Trần Đức Thảo, một kiếp người

Trần Đức Thảo, một kiếp người

 

 

Sinh thời Jean Paul Sartre coi ông là một trong số rất hiếm những người mácxít không ch́m đắm trong tụng niệm, dám xông pha nơi biên ải của sự hiểu biết. Đúng là Trần Đức Thảo đă xông pha khi ông công bố Phénoménologie et matérialisme dialectique[1]. Ông đă t́m cách thống nhất tính ư hướng (intentionnalité) của ư thức, tính tự do của con người với quá tŕnh vận động của Lịch sử. Ông đă theo rơi những bước đi chập chững của sinh học cuối thập niên 1940, cố t́m nhịp cầu nối liền sự sống với tư duy. Ông đă choảng cả trọng khối của hiện thực vào quan điểm siêu việt (transcendance) của các bạn đồng song ở phố Ulm. Đối với các nhà "mácxít" chính thống, ông làm loé sáng cái intentionnalité rất có vấn đề. Hai sự khước từ ấy, hai đ̣i hỏi ấy, là nội lực quán xuyến những tác phẩm của ông. Trong cơi hỗn mang của Lịch sử, ông đ̣i được trọn vẹn cả phần xác lẫn phần hồn. Một con người tự do. Đă 40 năm nay.

Ngày ấy, tương lai Trần Đức Thảo tưởng chừng rộng mở và sáng chói. Rốt cuộc, nó tối om, như tiền đồ của chị Dậu trong Tắt đèn. Là người triệt để mácxít, ông không tin có thể phủi đời mà hiểu được con người. Sự thấu hiểu thế giới chỉ chớm nở, hưng phấn thông qua hành động. Ông muốn trả giá, trả nợ đời để được tư duy thân phân con người cho tới cùng :

 "Phần thứ nh́ của Phénoménologie et matérialisme dialectique (1951) do đó đă dẫn tôi tới một ngơ cụt, và lúc đó tôi đă hy vọng t́m ra giải pháp trong cách mạng Việt Nam. Cuối sách, khi nói tới "vận động hiện thực của lịch sử", chính là bóng gió nói tới cách mạng Việt Nam[2]".

Trung thành với truyền thống sĩ phu, ông xếp bút nghiên, rời Pháp, về chiến khu Việt Nam. Con người tự do ấy đă tự biến ḿnh thành chiến sĩ. Là nhà triết học, qua chiến đấu, ông sẽ khắc tự do của ḿnh vào quá tŕnh xây dựng nhân cách của nhân loại.

Người ta kể lại rằng Trần Đức Thảo ước mơ thuyết giảng chủ nghĩa Mác cho các nhà lănh đạo Đảng. Nếu đúng vậy, quả là bé cái lầm. Họ xếp ông vào một xó để dịch tác phẩm của tổng bí thư Trường Chinh ra tiếng Pháp, nhân tiện để dạy ông chủ nghĩa Mác hiện thực của guồng máy Đảng.

Chủ nhiệm Khoa sử Trường đại học tổng hợp, mà rồi Trần Đức Thảo bị cấm giảng dạy, phải dịch thuật lặt vặt để sống, phải bán dần bán ṃn những bộ từ điển để ăn. Họ chặt đứt mọi liên hệ của ông với thế giới, họ cô lập ông ngay giữa đồng bào của ḿnh. Ông vẫn nghiên cứu với những phương tiện trong tầm tay. Vẫn một nỗi ám ảnh khôn nguôi : làm sao, một ngày kia, liên hợp được những cỗi rễ vật chất, sinh vật, lịch sử, xă hội của con người với ư thức tự do của nó. Lâu lâu, giữa hai đợt bom Mỹ, ta vẳng nghe tiếng nói của Trần Đức Thảo. Đâu đó một bài nghiên cứu đăng trên một tạp chí. Ta biết ông c̣n sống, c̣n tư duy. Thế là đủ ! Chẳng có ǵ đáng tự hào, cũng chẳng có ǵ phải dằn vặt lương tâm. C̣n biết bao việc khác, cấp bách, phải làm. Vả chăng, có điều luật văn minh nào kết tội sự thờ ơ trước một tư duy đang lâm nguy ?

Rồi tới lúc họ bán tống bán tháo chủ nghĩa cộng sản. Bán, bán hết. Hải sản, dầu mỏ, hồng ngọc, gỗ quư... đàn ông, đàn bà, trẻ con, từng container, từng chuyến charter, Đông Tây Nam Bắc, đủ mười phương tám hướng... bán luôn cả linh hồn của Đảng. Ông chẳng bao giờ có ǵ để bán. Chỉ c̣n một điều để cho : sự đ̣i hỏi c̣n nguyên vẹn từ tuổi trẻ. Họ sử dụng ông một lần chót, để ông sang Paris gặp gỡ trí thức, bảo vệ cái lư tưởng mà họ đă hết tin tưởng. Biết đâu đấy. Lầm to, cái lầm tất yếu của mọi vương triều trong buổi suy tàn. Trên mảnh đất năm nào đă loé lên tư tưởng của ḿnh, Trần Đức Thảo đă t́m lại cỗi rễ của sự trưởng thành, hưng phấn của tuổi trẻ : "cái đà nội tâm của những năm chót thời tôi ở Pháp[3]đă tái khởi động ngay từ những ngày đầu của Perestroika.

T́nh cờ, tôi được gặp ông, vài tháng trước khi ông chết. Ông sống đơn độc trong một căn pḥng bé tí, rệu rạo. Dán lững thững ḅ khắp nơi, trên tường, trên trần. Đôi mắt ông, đôi mắt sáng, thơ ngây như mắt trẻ con, không thấy chúng. Bạn bè bảo tôi rằng ông Thảo bây giờ lẩm cẩm rồi, sau bao nhiêu năm bị truy bức, tâm thần của ông đă bị nhị phân (schizophrénie). Song tôi đă gặp một con người minh mẫn.

Biết ông đă từng tranh luận với Sartre, tôi hỏi ông nghĩ sao về tác phẩm Phê phán lư trí biện chứng[4]. Ông nói : "Sartre là nhà triết học duy nhất đă đặt ra những câu hỏi đáng đặt". Tôi lại hỏi ông về trước tác của ông, và nói thực là tôi thấy chúng máy móc. Ông khoát tay như muốn gạt chúng đi, và đưa cho tôi tác phẩm cuối cùng, c̣n dưới dạng bản nháp.

Ông nói đôi điều về cuộc sống của ông ở Paris. Mỗi ngày ông c̣n viết được một trang. Ông vẫn lạc quan, vẫn hy vọng, qua sự tiếp cận những khoa học mới, ông sẽ mở ra con đường mới. Ông chưa biết nhân loại mảnh mai lắm, ông chưa tưởng tượng được quá khứ có thể phủ dập tương lai. Bạn bè muốn giúp ông, ông thường từ khước. Ông quá sợ bị kết nạp vào các trường, các phái, các nhà thờ. Tôi hiểu ông đă lâm bệnh nặng. Căn bệnh của ông có một cái tên : Tự do. Ông muốn vận dụng nó để làm ǵ ? Hăy nghe ông nói, một lần chót :

 "... khi tự vấn ḿnh, ư thức đ̣i hỏi cái Thiện trong hành động, cái Chân trong tri thức, và cái trong sự hoàn thành các quá tŕnh nghiệm sinh, qua đó ư thức biến thế giới tự nhiên thành một nhân giới, xứng đáng với con người[5]."

Cái Chân trong tri thức ! Ông đă sống nhầm thời đại. Thời đại này chỉ hiểu hiệu quả trước mắt. Cái Thiện trong hành động ! Ông đă chọn nhầm thế giới. Thế giới này chỉ tuân theo lợi nhuận. Cái trong sự hoàn thành các quá tŕnh nghiệm sinh ! Ông đă nhầm nhân loại. Nhân loại hôm nay chỉ ao ước cơm áo, giải trí và những hàng rào.

Không khuất phục được ông lúc sống, họ t́m cách quản lư cái chết của ông. Họ gắn một huân chương hạng hai lên quan tài của ông, để quay phim. Muộn quá rồi. Ông đă ra đi, mang theo hoài băo, chỉ để lại một sự đ̣i hỏi, cho những cuộc đời thầm lặng. Người chiến sĩ, người cộng sản, nhà tư tưởng không hề bỏ cuộc ấy đă ra đi. Sống như ông đă phải sống, có lẽ chỉ có thể chết như ông đă chết. Tôi hồi tưởng đôi mắt ông, đôi mắt sáng, thơ ngây tựa mắt trẻ con. Và tôi tự nhủ, xét cho cùng, đời ông thật buồn mà thật đẹp, v́ ông đă biết chết như chẳng mấy người biết sống, sống mà không hề biết bán ḿnh. Trần Đức Thảo là một nhà triết học chân chính.

Trần Đạo

30-4-1993

(Kiến Văn chuyển ngữ)

 



[1] Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng, Minh Tân, Paris 1951.

[2] Un itinéraire. Một hành tŕnh. Tác giả xuất bản, Paris 1992.

[3] Un itinéraire. Một hành tŕnh. Tác giả xuất bản, Paris 1992.

[4] Critique de la raison dialectique.

[5] ... la conscience dans son appel à soi-même pose l'exigence du bien dans l'action, du vrai dans la connaissance, et du beau dans l'achèvement des processus vécus. Par là, la conscience fait du monde naturel un monde humain, valable pour l'homme. Un itinéraire. Một hành tŕnh. Tác giả xuất bản, Paris 1992.