ThoiGianNguoiTrongTieuThuyet

Thời gian người trong tiểu thuyết

 

Lâu rồi tôi lại được đọc một tiểu thuyết đáng mê từ Việt Nam.

Những ngă tư và những cột đèn. Trần Dần. Xuất bản năm 2011, theo bản thảo hoàn tất năm 1965-1966, và bản chép lại có sửa đổi năm 1989 của tác giả.

Nội dung "cụ thể" ? Tâm trạng của một con người đang bị quyền lực toàn trị vây hăm, nghiền nát.

Nội dung "trừu tượng", văn học và nghệ thuật ? Thời gian. Thời gian ở một "thời điểm" đặc biệt, – lúc quá khứ ră rời, chẳng c̣n nghĩa lư ǵ cả, nhưng vẫn đậm t́nh bạn, t́nh người, khát khao yêu cuộc sống dung tục nhất, thực nhất, – lúc tương lai hoang mang không c̣n ư hướng v́ hoàn toàn lệ thuộc tha nhân, và tha nhân hoặc chỉ biết đố kỵ, căm thù, thủ đoạn, hoặc chỉ tin "khoa học", không tin con người. Lúc hiện tại đột ngột biến thành một hạt bụi vu vơ bật ra ngoài ḍng vận động của thời gian chung của loài người, độc lập, tự tại, cô đơn.

Suy luận về thời gian không có ǵ mới lạ, ngoài nỗi kinh hoàng khám phá hiện tại điên đảo của chính ḿnh. Nhưng đó là thời gian sống của con người, là nguồn gốc của sáng tác nghệ thuật.

Kỹ thuật dựng truyện phục vụ triệt để và khéo léo mục tiêu trên. Qua lời người kể vô danh, nhật kư của nhân vật chính, kư ức của những nhân vật khác, độc giả buộc phải nhảy loạn xạ giữa hiện tại, quá khứ và tương lai, để cảm nhận một thân phận làm người trong một bối cảnh lịch sử đặc thù. Đây là lối kể chuyện của lư thuyết gia, quá khéo, quá rơ, do đó, với tôi, không tác dụng.

C̣n lại hành-văn. Trong lĩnh vực này, Trần Dần đă thành công.

Người ta thường nói : t́nh yêu là nội dung cơ bản của tiểu thuyết, thơ văn. Không sai. Nhưng con người thực yêu thực trong không gian và thời gian, trong một cộng đồng người ở một thời điểm nhất định. Không gian ấy có thể là Hà-Nội những năm 50 hay bất cứ nơi nào khác những năm nào khác, mỗi nơi đều đặc thù. Thời gian yêu c̣n đặc thù hơn : chỉ là thời gian của một cá nhân, trong một bối cảnh. Thế mà nó có thể biến thành thời gian của mọi người, khắp nơi, chí ít trong một giai đoạn lịch sử nào đó. Khi hai thời gian ấy đồng nhất trong cảm nhận áng văn của một độc giả, có tác phẩm văn chương, nghệ thuật đang h́nh thành. Trần Dần, qua văn phong của ḿnh, đă thành công ở điều này. Quyển sách hoàn thành năm 1965-1966, cách đây gần nửa thế kỷ đă có những thay đổi nhanh chóng, vũ băo, tận gốc, trong lịch sử nhân loại. Thế mà hôm nay ta đọc, ta vẫn cảm nhận được thân phận làm người, mặt nào đó, của chính ta. Điều ấy gọi là văn chương.

Một chi tiết kỹ thuật hành-văn. Trần Dần sử dụng dấu phẩy rất đặc biệt, không phổ biến trong văn chương Việt Nam, rất giống cách viết của một số nhà viết kịch ở Pháp : dùng dấu phẩy để điều khiển nhịp đọc, nhịp thở, cảm xúc của độc giả, kịch sĩ, khán giả. Tuỳ độc giả cảm nhận.

Lâu rồi, thời gian đểu cáng cứ ám ảnh tôi.

Trong đời thực, đương nhiên, nó là em. Hè hè.

Và trong văn chương, mà tôi có dịp đọc.

Trong văn chương Pháp, Tây con mà, có Camus (L'Étranger), Linda Lê và vài vị khác.

Trong văn chương thế giới, di dân đầy vấn đề căn cước mà, không tác phẩm nào ám ảnh tôi hơn Trăm năm cô đơn của Marquez và La danse immobile, không nhớ của ai ở Châu Mỹ Latinh.

Trong văn chương Việt mà tôi có dịp đọc, chí ít có Nguyễn Tuân, Bảo Ninh… Hôm nay có thêm Trần Dần.

Mong rằng, thời gian trôi đi, nữa, măi măi, tác phẩm này cứ tồn tại trong văn chương, văn học Việt Nam.

Cho tới ngày thời gian không đáng cho ai quan tâm nữa.

Hè hè…

2011-11-12