Gió dại

 

Gió dại

Chữ nghĩa và văn chương

 

 

 

Nhà văn khôn ngoan không nên đụng tới những từ nguy hiểm như quốc gia, cộng sản, ngụy, việt cộng... Những món đó khó nuốt, khó ăn khách, nhất là hôm nay. Ngược lại, nhà văn có bản lĩnh, có tài, nên dùng chúng. Chỉ nhà văn như thế mới dùng nổi, mới thực hiện nổi một chuyện cần thiết nhưng khó, cải tạo tiếng nói, khai tử ngôn ngữ thời chiến, khai sinh ngôn ngữ thời b́nh.

Chiến tranh thường là thời điểm khiến con người sống tận gốc, như một con thú, như một con người, như một con thú đ̣i làm người : con người là một con thú phải học làm người, mỗi thế hệ phải tự ḿnh tái tạo nhân giới, gánh lên vai lịch sử của cha anh, đương đầu với thiên nhiên và nhân loại đương thời, sáng tạo ngày mai. Trong chiến tranh, con người biết xử sự với nhau một cách tàn bạo hơn thú : nó có một cái ǵ phải bảo vệ, quư hơn sinh mạng của nó. B́nh thường nó tuyệt đối hoá, thần thánh hoá, sinh vật hoá, những giá trị khiến nó chấp nhận những hành vi man rợ đối với người khác. V́ người khác biến nó thành thú, để được làm người, nó phải tiêu diệt người khác như tiêu diệt các con thú khác. Để có thể làm việc ấy, trước hết, nó phải biến đối tượng của nó thành thú. Công cụ độc nhất cho phép thực hiện điều đó là ngôn ngữ, v́ con người tư duy bằng ngôn ngữ, v́ người Việt Nam tư duy, xúc động bằng tiếng Việt Nam. Tiếng Việt thời chiến là di sản của cha anh để lại cho thế hệ người Việt hôm nay. Nó vừa là nhân cách, vừa là thú tính của người Việt trong nửa sau thế kỷ thứ 20. Chúng ta, người Việt hôm nay, giống nhau và khác nhau ở đó. Ngôn ngữ đó là chúng ta, là đối tượng, là thử thách đối với nhà văn.

Đọc Gió dại, truyện ngắn của Bảo Ninh, điều làm ta giăy nẩy, chính là cái tiếng Việt ấy ! tiếng Việt của cuộc đời thực, của một thời đại đă làm ra chính ta. Ngụy, nhạc vàng, việt cộng, cộng sản... Đó là thế giới của ta, là tâm hồn ta, một thế giới có Ngụy, lính ngụy, nhạc ngụy, ca sĩ ngụy, ngụy cái, ngụy con... một thế giới có Việt cộng, Vi Ci, gooks, cộng cái, cộng con... một thế giới trong đó ta có thể nhẹ ḷng lên đạn, bóp c̣, v́ ở đầu ṇng súng chỉ có ngụy đực, ngụy cái, ngụy con, chỉ có cộng đực, cộng cái, cộng con, không có người, không có đồng bào.

Ai đă tạo ra cái thế giới đó ? Về khía cạnh lịch sử, xin nhường các sử gia nghiên cứu, phân tích. Cần thiết, bổ ích, nhưng không quyết định.

Ai đă tạo ra ngôn ngữ này ? Chính chúng ta. Đương nhiên, những chính khách, những guồng máy tuyên truyền, nhồi sọ có vai tṛ của chúng. Nhưng chưa bao giờ tự chúng có thể hiện thực hoá khái niệm, biến khái niệm thành sức mạnh vật chất, thành động lực của xă hội, của Lịch sử. Chính chúng ta đă làm điều ấy, đang làm điều ấy, và do đó, chỉ có chúng ta, những người sống sót, mới có thể "gỡ" những "giây oan" ấy.

Bàn về Việt Nam hôm nay, v́ ước mơ hoà hợp dân tộc, có người chủ trương tránh những từ ngữ chuyên chở quá khứ khốc liệt kia, phó mặc cho thời gian hàn gắn những vết thương của quá khứ. Khốn nỗi, con người không chỉ là một sinh vật. Có những vết thương không dày xéo da thịt, mà thấm vào hồn, đọng trong ngôn ngữ, do đó không thể nhờ thời gian hàn gắn. V́ ngôn ngữ là h́nh thái tồn tại vượt thời gian của con người, v́ ba trăm năm sau vẫn c̣n người khóc Tố Như, thời gian không là liều thuốc trị bệnh cho ngôn ngữ. Chỉ có thể quên. Quên tiếng nói, quên bản thân ḿnh ! Điều đó cũng có thể. Nhưng ta thừa biết, người ta chỉ có thể cố ư quên những ǵ người ta nhớ măi. Người Việt c̣n vương vấn với Việt Nam không bao giờ quên được những ǵ đă khiến Việt Nam thành Việt Nam hôm nay, khiến ḿnh thành ḿnh hôm nay, không bao giờ quên được chính ḿnh. Hơn thế, những sai lầm ta nỡ quên cũng là những sai lầm ta và con em sẽ mắc lại.

Tác phẩm của  Bảo Ninh đẹp ở chỗ ấy. Nó không quên ǵ cả. Nó đập cửa tương lai từ chính quá khứ kia. Nó ôm ngôn ngữ thời chiến để cải tạo tiếng Việt, để sáng tạo ngôn ngữ Việt Nam thời b́nh. Chỉ có chính trị và văn chưong, xuyên qua quần chúng, làm được chuyện ấy, v́ đối tượng cơ bản của chính trị và văn chương là con người, là ngôn ngữ. Nhưng nhà chính trị có khi dùng ngôn ngữ để nô lệ hoá con người, trong khi ngôn ngữ của nhà văn chỉ thành văn khi nó giải phóng con người. Chính v́ thế, tuy tác phẩm của  Bảo Ninh không có những luận điểm phê phán chế độ, tố cáo những tệ nạn xă hội, chính trị..., mà  Bảo Ninh được vinh dự bị đập đích danh trong buổi họp BCH TU Đảng CS Việt Nam hồi đầu năm 1993. Anh làm được chuyện nguy hiểm nhất đối với người cầm quyền bảo thủ, phản động, anh hoàn lại ngôn ngữ cho tác giả chân chính của nó, cho nhân dân. Trong ng̣i bút của anh, bỗng nhiên Ngụy hết Ngụy, Việt cộng hết Việt cộng. Tất cả trở thành người Việt, trong một thời điểm lịch sử có thật, trong đó người Việt Nam đă từng coi nhau là Ngụy, là Việt cộng. Trong ng̣i bút của anh, NgụyViệt cộng hết là đặc tính của một loại sinh vật khắc tính với ta. Nếu người xưa có thể coi nhau là Ngụy, là Việt cộng, đương nhiên người ngày nay cũng có thể coi nhau là người Việt nam, là người, chẳng cần quên quá khứ, có thể nhớ tất cả, nhưng vẫn muốn sống với nhau v́ tự thấy có chung "một quê hương và một mối t́nh", một tiếng Việt, của chung và của riêng từng người. Tiếng Việt ấy đương nhiên là một tiếng Việt trong đó mỗi người Việt đều có mặt, có mặt người. Tái sinh, tái tạo ngôn ngữ là như thế. Văn chương từ đó mà h́nh thành. Nó là lời mời của một con người tự do, mời những con người tự do cùng ḿnh chung sống, cùng ḿnh tái tạo và sáng tạo ngôn ngữ chung, sáng tạo tương lai nhân bản cho thời đại của ḿnh. Đó là nguồn gốc của Đẹp. Ngoài nguồn gốc ấy, không có cái ǵ, từ một thế giới siêu nhân, đảm bảo được tính nghệ thuật của một tác phẩm. V́ vậy, nhà chính trị bảo thủ, phản động chẳng bao giờ ưa nhà văn chân chính.

Phân tích dễ, sáng tác khó. Sáng tác ngôn ngữ đ̣i hỏi sự hiện diện và sự ưng thuận của người khác, đ̣i hỏi cả lư lẫn t́nh và, khi cần, buộc lư phục t́nh, đ̣i hỏi nghệ thuật. Lư luận văn học khác văn chương ở đó. Phân tích, b́nh luận, mài giũa cả ngh́n trang, chưa chắc viết được một câu đượm chút t́nh. V́ đă lư luận th́ lư át t́nh, lôgíc của vũ trụ, lẽ sinh tồn, và niềm âu yếm ai ai, phải thống nhất trong con người, với tư cách một vật thể, một sinh vật, một con người, Việt Nam par-dessus le marché. Cũng b́nh thường. T́nh yêu có khi có khả năng vượt lư trí, ít nhất cái lư trí khốn nạn của hôm nay.

Một đặc điểm trong văn của  Bảo Ninh chính là không bao giờ cần giải thích. Để làm ta cảm thấy sự tha hoá của chính ta khi ta dùng những từ như Ngụy, nhạc vàng... với nội dung thời chiến,  Bảo Ninh không thèm lư sự. Anh chỉ khơi một giọng hát, giọng hát vàng của một con đĩ ngụy. Nó đủ sức cuốn một đoàn biệt động quân trên đường đi đầy cất cao tiếng hát, hoà thành một bè đồng ca. Để nói với đời, với người :

    Trong cuộc huynh đệ tương tàn

    Chúng ta chỉ là con sâu cái kiến

    Nhưng ôi, chúng ta, chính chúng ta đây

    Một thời chúng ta cũng có

    Một quê hương và một mối t́nh...

Nó làm ta thấy cô đơn, thèm được hoà nhập vào giọng hát ấy. Nó nhắc ta những ǵ ta đă mất trong cuộc chiến hôm qua : một quê hương và một mối t́nh, quê hương và mối t́nh chung của người Việt, của con người. V́ thời đại đó (hay v́ chính chúng ta ?) chỉ cho phép chúng ta, từng người một, có một mối t́nh riêng. Nó không cho phép chúng ta, tất cả, có một quê hương, một mối t́nh, chung. Nó buộc chúng ta làm Ngụy, làm Việt cộng. Nó không cho phép chúng ta làm người, v́ chúng ta chỉ là người Việt.

Ngược lại, tên Việt cộng, tên lính bắc kỳ vào Nam để giải phóng Tổ quốc, sau khi đă hiểu : "Đến với Diệu Nương tôi đă từng hưởng những phút giây chưa từng được hưởng ở quê nhà ngoài kia. Nhiều năm qua rồi tôi vẫn không quên và thực sự ra th́ cũng không thể nào quên nổi", lại bắn chết Diệu Nương, và chấp nhận : "Cuộc chiến đấu đang chờ đợi sẽ là lối thoát cho tâm hồn chúng tôi. Chúng tôi sẽ chiến đấu và sẽ quên." Ta cảm và hiểu liền, anh sẽ chiến đấu tới cùng, nhưng anh sẽ không bao giờ quên được. V́ anh nhớ tất cả quá khứ, kể cả những ǵ anh bị tước đoạt và những ǵ anh đă tước đoạt, anh có khả năng đập cửa tương lai. Tương lai của con người, trong tính chất người, vươn lên từ chính cái quá khứ không thể quên ấy, vừa không nên quên, vừa không thể chấp nhận măi, với tất cả những nét man rợ của nó, với tất cả những giá trị đă giúp con người tiếp tục sống và chiến đấu, tiếp tục làm người.

Sẽ có một ngày, chúng ta, chính chúng ta đây, sẽ có lại một quê hương và một mối t́nh – chung, một tiếng Việt trong đó tất cả những từ ngữ của cha anh để lại sẽ được gọt rửa, sẽ biểu hiện, một cách b́nh thường và nhân đạo, sự khác biệt vô cùng, mà vẫn anh em, giữa những con người cùng một nguồn gốc. Ngày ấy xa hay gần, tùy thuộc một phần vào tác phẩm của nhà văn, của nghệ sĩ.  Bảo Ninh là nhà văn khiến ngày ấy xích gần lại.

Trần Đạo

9-1993