Giới thiệu Jacques Bouveresse
Le premier trait de la corruption des moeurs, c’est le bannissement de la vérité.(Dấu hiệu đầu tiên của phong hóa suy đồi là việc ruồng đuổi sự thật.) Montaigne
Đối với sinh hoạt tư tưởng Âu-Mỹ hôm nay, sự kiện Chomsky sang Paris cuối tháng 5-2010 vừa qua mang một ư nghĩa đặc biệt như thế nào sẽ là đề tài nóng cho các phe ủng hộ hoặc chống đối ông tha hồ tranh căi. Trong phạm vi bài giới thiệu này tôi mạn phép nói đôi lời về Jacques Bouveresse, người đă tổ chức các hội thảo tại Collège de France cho Chomsky được lên tiếng như diễn giả chính về các vấn đề của lư trí và chân lư khách quan vào lúc thoái trào của chủ nghĩa hậu hiện đại.
So với Derrida, Lyotard, Deleuze, Baudrillard,...có lẽ Jacques Bouveresse là một tên gọi khá xa lạ đối với giới văn nghệ trí thức VN; và đây là một điều đáng tiếc! Sau thất bại của phong trào sinh viên-công nhân Pháp kèm sự bế tắc của các ư hệ tả phái từ 1968, sự bành trướng của Nouvelle Philosophie và French Theory từ Paris qua các đại học anglo-saxon (Mỹ,Anh, Canada, Úc…) để biến thể trở thành postmodernism là câu chuyện dài mà độc giả VN có thể h́nh dung một cách chắp vá qua các bài dịch, trang viết về trào lưu hậu hiện đại được phổ biến trong nước lâu nay – một đề tài không c̣n mới mẻ ǵ và sẽ c̣n gây nhiều tranh luận, dù đă mất tính thời sự học thuật trên thế giới. Nhân dịp giới thiệu mấy trang dịch này tôi muốn dành ưu tiên cho một gương mặt khác gần ba thập niên qua đă tuyên chiến trên các diễn đàn media cũng như hàn lâm chống lại các triết thuyết phản lư tính đă thành cái mốt văn hóa tư tưởng xâm chiếm nhiều phân khoa nhân văn Âu-Mỹ .
Bouveresse là ai? Vị giáo sư chủ nhiệm bộ môn triết học ngôn ngữ và tri thức tại Collège de France hiện nay có lẽ là tiếng nói uy tín nhất ở Pháp về triết học phân tích (philosophie analytique), chuyên gia quốc tế hàng đầu về Wittgenstein và trường phái Vienna với các tên tuổi như Carnap, Goedel…(Cần một phụ chú ở đây: Triết học Âu-Mỹ chia ra hai nhánh chính;a/philosophie continentale - thiên về hữu thể luận siêu h́nh thay thế ngành thần học với Hegel, Nietzsche, Heidegger;…và b/ philosophie analytique – chú trọng về mặt phân tích ngôn ngữ và lô gíc cộng thêm phương pháp luận khoa học như các công cụ của lư trí trong việc tiếp cận thế giới khách quan). Trong khi Derrida, Deleuze và lư thuyết hậu cấu trúc- hậu hiện đại chịu ảnh hưởng Nietzsche, Heidegger và có xu hướng mượn cảm hứng và chỗ dựa trong văn học, đặc biệt là thi ca; Bouveresse hợp tác với các bạn như Chomsky, Bourdieu, hoặc giới trí thức cấp tiến trẻ hơn như Sokal và nhóm Agone để tái lập liên minh chiến lược giữa tinh thần khoa học và tư tưởng duy lư, phản kích lại sự cám dỗ chữ nghĩa của các thần tượng được báo chí media thổi phồng.( Tiện đây xin cung cấp thêm chút thông tin này: trước khi Alan Sokal dùng mánh chơi xỏ đám tả phái pomo trên tờ Social Text năm 1996, Bouveresse đă tuyên chiến và đương đầu với các guru tư tưởng hậu cấu trúc Pháp, đặc biệt là Lyotard và Derrida, bắt đầu với hai khảo luận đầy tính bút chiến viết từ 1984: Le Philosophe chez les Autophages, và Rationalité et Cynicisme, nxb Seuil, Paris. )
Kế tục truyền thống duy lư của triết học phương Tây bắt đầu từ Hi lạp cổ đại và trung thành với tinh thần của thế kỷ Khai Sáng Pháp, con số đáng kể các nhà trí thức học giả như Habermas, Chomsky,Bouveresse… không thể không lên tiếng để tranh luận và phản biện trên các diễn đàn hàn lâm cũng như không gian công cộng đáp lại sự suy thoái của các ư thức hệ tiến bộ trước đây c̣n tin vào sự liên minh giữa tư tưởng duy lư, tinh thần khoa học, và tiến bộ xă hội nay thiên về xu hướng hoài nghi chủ nghĩa cực đoan được tả phái Paris chưng cất thành các phong trào vừa thời thượng vừa bè phái.. Cái hố giữa hai nền văn hóa ngăn cách các nhà khoa học với giới học thuật nhân văn mà C.P.Snow đă cảnh giác trong các bài giảng ở đại học Cambridge từ năm 1959 càng ngày càng trở thành sâu rộng với sự bành trướng cuối những năm sáu mươi từ Quartier Latin sang khắp các đại học Âu-Mỹ của French Theory, một trào lưu tư tưởng nửa triết nửa văn mà Bouveresse đặt tên là philosophie littéraire. Đằng sau các xăo thuật lư thuyết vay mượn và lạm dụng cẩu thả thuật ngữ khoa học, đặc biệt là toán và vật lư, trào lưu này thật ra là sự ngụy trang khéo của tư tưởng phản lư tính và phản trí thức của một bộ phận học giả hàn lâm đă trở thành xa lạ với tư duy khoa học.
Có thể nói Bouveresse là nhà tư tưởng đă trực diện phản công các thần tượng Paris, những kẻ đă tạo ra cái mốt “hậu hiện đại” nhiều cám dỗ, đặc biệt là Derrida - người từng sáng lập Collège International de Philosophie để quảng bá loại triết lư bí hiểm. Ông kêu gọi các sinh viên trí thức quay về với tinh thần tự do với óc phê phán (liberté critique) để nhảy ra khỏi ṿng phấn gà mái (poule de Kircher) của bệnh sùng bái ấu trĩ các thần tượng giả. Cùng với các bạn như Chomsky và giới trí thức khoa học như Sokal, Bouveresse phản đối các học giả xă hội-nhân văn chịu ảnh hưởng chủ nghĩa hậu hiện đại khi những người này quan niệm sự thật lịch sử và các sự kiện xă hội là sự chế tác của đồng thuận ( chẳng hạn như lư thuyết social constructionism ở Mỹ). Dĩ nhiên chân lư khách quan là một khái niệm triết học được hiểu và diễn giải qua nhiều góc cạnh, tùy theo chỗ đứng của nhà khoa học thực nghiệm, giới nghệ sĩ sáng tạo, hoặc người kư giả điều tra h́nh sự…Nhưng nghi ngờ hay chối bỏ khái niệm này như một số nhà lư luận hậu hiện đại đă chủ trương là một “ảo tưởng nguy hiểm”. Các tự sự lẻ tẻ manh mún cũng như sự đồng thuận của bất cứ một cộng đồng diễn giải nào vẫn chỉ là phế phẩm tư duy (ersatz) không giải quyết được sự khủng hoảng lớn của văn hóa và đạo lư hôm nay.
Các hội thảo ở Collège de France cuối tháng 5-2010 vừa qua với sự lên tiếng của những tri thức lương thiện như Chomsky và Bouveresse là một dấu hiệu đáng mừng cho những ai chưa hoàn toàn đánh mất khả năng tư duy độc lập cũng như chưa tuyệt vọng về tiềm lực của lư trí và tự do: hai vũ khí xưa nay đă giải thoát loài vượn người khỏi sự an bài của định mệnh, dù đó là thần quyền vô h́nh hoặc thế quyền lộ mặt của bạo lực nhà nước hoặc kinh tế.
CHÂN PHƯƠNG