Lại Ziao Chỉ

 

Lại Ziao Chỉ

 

Bạn bảo ta :

> Anh Đường ơi, có đọc 1 câu của anh : "V́ ta vẫn tự thấy ḿnh Ziao Chỉ và không khao khát làm ǵ khác" nên tôi "khắc khoải". Sao anh không tự thấy là Việt Nam mà cứ Ziao Chỉ hoài vậy ? Mỗi lần đọc tới từ Ziao Chỉ, tim tôi thót đau, buồn anh, […]

** Tôi vốn học trường Tây từ bé, chẳng biết ǵ mấy về lịch sử Việt Nam, c̣n phải trả bài thuộc ḷng : "Nos ancêtres, les Gaulois" (Tổ tiên chúng ta, những người Gaulois). Tuy vậy, tôi vẫn nghĩ tôi vốn là người Việt.

Qua Pháp, tôi ngạc nhiên thấy bạn bè cùng lứa, cùng ḷ, thường đùa : dân mít (annamite). Tên đó khơi nhớ thời Pháp thuộc. Tôi không hiểu v́ sao họ thích "nói đùa" như vậy. Hay ho ǵ ? Tôi đă suy nghĩ về chuyện ấy nhiều năm. Cuối cùng, tôi thấy : ở tuổi 20, biết đùa chính ḿnh như vậy không là điều dở.

Từ Ziao Chỉ cũng thế. Nó khơi nhớ một thiên niên kỷ lệ thuộc Trung Quốc. Lệ thuộc đến mức ngày nay ta phải tư duy bằng một ngôn ngữ có 75% ngôn từ Hán-Việt[1], tức là từ Hán phát âm kiểu Việt Nam. Lệ thuộc đến thế là cùng, đến tận hôm nay. Trong tư duy và… tâm hồn.[2]

Ta nên dễ dăi quên sự lệ thuộc c̣n rất "thời sự" này chăng ? Theo tôi, không nên. Dù chẳng thích thú ǵ, ta nên nhớ nó để hiểu rằng tṛ chơi môi hở răng lạnh là tṛ chơi nguy hiểm khi môi ta chỉ biết bập bẹ ngôn từ của những ông chủ của Ziao Chỉ Quận xưa kia và, có thể, nay mai. Mỗi lần chúng ta nhại anh Trung Quốc là… thảm hoạ vồ tới liền. Chủ nghĩa Mao vẫn c̣n đang sống trong đầu không ít người. Chưa nói tới anh mèo trăng mèo đen của Đặng Tiểu B́nh.

Nhưng không chỉ có thế. Từ Ziao Chỉ c̣n khơi nhớ điều này : tổ tiên chúng ta đă có khả năng sáng tạo một nền văn hoá và một tiếng nói đủ sức tồn tại ở đời, không bị đồng hoá sau 1000 năm đô hộ của Trung Quốc. Và có khả năng tiếp thu tư tưởng của Tây Âu, như tư tưởng của Thế kỷ khai sáng hay của Marx chẳng hạn. Muốn làm điều ấy, phải vượt thân phận Ziao Chỉ hay annamite. Muốn vượt thân phận ấy, phải nhớ nó. Càng nhớ nó, càng tốt, càng có khả năng vượt nó đích thực, tận gốc ! Để làm chính ḿnh. Ngày nào chưa thực sự làm được điều ấy, xin chớ quên, quên là giết chính ḿnh v́ một ngôn từ hăo. Khó chịu ngoài da một tí, có nghĩa lư ǵ ?

Người Gaulois[3] đă bị đế quốc La Mă chinh phục, đô hộ khoảng 5 thế kỷ, và "tiêu diệt". Thế mà anh PhuLăngXa vẫn tự hào ḿnh vốn là Gaulois, hay nhắc tới để… cười kh́ (coq gaulois, gauloiserie, e tutti quanti). C̣n nhắc nhở cho con cháu nhớ trong sách giáo khoa ! V́ sao thế ? V́ họ đă vượt được nền văn hoá La Mă từng thồng trị họ.

C̣n chúng ta, người Việt, đă vượt được hai nền văn hoá đă thống trị chúng ta chưa ?

Thôi, tôi bớt dùng từ Ziao Chỉ vậy.

2011-02-19

 

 



[1] Theo một số nhà ngôn ngữ học.

[2] Ôi, Trần Văn Giàu và các đồng chí bạn ông, bàn về thời cuộc 1945, trong lúc có thể phải thí mạng, thích dùng tiếng PhuLăngXa là phải lắm !

[3] Thực tế, ngày nay người Pháp xuất thân từ nhiều bộ lạc tới Pháp định cư, đặc biệt dân Franc. Chỉ c̣n một nhúm người biết tiếng Gaulois đang sống ở… Ư, đảo Sicile.