DocDeLaDemocratieEnAmerique

Đặc thù Mỹ

Đọc De la démocratie en Amérique, Alexis de Tocqueville

Quá tŕnh h́nh thành nước Mỹ có mấy đặc điểm hiếm.

1/ Dựng nước trong đầu trước khi dựng nước trong đời.

Đầu ấy chứa đựng quá tŕnh phát triển tư tưởng của Châu Âu đă khiến ư thức hệ tư sản h́nh thành. Nhưng có chọn lọc. Một phần lớn di sản ngăn cản sự phát triển của ư thức hệ tư sản đă bị gạt bỏ, thí dụ tư tưởng Nhà nước 3 thành phần : Quư tộc, Nhà Thờ, Thành phần thứ ba, e tutti quanti.

Đầu tiên là đầu của những kẻ trốn chạy sự đàn áp của Nhà nước quân chủ Anh và vài nước khác ở Châu Âu (Mayflower Act) để được tự do sống niềm tin tôn giáo của họ theo ư thức riêng của họ.

Tiếp theo là đầu óc của những kẻ di dân đă hấp thụ những lư tưởng của thời Khai Sáng.

Niềm tin tôn giáo, niềm tin khoa học, gắn liền với ư thức tự do cá nhân, quả là một nét đặc thù của văn hoá Mỹ. Ngày nay vẫn c̣n đậm.

2. Dựng nước trên một mảnh đất hoang vu, mênh mông, rất ít người,

không vướng mắc sự tồn tại và kháng cự của quá khứ. Xây dựng là chính, đả phá là phụ. Khác hẳn ở Châu Âu, phải tranh đấu liên miên, thậm chí phải nội chiến, phải cách mạng mới từng bước nhích lên được.

3. Trên cơ sở ấy, triệt để phân quyền, trong không gian và thời gian, từ dưới lên trên.

Thể chế quyền lực được xây dựng từ cơ sở (khác hẳn ở Châu Âu), trong những cộng đồng nhỏ, xuyên qua sinh hoạt thường ngày của con người, xuyên qua lá phiếu hàng năm, có khi, tuỳ lúc, lá phiếu về từng vấn đề. Ranh giới giữa quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp được khoanh vùng mạch lạc, giới hạn trong không gian và thời gian. Thể chế nguyên thủy ấy từ từ lan rộng tới kích thước "Nhà nước" (các bang ở Mỹ), rồi Liên Bang, tạo ra những thể chế rộng lớn hơn nhưng, ở mỗi mức, quyền lực đều bị giới hạn để tôn trọng quyền tự trị của mức thấp hơn và luôn luôn triệt để phân quyền.

Tóm lại : dựng nước bằng lư trí, lư tưởng, ít mắc xiềng xích của xă hội cũ ràng buộc, về mặt vật chất cũng như ư thức hệ.

Ngày nay, nước Mỹ đương nhiên rất khác xưa. Nó không là tổ quốc của những con người chạy nạn, trốn tránh đàn áp, quyết sống tự do[1]. Nó đă trở thành cường quốc số 1, có cả một quá tŕnh dài thực dân kiểu cũ và mới, với không ít tội ác, đầu tiên là tội diệt chủng đối với người da đỏ bản địa. Nhưng dấu ấn của thời lập quốc vẫn c̣n đậm trong đầu óc con người, trong những thể chế quyền lực ở những cấp bậc khác nhau. V́ thế, theo rơi đời sống chính trị ở Mỹ, đối với người suy nghĩ theo thói quen trong môi trường tư duy của ḿnh, có lắm điều thật khó hiểu, khó h́nh dung.

Tocqueville đă nghiên cứu quá tŕnh h́nh thành nền dân chủ ở Mỹ, chủ yếu trong lĩnh vực chính trị, luật lệ và hành chính, trong thượng tầng ư thức hệ (hiểu theo khái niệm của Marx). Kinh tế dường như không có ảnh hưởng quyết định vào quá tŕnh ấy. Tuy vậy, phương pháp suy luận của ông rất "duy vật biện chứng" trong nghĩa này : ông không dựa vào những khái niệm vốn có trong đầu anh trí thức Pháp thời ấy để t́m hiểu nền dân chủ Mỹ. Ông quan sát quá tŕnh hành động của con người thực trong đời sống thực đă làm ra nền dân chủ ấy. Qua đó, ông vạch rơ được những nét đặc thù của nó, cho ta thấy rơ nó cơ bản khác các nền dân chủ ở Châu Âu thời ấy như thế nào.

Có thể coi tác phẩm của ông là phần "thiếu hụt" trong học thuyết lịch sử của Marx chăng ? Cũng được, chính đáng, tuy hơi "bất công" : Marx ư thức rất rơ vai tṛ của ư thức hệ trong sự vận động của xă hội. Chính chàng đă bắt đầu xây dựng học thuyết lịch sử của chàng (1844) qua lĩnh vực luật pháp và triết lư, đều thuộc thượng tầng kiến trúc ư thức hệ[2]. Quá tŕnh phê phán ấy đă khiến chàng đi tới kết luận : xét cho cùng[3], quan hệ sản xuất là động lực khiến xă hội vận động, thay đổi trong tất cả những h́nh thái của nó. Do đó, chàng tập trung nghiên cứu kinh tế chính trị học (économie politique[4]). Suốt một đời mà chưa hoàn tất. Chỉ thực sự hoàn thành Quyển I (Livre I) của Tư bản luận. Nội dung quư báu nhất, ngày nay vẫn c̣n giá trị, là : quy luật vận động cơ bản của một đơn vị sản xuất tư bản trong bối cảnh thị trường tự do cạnh tranh của một quốc gia[5]. Tất cả những khía cạnh c̣n lại, trong mọi lĩnh vực của đời sống xă hội, ở mức thị trường toàn cầu, nằm ngổn ngang trong những bản thảo, ghi chép, để chuẩn bị viết các quyển II-III-IV. Một kho tư liệu khổng lồ, quư báu, chưa ai tổng hợp được, kể cả Engels, nhất là cập nhập thêm lịch sử phát triển của kinh tế tư bản từ thời chàng tới hôm nay.

Nhưng thôi, chẻ tóc làm tư những chuyện ấy để làm ǵ ? Mỗi người làm được ǵ trong khoảnh khắc ḿnh được sống ở đời th́ làm, những chuyện khác ám ảnh ḿnh, chưa có giải đáp, cứ để nó như một câu hỏi cho người đời sau, nếu ta c̣n khả năng để lại ở đời một câu hỏi, chẳng có ǵ chắc chắn cả ! Đểu thật. Nhưng đành vậy. Làm ǵ tử tế khác hơn, bây giờ ?

Tôi từng viết : chính trị là một kích thước cơ bản của con người. Trong những nước dân chủ kiểu Tây Âu, đấu tranh chính trị, cơ bản là đấu tranh ư thức hệ. Cứ coi chính khách PhuLăngXa đấu đá inh ỏi mấy chục năm qua th́ thấy. Trong những nước khác, đấu tranh chính trị mang màu sắc tôn giáo, một loại ư thức hệ đặc biệt. Cứ coi vai tṛ của tôn giáo trong những sự kiện lịch sử đă qua và hiện nay th́ thấy.

Để sống, con người tác động vào thiên nhiên xuyên qua con người : một cách ư thức hay vô thức, nó phải hợp tác với nhau, dưới h́nh thái này nọ, mới tác động hữu hiệu được vào môi trường sống (và chết !) của ḿnh. Muốn hợp tác với nhau, phải hiểu nhau. Nó hiểu nhau qua ngôn từ, lời nói, qua những ư thức hệ ẩn náu ở đó. Trong nghĩa đó, ư thức hệ cũng là một kích thước cơ bản của con người. Tác phẩm của Tocqueville quư ở đó.

2011-11-11



[1] Tất nhiên, kích thước này vẫn c̣n, nhưng cũng chỉ như ở các nước Châu Âu đối với người tị nạn chính trị.

[2] Contribution à la critique de l'économie politique, Préface, Editions sociales, 1966.

[3] Đơn vị đo lường ở đây là thế kỷ, không là năm tháng nhe.

[4] Chứ không phải là khoa học kinh tế, science économique, nhe, tuy chàng vẫn khẳng định hai môn ấy có thể hiểu được một cách khoa học, theo định nghĩa khái niệm khoa học của chàng : tư duy biện chứng.

[5] Tuy vậy, ngay trong Tư bản luận, Quyển I, có nhiều nhận xét rất hay trong những lĩnh vực ư thức hệ.