Công trạng và giới hạn của Thomas Piketty

Trong lĩnh vực kinh tế học, ở mức lư thuyết, quyển "Le Capitalisme au 21e siècle" không có đóng góp ǵ đáng kể : nó không mang lại một hiểu biết ǵ mới về phương thức sản xuất tư-bản ngày xưa cũng như ngày nay.

Tác phẩm ấy quư giá ở điều này : đừng huyên thuyên bát sát chứng minh đủ thứ chuyện với những luận điểm không có cơ sở thực tế. Dựa vào thống kê có thể tin cậy được từ 300 năm qua và nhất là từ 50 năm nay th́ khuynh hướng "tự nhiên" của phương thức sản xuất tư-bản là càng ngày càng đào sâu hố giữa một thiểu số ngày càng cực giàu và một đa số ngày càng nghèo càng đông, dẫn tới khả năng xă hội bùng nổ. Ít nhất là ở Tây Âu. Món đó gọi là mâu-thuẫn nội-tại của phương thức sản xuất tư-bản, c̣n gọi là "kinh-tế-thị-trường", đúng hơn : kinh-tế-thị-trường tư-bản.

Thế nghĩa là ǵ ? Là : xác nhận một thực tế. Từ sự xác nhận ấy, Piketty chủ trương vài biện pháp để "cứu văn" t́nh thế, tuy chàng cũng ư thức, và viết rơ, là… hăo.

Tất nhiên, phải hăo. Mô tả bệnh không có nghĩa là hiểu được đó là bệnh ǵ, v́ sao mà có. Thế th́ làm sao chữa bệnh ?

Xác nhận một thực tế không có nghĩa là giải thích được v́ sao thực tế đó có thể hiện thực trong lịch sử nhân loại, nhất là trong lĩnh vực nhân-văn, quan-hệ đặc-thù giữa người với người, như quan-hệ kinh-tế.

Cụ thể là thế này :

1/ v́ sao phương thức sản xuất tư bản đă h́nh thành trong lịch sử của nhân loại ?

2/ v́ sao nó chỉ h́nh thành khoảng thế kỷ 17-18 ở Châu Âu thôi ?

3/ v́ sao nó có thể tự củng cố, phát triển, tới mức thống trị cả nhân loại hôm nay ?

4/ v́ sao, hôm nay, chí ít ở các nước tư bản Châu Âu, nôi của nó, nó khủng hoảng liên miên, không thấy lối thoát lâu dài ?

Piketty dường như không muốn đi vào con đường đó v́, ít nhiều, nó phi "khoa học". Ông ngừng ở mức nhà "khoa học", toán học, thống kê học : quá khứ đích thực như vậy, nếu ta phóng đà nó vào tương lai theo những mô h́nh toán thông dụng th́… ô hô ai tai. Thế thôi. Ông không có nhu cầu hiểu một cách "khoa học" v́ sao quá khứ đă vận động như thế để đưa tới hiện trạng và viễn tượng khủng khiếp nay mai. Và đưa giải pháp từ vị trí hôm nay, dựa vào quán tính của sự vật, đo đếm bằng thống kê.

Hăo là tất nhiên : ông muốn trị bệnh cancer gan với dầu cù là Mac-Xu. Hiện trạng do hành-động của con người tạo ra. B́nh thường, con người hành-động theo quán tính (kiến thức, niềm tin, lư tưởng, e tutti quanti). Nhưng cũng có lúc nó phát điên, như nổi cơn yêu ấy mà, đ̣i sống như một con của người, đùng đùng làm cách mạng… tư sản ! Tạo ra thế giới hôm nay. E tutti quanti

Hè hè.

Piketty không lừng danh nhờ những mô h́nh toán hay thống kê. Chính ông cũng khẳng định điều ấy : rất đơn giản, có tŕnh độ đại học là hiểu được. Những món đó dành cho các "chuyên viên". Họ đă biết từ lâu.

Piketty lừng danh qua tác phẩm trên, nhờ những luận điểm nhân văn, có khi c̣n lôi cổ Balzac ra để minh chứng, đến mức ai cũng có thể bàn luận được, kể cả một Bill Gates, chẳng có kiến thức ǵ về kinh tế học, nhưng lại là nhân tài làm ăn trong chế độ dân chủ pháp quyền của nền kinh tế thị trường tư bản Mỹ và toàn cầu hoá, nghĩa là : biết tự khẳng định, tồn tại và phát triển tài năng trong khung ấy, và, cuối đời, là người dấn thân vị tha (philantropie) đáng kính mến, tuy mỗi năm, chẳng làm ǵ cả mà vẫn thu nhập hàng tỷ $ khiến ông vẫn là người giàu nhất Mỹ hay/và thế giới.

Ngày nay, viết được một quyển sách mà tôi và anh, cũng như Bill Gates và vô vàn người khác, thấy đáng quan tâm, đáng bàn, quả là chuyện phi thường.

Thành công, quư giá, của Piketty ở đó. Thế thôi.

T́nh trạng Piketty mô tả là một hậu quả : kiến thức ông mang lại, có giá trị khoa học, ta biết ơn, đều thuộc quá khứ, như sự-thật, đều đă là. Nguyên nhân nào đă tạo ra hậu quả ấy, ông không bàn v́ sợ rơi vào những tranh luận ư thức hệ. Hoặc không muốn hay không có khả năng bàn. Thật đáng tiếc ! Lư trí của con người chỉ có thể biết quá khứ và theo đà quá khứ mà vá áo hiện tại và tưởng tượng tương lai hay sao ? Người đời, nhất là thanh niên, khi đời ḿnh bế tắc, chẳng bao giờ chấp nhận được. Cũng có thể Piketty chưa bao giờ nghiệm sinh điều này : đời ḿnh bế tắc.

Nếu, như trong truyện cổ tích, ta có thể cải lăo hoàn đồng, xa rời âm hưởng dịu dàng của cơi chết, của tư duy trừu tượng, trở lại khát khao miên man sống, và yêu, ta sẽ không mất thời giờ hăo khâu vá những vết thương hôm nay, làm sao khâu vá được ? ta phải tiêu diệt tận gốc những nguyên nhân tạo ra chúng, từ 300 năm qua, và ngày nay.

Nói cho oai thôi, đó là an ủi cuối cùng của một kiếp người, c̣n nói được điều ḿnh không làm được khi ḿnh c̣n sống, trong nhân giới này, hè hè.

Biết đâu ? có người nghe thấy ? và không quên…

Nàng tiên nọ, thỉnh thoảng đến thăm ta, ta rất sợ, dịu dàng nói : cuối cùng, anh là của em.

Đúng vậy, cuối cùng, anh là của em. Vĩnh viễn. Anh không sợ em. Em dịu dàng yên ả quá.

Anh sợ chính ḿnh. Anh phải biết yêu chính ḿnh đến mức nào mới biết yêu em ? Anh không biết. Hè hè.

2015-03-10