NhucCamVaVanChuong

 

Nhục cảm và văn chương

 

La chair est triste, hélas! et j'ai lu tous les livres!

Xác thịt vốn buồn, hỡi ơi ! và ta đã từng đọc hết sách vở !

Mallarmé[1]

 

Đây là một lối hành văn đặc thù của Mallarmé. Đối với tôi, hơi dễ dãi, tôi đã từng bình luận trong Tư Duy Tự Do[2].

Không. La chair (xác thịt) chỉ "biết" đau hay sướng thôi, không biết buồn hay vui ! Đau thì la inh ỏi, sướng thì rên khừ khừ, kêu ơi ới, đòi nữa nữa hay ngấm ngầm rung cảm, thế thôi. Tuỳ từng người. Vì thế, tự nó, nó chưa bao giờ tạo ra tác phẩm văn chương khiến được độc giả buồn hay vui. Cứ ghé thăm sex shops thì thấy. Từ hard tới soft porno, chẳng có cái gì gợi cảm giác nghệ thuật. Có thể khiến ta, đực rựa, thèm nhảy một cú cho bớt căng, chẳng bao giờ để lại ở ta một nỗi buồn vui nào cả. 

Đây là một ảo tưởng của không ít nhà văn và nhà lý luận văn học Ziao Chỉ : cứ mắm muối tí ti sex, tưới tí ti gia vị Freud, Lacan, Foucault, Deleuze, Lyotard…, dàn cảnh cinéma choc kiểu Mỹ, Nhật Bản, Nam Hàn, et tutti quanti, hay tràn trề ướt át hoa lá cành lục bát, ca dao, cải luơng, vọng cổ, thơ và văn xuôi "mới", truyền thống hay hậu hiện đại, đủ kiểu, miễn sao êm tai, "ấn tượng" –với người Ziao Chỉ– là ngôn ngữ của mình sẽ biến thành văn. Có thể vậy… trong làng văn Ziao Chỉ. Tiếc thay, thiên hạ chẳng mấy ai quan tâm vì, với họ, chẳng có gì "mới" cả. Văn phong trước hết phải thật. Thật với chính mình và, qua đó, thật với người đời. Sau đó mới đến chuyện có gì mới hay không. Mới chỉ ở hình thức của một thời trang hay mới ở nội dung đến mức hình thức phải nổ tung ?

Văn phong phải có nhục cảm đích thực của nhà văn, dù không thèm lạm dụng tính từ, nhạc điệu, thì chữ nghĩa mới bớt... nhạt ! Để quyến rũ độc giả "nhậu" chữ nghĩa của mình, khiến nó biến thành máu thịt có tư duy của con người. Khi chữ nghĩa đó "đáng" tồn tại trong thân xác của một người khác tác giả, nó sẽ tồn tại ở mức nó đáng tồn tại ở đời.

Vì thế, khi hạ bút, nhà văn nên biết kén độc giả của mình. Trên cơ sở ấy, bất kể tài năng mình tới đâu, nhà văn phải ao ước viết cho cả nhân loại, không chỉ hôm nay. Đó là tâm tình cốt lõi của thơ văn.

Hè hè...

2009-10-30

 



[1] Brise marine

La chair est triste, hélas! et j’ai lu tous les livres.
Fuir! là-bas fuir! Je sens que des oiseaux sont ivres
D’être parmi l’écume inconnue et les cieux !
Rien, ni les vieux jardins reflétés par les yeux
Ne retiendra ce coeur qui dans la mer se trempe
O nuits! ni la clarté déserte de ma lampe
Sur le vide papier que la blancheur défend
Et ni la jeune femme allaitant son enfant.
Je partirai! Steamer balançant ta mâture,
Lève l’ancre pour une exotique nature !
Un Ennui, désolé par les cruels espoirs,
Croit encore à l’adieu suprême des mouchoirs !
Et, peut-être, les mâts, invitant les orages
Sont-ils de ceux qu’un vent penche sur les naufrages
Perdus, sans mâts, sans mâts ni fertiles îlots…
Mais, ô mon coeur, entends le chant des matelots !

Stéphane Mallarmé, Vers et prose (1893)

Có bạn nào hứng dịch bài thơ này không ? Đáng lắm.

 

Bản dịch của Lê-Đình Tuệ :

Gió biển ...

 

Than ơi ! buồn thay nhục thể ! - qua các sách ta đọc - ...

Trốn đi xa ! Ra ngoài kia, ta cãm thấy chim say

Vẩy vùng trong bọt biển, trời mây ...

Không còn gì, vườn xưa trong ánh mắt

Có thể ngăn được con tim đả dìm trong biển sóng.

Ôi mải mải đêm khuya ! Dù qua bóng đèn hiu quạnh

Trên trang giấy trống trắng ngàu

Và hình người mẹ trẻ đang nuôi con ...

Ta sẻ ra đi ! Tàu lung lay theo cột buồm cao ngất

Rời neo đi đến phương trời xa lạ ...

Một nổi buồn man mác vì thất vọng chua cay

Còn tưởng niệm đến chia ly cùng khăn vẩy …

Và có thể, cột buồm kêu gọi cơn giông tố

Hùa gió mạnh làm đắm chìm xuống biển cả …

Mất buồm, mất hải đảo phì nhiêu,

Nhưng tim ta còn văng vẳng tiếng hát ban chiều ! 

 

Lausanne 02 déc. 2009.

LDT dịch Mallarmé

 

Quá giang

 

Ngán thay thế tục !

Nước chảy bến mê,

Gió hùn lửa dục.

Xót xa thất vọng chàn chề,

Tâm tư thắc mắc, bốn bề xôn xao !

Tránh đâu ? Chẳng biết hướng nào ?

Biển mênh mông rộng,

Trời cao không bờ !

Thuyền mơ nay có một mình,

Lẳng nghe tiếng hát ngư ông ẩn hình !

 

Lausanne, ngày 04.12.09

 Lê-Đình Tuế phỏng họa

 

[2] Nxb Đà Nẵng, 2006.