EKhanhTruong

Ê, Khánh Trường

Hợp Lưu – 67, 2002/10-11

 

Ông c̣n nhớ ḿnh quen nhau như thế nào không ? Chắc không. Trong cuộc đời sóng gió của ông, chi tiết này quá vụn vặt.

Hôm nay, tôi nhớ. Đọc bản thảo bài Tổng quan Hợp Lưu 12 năm của Trần Vũ, tôi bỗng thèm uống với ông vài ly rượu đỏ.

Đáng lẽ chúng ta chẳng thể quen nhau, ông, một người Việt di tản qua Mỹ, và tôi, một Việt kiều tại Pháp đă từng ủng hộ hết ḿnh MTDTGPMNVN và VNDCCH trong suốt đời thanh niên của ḿnh.

Đáng lẽ chúng ta phải quen nhau sớm hơn nhiều, ông, người sáng lập Hợp Lưu, và tôi, người không quên được tiếng Việt.

Trưa hôm đó, tôi ghé quán Monge ở Paris để húp bát phở, bát ḿ, bát ǵ ǵ đó. Có mấy bạn trong ban biên tập Diễn Đàn đang ngồi đó. Tôi tạp vào. Câu chuyện : Hợp Lưu mời Diễn Đàn làm chủ biên một số Hợp Lưu và ngược lại. Tôi thấy hay hay. Trên đời này lại có một tập san của người Việt di tản ở Mỹ mời những người có tiếng là cộng sản[1] làm chủ biên một số báo của ḿnh ! Tôi chưa hề đọc một số Hợp Lưu. Nhưng bạn tôi ưng thuận hợp tác và tôi tin bạn tôi minh mẫn. Chị Thụy Khuê giới thiệu 2 hay 3 số đầu của Hợp Lưu. Tôi lướt nh́n, bỗng chựng lại. Có bài Nguyễn Huy Thiệp, thời điểm của câu hỏi, thời điểm của con người của Trần Đạo. Trần Đạo là bút hiệu của tôi. Bài đó, tôi viết để đáp ứng yêu cầu của Trương Hồng Quang cho tờ Đối Thoại ở Cộng Hoà Dân Chủ Đức.

Tôi hỏi Thụy Khuê : Hợp Lưu lấy bài này ở đâu ? Sao chưa xin phép tác giả mà dám đăng ?

Thụy Khuê trả lời : để tôi hỏi lại Khánh Trường.

Đó là lần đầu tiên tôi nghe tới tên Khánh Trường.

Ít lâu sau, tôi nhận được thư ông giải thích : ông qua Đức (lúc đó không c̣n la CHDC nữa), vớ được bài này, thấy muốn đăng lại, đă hai lần gửi thư xin phép Đối Thoại, nhưng không được trả lời[2] nên đăng càn. Và ông mời tôi cộng tác với Hợp Lưu.

Không hiểu v́ sao tôi xuôi ḷng ngay. V́ ông là người biết và dám làm càn v́ văn học, nghệ thuật, văn chương ? Tôi cảm ơn ông đă đăng bài ấy và, sau đó, gửi bài vở cho Hợp Lưu.

Thuở đó, có lúc tôi phân vân : phải chăng văn chương, văn học là cái chợ trời vượt mọi biên giới lănh thổ, chính trị, ư thức hệ ? Trong nước, Trần Độ đăng lại bài Tướng về hưu, một tác phẩm có tính nghệ thuật của tôi. Ở Mỹ, Khánh Trường đăng lại bài trên. Lạ thật.

Qua ông, tôi quen Trần Vũ. Qua Trần Vũ tôi quen Mai Ninh, Nam Dao, và nhiều bạn khác.

Nhờ ông một phần, quyển Vẫy gọi nhau làm người của tôi được xuất bản.

Tôi đọc truyện ngắn của ông. Tôi sững sờ. Văn chương đích thực. Tôi dịch và cho đăng tuyển tập truyện ngắn Có yêu em không ?[3] Ông nói với tôi : viết để ‘đắp lỗ’ cho tạp chí văn chương, đặt hàng mấy trang, viết đủ mấy trang trong khoảng khắc lên khung, điều ǵ tôi thấy thừa, cứ cắt. Viết văn ‘đắp lỗ’ mà viết đến thế th́… đắp lụt hồn người ! Báo Quinzaine Littéraire có b́nh luận. Tôi có gặp người viết bài b́nh luận đó. Bà ấy nói với tôi : tôi không tưởng tượng nổi người ta có thể đau khổ đến thế. Bà ấy là người đă giúp Nguyễn Khắc Viện làm quyển Tuyển tập thơ văn VN từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20, dịch thơ Chế Lan Viên, v.v. trong tuyển tập đó. Bà ấy là người đă chứng kiến không ít những đau khổ của trần gian.

Rồi trời cũng cho ta gặp nhau, đi lang thang, ăn nhậu vớ vẩn trong vùng Paris. Tôi mới thấy ông ba cà trớn hơn tôi. Có lẽ máu ba cà trớn hợp với máu văn chương, nghệ thuật, triết lư và, v́ thế, nó có sức sống mănh liệt. 12 năm đăng văn chương Giao Chỉ trong cái thế giới này có thể là chuyện tiếu lâm, đâu phải chuyện đùa. Tạo ra một diễn đàn trong đó mọi nhà văn Giao Chỉ, bất kể h́nh hài ít nhiều dị hợm của nó trong thế kỷ 20, đều có tiếng nói, đâu phải chuyện chơi. Ông là người đầu tiên làm được điều đó. Nội chuyện đó thôi, ông sẽ lưu danh trong lịch sử văn học Việt Nam trong thế kỷ 20. Như người đầy tớ xuất sắc của văn chương, văn học Giao Chỉ trong thế hiểm nghèo. Ờ, tôi dám nói vậy. Tôi biết ông du côn hơn đời, chẳng thể nào làm đầy tớ của ai. Nhưng tôi cũng biết ông thích làm đầy tớ cho nàng thơ, nàng văn, nàng nghệ thuật.

Hoà hợp dân tộc đă không xuất phát từ chính trị mà cất bước từ văn học. Đó là bước khởi hành khó khăn, chân chính, vững bền nhất.

Ê, Khánh Trường, tôi đă hứa với Khánh Trường : thế nào cũng có ngày tôi qua Mỹ, mang hầu Khánh Trường một chai rượu đỏ. Cuối năm nay hay đầu nắm tới, tôi sẽ thực hiện lời hứa đó. Giữ sức khỏe nhé, đừng phụ ḷng nhau.

Trần Đạo

08/2002

© Copyright Phan Huy Đường, 2002

 



[1] chẳng ai là đảng viên của ĐCSVN cả, nhưng đa số là những người tả khuynh đích thực, không hề che dấu.

[2] lúc đó Đối Thoại đă chết tốt.

[3] Est-ce-que tu m’aimes ?, nxb Philippe Picquier.