Hành động - 7

Ai đă nỡ[1] bỏ chút thời giờ âu yếm xem xét trẻ con nên người, ắt biết điều này : thoạt vào đời nó hoàn toàn không có ư niệm khoa học về không gian và thời gian.

1/ Không gian của nó, bước đầu, chỉ là những ǵ nó đang thấy. Lâu dài, để sống, nó phải di chuyển từ nơi này qua nơi khác, và v́ nó có khả năng nhớ, không gian h́nh thành như toàn bộ kư ức của nó và nghiễm nhiên TựHiệnThực như kiến thức của nó[2], thường rất nghèo nàn, dàn trải trên mặt bằng, chẳng có quan hệ hữu cơ ǵ với nhau ngoài những quan hệ nó tưởng tượng ra, v́ QuanHệ đ̣i hỏi thời gián tính. Cứ nghe nó kể lại những truyện nó muốn biểu hiện trên những bức tranh ngây ngô của nó th́ biết.[3]

2/ Nó hoàn toàn không biết thời gian là ǵ.

Phải khoảng 6 tuổi nó mới lờ mờ cảm nhận thứ 2,3,4,5,6,7, chủ nhật hay Chúa Nhật (lạ nhỉ, sao không gọi là thứ 8 hay thứ 1?) là ǵ theo sự tuần tự của ngày đêm và cuộc sống xă hội của nó. Nó mới linh cảm thứ sáu tớisẽ c̣n tới trường và, sau đó, thứ bảy nó sẽ rời Paris để đi tới Antony, sống với ông bà. KhôngGian kiến thức của nó thống nhất với ThờiGian sống của nó xuyên qua HànhĐộng : zông khỏi Paris đi tới Antony.

*

Thoạt kỳ thủy.

Kant hoàn toàn có lư khi chàng khẳng định hai nền tảng của sự hiểu biết là hai LinhThức KhôngGian và ThờiGian : con người h́nh thành, sống và tư duy trong cơi trung mô. Ngoài cơi ấy, không có con người, không có tư duy, nói chi tới tư duy khoa học. Trong cơi ấy KhôngGian và ThờiGian đúng như Kant mô tả. Chỉ thiếu thể thống nhất của chúng thôi ! V́ con người là một, không th́ chết, và ta phải là một thực thể sống mới có khả năng tiếp thu ư tưởng của Kant, thế thôi. Hè hè. Cơi ấy tạo ra sự vận động liên miên của tất cả trong đầu ta. Ta thèm hiểu sự vận động ấy đă nhào nặn ra cái gọi là Ta như thế nào, đến mức nào và, hôm nay, Ta có khả năng chi phối những hoàn cảnh tạo ra Ta, để làm ta, cùng tha nhân làm người, đến mức nào ? như thế nào ?

*

Cảm ơn Lila. Cháu đă giúp ông hiểu một phần nhân cách của chính ḿnh. Hè hè.

2013-11-23



[1] nỡ : không là một kiểu khiêu khích suông, hành văn hăo. Tàn nhẫn với chính ḿnh đấy. Quản Trọng, trước khi chết, nói với Tề Hoàn Công : con người không ai có thể thương người khác hơn thương bản thân ! Thế mà có người vẫn biết tội nghiệp, khinh chính ḿnh ! Văn hoá Đại Hán trên quả hơi bị nghèo nàn đối với người đời nay, kể cả người Ziao Chỉ tư duy bằng từ HánViệt như ta. Hiện thực ấy, trong một lĩnh vực khác, nhưng, về mặt giá trị, trực tiếp liên quan tới vấn đề này, là : "Nhục là một t́nh cảm cách mạng" (Karl Marx).

[2] Nôm na : trong đầu nó, KhôngGian là thế, chỉ có bấy nhiêu thôi.

[3] Dường như Picasso đă từng nói ông đă cần cả cuộc đời để học vẽ như một đứa trẻ con. Muốn hiểu thế nào cũng được. Và liên thuyên bát sát tới ngày tận thế vẫn không có được bất cứ sự khẳng định nào cả. "Chuyên gia" mỹ học kiếm ăn và thành danh nhờ đó. Nhưng điều này chắc chắn : muốn vẽ như trẻ con th́ phải xoá trong đầu ḿnh toàn bộ những kiến thức của ḿnh về KhôngGian, ThờiGian và liên hệ giữa chúng mà ḿnh học từ người đời, đặc biệt là Kant, đối với trí giả. Tiếp cận ThếGiới như thế, gọi là trực giác hay thiền cũng được. Chữ nghĩa vốn bèo bọt mà. Nhất là ở Ziao Chỉ Quận.