MotBangDaiHocCanThiet

Một bằng đại học cần thiết : hiệu đính chính tả

 

Tôi lên khung giới thiệu một số tác phẩm của một tác giả tôi thích. Tôi sững sờ : chỉ có một tác phẩm ngắn không có lỗi chính tả, ít nhất là theo… tôi. Và vài từ điển mà tôi có trong tầm tay.

Với một thằng Tây-con như tôi, zốt chính tả tiếng Việt hết sảy mà đă thế. Thế th́ với chuẩn mực Việt Nam sẽ thế nào ?

V́ thế tôi cảm động mỗi khi bạn bè hay độc giả cho tôi biết tôi đă phạm lỗi chính tả. Đó là thời gian mà ít ai cho ai. Chẳng mấy khi tôi được hưởng.

Ở Pháp có một nghề không được trọng lắm : sửa lỗi chính tả cho các… nhà văn. Văn phạm tiếng Pháp khá lôi thôi, có nhiều điều vô lư. Trong lịch sử những bài "dictée" (bài chính tả) lừng danh của Bernard Pivot trên TV Pháp, chỉ một người duy nhất đă thực hiện được một bài không có lỗi chính tả. Đó là một bà giáo viên… làng ! Ôi, xưa kia thầy uưnh tôi bỏng đít v́ viết ẩu, tôi căm hận, bây giờ tôi tŕu mến những đ̣n ấy biết bao !

Về lỗi chính tả đơn thuần, tiếng Pháp không thể nào khó bằng tiếng Ziệt được. Chúng ta có quá nhiều cách phát âm khác nhau, tuỳ vùng, tùy… làng. V́ thế, đó là một nghề cao quư : thế nào ta cũng phải có một lối viết chuẩn. Chúng ta đều là người Việt mà !

Từ khi Richelieu lập ra Hàn Lâm Viện Pháp cho tới khoảng cuối thế kỷ 18, người Pháp đă biết chuẩn hoá chính tả và văn phạm của họ. Tuy vẫn c̣n hơn 26000 ngoại lệ, may thay ! Ta cũng nên bắt chước, vừa vừa thôi : kho tàng ngôn từ nhục cảm, đặc biệt trong lănh vực t́nh dục, của thế kỷ 18 hầu như đă tiêu vong trong tiếng Pháp ngày nay. Tàn phá ngôn ngữ đến thế th́ kinh thật. Kho tàng ấy trong tiếng Việt, mặc dù VN chịu ảnh hưởng nặng nề của Tống Nho, vẫn rất phong phú, cứ đọc thơ Hồ Xuân Hương, tục ngữ ca dao và truyện tiếu lâm của bàn dân Ziao Chỉ th́ thấy. Đừng để nó mất, nhưng nên viết đúng chính tả, kể cả trong cách phát âm địa phương.

Ngày nào ở nước ta có được một bằng tiến sĩ chính tả Ziao Chỉ, và có một nghề được trọng gọi là nghề hiệu đính chính tả (thôi, hè hè) tôi mừng.

2008-10-28