TuTuongHCM

Đọc sách

Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam.

Đại tướng Vơ Nguyên Giáp chủ biên

Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

Trần Đạo

 

Một cuộc động năo lớn, một hoài băo lớn

Xuất bản lần đầu năm 1997, quyển sách này đúc kết một cuộc động năo quy mô, kéo dài hơn bốn năm, từ tháng 9 năm 1992, « thu hút sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu và các nhà hoạt động chính trị - xă hội[], của một số tướng lĩnh và các nhà nghiên cứu khoa học quân sự trong và ngoài quân đội […], nhiều buổi trao đổi và tranh thủ nghe ư kiến của nhiều đồng chí lănh đạo Đảng, Nhà nước, lănh đạo các nghành kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục, lănh đạo các địa phương, các tổ chức quần chúng về vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới hiện nay »[1]. Nó được « Hội đồng khoa học cấp nhà nước nghiệm thu đánh giá cao, đạt loại xuất sắc với 100% phiếu. »

Có thể nói quyển sách này biểu hiện trí tuệ tổng hợp hiện nay của ĐCSVN. Đại hội VII của ĐCSVN đă khẳng định : « Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng. »[2]

Đọc quyển sách này, thấy ngay mấy đặc điểm nổi bật :

1.       Mặc dù quyển sách liên tục khẳng định rằng nền tảng cơ bản nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng Mác-Lênin mà cốt lơi là triết lư duy vật biện chứng, ta rất ít khi đụng phải những thuật ngữ và khái niệm khó hiểu của học thuyết này. Thật đáng mừng. Không phải là lưỡi gỗ nữa, không phải kinh kệ âm u để tụng niệm và gian trá nữa. Là ngôn ngữ giản dị, người thường hiểu được, ngôn ngữ con người dùng để nói chuyện, thảo luận, tranh luận với nhau. Tất nhiên, ngay như thế, ngôn ngữ vẫn có thể là công cụ để che dấu, xuyên tạc sự thực, để áp đặt ‘sự thực’. Xưa nay, người ta trói thú bằng thừng, bắng xích là đủ. Muốn trói người chặt chẽ, phải trói bằng tư duy, bằng ngôn ngữ. Có lẽ v́ thế Lênin thừa sức lănh đạo Trotsky nhưng Stalin và những đệ tử của ông chỉ có khả năng chửi và giết những người Trotskít, không có khả năng tranh luận thắng họ. Và cũng ứng xử như thế đối với những người suy nghĩ khác họ.

2.       Hai bực thầy nặng kư như núi Thái Sơn của ĐCSVN trong lĩnh vực này đă biến mất, nhẹ nhàng tựa hồng mao : Stalin và Mao Trạch Đông.

ĐCSVN đă từng lần lượt vinh danh tư tưởng Mác-Lênin, tư tưởng Stalin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Chỉ sau khi phe xă hội chủ nghĩa tự sụp đổ và rất lâu sau khi ĐCSVN lùa cách mạng xă hội chủ nghĩa VN vào thị trường… tư bản quốc tế, nó mới mang tư tưởng Hồ Chí Minh ra làm nền tảng tư tưởng cho đường lối của ḿnh ! Điều này khiến độc giả thắc mắc :

·        phải chăng đây chỉ là một cách dễ dăi để che dấu thất bại về tư tưởng, che dấu một sự bất lực trong tư duy : dùng những tên tuổi gắn liền với nhiều thắng lợi lịch sử để… đi ngược lại con đường những người ấy đă vạch ra ? Quả vậy, Lênin và Hồ Chí Minh, lúc mất, đều là những người đang chiến thắng.

·        phải chăng tư tưởng Mác-Lênin không những không có khả năng ngăn chặn những sai lầm, thất bại của những đảng cộng sản cầm quyền, nó c̣n không có khả năng rút kinh nghiệm, phân tích, vạch ra những nguyên nhân thất bại, vạch ra đường lối mới để tiếp tục tiến lên chủ nghĩa xă hội, nên phải thêm vào đó một cái tên để khơi ư : không, tự nó tư tưởng Mác-Lênin có khả năng ấy, thất bại là do một số người giáo điều vận dụng. Riêng Hồ Chí Minh vừa biết vận dụng đúng, khớp với t́nh h́nh thực tế đương thời của Việt Nam và thế giới vừa có óc sáng tạo. Điều ấy đúng trong lĩnh vực cách mạng giải phóng dân tộc. Tiếc thay, nó sai trong ít nhất bốn lĩnh vực cơ bản sau :

a.       xây dựng chế độ sinh hoạt dân chủ ngay trong nội bộ ĐCSVN, xây dựng một đảng cầm quyền trong sạch, hữu hiệu

b.       xây dựng một nhà nước dân chủ pháp quyền xă hội chủ nghĩa

c.       xây dựng kinh tế, ít nhất trong những giai đoạn không bị chiến tranh

d.       xây dựng con người mới xă hội chủ nghĩa, có tri thức tiên tiến, lư trí sắc sảo, đạo đức cao đẹp

Những thất bại trên đă dẫn tới chế độ toàn trị và sự sụp đổ của nền kinh tế xă hội chủ nghĩa, nghiêm trọng đến nỗi, để bảo vệ quyền lực của họ, những người kế thừa ông không c̣n cách nào hơn là lao vào con đường tư bản chủ nghĩa… rừng v́, cho tới nay, họ cũng chưa có khả năng xạy dựng một chế độ tư sản pháp quyền tương đối lành mạnh, dù muốn. Điều này, có lẽ kẻ thù của phong trào cộng sản nhạy cảm và tinh tế hơn ai hết : nó đă mau chóng kết nạp Việt Nam vào khối ASEAN, v.v.

Công bằng mà nói, chính Hồ Chí Minh cũng đă thấy một số vấn đề :

« Tuy vậy, việc kết hợp chân lư của chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn của cách mạng Việt Nam chưa hoàn toàn. Có nhiều sai lầm do sự thiếu kết hợp đó. Ví dụ những sai lầm trong cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, xậy dựng kinh tế.[3] »

Chỉ c̣n thiếu đàn áp, vô hiệu hoá khả năng và hủ hoá nhân cách của trí thức, văn nghệ sĩ là đầy đủ !

Chính những sai lầm này dẫn tới sự h́nh thành guồng máy quyền lực đă và c̣n đang thống trị đảng. Guồng máy này đă lần lượt tiến hành đàn áp trí thức (Nhân văn giai phẩm), một số cán bộ của ĐCSVN (cải cách ruộng đất, chống xét lại), vô hiệu hoá chính phủ (thủ tướng không bổ nhiệm bộ trưởng, không có thực quyền), bù nh́n hoá Quốc hội và, sau chiến thắng, lần lượt loại bỏ các lănh tụ lịch sử có tài như Vơ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, v.v. để áp đặt chế độ toàn trị ở Việt Nam, khiến xă hội khủng hoảng toàn diện. Hiện tượng Hồ Chí Minh, qua sửa sai, không cưỡng lại được khuynh hướng đó quả là điều đáng suy ngẫm nhất về phương pháp suy luận của ông.

Câu trên của Hồ Chí Minh có thể hiểu theo hai cách :

a.    Hiểu theo cách của Hồ Chí Minh : ta chưa nắm bắt được thực tiễn một cách đầy đủ, chính xác, chưa biết kết hợp nó với tư tưởng Mác-Lênin để giải quyết đúng đắn những vấn đề ấy. Vấn đề lư luận ở đây là : chính phương pháp luận biện chứng duy vật là công cụ cơ bản để… nắm bắt thực tiễn !

b.    Nhưng cũng có thể hiểu : tư tưởng Mác-Lênin không có khả năng giải quyết những vấn đề rất hiện thực ấy. Cho tới nay, cũng chưa ai giải quyết được, chưa ai xây dựng được một h́nh thái kinh tế xă hội ưu việt hơn h́nh thái kinh tế xă hội tư bản. Điều này không có nghĩa là sẽ không bao giờ có một h́nh thái kinh tế xă hội ưu việt hơn kinh tế xă hội tư bản. Chỉ cách đây 300 năm, ai ngờ được xă hội  phong kiến sẽ khai sinh ra xă hội tư bản trên trái đất này ? Nhưng có lẽ, để khai sinh ra một h́nh thái kinh tế xă hội vượt kinh tế xă hội tư bản, cần phải có một hệ tư tưởng vượt (trong nghĩa biện chứng) tư tưởng Mác-Lênin hay, ít nhất, vượt cách hiểu nó của những lănh tụ cộng sản của thế kỷ 20 : tư tưởng của họ có đủ khả năng để chiến thắng chủ nghĩa tư bản đế quốc ở đó đây, lúc này lúc nọ, không đủ khả năng để chiến thắng tận gốc, không mang lại được cho người đời một cuộc sống tự do hơn, hạnh phúc hơn, văn minh hơn.

3.       Hoài vọng của cơn động năo này rất cao :

« Khái niệm "tư tưởng" ở đây không phải dùng với nghĩa tinh thần – tư tưởng, ư thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng, mà với nghĩa là "học thuyết", là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xậy dựng trên một nền tảng triết học (thế giới quan và phương pháp luận) nhất quán, đại biểu cho ư chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được h́nh thành trên cơ sở hiện thực, thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực. »[4]

Như thế, đây là một khảo luận triết học t́m hiểu thế giới quan và phương pháp suy luận của một con người để hiểu cặn kẽ, tật gốc toàn bộ những quan điểm, luận điểm, những ứng xử của nó đối với thời cuộc. Phải công nhận, trong văn học Việt Nam chưa hề có chuyện này.

Hồ Chí Minh là một nhân tài kiệt xuất của thế kỷ 20. Ông là người đầu tiên trong các nước thuộc địa, từ hai bàn tay trắng, chiến thắng một nước tư bản lớn, làm rúng động tận gốc chủ nghĩa thực dân kiểu cũ của Châu Âu đă h́nh thành từ mấy thế kỷ trước. Ông và đảng do ông sáng lập và lănh đạo đă là những người đầu tiên và duy nhất đánh bại đế quốc Mỹ, chính sách thực dân kiểu mới của nó và những chiến lược, sách lược quân sự của nó, qua một cuộc chiến tranh dài và khốc liệt vào bực nhất trong thế kỷ 20, trong đó Mỹ đă sử dụng toàn bộ khả năng khoa học, kỹ thuật, trí tuệ quân sự và nhân văn của nó[5]. Ông cũng là một trong những lănh tụ được loài người khắp năm châu kính mến, vinh danh. Khi ông mất, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, có nhiều quốc gia tự ư chịu tang ông. Ông đă làm thay đổi cục diện thế giới trong thế kỷ 20, khắc dấu ấn của ḿnh vào lịch sử của nhân loại.

Tư tưởng của một nhân vật như thế ắt không tầm thường, ắt có nhiều điều đáng t́m hiểu, đáng học hỏi. Riêng với người Việt, t́m hiểu tư tưởng ấy có nghĩa là t́m hiểu một phần lịch sử của chính ḿnh để làm chủ một cách có ư thức lịch sử của ḿnh, với những thành công và những thất bại của nó.

Như đă nói ở trên, trong quyển sách này không có điều ǵ giúp ta t́m hiểu, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên nhân của những thất bại mà chính ông công nhận. Có lẽ v́ cơ chế quyền hành ở Việt Nam ngày nay không cho phép người Việt Nam, kể cả ông Vơ Nguyên Giáp, người chủ biên, t́m hiểu hay phát biểu về vấn đề này, không cho phép người Việt Nam đụng tới nó. Thôi đành, ta cứ tạm t́m hiểu một nửa vấn đề, nửa thành công, để xem cuộc động năo to lớn này mang lại cho chúng ta điều ǵ mới, giúp chúng ta hiểu và học đôi điều trong cốt lơi tư tưởng của một nhân tài đă ảnh hưởng quyết định vào sinh mệnh của chúng ta.

Chương 1 : Quá tŕnh h́nh thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh

1.      Thời thơ ấu đến trước lúc ra đi t́m đường cứu nước (1890- 1911)

« Nguyễn Sinh Cung đă tiếp thu được truyền thống yêu nước và ḷng nhân ái. » « Anh được khai tâm bằng chữ Hán », học được « cách đối nhân xử thế nhân nghĩa, khí khái, thủy chung của các nhà nho yêu nước », biết « thương người, nhất là người nghèo khổ, thấu hiểu được sức mạnh của ư chí độc lập tự cường của dân tộc. »[6]

Có lẽ nên thêm : thấy được sự bế tắc tư tưởng và sự bất lực của dân tộc, của lớp đàn anh. Như thế, nhu cầu đi t́m đường cứu nước ở tận đâu đâu dễ hiểu hơn.

2.      Thời kỳ khảo sát, t́m ṭi và đến với chủ nghĩa Lênin (1911-1920)

Trong giai đoạn này, Hồ Chí Minh đi khắp thế giới, chứng kiến được cuộc sống cùng cực của các dân tộc dưới ách đô hộ của thực dân ở khắp nơi và « Ư thức quốc tế ở Anh được h́nh thành ở đó » Tại các nước tư bản anh được chứng kiến cuộc sống cơ cực của đa số nhân dân lao động, qua đó « t́nh cảm và ư thức giai cấp ở Anh từng bước nảy nở.[7] » Năm 1920, đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc t́m ra con đường cứu nước, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp trong Quốc tế 3, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. « Đây là bước nhẩy vọt lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, một sự chuyển biến về chất, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xă hội[8] ».

So với nhiều người Việt Nam thời ấy, nghiệm sinh của Nguyễn Ái Quốc chỉ có một điều đặc sắc, nhưng không đặc thù : tuy Nguyễn Ái Quốc xuất thân trong nho giới và có học hành, anh đă bôn ba tại nhiều nước trên thế giới và sinh sống bằng lao động tay chân. Qua nghiệm sinh ấy, như nhiều người khác có nghiệm sinh tương tự, anh có thể có cảm t́nh với những người cùng khổ khắp thế giới, chưa có thể có ư thức quốc tế hay ư thức giai cấp được, nếu ta hiểu ư thức đó như một khái niệm của tư tưởng Mác-Lênin ! C̣n nếu ta hiểu như một loại ư thức mơ hồ, cảm tính th́ câu : « Đây là bước nhẩy vọt lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, một sự chuyển biến về chất, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xă hội » chẳng có ư nghĩa ǵ cả. Nó giống những huyền thoại trong truyện chưởng, đă không duy vật lại chẳng biện chứng. Hay nó giống chuyện gơ đầu giác ngộ sư, có thể duy vật hay biện chứng nhưng không duy vật biện chứng chút nào.

Lối viết hoa Người, Anh, v.v. có khuynh hướng thần tượng hoá nhân vật trong tiếp cận của người đọc, tước đoạt khả năng phân tích, phê phán, t́m hiểu nghiêm túc vấn đề. Đây không phải lối viết, không phải ngôn ngữ biện chứng. Lênin không bao giờ cư xử như vậy đối với Mác và Engels.

Một câu hỏi có thể đặt : thành phần xuất thân của Nguyễn Ái Quốc có phải là giai cấp phong kiến không ? Cha ông đă từng làm quan cho triều đ́nh Huế.

Hơn thế, ở Việt Nam thời đó, thực sự có một giai cấp phong kiến không, theo định nghĩa khái niệm giai cấp của Mác và nhất là của Lênin : vị trí trong quan hệ sản xuất ?

Đời Trần, chắc chắn có một giai cấp nông nô và một giai cấp chủ nô hao hao giống hai giai cấp này trong những xă hội phong kiến ở Châu Âu.

Nhưng sau này, trong chế độ quân chủ Việt Nam, giang sơn thuộc quyền sở hữu của một ông vua, nằm dưới quyền lực của một ḍng họ. Guồng máy nhà nước do quan lại điều hành. Đám người này không đông lắm. Theo Trịnh Văn Thảo[9], cả triều Nguyễn, trong hơn một thế kỷ, chỉ tuyển lựa có 5784 quan lại các cấp và như thế, có thể ước lượng guồng máy quân chủ dựa vào khoảng 1200 quan lại. Đám người này có h́nh thành một giai cấp chăng ? Họ hoàn toàn không có chân đứng trong quan hệ sản xuất như một giai cấp riêng biệt. Chức năng xă hội của họ là… quan lại, một loại công chức được tuyển lựa qua thi cử, được bổ nhiệm trong guồng máy nhà nước và, khi mất chức, bị đuổi về làng sống bằng nghề bốc thuốc, gơ đầu trẻ. Trong học thuyết của Mác, Engels hay Lênin, chưa bao giờ thành phần công chức được coi như một giai cấp. Nếu coi đám quan lại đó là một giai cấp thống trị th́ là một giai cấp rất đặc biệt, không nắm trong tay phương tiện sản xuất của xă hội, không nằm trong mô h́nh đấu tranh giai cấp của Mác[10] !

Phần c̣n lại của chương một lược qua đời hoạt động của Hồ Chí Minh từ 1921 đến 1969, ca ngợi những chủ trương, đường lối, chiến lược, sách lược của ông để xử lư t́nh h́nh trong từng giai đoạn, từng hoàn cảnh cụ thể của thời cuộc. Một điều đáng chú ư ở đây là mâu thuẫn về đường lối giữa Hồ Chí Minh và Quốc tế cộng sản đă khiến ông bị Quốc tế cộng sản cho ngồi chơi sơi nước trong hơn bẩy năm liền, từ 1930 đến 1938. Đó cũng là thời điểm Stalin tiêu diệt toàn bộ những lănh tụ bolchevic của thời Lênin. Về sự kiện này ta chỉ được biết Hồ Chí Minh đánh giá Quốc tế cộng sản thời đó là tả khuynh, thế thôi. Ông đă suy luận như thế nào và suy luận đó duy vật biện chứng ở điểm nào, ta không biết.

Bước đầu tiếp cận tư tưởng của một con người bằng cách t́m hiểu nghiệm sinh của nó ngay từ thời thơ ấu là một cách tiếp cận biện chứng. Tư duy của con người h́nh thành và phát triển xuyên qua những nghiệm sinh ấy, xuyên qua quan hệ của nó với thế giới vật chất, thế giới của sự sống và thế giới của tinh thần – những kiến thức và phương pháp suy luận nó thừa hưởng của người đời xưa và đời nay qua những nền văn hoá nó có dịp tiếp cận. Nhưng, chỉ liệt kê sự kiện rồi chắp nối chúng bằng những lời b́nh luận kiểu trên th́ không cho phép chúng ta hiểu sâu sắc con người ấy, vạch rơ được đóng góp đặc thù của nó trong lĩnh vực triết học. Nói chung, với kiểu suy luận ấy, muốn ‘chứng minh’ điều ǵ cũng được. V́ thế, có nhiều sử gia Tâu Ây thích dùng học thuyết của Freud để giải thích con người và lịch sử.

Tổng kết lại, qua chương đầu, ta được biết : Hồ Chí Minh là người biết vận dụng tư duy biện chứng duy vật Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và thế giới trong thời ông. Nhờ đó, ông đă sáng tạo ra những chủ trường, đường lối, chiến lược, sách lược đúng đắn, khiến ông dẫn dắt cách mạng đến thắng lợi. C̣n biện chứng duy vật Mác-Lênin là ǵ, Hồ Chí Minh hiểu nó như thế nào, đă mang lại cho nó điều ǵ mới, đặc sắc của ông, ta không biết. Nó được nêu lên như một bảo bối linh thiêng chỉ có thể tin hay không tin, không thể hiểu và bàn được. Do đó, khi nó dẫn tới thất bại, ta chỉ có quyền nghĩ : v́ chưa hiểu đúng mức, chưa biết vận dụng nhuần nhuyễn vào thực tế Việt Nam và thế giới đương thời, ta không có quyền nghi : có thể bản thân triết lư biện chứng duy vật này không có khả năng giải thích và giải quyết thắng lợi vấn đề. Cách tiếp cận tư tưởng Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh như thế vừa không duy vật vừa không biện chứng. Nó có chút sắc thái tôn giáo.

Một quyển sách t́m hiểu tư tưởng của một con người lấy triết lư biện chứng duy vật làm phương pháp luận nền tảng của ḿnh mà bắt đầu một cách phi duy vật và phi biện chứng như vậy là điều đáng ngại.

Chương 2 : Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh

‘Đó là chủ nghĩa yêu nước và truyền thống văn hoá, nhân ái Việt Nam ; tinh hoa văn hoá phương Đông, phương Tây ; chủ nghĩa Mác-Lênin […] chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc chủ yếu nhất[11].’

Quyển sách nhấn mạnh : ‘ngoài nguồn gốc về lư luận – tư tưởng, nên chú trọng đến nguồn gốc thực tiễn, đến nhân cách của Hồ Chí Minh’[12].

Chương này ca ngợi Hồ Chí Minh đă tiếp thu những điều hay ho nhất của thiên hạ : ḷng yêu nước thương dân (như nhiều người Việt), tinh hoa của Khổng giáo, Phật giáo, Lăo giáo (như hầu hết người Việt thời đó, dĩ nhiên ngoài từ tinh hoa !), tinh hoa của tư tưởng dân chủ và nhân văn của cách mạng tư sản ở phương Tây và ở Trung Quốc (như hầu hết trí thức Việt Nam thời ấy) và tư tưởng Mác-Lênin, như nhiều người khác, thí dụ những người cộng sản Đệ Tứ. Ngoài những lời khẳng định suông, độc giả không tiếp thu được một điều ǵ giúp ḿnh hiểu Hồ Chí Minh đă thống nhất những ảnh hưởng tư tưởng phong phú đó qua suy luận độc đáo nào để biến chúng thành một hệ tư tưởng chặt chẽ, một học thuyết gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh.

Những câu như :

‘Hết ḷng hết sức phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ Quốc, bất kỳ việc to việc nhỏ đều nhằm mục đích ấy ; đó là chủ nghĩa Mác-Lênin. Nếu không hết ḷng hết sức phụng sự nhân dân, tự kiêu, tự đại, tự tư, tự lợi, như thế là trái với chủ nghĩa Mác-Lênin. Chủ nghĩa Mác-Lênin là lư trí mà cũng c̣n là t́nh cảm nữa’

chẳng mang lại cho ta một hiểu biết ǵ về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nếu chỉ có bấy nhiêu, mọi người yêu nước, thương dân, trong sạch và khiêm tốn đều là đệ tử xuất sắc (tuy vô thức) của Mác và Lênin, đều có thể làm chuyện phi thường như thắng thực dân đế quốc !

Ngoài những nguồn gốc lư luận mà Hồ Chí Minh học được của người đời, ngoài sự tác động của thực tiễn, các tác giải c̣n nhấn mạnh vai tṛ của nhân cách và phẩm chất của Hồ Chí Minh, đại khái :

người ‘sống có hoài băo, có lư tưởng yêu nước thương dân sâu sắc […] có bản lĩnh kiên định […] thông minh […] có ḷng tin mănh liệt ở nhân dân […] có đầu óc thực tiễn […] tác phong b́nh dị, chân t́nh, khiêm tốn, gần gũi, hoà ḿnh với quần chúng ; có sức cảm hoá lớn đối với mọi người […] là một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng.[13]’ ‘Nhờ vậy, giữa vô vàn lư thuyết, học thuyết khác nhau, đối lập nhau, đúng và sai, thật và giả đan xen lẫn lộn, trong khi nhiều chí sĩ cách mạng từ Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng đến Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, v.v., không phát hiện được ở đâu là quy luật, là chân lư, th́ chính Hồ Chí Minh đă t́m ra được mục tiêu, lư tưởng cách mạng đúng đắn và con đường để đi tới mục tiêu và lư tưởng ấy.[14]

Với một vấn đề lớn như thế – vai tṛ của cá tính của một con người trong lịch sử – phán một từ nhờ vậy ngon ơ như thế phải chăng là đỉnh cao của phương pháp suy luận biện chứng duy vật ? Nhân cách và phẩm chất của một con người chắc chắn có phần bẩm sinh : trong đời, không thể có hai con người y hệt như nhau. Nhưng nếu chỉ là bẩm sinh, không có chuyện ǵ để hiểu, không có điều ǵ đáng bàn : đó chỉ là một truyện cổ tích. Trong học thuyết lịch sử của Mác có luận điểm nổi tiếng : con người vừa là sản phẩm của lịch sử vừa là chủ thể của lịch sử. Cơ sở triết lư của luận điểm ấy được tŕnh bày trong 11 luận đề về Feuerbach của Mác (luận đề thứ 3) :

‘học thuyết duy vật cho rằng con người là sản phẩm của hoàn cảnh và của giáo dục, và, như thế, những con người mới ắt là sản phẩm của những hoàn cảnh và một nền giáo dục đổi mới. Nhưng nó [học thuyết ấy] quên rằng chính con người thay đổi hoàn cảnh và bản thân người thầy cũng cần được giáo dục[15].’ V.v.

Đó mới là chuyện đáng bàn trong một quyển sách t́m hiểu một con người lấy triết lư biện chứng duy vật làm nên tảng cho tư tưởng của ḿnh. Quyển sách không bàn đến chuyện này.

Trong chương này, có một nhận xét rất đúng, rất đáng bàn v́ nó liên hệ trực tiếp tới vấn đề gốc của quyển sách : tư duy biện chứng duy vật của Hồ Chí Minh kết hợp được Nho giáo với tư tưởng cách mạng vô sản.

‘V́ vậy, không có ǵ lạ, trong nhiều bài nói và viết của ḿnh, Người đă từng sử dụng có cải biến các khái niệm, các mệnh đề tích cực của Nho giáo để diễn đạt tư tưởng của ḿnh.[16]

Đúng thế, như khi Hồ Chí Minh cải biến hai khái niệm trong văn hoá cổ truyền của người Việt, chủ trương trung với Đảng, hiếu với dân. Trung với Đảng có thể coi như một cách ứng xử biện chứng, biểu hiện một tư tưởng rất mới với một ngôn từ rất cũ, cải biến nội dung cổ truyền của nó để phổ biến nhanh tư tưởng mới trong mọi nội dung của nó : vật thể, t́nh cảm và giá trị. Rất hay nhưng không phải không nguy hiểm : ư nghĩa của từ Trung đă gài vào óc năo người Việt từ hàng chục thế kỷ, tiếp tục vận động trong lư trí và t́nh cảm của người đương thời xuyên qua sinh hoạt gia đ́nh, xă hội. Nó rất có thể khiến người đời nay trung với Đảng theo kiểu người đời xưa trung với vua và, nếu thế, khó có thể xây dựng được một quan hệ dân chủ trong cả nước và ngay cả trong nội bộ Đảng. Nó có nhiều khả năng khuyến khích tinh thần tuyệt đối tin tưởng vào Đảng vào lănh đạo, khả năng làm đui mù trí tuệ của con người, khả năng giết, bỏ tù, loại, đoạ đầy những kẻ không biết tin tưởng tuyệt đối.

Hiếu với dân c̣n nguy hiểm hơn nữa. Vua hay Đảng đều là những hiện thân của quyền lực và, trong nghĩa đó, có thể coi như thuộc cùng một phạm trù triết học. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái là quan hệ máu mủ tự nhiên gắn liền với quá tŕnh ta nên người, không thể và không nên lẫn lộn với những quan hệ xă hội khác. Ta có thể chấp nhận, chịu đựng nhiều điều vô lư ở cha mẹ ta v́ họ đă sinh ra ta, đă nuôi nấng ta nên người. Đem quan hệ ấy làm mẫu mực ứng xử với người khác trong xă hội khó mà xây dựng được một xă hội dân chủ, b́nh đẳng, tự do. Hiếu với dân không thể là một quan điểm duy vật biện chứng : nó chặt đứt một kích thước tự nhiên của con người[17].

Chương 3 : tư tưởng Hồ Chí Minh - Những luận điểm sáng tạo lớn

Quyển sách liệt kê 9 điều sau :

1.      Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên đi theo chủ nghĩa cộng sản.

Coi đó là một sáng tạo cũng được. Nhưng không sáng tạo hơn biết bao nhiêu người khác. Trong thế kỷ 20, nước nào mà chẳng có một con người đầu tiên đi theo chủ nghĩa cộng sản ?

2.      Hồ Chí Minh là người dân thuộc địa và là người cộng sản đầu tiên có cống hiến to lớn về nghiên cứu chủ nghĩa thực dân và vấn đề giải phóng dân tộc[18].

Với tư cách là người dân thuộc địa đầu tiên th́ có thể đúng. Với tư cách là người cộng sản th́ không. Những nguyên lư cơ bản nhất đă được Lênin phân tích, tŕnh bày khi ông đă chủ trương đoàn kết cách mạng vô sản với cách mạng giải phóng dân tộc trong Luận cương nổi tiếng của ông về vấn đề thuộc địa. Chính Hồ Chí Minh công nhận điều ấy khi ông quyết định đi theo đường lối cách mạng của Lênin.

Trong văn học Pháp hồi đầu thế kỷ 20 cũng có nhiều tác phẩm tố cáo chế độ thực dân. Có lẽ nếu Hồ Chí Minh không chiến thắng thực dân, những trước tác của ông về vấn đề này đă trôi vào quên lăng.

3.      Hồ Chí Minh đă nêu lên luận diểm đặc biệt sáng tạo : cách mạng ở các nước thuộc địa có thể nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc và tác động trở lại thúc đẩy cách mạng chính quốc[19].

Đúng vậy. Đây là luận điểm sáng tạo về đường lối, chiến lược, sách lược chứng tỏ khả năng phân tích cụ thể một t́nh h́nh cụ thể của Hồ Chí Minh vượt hẳn khả năng đó của các đồng chí của ông trong Quốc tế cộng sản. Nó phù hợp với luận điểm của Lênin về khả năng cách mạng vô sản có thể thắng lợi ở những mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc. Nó cũng phù hợp với nhận định của Mác và Engels về cách mạng Nga : có thể bùng nổ và giật chính quyền, nhưng khả năng xây dựng chủ nghĩa xă hội trong khi cách mạng vô sản chưa chiến thắng tại các nước tư bản tiên tiến th́ Mác và Engels không bàn.

Nhưng không cần phải theo tư tưởng Mác-Lênin mới có thể sáng tạo như thế. Gandhi cũng khẳng định điều ấy và cũng đă thành công bằng đường lối, chiến lược và sách lược khác, hoàn toàn không dựa vào tư tưởng Mác-Lênin : đấu tranh bất bạo động. Để tránh mọi hiểu lầm : tôi chưa hề nghĩ đường lối của Gandhi có thể thành công trong bối cảnh Việt Nam. Điều đó không có nghĩa là đấu tranh bất bạo động chỉ có tác dụng tại Ấn Độ thời đó thôi. Ngoài Ấn Độ, có một trường hợp thứ hai mà đấu tranh bất bạo động đă làm sụp đổ một chế độ : Liên-xô và cách nước Đông Âu. Hai cuộc cách mạng đó cũng khác nhau một cách cơ bản.

Trong đề tài này, vấn đề cơ bản nhất là : nếu cách mạng vô sản không thành công ngay tại các cường quốc tư bản, có khả năng xây dựng chủ nghĩa xă hội tại những nước chậm tiến như Nga, Trung Quốc, Việt Nam, v.v. hay không ? Cho tới nay, câu trả lời là không.

4.      Hồ Chí Minh đă nêu luận điểm sáng tạo về con đường cách mạng Việt Nam. Đó là một cuộc cách mạng không ngừng, từ cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ nghĩa xă hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.[20]

Với đường lối cách mạng này, Hồ Chí Minh đă thành công trong vế đầu : cách mạng giải phóng dân tộc. Ông, hay ít nhất cái đảng ông thành lập, tổ chức và lănh đạo, đă thất bại trong hai vế sau : không xây dựng được một nhà nước dân chủ, pháp quyền, dù là xă hội chủ nghĩa, không xây dựng được một nền kinh tế hữu hiệu. Cuối cùng, ùa nhau theo ‘chế độ’ tư bản rừng.

5.      Hồ Chí Minh và Đảng ta đă đề ra một luận điểm sáng tạo lớn : Luận điểm một nước, một Đảng, cùng một lúc thực hiện hai chiến lược cách mạng, vừa xây dựng chủ nghĩa xă hội ở miền Bắc vừa đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà […] hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Kết quả như ở điểm 4.

6.      Hồ Chí Minh là nhà chiến lược thiên tài, đồng thời là nhà tổ chức vĩ đại[21].

Cả hai điều đều đúng đối với cách mạng giải phóng dân tộc, đều sai đối với cách mạng dân chủ nhân dân, cách mạng xă hội chủ nghĩa. Hậu quả cuối cùng là một chế độ toàn trị bắt đầu vữa nát cuối thập nhiên 80. Tất nhiên, không nên gán cho Hồ Chí Minh trách nhiệm trực tiếp về sự kiện này v́ ông mất năm 1969.

7.      Hồ Chí Minh đă nắm vững tư tưởng bạo lực cách mạng trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ đất nước[22].

Đối với địch, đúng như vậy và ông Vơ Nguyên Giáp, hơn ai hết, có thẩm quyền để đánh giá. Nhưng c̣n đối với dân, đối với đồng chí ? Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩmChống xét lại đều xẩy ra trong lúc ông c̣n là chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, c̣n là chủ tịch Đảng lao động Việt Nam.

8.      Hồ Chí Minh đặc biệt chú ư đến vấn đề con người […] ‘Muốn xây dựng chủ nghĩa xă hội, trước hết cần có những con người xă hội chủ nghĩa’ […] hết sức coi trọng vai tṛ của đạo đức và văn hoá ;[23]

Có lẽ đây là thất bại lớn nhất của Hồ Chí Minh. Trong chiến tranh ông biết dựa vào tinh thần yêu nước truyền thống của người Việt, vào trí tuệ chính trị, quân sự, ngoại giao của ông và các đồng chí của ông để thủ thắng. Trong xây dựng, ông không tạo ra được lớp ‘người xă hội chủ nghĩa’ cần thiết để xây dựng. Trong chiến tranh, ĐCSVN c̣n có khả năng tranh luận công khai với những đối thủ của nó. Sau thắng lợi, nó chỉ c̣n khả năng uy hiếp, đàn áp, bịt miệng. Người lương thiện càng ngày càng ít người muốn noi theo gương của những người nắm quyền lực của nó, từ trên xuống dưới, từ trung ương tới làng xă[24]. Riêng về văn hoá, thời đại Hồ Chí Minh vĩ đại như thế trong nhiều lĩnh vực nhưng không để lại được nhiều tác phẩm văn chương, văn học, nghệ thuật, triết lư cùng tầm cỡ. Ngược lại, nhiều nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ và trí thức có tài bị bỏ tù, đàn áp, trù dập, có nhiều người bị cải tạo thành người… bất tài kém đức.

9.      Trong suốt cuộc đời hoạt động của ḿnh, Hồ Chí Minh đă nắm vững và vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, mà hạt nhân là phép biện chứng duy vật, kết hợp với những đặc điểm, những nhân tố biện chứng của tư duy phương Đông và tư duy Việt Nam. […] Người đă bổ sung, phát triển phương pháp luận Mác-Lênin, h́nh thành những quan điểm có tính phương pháp luận, với những nét đặc sắc riêng biệt[25].

Đây là nội dung cơ bản của quyển sách.

·        Hồ Chí Minh đă hiểu triết lư duy vật biện chứng như thế nào ?

·        Đă vận dụng nó như thế nào để ứng xử với những vấn đề ǵ ? V́ sao thành công, v́ sao thất bại ?

Quyển sách không có ư ǵ về điểm đầu, ngoài chuyện khẳng định Hồ Chí Minh vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với thực tiễn Việt Nam và thế giới thời ông.

Trên vấn đề sau, chỉ có ca ngợi thành công, không phân tích nguyên nhân của những thất bại. Quan trọng hơn cả, không giúp độc giả hiểu rơ : duy vật biện chứng ở chỗ nào.

Điều này cũng có thể hiểu được.

Xưa nay, loài người chỉ phát minh ra hai phương pháp suy luận : lôgíc h́nh thức và lôgíc biện chứng.

Trong lịch sử nhân loại, lôgíc biện chứng xuất hiện trước. Điều đó dễ hiểu : ứng xử một cách biện chứng là điều tự nhiên nhất đối với con người. Nhưng, v́ kiến thức khoa học của con người thời xa xưa ấy c̣n quá thấp nên phép biện chứng của họ luôn luôn duy tâm, nặng tính huyền ảo, tôn giáo. Trong đạo Phật chẳng hạn[26], những khái niệm như vô ngă, vô thường, nghiệp chướng, nhân quả, v.v. là những khái niệm biện chứng thể hiện một cách ứng xử của con người với thân phận làm người nói chung, trong toàn bộ những quan hệ của nó với vật chất, sự sống và tinh thần. Trong thơ văn Việt Nam có đầy thí dụ. Nếu ta giới hạn cách ứng xử ấy vào quan hệ giữa tư duy và vật chất để t́m hiểu sự vận động của thế giới vật chất ở mức trung mô[27], khái niệm nhân quả của đạo Phật có thể dẫn tới những khái niệm cơ bản của lôgíc h́nh thức như tính khách quan, quan hệ nhân quả (causalité), quan hệ quyết định (déterminisme), v.v.

Quan điểm học phải đi đôi với hành rất quen thuộc với chúng ta cũng là một quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc của kiến thức, thậm chí của bản thân tư duy, đă được Mác nêu trong 11 luận đề về Feuerbach và bàn rất sâu sắc trong trước tác triết học của ông ngay trong thời tư tưởng triết học ấy đang h́nh thành (1844-1845). Do đó, nói Hồ Chí Minh đă kế thừa những tư tưởng biện chứng duy vật của Phương Đông không phải là nói ngoa.

Trong lịch sử loài người, lôgíc h́nh thức phát triển mănh liệt nhất trong nền văn minh của người Hy Lạp cổ qua nhiều nhân vật ngày nay c̣n nổi tiếng, vẫn được nhiều triết gia và nhà khoa học lớn của Tây Âu tham khảo, suy ngẫm. Từ thời Phục Hưng về sau, nó được khôi phục lại tại Châu Âu và có những bước nhẩy vọt qua rất nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng của Châu Âu như Descartes, Leibniz, Kant, những nhà tư tuởng của Thế kỷ ánh sáng của Pháp, v.v. Có thể nói, dựa vào sự phát triển của khoa học, chủ yếu của ngành vật lư, họ đă sáng tạo ra một phương pháp suy luận có hệ thống, hết sức chặt chẽ, mà h́nh thái hoàn hảo nhất là toán học, để t́m hiểu và biểu hiện sự vận động của vật chất. Phương pháp suy luận ấy lại góp phần đẩy mạnh tư duy và kiến thức khoa học mănh liệt trong mấy thể kỷ liền, đến mức người ta đồng nhất khái niệm lôgíc với lôgíc h́nh thức, gắn liền lôgíc h́nh thức với khoa học, cho rằng những phương pháp suy luận khác đều phi khoa học, phi lôgíc, không đáng tin cậy. Nhưng nếu phương pháp suy luận này thành công rực rỡ trong tư duy khoa học, nó hoàn toàn bất lực để giải thích chính khả năng hiểu biết của con người về thế giới vật chất ! Do đó, nhiều nhà tư tưởng cực lớn trong mạch suy luận này đều t́m giải đáp nơi Thượng đế ! Descartes, Leibniz, Kant đều là những nhà toán học, đều là những nhà tư tưởng đă t́m cách chứng minh rằng Thượng đế nhất thiết phải có, có thực. Với lôgíc h́nh thức, họ rất duy vật trong những lĩnh vực khoa học. Với lư thuyết về Thượng đế, họ lại rất duy tâm[28]. Dó đó Engels đă từng nhận xét : nhiều nhà khoa học thời ông, trong tuần th́ duy vật tại pḥng nghiên cứu và chủ nhật th́ duy tâm tại nhà thờ. Tư tưởng của họ mâu thuẫn ở đó. Chính sự mâu thuẫn ấy khiến mạch tư duy biện chứng xuất hiện và phát triển trở lại trong triết học của Châu Âu.

Cho tới nửa đầu thế kỷ 20, tại các nước Tây Âu, lôgíc h́nh thức đă thống trí một cách áp đảo tư duy của con người trong những môn kiến thức cơ bản nhất : khoa học, khoa học xă hội, thậm chí khoa học nhân văn và những học thuyết về… nghệ thuật ! Phải vào nửa sau thế kỷ 20 nó mới bắt đầu bế tắc và khủng hoảng và cũng chỉ  bế tắc, khủng hoảng trong một số lĩnh vực thôi : vật lư vĩ mô và vi mô[29], sinh học[30] và hầu hết những môn khoa học nhân văn[31].

Suy luận biện chứng xuất hiện trở lại ở Châu Âu dưới ng̣i bút của Hegel trong trạng thái một hệ tư tưởng hoàn chỉnh, được tŕnh bày một cách có hệ thống, hoàn toàn dựa vào phương pháp suy luận biện chứng. Sau đó, dưới ng̣i bút của Mác và Engels, dưới h́nh thái biện chứng duy vật. Cuối thế kỷ 19 và trong thế kỷ 20, hầu hết các lănh tụ tự cho ḿnh là thừa kế tư tưởng của Mác đều khẳng định ḿnh vận dụng tư duy biện chứng duy vật, tuy giữa họ có nhiều quan điểm khác nhau, đối kháng với nhau trên những vấn đề cơ bản, như Plekhanov, Kautsky, Rosa Luxembourg, Lênin, Trostsky, Gramsci, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, v.v.

Như đă nói, quyển sách này chỉ c̣n nêu lại tên của Mác, Engels, Lênin dưới cụm từ tư tưởng Mác-Lênin[32], và… Hồ Chí Minh. Vậy, ta thử xem trong phạm vi giới hạn ấy quyển sách mang lại điều ǵ mới lạ trong lĩnh vục này, nhất là khi các tác giả tuyên bố rằng Hồ Chí Minh đă phát triển tư tưởng Mác-Lênin và triết lư biện chứng duy vật.

Mác, Engels và Lênin đă để lại những tác phẩm đồ sộ trong nhiều lĩnh vực của kiến thức. Phải chăng v́ vậy mà khi ta dùng những cụm từ tư tưởng Mác-Lênintriết lư biện chứng duy vật ta nói tới một kiến thức kinh viện mà ai cũng biết, cũng hiểu cơ bản như nhau, không cần phải nhắc lại dài ḍng, vô ích ? Tiếc thay, sự thực không đơn giản như thế : cả ba người đều không để lại một tác phẩm hoàn chỉnh tŕnh bày một cách có hệ thống triết lư của họ !

Năm 1845, Mác và Engels có viết chung một quyển sách về triết học mà họ coi như đă tŕnh bày triết lư của họ. Quyển sách ấy, nhà xuất bản không đăng được. Nó thất lạc. Năm 1888, người ta t́m lại được phần nào và, ở Pháp, sau này, nó được đăng dưới tựa : Hệ tư tưởng Đức[33]. Trong đó có :

a.       11 luận đề về Feuerbach, một trang Mác ghi nhanh một số ư của ḿnh về tư duy duy vật biện chứng để phê phán tư duy duy vật phi biện chứng của Feuerbach

b.       phê phán tư tưởng của Feuerbach và một số triết gia hégelien trẻ.

Mác cũng đă để lại tác phẩm Khốn nạn thay, triết học[34] (1847) mà ông coi như tác phẩm đầu tiên tŕnh bày, tuy dưới dạng bút chiến, tư tưởng của ông và của Engels. Thấy nhiều người không hiểu phương pháp suy luận của ông trong Góp phần phê phán kinh tế chính trị học[35]  và Tư bản luận, trong một lá thư cho Engels, ông nói : viết xong Tư bản luận, ông sẽ thảo mươi trang về phương pháp suy luận biện chứng của ḿnh. Ông không viết xong Tư bản luận, không viết mươi trang tŕnh bày phương pháp suy luận biện chứng của ḿnh.

Trong lĩnh vửc này, Engels cơ bản để lại :

a.       Biện chứng của tự nhiên[36]. Quyển sách này có hoài băo cho người đời thấy tự nhiên cũng vận động theo những quy luật của phép biện chứng. Trong quyển sách này, Engels bàn rất nhiều về kiến thức khoa học và tư tưởng thời ông, không dám bàn về biện chứng của sự sống. Ông đă bỏ 10 năm để viết tác phẩm này, nhưng không hoàn thành nó. Ngày nay, chỉ c̣n lại một quyển sách dở dang trong đó ông nói rơ : quyển sách không có mục đích tŕnh bày phép biện chứng là ǵ.

b.       Anti-Dühring, một tác phẩm bút chiến phê phán tư tưởng của Dühring trong nhiều lĩnh vửc của kiến thức.

c.       Ludwig Feuerbach và sự kết thúc nền triết học kinh điển Đức[37]. Trong tác phẩm này Engels phê phán toàn bộ triết học kinh viện Đức, ít nhất từ Kant tới Feuerbach. Theo tôi, ông đặt vấn đề triết lư trong khuôn khổ của triết học kinh viện và, do đó, cách giải đáp của ông không biện chứng. Có lẽ v́ vậy mà trong thế kỷ 20 nhiều học giả đă trách Engels xuyên tạc Mác[38].

Có điều chắc chắn : khi Mác và Engels dùng từ biện chứng để đề cập tới triết lư của họ, họ dùng trong nghĩa biện chứng duy vật, ngược lại với biện chứng duy tâm của Hegel, mặc dù thời họ chưa có cụm từ đó.

Lênin để lại :

a.       Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán[39], một tác phẩm bút chiến với những triết gia thời thượng thời ông, trong đó có Mach, một triết gia mà ngay cả Erdwin Schrödinger[40] cũng coi trọng.

b.       Bút kư triết học. Ghi lại một số suy nghĩ của ông khi ông nghiên cứu triết học, đời xưa và đời ông.

Tổng kết lại, Mác, Engels và Lênin đă để lại rất nhiều nhận xét về triết lư rải rác trong nhiều lĩnh vực của tư duy, của kiến thức. Họ đều không để lại một tác phẩm tŕnh bày một cách hoàn hảo, có hệ thống : đối với họ, suy luận biện chứng duy vật là ǵ, là suy luận như thế nào. Có thể, điều đó không cần thiết lắm v́, dù muốn hay không, mọi người cũng ứng xử một cách biện chứng với thân phận làm người của ḿnh. Nếu như vậy, cũng nên nói thành lời, mạch lạc. Điều đó khiến ngày nay, khi ta dùng cụm từ duy vật biện chứng hay cụm từ tư tưởng Mác-Lênin  ta dùng những khái niệm, những luận điểm không có định nghĩa rơ ràng. Ta dùng một lá bùa ‘vạn năng’, vừa không khoa học, vừa chẳng duy vật chẳng biện chứng.

Đó là điều đáng tiếc trong quyển sách này. Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp, qua cách xử lư thế thời của họ, là những nhân vật phi thường của thế kỷ 20. Có rất nhiều điều trong tư tưởng của họ đáng được chúng ta và người đời suy ngẫm. Theo tôi, trong cách mạng Việt Nam, đó là hai người đă biết ứng xử với thời cuộc một cách biện chứng tuyệt vời. Ta cần t́m hiểu, học hỏi tư tưởng của họ. Riêng Vơ Nguyên Giáp đă nêu luận điểm hết sức biện chứng này trong lư luận quân sự : thời gian là lực lượng ! Dĩ nhiên, bạn đọc sẽ thốt : th́ anh cũng đang dùng cụm từ biện chứng như một lá bùa. Quả nhiên, đây là ‘cơm bữa’ trong thế giới biện chứng[41] !

Hồ Chí Minh không để lại một tác phẩm nào về phương pháp suy luận biện chứng duy vật. Vơ Nguyên Giáp đă từng nhận định : tuy ông ứng xử với mọi thời cuộc, mọi vấn đề một cách rất biện chứng, ông ít khi trích văn bản kinh viện về vấn đề này. Trong quyển hồi kư Đường tới Điện Biên Phủ, Vơ Nguyên Giáp thuật lại đại hội thành lập Đảng lao động, năm 1951. Có đoạn :

‘Khi cuộc tranh luận « Chủ nghĩa Mác-Lênin là ǵ » kéo dài, Bác nhẹ nhàng nói : « Chủ nghĩa Mác-Lênin là cái ǵ lợi cho cách mạng th́ làm ! » Câu nói của Bác làm rộ lên những tiếng cười và những tràng vỗ tay kết thúc cuộc tranh căi.’

Ta không nên vội cười. Đây là cách ứng xử biện chứng, hết sức phù hợp với luận đề cuối cùng trong 11 luận đề về Feuerbach của Mác !

Các tác giả quyển sách rất có lư khi khẳng định triết lư biện chứng duy vật là cốt lơi của tư tưởng Mác Lênin. Vậy, t́m hiểu tư tưởng Mác-Lênin có hai vế : triết lư và phần c̣n lại. Triết lư là phần cơ bản, là gốc rễ. Rễ càng sâu, gốc càng vững, thân cây càng có khả năng cao vút, ṿm lá càng có khả năng bao la.

Vế thứ nhất, vế cơ bản, là triết học. Chính Mác và Engels đă khẳng định nhiều lần, nhiều nơi : triết lư của họ làm nền tảng cho mọi kiến thức, học thuyết của họ. Triết lư ấy h́nh thành qua sự kết hợp thế giới quan duy vật của Feuerbach và phương pháp suy luận biện chứng của Hegel. V́ thế, đời sau gán cho nó cụm từ duy vật biện chứng hay biện chứng duy vật.

Vế thư hai gồm những lư thuyết, luận điểm họ đă tạo ra khi vận dụng triết lư kia để t́m hiểu những lĩnh vực khác nhau của kiến thức. Vận dụng nó để t́m hiểu kinh tế, họ khai sinh môn kinh tế chính trị học mácxít, tập trung trong hai tác phẩm Góp phần phê phán kinh tế chính trị họcTư bản luận. Vận dụng nó để t́m hiểu lịch sử họ khai sinh môn duy vật lịch sử qua nhiều tác phẩm bàn về lịch sử nói chung cũng như phân tích những sự kiện lịch sử rất cụ thể thời họ như trong quyển Nội chiến ở Pháp năm 1871 chẳng hạn. Vận dụng nó để t́m hiểu ư thức hệ chủ nghĩa xă hội thời họ, họ tạo ra môn chủ nghĩa xă hội khoa học. Họ c̣n vận dụng phương pháp suy luận ấy vào rất nhiều lĩnh vực khác của kiến thức, của tư duy. Ngoài những tác phẩm trên, triết lư của họ cũng thể hiện qua cách ứng xử của họ trước thời cuộc, qua thái độ, hành vi, nhận định của họ về thời cuộc.

Đối với Lênin, cũng vậy. Ông tự coi là đệ tử của Mác và Engels, khẳng định nhiều lần tư duy biện chứng duy vật là nền tảng của mọi sự hiểu biết và của cách ứng xử của ông với thời cuộc.

Lênin không mang lại ǵ mới cho triết lư biện chứng duy vật. Nhưng ông có nhiều lời b́nh luận, ‘định nghĩa’ rất sâu sắc về vấn đề này. Thí du : suy luận biện chứng là phân tích cụ thể một t́nh h́nh cụ thể.

Phân tích là một hành động thuần lư trí, vận dụng toàn những khái niệm trừu tượng. Tiêu biểu nhất là phân tích trong toán học. Vậy phân tích cụ thể có nghĩa không ? Nghĩa là ǵ ? Nghĩa là phân tích như thế nào ? Thế cũng đủ thấy, trong câu văn này, những khái niệm như phân tích, cụ thể, t́nh h́nh phải hiểu một cách đặc biệt, một cách biện chứng. Thí dụ, Mác đă định nghĩa khái niệm cụ thể như sau :

‘Cu thể là cụ thể bởi v́ nó là sự tập hợp của nhiều nguyên nhân và do đó là thể thống nhất của sự khác biệt. V́ thế, trong tư duy của con người, nó hiện lên như kết quả của một quá tŕnh tập hợp, không như điểm xuất phát, mặc dù nó là điểm xuất phát đích thực và do đó là nguồn gốc của cảm nhận và của biểu tượng. Trong cách tiếp cận đầu, sự hoàn chỉnh của biểu tượng đă bị xóa sổ bằng một nguyên nhân trừu tượng ; trong cách tiếp cận thứ hai, chính những nguyên nhân trừu tượng dẫn tới sự tái tạo cụ thể trong quá tŕnh vận động của tư duy. V́ thế, Hegel đă rơi vào huyền thoại cho rằng thế giới thực là kết quả của [sự vận động của] tư duy khi nó tự kết tụ lại, tự đào sâu, tự vận động, trong khi đó, phương pháp suy luận đi từ trừu tượng đến cụ thể chỉ là cách chiếm hữu cụ thể bằng tư duy, tái tạo nó như cụ thể của tinh thần.[42]

Xin tạ lỗi những độc giả không quen dùng ngôn ngữ triết của thế kỷ 19, thậm chí của thế kỷ 20, bằng hai thí dụ cụ thể trong hai lĩnh vực khác nhau.

1.       Quả táo rớt trên đầu Newton là một sự kiện cụ thể, là ‘nguồn gốc của cảm nhận và của biểu tượng’. Để cho sự kiện ấy xẩy ra lúc đó, tại đó, như thế, phải hội tụ muôn vàn nguyên nhân. Nhưng từ sự kiện đó Newton lại rút ra được một quy luật vật lư trừu tượng không những giải thích được tốc độ và sức mạnh của quả táo khi nó kư vào đầu ông [cách tiếp cận thứ nhất] mà c̣n giải thích được sự vận động của nhiều vật thể khác nhau kể cả sự vận động của những hành tinh trong hệ thống mặt trời. Điều đó có thể khiến nhiều nhà tư tưởng nghĩ rằng cả vũ trụ hiện hữu chỉ là sự biểu hiện của một nguyên lư có trước và trường tồn gọi là Sự thật khoa học, Thượng Đế (Descartes, Kant, Einstein) hay Ư tưởng (Hegel) [cách tiếp cận thứ hai, rất dễ hiểu khi ta dùng những phương tŕnh toán để tạo những h́nh hài cụ thể nhẩy múa trên Internet].

2.       Trong quyển hồi ức Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng, Vơ Nguyên Giáp có nêu luận điểm sau : thời gian là lực lượng. Thời gian là môi trường tồn tại và hành động của con người. Nó hoàn toàn trung lập. Tự nó, nó không là lực lượng. Đối với mọi người cùng một hoàn cảnh, một giờ là một giờ, ai cũng có như nhau, không ai có thể có hơn ai, dù một giây, một khắc. Thế th́ làm sao thời gian có thể lực lượng ? Nhưng đọc những hồi kư của đại tướng, ta có thể thấy đại tướng đă chứng minh điều đó qua sự nghiệp cầm quân của ḿnh : luôn luôn phải lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Yếu tố đă khiến đại tướng thành công chính là… thời gian. Luận điểm thời gian là lực lượng chính là ‘cách chiếm hữu cụ thể bằng tư duy, tái tạo nó như cụ thể của tinh thần’. Thi dụ, trong một chiến dịch, ta phải dùng một sư đoàn chọi với hai sư đoàn. Nếu hai bên dàn quân ra sống mái một trận, khả năng lớn nhất là ta thua. Nhưng nếu ta biết nhanh chóng tập trung lực lượng, đánh mănh liệt và bất ngờ vào đơn vị yếu nhất của một sư đoàn địch hay cơ quan chỉ huy của nó, làm ră rời tổ chức của nó, quay sang tiêu điệt từng đơn vị, rồi tiếp tục sách lược đó với sư đoàn thứ hai của đối phương, ta có khả năng thắng. Thời gian vật lư của hai bên như nhau, nhưng mỗi bên sử dụng thời gian khác nhau. Bên ít quân, bên yếu về toàn cục lại đông và mạnh hơn địch trong từng trận đánh. Sử dụng thời gian như thế, đương nhiên tùy thuộc cách cảm nhận và phân tích t́nh h́nh cụ thể của con người, không chỉ trong từng trận đánh trên một trận địa, mà ở cả chiến trường, trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, tinh thần, v.v. Quan trọng hơn nữa nó tùy thuộc trí tuệ của cả một nền văn hoá tái sinh trong tư duy của một con người. Trong nghĩa đó, thời gian vật lư chỉ là một khía cạnh của thời gian của con người. Câu thời gian là lực lượng tóm tắt những ư đó : khái niệm lực lượng chỉ có nghĩa trong quan hệ tranh chấp giữa người với người. V́ thế, khái niệm thời gian ở đây không đồng nhất với khái niệm thời gian vật lư trong khoa học[43], nó biểu hiện thời gian của con người và thời gian ấy, ngoài chiều kích vật lư c̣n có chiều kích của sự sống và chiều kích của văn hoá và cả ba đều có tính lịch sử. Trong quan hệ này con người không chỉ vận dụng kiến thức khoa học của ḿnh để xử lư thời gian vật lư một cách chính xác nhất, nó vận dụng toàn bộ năng lực, ư chí và trí tuệ của nó về mọi mặt. Có lẽ, những vấn đề chiến thuật trên, trường quân sự nào cũng dậy. Nhưng cũng có lẽ người Việt là một trong số ít dân tộc thấy rằng ít thắng nhiều, yếu thắng mạnh là chuyện ‘b́nh thường’ : trong lịch sử của họ đă từng có Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trăi.

Câu « Thời gian là tiền bạc », tuy xuất hiện chưa lâu lắm trong văn hoá Châu Âu, cũng là một luận điểm duy vật biện chứng đă trở thành phổ cập trên khắp thế giới. Phải đọc Tư bản luận mới thấy đuợc nó sâu sắc toàn diện tới mức nào.

Đối với tư tưởng Hồ Chí Minh cũng vậy. Hồ Chí Minh không để lại một tác phẩm triết học nào và quyển sách cũng không có điều ǵ giúp ta trực tiếp hiểu cái cốt lơi tư tưởng của ông.

V́ chính họ đă nhiều lần khẳng định rằng trí tuệ của họ dựa vào phương pháp suy luận biện chứng duy vật, nếu ta muốn t́m hiểu cặn kẽ tư tưởng của họ, ta phải t́m hiểu cả hai vế, nhất là vế triết học v́ có nhiều người khác (Stalin hay Mao chẳng hạn) cũng tự xưng là duy vật biện chứng, là đệ tử của tư tưởng Mác-Lênin, đă đựa vào nó để đưa con thuyền cách mạng vô sản trong thế kỷ 20 đến chỗ sập xuồng. Phải như thế may ra mới có thể hiểu nổi một cách sâu sắc nguyên nhân của những thành công, và quan trong hơn nữa cho tương lai, nguyên nhân của những thất bại. Tiếc thay, quyển sách này không đề cập đến vế thứ nhất. Trong vế thứ hai, không phân tích thất bại. Phải chăng v́ hai điều ấy đi đôi với nhau ?

Không hiểu nổi thất bại tư tưởng của ḿnh, chẳng bao giờ t́m ra được con đường dẫn tới thành công. V́ thất bại ấy gắn liền với sự vận dụng phương pháp suy luận biện chứng duy vật, không phân tích đến cùng phương pháp suy luận ấy, không thể hiểu nội thất bại tư tưởng của ḿnh.

Về lư luận, độc giả có thể ngừng đọc quyển sách này ở đây với kết luận : không có ǵ mới, thậm chí không có ǵ cả, về điều được nêu như cốt lơi của tư tưởng Hồ Chí Minh, về phương pháp suy luận biện chứng duy vật. Nhưng đọc nốt quyển sách rất thú vị và bổ ích. Nếu Hồ Chí Minh không để lại bài vở nào đáng kể về triết lư của ông, cách ứng xử và những nhận định của ông về thời cuộc có nhiều bài học quư giá về một phong cách tiếp cận vấn đề rất… biện chứng.

Chương 4 : tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam - Những vấn đề chiến lược và sách lược

Mục thứ nhất và thứ hai trong chương này bàn về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng dân chủ nhân dân (cách mạng dân chủ tư sản dưới quyền lănh đạo của ĐCS) và cách mạng xă hội chủ nghĩa trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Sự khác biệt cơ bản của Hồ Chí Minh đối với những đồng chí của ông trong Quốc tế cộng sản cũng như trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam thời đó là ông đă sớm khẳng định mâu thuẫn giữa đế quốc và dân tộc là mâu thuẫn chính và đưa chủ chương chống đế quốc giải phóng dân tộc thành mục tiêu chính của cách mạng, chủ trương đại đoàn kết đánh thực dân, kể cả đoàn kết với bộ phận yêu nước của giai cấp phong kiến, địa chủ. Ông có nhận định sau :

‘Đảng cộng sản Đông Dương xuất phát từ chỗ giác ngộ phản đế, ghét Pháp từ trước đến nay, nên trong hàng ngũ đảng có những thù gia tử đệ, cựu nho, trung tiểu địa chủ, phú nông, và trung nông ở nông thôn và một số giáo viên, học sinh chữ Pháp và một số tiểu thương, tiểu chủ hay một số con nhà tiểu thương tiểu chủ ở thành thị, cùng với một số thợ xí nghiệp, một số công chức, tổ chức hỗn hợp lại trong một phong trào… Giai cấp công nhân ở Đông Dương đă thành một lực lượng giai cấp nhất định của nó, mặc dầu mới đầu tiên và c̣n yếu ớt… Hai lực lượng ấy hợp lại xây dựng nên Đảng Cộng sản Đông Dương’[44]. Trên cơ sở đó, ông đă ‘Chỉ thị phê phán : Xứ ủy Trung Kỳ, nhất là đồng chí Bí thư ra chỉ thị thanh Đảng viết rơ từng chữ : thanh trừ trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ, như vậy th́ gốc đâu mà đào, xem rễ ở đâu mà trốc, quả là một ư nghĩ mơ hồ, một chỉ thị vơ đoán và là một hành động quàng xiên chi tướng’[45].

Điều được coi như cống hiến tư tưởng của ông là : kết hợp ba cuộc cách mạng ấy, liên tục cách mạng một cách uyển chuyển, phù hợp với t́nh thế khách quan để đi từ giai đoạn này tới giai đoạn sau.

Như đă nói, ông thành công hoàn toàn trong cách mạng giải phóng dân tộc. Ông cũng thành công phần nào trong cuộc cách mạng dân chủ, ở giai đoạn đầu của nó : 1945-1953. Ông đă là người đầu tiên trao lá phiếu cho nhân nhân Việt Nam để họ quyết định tương lai của họ và ông đă ban bố nhiều quyền của nền dân chủ tư sản tại Việt Nam. Chính những điều ấy đă khiến ông tập hợp được những lực lượng cần thiết để chiến thắng thực dân Pháp. Nhưng khi ông bắt đầu cuộc cách mạng xă hội (Cải cách ruộng đất năm 1953) th́ ông bắt đầu mắc sai lầm theo chính ông và các tác giả nhận định. Tiếc thay, vấn đề nay không được phân tích. Ta không hiểu nổi v́ sao phương pháp suy luận đă dẫn tới những thành công rực rỡ, trong trường hợp này, đột nhiên dẫn tới sai lầm.

Mục 3 trong chương này đặc biệt quan trọng : tư tưởng về chủ nghĩa xă hội và con đường tiến lến chủ nghĩa xă hội ở Việt Nam của Hồ Chí Minh.

Ngày nay, trên thế giới không c̣n nước nào thực tế đeo đuổi chuyện xây dựng chủ nghĩa xă hội nữa, kể cả Việt Nam. Chủ nghĩa xă hội, trong cách hiểu và xây dựng nó trong thế kỷ 20, đă phá sản. Điều đó không có nghĩa là giấc mơ xây dựng một xă hội không c̣n người bóc lột người, không c̣n chiến tranh, đă chấm dứt, càng không có nghĩa là phương thức kinh tế xă hội tư bản sẽ vĩnh cửu. Chỉ cần xem những khủng hoảng hiện nay của nó trong mọi lĩnh vực, ngay tại những cường quốc tư bản cũng thấy được. Vậy t́m hiểu quản điểm của một con người cỡ Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xă hội là chuyện rất đáng làm.

Điều nổi bật thứ nhất là ông ư thức rơ ràng :

Cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xă hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta[46].’

Ông có thể nói như Mác và Engels : chưa từng có trong lịch sử của nhân loại. Ở điểm này, ông nhất trí với Mác và Lênin : không có mô h́nh để bắt chước, phải sáng tạo tất cả. Vậy ta không nên trờ đợi ông mô tả một xă hội xă hội chủ nghĩa, nhất là khi ông đánh giá : ‘Chủ nghĩa cộng sản sẽ chưa được thực hiện ở Việt Nam trong ṿng 50 năm tới[47].’ Ta chỉ có thể chờ đợi ở ông, cũng như ở Mác, Engels và Lênin, một vài nguyên tắc chung chung soi sáng con đường họ mày ṃ t́m.

Quyển sách trích 12 ‘định nghĩa’ của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xă hội tại Việt Nam, trong đó ông nhấn mạnh nhiều lần những mục tiêu mà ai cũng có thể tán thành : dân giàu nước mạnh, mọi người được ấm no hạnh phúc, được học hành, v.v. Một lần, có luận điểm : ‘Dân làm chủ’. Không một lần nào nêu : tự do ! Thế th́ có thể duy vật nhưng không biện chứng tí nào. Ai cũng biết Hồ Chí Minh đă chọn Độc lập-Tư do-Hạnh phúc làm khẩu hiệu cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Không hiểu v́ lư do nào khái niệm tự do thiếu vắng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xă hội được tŕnh bày ở đây ? Có điều chắc chắn : không có tự do, không bao giờ có sáng tạo, trong bất cứ lĩnh vực nào của tư duy. Phải chăng v́ vậy mà đọc tới những luận điểm về việc xây dựng chủ nghĩa xă hội ở Việt Nam, độc giả có cảm tưởng nghe lại rất nhiều khẩu hiệu được rêu rao hàng chục năm, chẳng thực hiện được bao nhiêu và cuối cùng dẫn tới khủng hoảng toàn diện trong thập niên 80, dẫn tới sự sụp đổ của nền kinh tế xă hội chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam và sự gia nhập kinh tế thị trường… tư bản. Điều này hoặc có nghĩa là những suy luận ấy hăo, vô tưởng. Hoặc Hồ Chí Minh và những người thừa kế ông đă không lănh đạo thực hiện được như ư muốn. Nếu như thế, đường lối hay thực tiễn xây dựng Đảng, lănh đạo Nhà nước, đào tạo con người mới xă hội chủ nghĩa ắt sai lầm.

Chương 5 : tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, Mặt trận và Nhà nước

Ta gặp lại nhiều luận điểm quen thuộc. Tất nhiên, cũng ca ngợi là chính. Không có điều ǵ giúp ta hiểu v́ sao một đảng chỉ có 5000 đảng viên, trong đó có 1800 đang ở tù, lại giựt được chính quyền năm 1945, rồi chiến thắng hai đế quốc khổng lồ nhưng, khi đă nắm chính quyền, th́ lại tạo ra một chế độ toàn trị không có khả năng tồn tại lâu dài.

Đây là một đề tài quan trọng trong lịch sử của thế kỷ 20. Có lẽ đây cũng là đề tài mà chỉ có người cộng sản, người trong cuộc mới có khả năng phân tích tận gốc.

Ở đây chỉ xin nêu vài nhận xét.

1.       Tất cả các đảng cộng sản trong thế kỷ 19 và 20 đều do trí thức xuất thân tiểu tư sản hay phong kiến sáng lập và lănh đạo. Có lẽ v́ vậy mới có luận điểm : chủ nghĩa xă hội khoa học là sự kết hợp tư tưởng Mác-Lênin với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Câu đó, tự nó nói : tư tưởng Mác-Lênin không h́nh thành trong ḷng giai cấp công nhân, ngay tại các nước tư bản phát triển nhất. Khi người ta (kể cả Mác, Engels và Lênin) khẳng định : chủ nghĩa xă hội là tư tưởng của giai cấp công nhân th́ chúng ta chỉ nên hiểu : tư tưởng của một số người không xuất thân công nhân nhưng ủng hộ chuyện giải phóng giai cấp công nhân khỏi sự bóc lột và muốn dựa vào nó để thực hiện lư tưởng nhân đạo của ḿnh : xây dựng một xă hội không c̣n t́nh trạng người bóc lột người. Trên thực tế, trong thế kỷ 20, không có lănh tụ cộng sản đáng kể nào xuất thân trong giai cấp công nhân.

2.       Mỗi lần một đảng cộng sản tự vô sản hoá ḿnh bằng cách kết nạp ồ ạt đảng viên xuất thân là công nông đều xẩy ra hiên tượng :

·        một hay vài lănh tụ độc tài thống trị đảng về mọi mặt, chủ yếu bằng bạo lực và nguồn sinh nhai

·        đảng độc tài thống trị Nhà Nước và nhân dân về mọi mặt, cũng chủ yếu bằng bạo lực và nguồn sinh nhai

·        đảng và nhà Nước đàn áp trí thức, văn nghệ sĩ

·        cuối cùng đưa tới chế độ toàn trị và sụp đổ

3.       Riêng đối với Việt Nam, giai cấp công nhân, như Hồ Chí Minh nhận định, c̣n trong trạng thái phôi thai, yếu ớt. Với tŕnh độ kiến thức và văn hoá giới hạn của nó, nó có khả năng lănh đạo ai, để làm ǵ, bằng cách nào ? Tất nhiên, tôi bàn về trí tuệ, không bàn về ḷng yêu nước, ư chí đấu tranh, tinh thần bất khuất, tinh thần kỷ luật. Trong những lĩnh vực ấy, có thể giai cấp công nhân hơn đời ở điểm này hay điểm nọ, tuy thế hệ sĩ phu trước đó cũng không đến nỗi tồi ! Nhưng để cho công nông lănh đạo trí thức th́ chỉ có thể đưa đến tiêu diệt trí thức và, do đó, lâu dài sẽ thua kém đời ở mọi mặt, kể cả mặt vũ lực.

Trong chương này, ta có thể đồng ư với nhiều luận điểm của Hồ Chí Minh. Ta chỉ thắc mắc điều nay : ông vừa là lănh tụ của nhà nước, vừa là lănh tụ của ĐCSVN, tại sao ông không thực hiện được những điều ông chủ trương ? Phải chăng v́ trong vấn đề nay - vấn đề quyền lực - ông không biện chứng lắm ?

Trong vấn đề này, mâu thuẫn giữa Lênin và Stalin vào cuối đời Lênin, sau khi cách mạng tháng 10 thành công, rất đáng chú ư. Với tư cách tổng thư kư của đảng (lúc đó, chức vụ này tuy quan trọng cũng chỉ là chức vụ thư kư của ban chấp hành trung ương và Stalin chỉ là một ủy viên tầm thường trong ban chấp hành ấy), Stalin chủ trương kết nạp ồ ạt[48] đảng viên mới để tăng cường lực lượng. Lênin không bằng ḷng : đảng không có khả năng giáo dục một khối lượng người đông như thế để giúp họ trở thành người cách mạng tiên phong, người cộng sản.

 

Chương 6 : tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh

Chương này có nhiều nhận định và luận điểm lư thú về nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thế kỷ 20. Người chủ biên lại là người có thẩm quyền hơn ai hết để đánh giá đóng góp của Hồ Chí Minh vào quá tŕnh h́nh thành nghệ thuật quân sự ấy. Độc giả có thể thấy sự kết hợp giữa tư duy biện chứng duy vật với thực tiễn Việt Nam và thế giới thời ấy đă đưa lại kết quả ǵ : những nhận định, luận điểm, đường lối, chiến lược và sách lược nào. Nhưng, cũng như trong những chương trước, không có điều ǵ giúp độc giả hiểu Hồ Chí Minh đă kết hợp tư duy biện chứng duy vật với thực tiễn như thế nào về mặt lư luận. Điều đó cũng tự nhiên. Cho tới đây, chúng ta vẫn chưa được biết suy luận biện chứng duy vật đối với Hồ Chí Minh hay ít nhất đối với các tác giả là suy luận như thế nào…

 

Chương 7 : tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hoá Hồ Chí Minh

chủ nghĩa Mác là lư tượng mang tính nhân văn cao cả’ ‘mang tính cách mạng và khoa học’, là ‘chủ nghĩa nhân đạo hiện thực’[49]

‘Trong hiện thực xây dựng chủ nghĩa xă hội, một số người , một số tổ chức nhân danh Mác đă làm không đúng tư tưởng của học thuyết Mác hoặc dập khuôn, giáo điều trong vận dụng, đă dẫn đến những tổn thất, những bước lùi lớn trong phong trào cộng sản và công nhân thế giới.’[50]

Trong thời đại khoa học phát triển mănh liệt chưa từng thấy, mang lại vô vàn thành quả rực rỡ, đọc những luận điểm trên, ta có thể chưng hửng. Nếu chủ nghĩa Mác-Lênin là khoa học, tại sao vận dụng nó có thể dẫn tới thất bại ?

Trong tất cả những lĩnh vực của sự hiểu biết, cho tới gần đây, triết học là môn duy nhất lấy bản thân khả năng hiểu biết của con người làm đề tài nghiên cứu, suy luận, khai sinh ra môn triết lư về sự hiểu biết[51] (épistémologie). Điều này cũng chỉ đúng với một số rất ít triết gia Tây Âu, nhiều người khác không quan tâm đến.

Những hướng t́m hiểu chính dựa vào : logíc h́nh thức, lôgíc biện chứng, tâm lư học (kể cả vô thức) và triết học.

Lôgíc h́nh thức là nền tảng của tư duy khoa học trong những môn khoa học ‘chính xác’. Ở Tây Âu, từ thế kỷ 17 cho tới nay, có nhiều triết gia, đồng thời là những nhà khoa học lớn hay có kiến thức khoa học ngang tầm thời đại của họ, thường xuyên dùng kiến thức khoa học của ḿnh để kiểm soát tư duy triết học và dùng tư duy triết học để chất vấn kiến thức khoa học. Ở ta hoàn toàn không có truyền thống đó. Bốn hệ tư tưởng lớn nhất có mặt tại Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20, Khổng, Phật, Lăo, Ky Tô giáo, đều không có nội dung đó. Chúng tập trung dậy con người một cách ứng xử với đời, với xă hội, với bản thân. Chúng không sản sinh ra được một điều ǵ đáng kể về nền tảng của tư duy khoa học. Do đó, đối với khá nhiều người Việt Nam, khái niệm khoa học đôi khi mang chút sắc thái tôn giáo, có thể ghép lung tung với mọi lĩnh vực của sự hiểu biết. Một điều đáng chú ư : trong thế kỷ 20, chủ nghĩa Mác-Lênin chiến thắng ở những nước chậm tiến, lạc hậu, với tŕnh độ dân trí rất thấp về mặt khoa học phổ thông và, cuối cùng, đều biến thành một loại tôn giáo vô thần, càng khoe khoang tính khoa học bao nhiêu, càng sai lầm bấy nhiêu.

Trong quyển sách này, khái niệm khoa học cũng được dùng như thế. Độc giả bị phán : tư tưởng Mác-Lênin là khoa học. Nhưng quyển sách không có điều ǵ giúp độc giả hiểu nó khoa học ở chỗ nào !

Phải công nhận, đây là vấn đề tranh luận gai góc, chưa ngă ngũ. Nó bắt nguồn từ những cuộc tranh luận của thế kỷ 19 về khoa học. Mác và Engels rất quư trọng khoa học và, như nhiều nhà tư tưởng thời đó, luôn luôn theo rơi sự phát triển của khoa học trong mọi lĩnh vực. Khác biệt lớn của họ tập trung ở một điểm : họ cho rằng lôgíc biện chứng duy vật của họ có thể làm nền tảng cho suy luận khoa học trong mọi lĩnh vực của sự hiểu biết, khoa học tự nhiên cũng như khoa học xă hội và nhân văn. Họ đă để lại nhiều tác phẩm giá trị về khoa học xă hội và nhân văn, ảnh hưởng lớn vào lịch sử thế giới suốt thế kỷ 20. Nhưng họ không để lại một tác phẩm hoàn chỉnh nào về khoa học tự nhiên. Engels bỏ mười năm để viết quyển Biện chứng của tự nhiên để chứng minh rằng bản thân tự nhiên vận động theo những quy luật của phép biện chứng. Ông bàn rất nhiều, rất hay về lịch sử của những khái niệm khoa học trong các môn toán, vật lư, hoá. Nhưng ông không hoàn thành quyển sách và, với môn sinh học, ông thừa nhận : chưa nên bàn tới tính biện chứng trong lĩnh vực này. Quan trọng hơn cả, Mác và Engels không để lại một tác phẩm nào tŕnh bày một cách hệ thống lôgíc biện chứng duy vật là ǵ và hơn lôgíc h́nh thức ở đâu, như thế nào, v́ sao ! Nếu lôgíc biện chứng có thể làm nền tảng cho tư duy khoa học th́, ít nhất, nó phải vượt lôgíc h́nh thức trong nghĩa biện chứng tức là nó phải hơn, phải bao gồm lôgíc h́nh thức với những thành quả của nó như thuyết tương đối của Einstein vượt học thuyết của Newton : vừa khẳng định những thành tựu giới hạn của Newton, vừa phủ định nó để mở đường cho một tri thức vật lư sâu rộng hơn về vũ trụ. Đây là đề tài đă từng ám ảnh E. Schrödinger[52]. Ông công nhận lôgíc h́nh thức bế tắc trong chuyện giải thích khả năng hiểu biết của con người và sẵn sàng lĩnh hội một loại lôgíc khác với điều kiện : ít nhất, nó phải phù hợp với kiến thức khoa học đương đại đă được thực tiễn kiểm nghiệm.

Ngày nay, suy luận biện chứng hoàn toàn không cần thiết để tiếp thu kiến thức trong những môn khoa học chính xác. Tuy vậy, một số nhà bác học trong những môn này và trong lĩnh vực sinh học vẫn t́m hiểu tư duy biện chứng để hiểu bản thân khả năng hiểu biết của ḿnh[53] ! Trong ngành sinh học, người ta chủ yếu vận dụng học thuyết của Darwin mà Mác và Engels đánh giá là biện chứng. Suốt thế kỷ 20 tại các nước tư bản, lôgíc h́nh thức cũng đă được vận dụng rộng răi, kết hợp với toán và thống kê, trong những môn khoa học xă hội và nhân văn. Kết quả ngoạn mục : trong bất cứ môn nào cũng có vô vàn trường phái tranh luận với nhau và không bao giờ dẫn tới một sự nhất trí nào, không bao giờ ngă ngũ, không bao giờ để lại một kiến thức khoa học vững bền như trong lĩnh vực vật lư và sinh học. Phải chăng lôgíc h́nh thức không thích hợp với những lĩnh vực hiểu biết này ? Đây là đề tài c̣n đang tranh luận. Tiếc thay, các đảng cộng sản thành lập trong thế kỷ 20 đă mất khả năng tranh luận từ lâu. Xét cho cùng, chủ nghĩa tư bản đă thắng nhờ ở trí tuệ : nó không chỉ thành công lớn trong khoa học, kỹ thuật, kinh tế, nó đă có khả năng tranh luận thắng lợi về ư thức hệ với các đảng cộng sản cầm quyền ở các nước xă hội chủ nghĩa và các đảng cộng sản ngay trong ḷng nó. Chỉ coi lịch sử đảng cộng sản Pháp cũng thấy. Sau thế chiến thứ hai, đó là đảng lớn nhất ở Pháp. Rất nhiều trí thức gia nhập đảng hoặc làm bạn đường. Chỉ 20 năm sau, một số lớn đă bỏ đi. Ngày nay, nó chỉ c̣n là một đảng nhỏ, rất ít khả năng lôi cuốn trí thức, thậm chí lôi cuốn công nhân Pháp. Nó đă thua, kể cả về mặt trí tuệ và đạo đức.

‘sự kết hợp ḷng nhân ái vốn có trong truyền thống văn hoá Việt Nam với tư tưởng nhân nghĩa nhân văn phương Đông ; với tư tưởng « bác ái » giải phóng con người khỏi thần quyền và quân quyền của chủ nghĩa nhân văn phương Tây, đặc biệt là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản’[54]

Trước hết, người xem đạo đức cách mạng là cái gốc, là nền tảng của người cách mạng[55] nhưng ‘không coi nhẹ tài năng’ : ‘Có tài mà không có đức là hỏng. Có đức mà chỉ i tờ th́ dậy thế nào ?’[56]

Một nội dung quan trọng trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là chống chủ nghĩa cá nhân.

Trong học thuyết của Mác, một nhiệm vụ lịch sử của chủ nghĩa tư bản là : triệt để cắt đứt sợi nhau buộc con người vào bộ lạc nguyên thủy (và sau này vào những cộng đồng khác) tạo ra con người cá nhân tự chủ tự do. Chính v́ nó là chủ duy nhất của thân xác nó và là người tự do, nó có quyền mang thân xác ấy ra thị trường lao động để bán, và bán qua một hợp đồng lao động giữa hai con người tự do và b́nh đẳng trước pháp luật (người mua và người bán)[57]. Trong sự trao đổi ấy, không hề có sự lừa lọc : người lao động bán sức lao động của ḿnh với đúng giá trị của nó. Nhưng có sự áp bức : người lao động, v́ không làm chủ phương tiện sản xuất, bắt buộc phải bán sức lao động của ḿnh mới có quyền sinh nhai, mới có khả năng tồn tại. Quá tŕnh bóc lột chỉ bắt đầu sau sự mua bán tự do và b́nh đẳng kia. Chính v́ người lao động trong phương thức sản xuất tư bản đă đạt tới mức cá nhân tự chủ và tự do mà nó có thể phát triển trí tuệ của nó không những để lật đổ chế độ tư bản mà c̣n để sáng tạo chế độ xă hội chủ nghĩa. Cả lư tưởng lẫn học thuyết của Mác đều nhắm mục tiêu chấm dứt sự áp bức bóc lột kia để con người cá nhân tự chủ và tự do đó có thể phát huy hết những khả năng riêng của chính ḿnh, cùng người khác sáng tạo một cách có ư thức và trong t́nh người một thế giới nhân bản. Mác không chống chủ nghĩa cá nhân trong nghĩa : xoá bỏ cá tính của con người. Ông chống chủ nghĩa cá nhân tư sản (individualisme bourgeois) trong nghĩa : quan điểm con người là cá thể hoàn toàn độc lập (một hạt nhân) v́ ông khẳng định rằng con người là toàn bộ những quan hệ xă hội của nó. Dĩ nhiên, những quan hệ xă hội đó, trong một thời đại, có những nét chung, nhưng ở từng con người, chúng hiện hữu một cách cá biệt v́ đó là những con người cụ thể. V́ thế, trong ngôn ngữ biện chứng, người ta luôn nhấn mạnh đến thể thống nhất của những cực đối lập : riêng-chung, cụ thể-tŕu tượng, v.v.

Ở Việt Nam thời đó, loại người như thế chẳng có bao nhiêu. Đại bộ phận c̣n sống và suy luận trong những quan hệ cộng đồng truyền thống : gia đ́nh, họ hàng, gia tộc, làng xóm, đồng hương, đồng hội, v.v. Vậy, chống chủ nghĩa cá nhân ở đây là chống cái ǵ, để đi tới đâu ? Chống đầu óc ích kỷ thông thường để trực tiếp biến thành con người mới xă hội chủ nghĩa, con người vừa có cá tính đầy đủ nhưng lại biết hợp tác với nhau trong sự đồng thuận tự do để xây dựng một xă hội không c̣n người bóc lột người. Phải chăng đây là chuyện hoàn toàn huyễn hoặc ? Không nhất thiết. Con người có khả năng học hỏi và tiến bộ phi thường, nhất là trong những hoàn cảnh đặc biệt, như trong chiến tranh chẳng hạn. Thực tế cho thấy : một em bé chăn trầu có thể trở thành một nhà toán học có tầm cỡ trong thế kỷ 20. Nhưng ngược lại, nó cũng có khả năng ù ĺ, thối lui hay tha hoá phi thường. Tinh thần vị tha, hi sinh, dũng cảm của người cộng sản trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền và sự biến chất nhanh chóng của các đảng cộng sản sau khi nắm được chính quyền minh hoạ cả hai điều đó. Trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền có thể có một h́nh thái kỷ luật tự giác nào đó, có thể có tranh luận dân chủ và hành động tập trung như Lênin mong ước và đă thực hiện được phần nào. Ở Việt Nam c̣n đậm đà hơn : tuy Hồ Chí Minh đă bị Quốc tế cộng sản kết án hữu khuynh khi ông thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1930), mất chức tổng thư kư và bị bỏ xó, ông vẫn được những đồng chí của ông bầu làm thành viên của đoàn đại biểu của Đảng cộng sản Đông Dương.

Sau khi nắm chính quyền, cho tới nay, tất cả những đảng cộng sản đều gài vào guồng máy của họ những quan hệ của xă hội cũ, chỉ c̣n kỷ luật bè phái, tranh chấp, tiêu diệt lẫn nhau để, cuối cùng, đi tới tôn thờ một hay vài cá nhân. Suy tôn chủ nghĩa cá nhân đến thế là cùng ! Với suy luận biện chứng duy vật, hai khả năng kia đều hiện thực. Thực tế, trong lịch sử của thế kỷ 20, tùy lúc, tùy chuyện, cũng vậy.

 

Chương 8 : Về phương pháp luận Hồ Chí Minh

Đây là chương cốt lơi trong mục đích chứng minh rằng 

phương pháp luận Mác-Lênin, được Hồ Chí Minh tiếp thu, đă có sự bổ sung, phát triển, mang những đặc trưng mới, độc đáo của Hồ Chí Minh[58]

Quyển sách nêu những điểm sau.

1.      quan điểm thực tiễn và nguyên tắc thống nhất lư luận và thực tiễn.

Điều này đă có sẵn trong học thuyết Mác-Lênin và được Lênin nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Nó là một luận điểm cơ bản của 11 Luận đề về Feuerbach của Mác.

2.      Nguyên tắc toàn diện, hệ thống và trọng điểm, thiết thực.

Nguyên tác toàn diện, hệ thống đă có sẵn có trong tư tưởng Mác-Lênin. Không ǵ toàn diện hơn một t́nh h́nh cụ thể và tư duy biện chứng chỉ là ‘phân tích cụ thể một t́nh cụ thể ‘.

Trọng điểm : trong những phân tích của Mác về lịch sử Pháp thời ông đă có nhiều ví dụ. Về triết học, có lẽ mượn của Mao khái niệm mâu thuẫn chínhmâu thuẫn phụ. Thiết thực : chính trị gia kha khá đều vậy.

3.      Phát hiện mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn với phương thức, phương pháp phù hợp có hiệu quả nhất.

Trong vấn đề này, Lênin đúng là bực thầy. Không hiểu Hồ Chí Minh có mượn của Mao những khái niệm mâu thuẫn đối khángmâu thuẫn không đối kháng không[59] ? Đă có lúc cán bộ của Đảng cộng sản Việt Nam thuộc như cháo và áp dụng khá khủng khiếp những quan điểm ấy trong những đợt đàn áp nhân dân, trí thức và thanh trừng nội bộ.

4.      Quan điểm phát triển, đổi mới, hướng về cái mới

Không có ǵ mới so với tư tưởng Mác-Lênin. Chính trị gia Pháp lải nhải đă 20 năm nay.

5.      Quan điểm về con người về nhân dân

Tất cả v́ con người và do con người ; tất cả v́ dân và do dân ; con người là vốn quư nhất, là lực lượng to lớn nhất’

Mọi nhà cách mạng, kể cả tư sản, đều tuyên bố như thế và cũng có nhiều người không cộng sản sống và hành động như thế thực.

Ngày nay, những tay quản lư nhân sự trong các hăng tư bản đều tuyên bố : con người là vốn quư nhất. Họ có lư. Điều duy nhất đáng bàn là : con người là vốn của ai ? Điều này, quyển sách không bàn. Do đó, nó không Macxít, không duy vật biện chứng.

6.      Giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc với giai cấp.

Quả là một đóng góp độc đáo về đường lối chính trị, chiến lược và sách lược. Nhưng có lúc đúng (Mặt trận Việt Minh) có lúc sai (cải cách ruộng đất, đàn áp trí thức, thanh trừng nội bộ). Có lúc chỉ là h́nh thức, giáo điều : giai cấp công nhân lănh đạo, chỉ cần nh́n thành phần lănh đạo của ĐCSVN cũng đủ thấy. Nhưng coi đó là một sự phát triển độc đáo về phép biện chứng duy vật th́ hơi lạ.

7.      Dĩ bất biến ứng vạn biến

Được diễn giải như sau : giữ vững mục tiêu chiến lược (ở đây c̣n gọi là ‘chân lư vĩnh hằng’, thí dụ như : ‘Nước ta là một, dân tộc ta là một’), nhưng hành xự th́ linh hoạt. Không cần học phép biện chứng duy vật, những nhà chính trị giỏi đều biết điều ấy. Ở Đức chẳng hạn, những lănh tụ tư bản cũng biết thống nhất nước họ qua một quá tŕnh tranh đấu rất linh hoạt kéo dài hàng chục năm và không bỏ lỡ thời cơ khi nó xuất hiện.

Trong chương này, nhận xét hay nhất, có khả năng phát triển hay làm sáng tỏ triết lư biện chứng duy vật là một câu hỏi :

‘Phải chăng, phương pháp tư duy, phương pháp xem xét và hành động của Người đă kết hợp tính cách nặng về lư tính và sự phân tích khoa học của tư duy phương Tây và tính cách nặng về cảm tính, trực giác, tổng hợp của tư duy phương Đông và của Việt Nam.[60]

Khái niệm phân tích khoa học ở đây được dùng trong nghĩa khá phổ biến ở Việt Nam, như khi người ta tuyên bố : thời đại này là thời đại của tư duy phân tích khoa học. Trong triết học Tây Âu, ít khi có ai bàn về phân tích mà không bàn về tổng hợp. Mác và Engels cũng để lại nhiều nhận xét sâu sắc về quan hệ biện chứng giữa phân tích và tổng hợp, cụ thể và trừu tượng, v.v. mà Hồ Chí Minh chắc đă đọc qua. Nếu ông theo tư tưởng Mác-Lênin th́ không có vấn đề kết hợp tư duy phân tích của Tây Âu với tư duy tổng hợp của phương Đông. Lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia thế nào được ! Nhưng vị trí của cảm giác và trực giác trong quá tŕnh h́nh thành tư duy và kiến thức đúng là một vấn đề lớn trong triết lư biện chứng duy vật. Mác đă bàn đến khá nhiều, tuy không mạch lạc lắm, trong giai đoạn ông sáng tạo phương pháp suy luận biện chứng duy vật[61]. Tới cuối đời ḿnh, Trần Đức Thảo vẫn t́m hiểu vấn đề này. Ngày nay đó cũng là một nội dung cơ bản trong các môn khoa học về sự hiểu biết.

Phần 3 của quyển sách bàn về chuyện vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào t́nh h́nh thế giới và Việt Nam ngày nay.

Bài này chỉ có tham vọng t́m hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh qua nghiên cứu của các tác giả, nên ngưng ở đây.

Tổng kết

Các tác giả cho ta biết : cốt lơi tư tưởng Hồ Chí Minh là triết lư biện chứng duy vật. Hồ Chí Minh đă kết hợp nhuần nhuyễn triết lư ấy với tinh hoa của nhiều văn hoá phương Đông và phương Tây, với thực tiễn Việt Nam và thế giới thời ông, góp phần bổ sung và phát triển nó. Nhưng ta không tài nào hiểu được triết lư biện chứng duy vật là ǵ v́ Mác, Engels, Lênin và ông đều không để lại một tác phẩm tŕnh bày triết lư đó một cách hoàn hảo, có hệ thống. Do đó ta cũng không hiểu được Hồ Chí Minh đă kết hợp như thế nào những điều trên. Ta chỉ biết kết quả của sự kết hợp đó qua những chủ trương, đường lối, chiến lược và sách lược trong nhiều lĩnh vực, nhiều hoàn cảnh khác nhau, qua một phong cách sống và ứng xử. Thế thôi. Như vậy, có thể giải thích được một số sự kiện của quá khứ, chẳng thế giải quyết được những vấn đề của hiện tại.

Hồ Chí Minh là một nhân vật lỗi lạc đă để dấu ấn của ḿnh trong lịch sử nhân loại của thế kỷ 20. Con người như thế chắc chắn có một phương pháp suy luận vững vàng, hữu hiệu. T́m hiểu phương pháp suy luận ấy một cách gián tiếp xuyên qua những văn bản ông để lại, xuyên qua cách ứng xử của ông trong những vấn đề, hoàn cảnh và t́nh huống khác nhau trong cuộc đời của ông, xuyên qua phong cách sống của ông, có thể giúp ta làm sáng tỏ thêm triết lư biện chứng duy vật hay, ít nhất, cách ông hiểu nó. Tiếc thay, quyển sách này không làm điều đó. Tuy nó nêu nhiều vấn đề quan trọng, độc giả luôn luôn có cảm tưởng đang đọc một bản liệt kê những lời ca ngợi Hồ Chí Minh về mọi mặt.

‘Đảng [cầm quyền] lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng’.

Ba năm sau khi nó chào đời, quyển sách này được tái bản với 2540 bản. Con số đó, tự nó, rất ư nghĩa. Có lẽ, ngay cả đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam cũng không có mấy ai đọc. Thật đáng tiếc. Kinh tế thị trường tư bản lợi hại thật. Guồng máy Đảng lợi hại thật.

© Phan Huy Đường, 2001



[1] tr. 9-10.

[2] tr. 66.

[3] tr 45.

[4] tr. 70-71. Trong bài này, những đoạn trích có gạch ở dưới là do Trần Đạo nhất mạnh.

[5] Chiến trường Việt Nam là nơi Mỹ đă sử dụng B52 nhiều nhất, trút một khối lượng bom lớn nhất, tương đương với 70 trái bom nguyên tử Hiroshima. Cũng là nơi Mỹ tiến hành chiến tranh hoá học lớn nhất. Và là nơi Mỹ sử dụng lần đầu tiên những kỹ thuật như bom bi, bom điều khiển bằng laser, v.v. Đây cũng là nơi Mỹ vận dụng triệt để những phương pháp đấu tranh tâm lư và tuyên truyền dựa vào kiến thức của các đại học và các cơ quan nghiên cứu chiến tranh tâm lư của Mỹ. Mỹ cũng đă xây dựng được, trong một khoảng thời gian kỷ lục, một chánh quyền, một quân đội bản xứ khổng lồ, và những từng lớp xă hội gắn bó với nó cả về mặt quyền lợi lẫn mặt ư thức hệ.

[6] tr. 20-21.

[7] tr. 22.

[8] tr. 23.

[9] Vietnam, du confucianisme au communisme, Trinh Văn Thao, L’Harmattan, Paris 1990. Tr. 141-142.

[10] Mác có linh cảm điều này khi ông nói tới phương thức sản xuất Á đông. Nhưng ông không đào sâu vấn đề này.

[11] Tr. 47.

[12] Tr. 48.

[13] Tr. 64, 65.

[14] Tr. 65.

[15] La doctrine matérialiste qui veut que les hommes soient des produits des circonstances et de l'éducation, que, par conséquent, des hommes transformés soient des produits d'autres circonstances et d'une éducation modifiée, oublie que ce sont précisément les hommes qui transforment les circonstances et que l'éducateur a lui-même besoin d'être éduqué. Ludwig Feuerbach et la fin de la philosophie classique allemance, Éditions Sociales, 1970.

[16] Tr. 52.

[17] Năm 1978, về Hà Nội, tôi t́nh cờ gặp ông Nguyễn Khắc Viện. Tôi vốn quư trọng ông v́ đóng góp to lớn của ông trong việc tổ chức và tham gia dịch văn chương Việt Nam và giới thiệu nó cho thế giới. Tôi lại được biết ông rất sành lư luận biện chứng. Tôi nêu với ông đôi điều tôi thắc mắc về chế độ qua vài điều mắt thấy tai nghe. Ông khuyên đại khái : về nước cũng như về nhà, gặp phải cha mẹ khó tính th́ nên nhẫn nhục. Tôi sững sờ không hiểu nổi suy luận nào có thể khiến tôi coi những ông quan cộng sản lớn nhỏ mà tôi đă gặp như cha mẹ tôi. Điều chắc chắn đối với tôi : không có ǵ duy vật biện chứng cả.

[18] tr. 79.

[19] tr. 82.

[20] Tr. 86, 87.

[21] Tr. 89.

[22] Tr. 90.

[23] Tr. 90-91.

[24] Dân Việt đă có câu hài hước : mỗi lần thanh lọc Đảng, xă hội sạch sẽ thêm.

[25] Tr. 91.

[26] Engels đánh giá tư tưởng của Phật thuộc mạch tư duy biện chứng.

[27] Không kể thế giới vi mô của vật lư lượng tử và thế giới vĩ mô của lư thuyết tương đối

[28] Phần sau này, chẳng mấy ai c̣n nhớ tới, ngoài những người chuyên môn môn triết học.

[29] Trong những lĩnh vực này, nó cũng chỉ tiếp tục sự bế tắc cố hữu của nó : không giải thích được khả năng hiểu biết thế giới vật chất của con người. C̣n kiến thức đó có giá trị thực tiễn hay không, nó chứng minh bằng… hành động ! Về khái niệm thời gian, một khái niệm gốc trong triết học, nhà vật lư Etienne Klein đă có nhận định lư thú này : « elle [la physique] n’essaie pas de résoudre la question de la « nature » du temps […] De fait, les physiciens sont parvenus à en faire un concept opératoire sans être capables de le définir précisément. » Le temps, son cours et sa flèche, Université de tous les savoirs, Qu’est-ce l’univers ? Nxb Odile Jacob, Paris 2001. Vật lư không t́m cách giải quyết vấn đề ‘bản chất’ của thời gian. Trong thực tế, những nhà vật lư đă khiến được thời gian thành một khái niệm khả dụng mặc dù họ không định nghĩa được nó một cách chính xác. [Như Engels đă từng nhận định, nhà khoa học có thể hoài nghi phương pháp suy luận biện chứng nhưng vẫn ứng xử công việc của ḿnh một cách rất biện chứng !]

[30] Nhờ sự phát triển của kỹ thuật, nó đóng góp rất lớn vào sự hiểu biết về cơ sở vật chất của sự sống và của tư duy, nhưng để hiểu biết bản thân sự sống, người ta thường lấy học thuyết của Darwin làm nền tảng và học thuyết đó có nhiều khái niệm và phương pháp suy luận không thể diễn đạt được bằng lôgíc h́nh thức, bằng ngôn ngữ toán.

[31] Chưa bao giời sự vận động của xă hội loài người, trong mọi lĩnh vực, ở một nước cũng như ở mức toàn cầu, lại có vẻ hỗn độn, khó hiểu như hiện nay. Chưa bao giờ thế giới quan tôn giáo, chủng tộc, vừa phi khoa học vừa phi biện chứng lại phát triển mănh liệt như hiện nay trên khắp thế giới kể cả ở Mỹ và Châu Âu.

[32] H́nh như cụm từ này là sáng tác của Stalin.

[33] L’idéologie allemande

[34] Misère de la philosophie

[35] Contribution à la critique de l’économie politique

[36] Dialectique de la Nature

[37] Ludwig Feuerbach et la fin de la philosophie classique allemande

[38] Điều này dễ hiểu. Khi ta muốn tranh luận thực thà với người khác, ta phải cố gắng hiểu họ trong môi trường tư duy của họ, ta phải đặt vấn đề như họ đặt. Nhưng, như ta biết, cách đặt vấn đề chi phối cách trả lời vấn đề ! Một lúc nào đó, phải đặt lại vấn đề ! Điều Mác đă làm khi thảo 11 luận đề về Feurbach, điều Engels không làm trong quyển sách này, tiếc thay.

[39] Matérialisme et empiriocriticisme

[40] Nobel vật lư. Một trong những người sáng lập môn vật lư lượng tử.

[41] Tôi rất ngại dùng những khái niệm mà bản thân tôi không định nghĩa nổi. V́ thế, tôi đă cố gắng định nghĩa suy luận biện chứng là ǵ đối với tôi trong một quyển sách, Penser librement [Nxb Chronique sociale, Lyon, 2000], thử xem ứng dụng nó để tiếp cận khoa học, sinh học và nhân văn có thể giúp ta hiểu, cảm, quư trọng đôi điều trong thân phận làm người hôm nay hay không. Hoặc gạt bỏ những kiến thức và niềm tin tai hại của chính ta trong những lĩnh vực khác nhau của tư duy.

[42] Le concret est concret parce qu'il est le rassemblement de multiples déterminations, donc unité de la diversité. C'est pourquoi il apparaît dans la pensée comme procès de rassemblement, comme résultat, non comme point de départ, bien qu'il soit le point de départ réel et par suite le point de départ de l'intuition et de la représentation. Dans la première démarche la plénitude de la représentation a été volatilisé en une détermination abstraite; dans la seconde ce sont les déterminations abstraites qui mène à la reproduction du concret au cours du cheminement de la pensée. C'est pourquoi Hegel est tombé dans l'illusion qui consiste à concevoir le réel comme le résultat de la pensée qui se rassemble en soi, s'approfondit en soi, se meut à partir de soi-même, alors que la méthode qui consiste à s'élever de l'abstrait au concret n'est que la manière pour la pensée de s'approprier le concret, de le reproduire en tant que concret de l'esprit. Mác, Engels, Etudes philosophiques, Editions sociales 1974. Tr. 103.

(Trong cuộc viếng thăm Pháp, thủ tướng Phạm Văn Đồng đă khiến nhiều nhà báo mê hồn với lời phát biểu : nous sommes unis dans la diversité [Theo trí nhớ rất tồi của tôi]. Không hiểu, khi phát biểu, ông có nghĩ tới đoạn văn này của Mác hay không ?)

[43] Tuy nó không thể độc lập với thời gian vật lư v́, muốn ǵ th́ muốn, phải có một khoảng thời gian nhất định (tối thiểu và tối đa) để làm. Biện chứng ở chỗ này : làm được trong khoảng thời gian đó th́ thành công, không làm được th́ thất bại. Văn hoá cổ truyền của người Việt gọi khoảng thời gian đó là thời cơ. Thú vị thay, trong hệ tư tưởng đó, khái niệm thời cơ là thể thống nhất mâu thuẫn giữ Thiên thời, Địa lợiNhân hoà. Đọc Tam quốc chí hay Đông Châu liệt quốc cũng đủ thấy. Hết sức Đông phương, hết sức duy vật biện chứng, hết sức Mác-Lênin !

[44] Tr. 113.

[45] Tr 113.

[46] Tr. 135.

[47] Tr. 135.

[48] Hai hay ba triệu đảng viên. [Theo trí nhớ rất tồi của tôi].

[49] Tr. 266,267.

[50] Tr. 269

[51] Khoảng thập niên 1980, khoa học về sự hiểu biết (sciences cognitives) ra đời. Người ta bắt đầu nghiên cứu vấn đề này một cách tổng hợp, dựa vào nhiều môn khác nhau trong đó có thể kể : vật lư, hoá học, sinh học, ngôn ngữ học, tâm lư học và… triết học !

[52] L’esprit et la matière, Seuil, Paris 1990. Nguyên tác tiếng anh : Mind and matter, Cambridge University Press, 1958.

[53] Sciences et dialectiques de la nature (Những khoa học và những biện chứng của tự nhiên). La Dispute, Paris, 1998. Sáu bác học trong khoa học chính xác và sinh học (có một Nobel mới đây về vật lư lượng tử) và một triết gia thảo luận với nhau về tư duy biện chứng. Triết gia không phải là người duy nhất tin tưởng ở tư duy biện chứng ! Nhà khoa học không tin tưởng ǵ về phép biện chứng vẫn có nhu cầu thảo luận với người suy luận khác ḿnh. Ở điều này, chế độ dân chủ tư sản hơn bứt chế độ dân chủ xă hội chủ nghĩa hiện thực của thế kỷ 20 : dù muốn hay không, nó đă chấp nhận tranh luận. Nó đă thắng v́ đối thủ quá tồi : ngoài chuyện chống bất công và chống tính phi nhân đạo của nó (phần thành công của phong trào cộng sản trong thế kỷ 20), những người cộng sản của thế kỷ 20 không mang lại điều ǵ hơn những điều nó đă mang lại cho loài người. Ngược lại !

[54] Tr. 270

[55] Tr. 280

[56] Tr. 281

[57] Nô lệ hay nông nô hoàn toàn không có quyền đó.

[58] Tr. 305.

[59] Tôi có b́nh luận về quan điểm này trong quyển Vẫy gọi nhau làm người, trong đó tôi đă nêu ư : Mao Trạch Đông đă thu quan hệ giữa người với người thành quan hệ giữa thú với thú.

[60] Tr. 305.

[61] những mảnh văn bản c̣n lại của tác phẩm Mác viết chung với Engels năm 1844-1845, những ghi chú chuẩn bị cho quyển Góp phần phê phán kinh tế chính trị học.