TẬP  TRUYỆN  NGẮN  ĐỖ KH. - VỊ HÔN THÊ CỦA TRUNG ÚY T.

                                                                                             PHẠM TÙNG CƯƠNG

 

 

   Bàn về “La Praxis du Dr.Yov”, tôi từng viết “ Hai mươi hai chương sách là hai mươi hai mẩu chuyện được nối kết một cách logic bởi người thuật truyện Đỗ Kh. - kẻ biết vận dụng óc hoạt kê, sự phớt tỉnh và đôi khi chất đểu giả cùng vẻ ung dung bất cần rất tự nhiên với ít nhiều thi vị.”

 

   Bởi thế tôi đă đón mừng tập truyện VỊ HÔN THÊ CỦA TRUNG ÚY T. với một niềm vui không che giấu. Vậy là Đỗ Kh. đă trở lại với các mối t́nh (văn chương) thời trai trẻ và cũng là môi trường thích hợp với ông. Theo tôi , ông thoải mái trong lĩnh vực này và hoan lạc đôi khi đă khoái chí tràn theo ng̣i bút trong các truyện Bougainvillées / Hoa Giấy hay La Fille de la Couverture/ Cô Gái với cái chăn chẳng hạn. 

 

   Trong một bài viết gần đây, tác giả đă phát biểu: “Phải thú nhận rằng tôi không phải là người viết tiểu thuyết. Tôi đă phạm tội sáng tác liên tiếp ba cuốn tiểu thuyết cho nhu cầu xuất bản ở Pháp – điều này đă làm tôi rất lúng túng.”

 

   Đúng vậy, truyện ngắn không phải là thể loại hoàng gia trong văn học Pháp cho dù thế kỷ 19 đă chứng kiến sự tiến triển đáng nói của nó. Các đại văn hào (Balzac, Flaubert, Stendhal, Théophile Gautier, Prosper Mérimée, …) đă viết nhiều truyện ngắn; và Guy de Maupassant đă chiếm ghế trên với hơn ba trăm truyện (tuy chưa bằng phân nửa sản lượng của ng̣i bút “huân chương lao động” Anton Tchekhov).

 

   Baudelaire đă phân tích rất chí lư về thể loại này: ” Truyện ngắn , nén chặt và cô đọng hơn, hưởng được các lợi điểm muôn thuở của sự g̣ bó (contrainte). Hiệu quả nó cao độ hơn và tính toàn cục của hiệu quả không bị giảm mất v́ thờỉ gian để đọc một truyện ngắn không là ǵ so với thời gian cần thiết để đọc một cuốn tiểu thuyết.”  

 

   Được ưa chuộng hơn trong văn học Anh ngữ dưới tên gọi short story v́ độ ngắn dài là một trong các tiêu chuẩn quan trọng (trong khi truyện ngắn trong văn học Pháp tuỳ thuộc vào cấu trúc truyện nhiều hơn) , thể loại văn học này đă chiếm được giải Nobel lần đầu năm 2013 nhờ nữ văn sĩ Alice Munro,  "bà hoàng của nghệ thuật truyện ngắn hôm nay".  (Đây có phải là một tham chiếu ? Sẽ không thiếu người cho ta biết là ba năm sau hàn lâm viện Thụy Điển sẽ trao giải vào tay một ca sĩ!)

 

   Mười truyện ngắn này nhuốm đậm chất sầu muộn thê thiết, ngọt đắng và đôi lúc lố bệch,  ( "Chỉ cần chờ cho qua ngày tháng, bác đă sống sót qua thời cộng sản. Bác đă sống sót sau Dalila. Rồi bác cũng sẽ sống sót sau ung thư mà thôi.") v́ tính vô thường của những cảnh ngộ nghiệm sinh cũng như sự mong manh của các số kiếp trôi nổi theo ḍng đời. Bi kịch luôn luôn cuộn xoáy trên đầu các nhân vật truyện. Rồi một tác động hoàn cảnh t́nh cờ nào đó khiến họ "không thể kết thúc đường nét ban đầu.[1] "  Cuối cùng chỉ c̣n tiếng thều thào bất lực.

 

   Tuy nhiên óc tiếu ngạo vô tư cộng thêm một thái độ hơi xa cách đă mang đến chất tươi mát cho tập truyện này.

 

      Truyện Đè em gái bên Phi Châu ( Nique sa soeur en Afrique) nhắc tôi nhớ giai thoại Malraux kể lại trong Anti-Mémoires :

   “Năm 1934 trong cuộc gặp mặt tại đường Vieux Colombier, nhân thể Valéry có nói với tôi về Gide. Tôi hỏi ông: ‘’Nếu ông thờ ơ với tác phẩm của Gide, tại sao ông lại đề cao Conversation avec un Allemand ( Tṛ chuyện với một người Đức) đến thế? “ Anh nói cái ǵ?” Tôi bèn nhắc lại. “A, tôi nhớ rồi! Có thể bởi v́ cách Gide đă sử dụng thành công thời imparfait du subjonctif …” Không c̣n phải nghi ngờ, đối với Olaf, dân Li băng ở Phi châu là  “một cách dùng imparfait du subjonctif thành công”.

 

   Hoa Giấy (Bougainvillées) gợi lại một ảo tưởng thời thập niên 1970 trong giới sinh viên du học châu Âu: người đẹp Thụy Điển tóc hung mắt xanh thân h́nh thon dài coi chuyện nhục dục là việc tự nhiên không g̣ bó mang đến cho ta các lạc thú vô tư bất cần ngày mai. Ảo tưởng này được củng cố với sự thành công của David Hamilton chụp h́nh các thiếu nữ có làn da trắng nuốt phơi bày một cách khinh thoát trong nghệ thuật chiếp ảnh mờ ảo đặc thù của nghệ sĩ này. Hơn nữa, David Hamilton c̣n cho các h́nh ảnh di động trong phim BILITIS của ông. Chúng ta có thể dễ dàng tưởng tượng sự phấn khích và độ căng của các nhân vật trong Hoa Giấy - đám thanh niên thế giới thứ Ba lạc qua đất nước Thụy Điển!

 

   Cô gái với cái chăn (La Fille de La Couverture) tuân thủ rơ ràng cấu trúc truyện ngắn Pháp với t́nh huống tiên khởi, một yếu tố đảo lộn, các t́nh tiết gay cấn và chung kết ....tang tóc. Tuấn với lối sống đại tư sản như "con sông dài b́nh lặng "hứa hẹn trước mặt là chàng sinh viên du học Paris gốc đại tư sản Sài g̣n. Khi miền Nam Việt Nam mất năm 1975, ta gặp lại anh bên Texas, có vợ và làm chủ một cây xăng. Theo thước đo của dân mới nhập cư cùng các giá trị vật chất Hoa Kỳ, Tuấn tiêu biểu cho sự thành công xă hội. Tuy nhiên, mặt trái của truyện này nằm trong sự cùng quẫn trí tuệ và văn hóa đă biến anh ta thành một sinh vật phi-xă hội và mất phương hướng hoàn toàn.

 

   Truyện Các Biệt Thự Trùng Khánh (Chung King Mansions) rất gần với một bài báo phóng sự: phóng sự về một ốc đảo xă hội bé tí nằm trên đảo Hương Cảng - ốc đảo này không thấy xuất hiện trên các bưu ảnh Hong Kong. Khi đêm xuống, các nhân vật sinh hoạt tựa dân "Little People" trong truyện 1Q84 của Murakami, không phải để âm mưu chống phá mà để vẽ vời các dự án về sao chổi nhằm cải thiện cuộc sống trong một tương lai gần bởi v́ họ là con người bằng xương bằng thịt dễ mến với một ư hướng hiện sinh chính đáng, và họ có một tấm ḷng.

 

   Môn trong Nhà (Môn dans sa maison)Đêm tân hôn của chú (La nuit de noces de tonton) cống hiến cho ta hai cách nh́n về tuổi già bất lực và dục vọng sinh tồn cường tráng. Chất "gợi tả ma thuật" của người kể Đ. Kh. bao gồm một phần quan tâm tỉ mỉ với sự chính xác khi miêu tả chi tiết các nơi chốn, đồ vật và hoạt cảnh mỗi ngày cộng thêm tính thường nhật của các biến cố, sự liên kết cắt dán mớ ư tưởng với h́nh ảnh bất ngờ và đôi khi hài hước.

 

   Tôi có xác tín là các truyện của Đ. Kh. bắt nguồn từ những ǵ ông đă nghe thấy và trăi nghiệm. Ông đưa chúng ta du hành trên thế giới như tạp chí Condé Nast Traveler cộng thêm chất Văn Chương! Cũng như mọi người kể chuyện, ông chia sẻ các kinh nghiệm đường xa của ḿnh với ít nhiều trào phúng, vừa vô tư không can dự vừa tiếc nhớ muộn phiền.

 

   Tôi có cảm tưởng rằng mối quan tâm tác giả dành cho các truyện ngắn cũng như niềm vui ông t́m được từ đấy đă tạo nên phong cách của ông.

 

   Cho các truyện ngắn sắp tới, câu thơ của Théophile Gautier-người mà Baudelaire đă  phong làm ‘’parfait magicien ès lettres françaises’’khi đề tặng tập thơ ”Les Fleurs du Mal’’- có thể sẽ giúp ích cho ng̣i bút Đ. Kh.

 

Sculpte, lime, cisele ! Khắc, dũa, chạm !

                                                                                                      

                                                                                                      Bản dịch Việt ngữ do CHÂN PHƯƠNG



[1] Con người làm ra các dự án, không kể dự án về cái chết, và chẳng ai dám chắc ḿnh sẽ kết thúc được lằn vẽ khởi đầu. (Théophile GAUTIER)