ĐỌC THƠ LÊ GIANG TRẦN

                                        ĐỌC  THƠ  LÊ GIANG TRẦN

 

 

  Trong ḍng thơ tha phương hoài cảm, Lê Giang Trần có chỗ đứng vinh dự bên cạnh các thi sĩ Mai Thảo, Nguyễn Tất Nhiên, Du Tử Lê… Thơ ông nặng chất liệu đời sống lưu vong với cuộc mưu sinh vất vả như thơ Cao Tần, Thanh Nam… một dạo, đồng thời siêu thoát như thơ Mai Thảo, Phạm Công Thiện… nhờ tư tưởng nhà Phật và minh triết Á Đông bàng bạc. Sinh trưởng tại Bạc Liêu, thế giới nghệ thuật và tâm t́nh nhà thơ đậm chất hào phóng giang hồ Nam bộ, buồn vui theo nhịp đàn vọng cổ với ṿ rượu đệ huynh. Đọc LGT , tôi chợt nhớ Nhung Tay Ngàn, Cao Đông Khánh… - những tiếng thơ tuy thất lạc căn cước lịch sử nhưng vẫn nồng thắm mối t́nh sông nước quê hương -  mà nhà thơ gốc Bạc Liêu đă đặt cho cái tên thống thiết : Hội Chứng NHỚ !

 

     Con ba khía, con cua, con rẹm, con c̣ng

     Ăn trái mắm sẽ trở về rừng mắm

     Huống hồ chi người xa quê nhớ ruộng

     Trở về, tay bụm nước, uống như hôn.

                                                                       (Chiếc bóng quê hương , 42-43)

 

   Thi tập TRẠM NGƯỜI QUÁ BƯỚC do nxb Sống phát hành ở California và hải ngoại năm 2013 góp lại nhiều bài thơ giá trị về ngôn từ và thi tứ, vận dụng các khổ thơ vần điệu Việt quen thuộc. Một điểm son của thi pháp và ngữ điệu LGT hiện rơ trong một số bài lục bát ngoại hạng -  thi sĩ đă vực lên bằng trọn tấm ḷng yêu thơ của ḿnh một thể thơ truyền thống đă bị lạm dụng nhiều.  

 

   Xin giới thiệu vài bài sau đây như đoạn nhạc dạo cho một tập thơ sẽ ở lại lâu dài trong t́nh cảm độc giả, nhất là người Việt v́ các lư do lịch sử-chính trị đau thương đă phải bỏ nước ra đi từ năm 1975.

                                                                                                            CHÂN  PHƯƠNG

 

 

 

NGƯỜI  RỪNG

 

Có cha mẹ mà mồ côi

Có con cái đă xa rời sống xa

Vợ th́ đă vợ người ta

Anh em ruột thịt đă là người dưng

Người kia bỗng hóa người rừng

Hat aty đấm ngực “Muôn đường tại tôi”

Đám đông xúm lại bồi hồi

Hỏi ra, y trước là người vượt biên.

 

 

HỘI CHỨNG NHỚ

 

nhớ quê nhớ biển nhớ đồng

nhớ Honda lạng ḷng ṿng thành đô

nhớ thành ṿng phép kim cô

siết trên đầu lúc bơ vơ xứ người

 

níu cô bưng rượu mời ngồi

cho đau nhức nhớ bốc hơi khỏi đầu

cụng ly cái cốp yêu cầu

em lên hát bản nhạc nào cho dzui.

 

 

LÀNG  XƯA

 

làng xưa bến cũ bồi hồi

c̣n đâu cây Sộp xanh ngời lá non

chùa Ông Bổn cũ điêu tàn

Trà Kha nhà mọc khuất đồng ruộng xanh.

 

quỳ bên mộ lệ long lanh

gởi người thiên cổ tấm t́nh xa quê

thắp nhang thơm khấn hồn về

mâm cơm dương thế bốn bề hư không

 

khói hương vàng mă ấm ḷng

t́nh bà con vẫn thắm nồng thân thương.

 

 

 

BẾN  XE  Đ̉

 

Vào ra cái bến xe đ̣

Có hôm xe chở đời ta đến ḿnh

Có hôm đổ xuống th́nh ĺnh

Dưới con dốc khuất những t́nh tội xưa

Có ngày đợi chuyến xe thưa

Ngồi trong quán vắng giận mưa trách trời

Có khi bè bạn xa xôi

Về thăm gió bụi c̣n mùi phương xa.

 

Bến nào cũng lắm xót xa

Kẻ ăn xin sống ngả ba góc đường

Có cô xuống bến hỏi đường

Dung nhan ủ dột nét buồn man man

Có chàng bị túi than van

Đời trăm vạn nẻo đường thênh thang dài

Có em mặt ngọc mày ngài

Ngác ngơ lơ kéo bác tài xế vây

 

Có người lưu lạc về đây

Rượu giang hồ uống cho say lên đường

Có đêm khuya khách má hường

Lượn qua lượn lại trên đường ngớt mưa

Có ngày bến vắng xe thưa

Trẻ em cao ốc buổi trưa thả diều

 

Bến xe nhộn nhịp sáng chiều

Kẻ lên người xuống lúc nhiều lúc vơi

Bến đi, dậy tiếng thúc c̣i

Bến về, ran tiếng nói cười gọi nhau

 

Bến đời, xuân đă rời lâu

Chuyến xe chung cuộc khi nao khởi hành ?

 

 

Trích từ thi tập của LÊ GIANG TRẦN , TRẠM NGƯỜI QUÁ BƯỚC, nxb Sống, 2013.