Lệ thuộc và lệ thuộc

"Lệ thuộc kỹ thuật khốn nạn hơn lệ thuộc đàn bà"

Câu này so sánh hai sự lệ thuộc khác nhau, đúng hơn hai h́nh thái của một sự lệ thuộc : con người lệ thuộc con người.

Trong h́nh thái thứ nhất, con người gián tiếp lệ thuộc con người xuyên qua đồ vật. Chẳng khác ǵ chàng công nhân lệ thuộc ông chủ xuyên qua cái máy điều khiển thân xác của chàng 8 tiếng mỗi ngày. Chán ngắt.

Trong h́nh thái thứ hai, con người trực tiếp lệ thuộc con người : chị ngoảnh mặt đi, em chết mất, sống sao được ? Hè hè. Khốn nạn thật, nhưng cũng có lúc thú vị !

Nếu ta viết tiếng Ziao Chỉ theo kiểu Tây Con : Sự lệ thuộc đối với kỹ thuật khốn nạn hơn sự lệ thuộc đối với đàn bà. Trong sáng, chính xác hẳn, đối với những ai ái mộ "la clarté" gauloise. Nhưng mất hết nhục cảm, tính văn chương. Dịch qua tiếng PhuLăngXa, c'est du mot à mot : la dépendance envers la technonologie est encore plus misérable que la dépendance envers les femmes. Một câu nói b́nh thường trong tiếng PhuLăngXa v́ họ đă quen kiểu suy luận duy lư h́nh thức :  biến một quan-hệ của con người với thế-giới thành một thực-thể trong tự nhiên (nom = substantif = substance = chose, dans la philo classique). Nhưng người Pháp c̣n một lối nói ngày càng bớt phổ biến : dépendre de la technologie est plus misérable encore que de dépendre des femmes.

Đây là vấn đề cốt tử trong nghệ thuật dịch văn thành văn. Dịch giả nhạy cảm với ngôn ngữ, khi dịch từ ngoại ngữ sang tiếng mẹ đẻ, thường hồn nhiên tránh kiểu hành văn duy lư h́nh thức, tuy… hè hè.

Dù sao, làm chuyện ấy một cách ư thức, thú vị hơn, con người vốn ba chiều kích.

2014-11-22