Cảm tính và văn chương

Chàng nhìn theo cho tới khi chiếc thuyền lớn của Tiểu Siêu chỉ còn là một chấm đen, nhưng mỗi khi gió bể thổi tới, chàng còn nghe như có tiếng khóc văng vẳng của nàng vọng lại.[1]

[Chàng nhìn theo… Thuyền lớn của Tiểu Siêu chỉ còn là một chấm đen… Nhưng mỗi khi gió bể thổi tới, chàng vẫn nghe thấy tiếng nàng khóc văng vẳng vọng lại. phđ đùa Kim Dung, hè hè.]

Hay thật. Đây là một đỉnh cao của văn chương cảm tính.

Thiếu cảm tính, có thể biến ngôn ngữ thành văn không ?

Không. Ta từng viết : ngôn ngữ thiếu nhục cảm phi văn chương.

Hôm nay, ta vẫn thấy vậy.

Giấc mơ của Hilbert chỉ là một nửa giấc mơ của ta. Nửa giấc mơ ấy, ta không có khả năng bàn, nói chi tới nửa giấc mơ kia !

Đương nhiên, ta đang nói càn. Hè hè.

Lý trí, thể hiện bằng ngôn ngữ, giới hạn ở đâu trong lôgíc hình thức, ta không có khả năng bàn và chứng minh theo kiểu kinh viện, chỉ có thể tán láo theo kiểu triết thôi.

Nhục cảm có thể hiện thực bằng vô vàn hình thái ngôn ngữ.

Văn chương của Kim Dung chỉ là một hình thái thôi. "Rẻ tiền nhất" và do đó thành công nhất. Như những best-seller của Tây U không bán được cho ai cả ngoài chính mình.

Nếu văn chỉ có cảm tính thôi thì thế nào ?

Thì là truyện chưởng Tàu hay best-seller rẻ tiền Tây U.

Bạn đời cầm bút Ziao Chỉ ơi, đừng bao giờ nhại Kim Dung nhé.

Và đừng bao giờ nhại ai cả, kể cả những best-seller Tây U e tutti quanti trong nền kinh tế tư bản toàn cầu hoá ngày nay.

Khó đấy.

Hè hè.

2013-05-17

 



[1] Cô gái Đồ Long, Kim Dung, Việt Nam Thư Quán