ĐÔI LỜI VỀ FRANCOISE HÀN
Francoise Hàn không viết văn như Linda Lê và Kim Lefebvre nên hầu như không được độc giả và giới văn nghệ VN quan tâm đến. Điều này phần nào cũng nói lên sự thất thế lâu nay của thơ ca trước các thể loại văn xuôi. Ra đời năm 1928 tại Paris, nhà thơ mang hai ḍng máu (mẹ Pháp cha Việt) này trưởng thành trong thế chiến và thời hậu chiến, rồi hoạt động trong ngành công tác xă hội ở Pháp. Tập thơ đầu tay của bà, Cité des Hommes, do nhà Seghers xuất bản năm 1956 in đậm các hoài băo xă hội với ưu tư thời thế. Trong các tập thơ tiếp theo bà thiên về nội tâm, suy nghiệm về cuộc đời và nghệ thuật. Sự chuyển biến này phần nào chịu ảnh hưởng thời đại: từ những năm 60 tư tưởng và mỹ học trong thơ Pháp, đặc biệt các nhóm phái và tạp chí ở Paris, quay lưng với dư vang và ám ảnh thời chiến để đối chất các vấn đề cốt lơi của thơ dưới bóng Heidegger, chủ nghĩa hiện sinh và cấu trúc luận. Một số từ ngữ, ư tượng trong thơ bà như toile, page, écriture, signe, phrase, mots, images, texte, fragments…nói lên mối thao thức về khả tính của bút mực trong việc giao phối ngôn từ với các kinh nghiệm tâm linh và thẩm mỹ:
chúng chẳng là ǵ khác hơn
mớ chữ trên trang giấy
những bước chúng ta sải dài trong tuyết?
có chiếu thấu chúng chăng
một tia nắng xiên khoai
soi sáng cả trong ngoài
qua một câu duy nhất
khiến những h́nh ảnh rối mù
của hiện tại trở nên minh bạch…
Le désordre autour…
Nhưng Á châu và thế sự VN, Đông dương, Trung Hoa đôi lúc lại hằn lên thương tích. Trong thi phẩm Le Réel le plus proche (1981) người đọc chợt nghe …tiếng trống trận rền vang/ và một hành tinh chưa già lắm/ ră bèng không phải tại hao ṃn/ mà v́ những đánh đấm cuồng điên,…Nhà thơ mang một phần máu Việt này có thể nào không chia sẻ những mơ ước , những buồn vui của quê cha nhiều bất hạnh như bài thơ đậm chất biểu tượng Rouge Sombre (xem bản dịch bên dưới) đă bộc lộ: ư nghĩa vừa cô đọng vừa đa tầng của màu Đỏ Quạch không khỏi gợi lên trong tâm tư người đọc VN những liên tưởng về cách mạng, hy sinh, chết chóc, chiến tranh, hoặc những khao khát bị thui chột…
Francoise Hàn đứng vào hàng ngũ càng ngày càng đông những người nghệ sĩ của đối thoại văn hóa Đông Tây. Thế giới thơ của bà là nơi ḥa điệu trang nhă giữa ngôn từ Pháp trau chuốt và tư tưởng phương Đông, càng về sau càng ít lời nhưng đậm chất tâm linh và bàng bạc hương vị Phật-Lăo. Có những câu đọc lên nghe như kinh tạng hoặc niệm chú của đạo sĩ, thiền sư. Chẳng hạn,
De l’ouvert
On ne parle pas
Les peintres chinois
Devant l’ouvert
Tracent d’un pinceau léger
Une calligraphie
…
Notes en Marge
(Đoạn thơ ngắn gọn này không dễ dịch, dù được viết với những chữ trong sáng giản dị! L’ouvert là khoảng không mở rộng trước mắt, cũng là ư tượng của khải thị. V́ vậy phải mượn ngọn bút lông nhẹ và thư pháp của họa gia may ra mới phác thảo được điều bất khả đạo bất khả danh=de l’ouvert on ne parle pas.)
Dù tiếng Pháp mẹ đẻ là sở trường vừa là công cụ nghệ thuật bà trọn đời rèn luyện, giữa các tiếng thơ phong phú, phức tạp và đa âm của Pháp ngữ hôm nay, Francoise Hàn đă cất lên giọng điệu thâm trầm như một khúc hồ cầm kín đáo song tấu cùng tiếng địch văng vẳng cơi xa. Bài giới thiệu ngắn kèm theo mấy bài thơ dịch từ nguyên tác sau đây hi vọng gây được chút hiếu kỳ trong giới độc giả VN, và năm 2008 sắp tới sẽ có thêm những công tŕnh dịch thuật và biên khảo để mừng nữ thi sĩ thượng thọ bát tuần.
CHÂN PHƯƠNG
FRANCOISE HÀN
BẠN ĐỒNG HÀNH
Thế giới được cân bằng
nhờ anh có mặt
gạch thẳng đứng tí teo
giữa đất và mây
ứng đối với trống không
mà vai anh đỡ lấy
trống không soi sáng cho anh
khoảng cách quanh anh
mang màu sắc khác
có lẽ mùa thu đó chăng
đang gom góp các âm vọng cuộc đời
chạy lê trên mặt đất
trong khi trống trận rền vang
và một hành tinh không già lắm
ră bèng chẳng phải tại hao ṃn
mà v́ những đánh đấm cuồng điên
em có sai trái chăng
khi cơn mưa lá
với những hạt mầm bay tung
làm em say mê thích thú
HỖN LOẠN VÂY QUANH…
hỗn loạn vây quanh chúng
ngày mai quên lăng trùm lên
chúng chẳng là ǵ khác hơn
mớ chữ trên trang giấy
những bước chúng ta sải dài trong tuyết?
có chiếu thấu chúng chăng
một tia nắng xiên khoai
soi sáng cả trong ngoài
qua một câu duy nhất
khiến những h́nh ảnh của hiện tại
rối mù trở nên minh bạch
một chút nghĩa lư
một ngọn lửa nhựa thông
cho hai lữ khách tội t́nh
ĐỎ QUẠCH…
Đỏ quạch
dấu vết chiếc cánh bay qua
bầu trời tan hoang
từ vực ánh sáng
mở hoát dưới bước chân ḿnh
tôi đến với anh
kẻ từng là thiếu niên của ngọn đồi
khi đau thương lăn xuống
từ ḥn đá này sang ḥn đá khác
trong lúc không ngừng chào đời
từ bọt sóng những thế giới mới
đây ḱa anh lại hiện ra nơi con đường sương khói
và con chim đến từ các đỉnh cao
vẽ trên vịnh biển một đường bay rộng thoáng
nhưng tṛ bịp của nét chữ
hay rốt cuộc là tín hiệu
khi không c̣n đủ thời giờ và vải bố
trong xưởng họa bị đánh cướp
cho những ǵ chúng ta khao khát
T̀M CÁCH NÓI LÊN…
t́m cách nói lên
sự vắng mặt phần giờ khắc
bị bôi xóa
trang giấy nhợt nhạt bỏ đi
rời khỏi những nứt rạn của nó
chẳng màng
xếp lại các mảnh vụn
giữa đầu nguồn với hạ lưu
lơ lửng khoảng không
chốn trung gian của truyện
ghi chép trên tan vỡ
một nét cá biệt của khoảng không
NHƯ MỘT MÙA HÈ KHÔNG CHẤM DỨT
Cho Chinh
tuổi tác kiên nhẫn đến nắm tay chúng ta
lặp lại những chữ trước đây ḿnh không hiểu
đưa chúng ta đến trước ánh le lói thuở nào
nay rực sáng hơn làm rơ nét các đường viền
và điều ǵ ḿnh không c̣n trải nghiệm được
từ đây chúng ta đọc nó
bài thơ
chúng ta đă viết ra như những kẻ mù
rồi thiêu rụi các trang nó đây này
nó thức giấc trước ngọn lửa vụt lớn lên
khi chúng ta tưởng bắt được một ư nghĩa
nó c̣n phơi mở thêm
một đường nếp rung rinh chân trời nhượng bộ
nơi ngưỡng không gian của chúng ta
sa mù trong đó ḿnh đă đi lâu thật lâu
đang rút về các chân núi b́nh yên dưới ánh xế chiều
có lẽ chúng là sự thật của các huyền thoại về ḿnh
đă nở nụ đơm hoa trần thế
các con đường
chúng ta từng vạch lối trong may rủi
chẳng c̣n lưu lại ǵ nơi kư ức
bụi bám bước chân lại hiện rơ ràng
trên đất sét c̣n tươi
ta nhận ra bao vết tích
đến được
các vùng ranh giới của xứ sở từng là chúng ta
nơi lũ chim thiên di c̣ng bay ngang bay dọc
trên niềm bí ẩn đổ vỡ của những mùa chồi
trên đầu gối gió
sẽ không bao giờ
chúng ta t́m về được trọn vẹn với chính ḿnh
Francoise Hàn đă cho ra mắt nhiều thi phẩm: Cité des Hommes(1956) ,Le Temps et la Toile(1977) ,Le Réel le plus proche(1981) ,Hors saisons(1988), Même nos cicatrices (1993) , Cherchant à dire l’absence(1994) , Profondeur du Champ de Vol(1994) , L’Unité ou la Déchirure(1999). Bà có mặt trong thi tuyển quan trọng Anthologie de la poésie francaise du XXe siècle , Gallimard,2000. Những ai không đọc được tiếng Pháp
có thể t́m thi tuyển do Michael Bishop chọn dịch, Women’s Poetry in France, 1965-1995, Wake Forest University Press, 1997.