DocTrinhHoaiGiang

 

                   ĐỌC  THƠ  TRỊNH  HOÀI GIANG

 

                                                                                 CHÂN PHƯƠNG

 

 

    Đọc đi đọc lại những bài những câu của nhà thơ lăo thành đất Hải Pḥng này tôi choáng váng. Cần phải có thêm thời gian  mới phân tích được các phản ứng nội tâm phức tạp của ḿnh, trong bài giới thiệu ngắn này tôi xin nói về ấn tượng ban đầu mà bất cứ người đọc thơ có kinh nghiệm nào cũng nhận ra ngay khi thưởng thức sáng tác của THG.

    Đó là kịch tích cao độ của những bài thơ cô nén, giàu h́nh ảnh vả ư tượng, chụp bắt được các biến động của lịch sử đất nước thời hậu chiến. Thi sĩ họ Trịnh đă tôi luyện cho ḿnh một thi pháp riêng: tạo tương quan xung khắc giữa chi tiết cụ thể và tư duy khái quát, nâng người đọc lên tầng cao của cảm xúc nghệ thuật và ư thức đạo lư. Xin dẫn chứng bài thơ Mẹ:

 

              Người ta bán biển, bán rừng

              Mẹ ngồi cuối chợ bán từng đọt măng

              Mai mười tư, mốt sang rằm

              Nghĩa trang thằng Cả nó nằm chang chang

              Lấy ǵ sắm một tuần nhang

              Biết ai mua đọt măng giang mà mời…(1)

 

    Chất ca dao của mấy câu lục bát này ngờ đâu lại chứa khả năng làm nổ bùng nhận thức chính trị, thừa sức minh họa cho một bài thuyết tŕnh kinh tế học về biện chứng phũ phàng của MUA BÁN ở VN: Bà mẹ quê  bán từng đọt măng giang…sắm một tuần nhang… đốt cho thằng Cả có lẽ đă hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ đất nước - cái gia tài xương máu - mà người dân nghèo hôm nay phải gục đầu ngậm miệng chứng kiến người ta bán biển,bán rừng!

 

    Trong mấy bài sáng tác gần đây, CHÙM THƠ ĐẠI LẢI, chúng ta lại gặp mấy câu ca dao thời kinh tế thị trường như sau:

 

              Bây giờ ruộng đă bê-tông

              Cây đa đă cụt, ḍng sông đă què…  Ơi Cánh Đồng Quê

 

              Em chào thầy mẹ em đi

              Làm ô-sin chả biết khi nào về…         Ơi Cánh Đồng Quê

 

    Thương cho các thi sĩ “chân quê” bây giờ không c̣n hồn nhiên “quan họ” như trước đây! Quê hương đă và đang trở thành vấn đề quốc sự, các ng̣i bút VN dù muốn dù không cũng phải tự vấn (2).

 

              Trang giấy không c̣n trang giấy nữa

              Nhấp nhô mồ mả, nhấp nhô xương

 

              …

              Tôi nghe sâu lắm và xa lắm

              Trang giấy mênh mông trắng pháp trường…    Trước trang giấy trắng

 

    Như Chế Lan Viên trong Di Cảo trước đây, THG thuộc vào số có lẽ không nhiều các thi sĩ ởVN đang đối diện từng ngày trang bản thảo với câu hỏi nhức óc của lương tâm: 

 Thơ văn có ích ǵ khi nhân dân vẫn chưa được quyền làm người, và ấm no hạnh phúc vẫn là cái bánh vẽ không tưởng! Chiến tranh chấm dứt đă lâu, nhưng đói nghèo chết chóc vẫn không buông tha những số kiếp lầm than cơ cực, dắt díu nhau đi kiếm bát cơm tha phương:

 

              Đất nước đang trong những ngày buồn

              Không c̣n nước mắt để mà khóc

              Trời đang gào than, mưa đang tuôn

              …

              Đất nước đang trong những ngày buồn

              Những người chết – nhũng người nghèo nhất

              Sống tranh tre và chết bê-tông

              Sống rơm rạ và chết sắt thép

              Bê-tông sập và niềm tin sập

              Thơ đi đâu và thơ ở đâu?

 

    Những câu phản-sử thi này trích từ Bài Thơ của Một Người Có Tội; nhà thơ vừa sám hối vừa luận tội cả một chương văn học sử đen xám v́ tội thỏa hiệp. Không những bê-tông sập và niềm tin sập, cà nhân dân, đất nước và tương lai dân tộc cũng đang lún sập!

Nhưng chẳng lẽ chỉ có nhà thơ can trường đứng ra nhận tội; c̣n những can phạm khác th́ sao?

 

    Lâu nay thỉnh thoảng tôi vẫn đọc lại Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Chu Thần để suy nghiệm về văn hóa và lịch sử Á Đông, và càng lớn tuổi càng ngộ rằng những áng thơ thế sự sâu sắc c̣n tàng chứa con mắt nhân chứng vượt thời gian. Tôi tin rằng, cũng như các bài thơ giá trị khác của lương tâm VN từ hơn nửa thế kỷ nay, CHÙM THƠ ĐẠI LẢI sẽ ở lại lâu dài trong ḷng người đọc.

 

 

 

CHÚ  THÍCH

 

1.     in trong Tuyển Tập Thơ Văn Hải Pḥng 1963-2003, NXB Hải Pḥng, 2003.

2.     chữ của nhà văn Nguyên Ngọc.

 

 

Cambridge, cuối tháng Hai, 2008

C.P.