thoả măn của quần chúng. Nhưng người kiểm duyệt, như một kẻ yêu sách, luôn luôn sưu tập vài văn bản để cất giấu, giữ làm "dự trữ". Hơn thế, họ c̣n khéo léo tổ chức cho căn bệnh sưu tập lạ lùng ấy tồn tại ngay trong những thư viện. Những căn pḥng đầy giá sách bí mật ấy thường gọi là "Địa Ngục"… Phụ bản của Đại Từ Điển phổ cập Larousse xác định rằng ở BNF có một nơi lưu trữ không bao giờ mở cho công chúng : đó là Địa Ngục, nơi tập hợp mọi sự phóng đăng dâm loạn bằng ng̣i bút hay bút ch́." [2]

Đầu năm 2008, BNF lôi ra triển lăm suốt mấy tháng liền.

Ra thế. Địa Ngục này không vĩnh cửu. Nhà văn bị đày ải hàng thế kỷ vẫn c̣n hi vọng có ngày trở lại ở đời xuyên qua tác phẩm của ḿnh. Như tác phẩm của nhiều nhà văn Việt Nam thời tiền chiến, Nhân Văn – Giai phẩm, ở miền Nam thời đất nước c̣n chia đôi, thậm chí ở… hải ngoại Đông-Tây Âu. Thế th́ nó chưa đáng sợ lắm…

 

Với nhà văn, ở đời có một Địa Ngục đáng sợ hơn. Đó là hành tŕnh ngược lại : vèo ngây ngất trong Thiên Đàng chữ nghĩa vài năm tháng, dăm mùa thời trang, rồi vĩnh viễn tan vào cơi vô ngôn. Thân phận của đại bộ phận tác phẩm tràn ngập thị trường chữ nghĩa. Xét cho cùng, đó là thân phận chung của người đời. Đành vậy, chẳng có ǵ đáng tiếc, đáng sợ.

 

Địa Ngục kinh hoàng nhất là Địa Ngục này : một đời ngạo nghễ danh vọng và quyền lực để rồi, lúc buông tay thả bút nín lời, muốn chết luôn cũng không chết được, cứ phải sống măi kiếp "nửa người nửa ngợm nửa đười ươi" như một tấm gương "lạc thiền" ngôn ngữ. Không ǵ đáng sợ hơn cho kẻ cầm bút và… chính khách, kẻ cơ bản hành-động bằng lời.

2008-06-15

phđ

 

 

 



[1] Les Enfers.

[2] Emmanuel Pierrat – avocat spécialiste de la censure – écrit « L’autodafé des livres licencieux a certes existé, pour la démonstration publique, la beauté de la flambée, l’édification et la satisfaction des masses. Mais le censeur, en bon bibliophile, a toujours pris soin de collecter quelques exemplaires à placer à l’abri, en « réserve ». Et même, d’organiser savamment cette étrange collectionnite au sein des bibliothèques. Ces pièces aux rayonnages secrets sont désignées communément comme des « Enfers »… Le Supplément du Grand Dictionnaire universel de Larousse précise qu’ »il existe à la Bibliothèque nationale un dépôt qui n’est jamais ouvert au public : c’est l’Enfer, recueil de tous les dévergondages luxurieux de la plume et du crayon ».

Địa Ngục kiểu này, lớn nhất, ở tại Thư viện của… Vatican :

Enfin, un enfer mythique tant il est inaccessible où est accumulée « la plus impressionnante et la plus ancienne des collections d’ouvrages qui ne se lisent que d’une main… » la Bibliothèque… vaticane.

http://www.berthomeau.com/article-17465592.html

Hè hè…

Tại các nước "XHCN", ngoài sách dâm c̣n có tác phẩm chính trị. Hè hè…