MỘT MẢNH RỜI
Xin giới thiệu một bài thơ, PHẾ TÍCH, theo tôi là một kiệt tác ngắn trong chùm thơ cuối đời của Diễm Châu:
một ông già hết ngồi lại nằm
nh́n hai tấm kính cửa và một bầu trời xám
những tiếng động trờ tới lui xa nhưng vẫn âm âm
như một tiếng than dài không dứt…
ấy đời mi sau biết bao năm
bon chen ê chề ră rượi cùng kiệt
mi ở lại bên đường như một phế tích
dưới bầu trời xám
14 mars 1999
( &Những mảnh rởi )
Đọc đi đọc lại vài lần bài bát cú hiện đại này chúng ta sẽ nhận ra nhạc tính thân thuộc của tiếng Việt. Dưới h́nh thức thơ tự do, ngữ điệu từng câu trong bài ḥa âm sinh động với các khổ thơ truyền thống nhưng không bị niêm luật g̣ bó. Đó là những câu 7 chữ (một ông già hết ngồi lại nằm; ấy đời mi sau biết bao năm) ,những phân đoạn 5/5 (nh́n hai tấm kính cửa/ và một bầu trời xám) hoặc 5/4/4=5/8 (mi ở lại bên đường/như một phế tích/dưới bầu trời xám)hoặc 3/4/4 (những tiếng động /trờ tới lui xa/nhưng vẫn âm âm) hoặc 2/2/2/2=4/4=8 (bon chen/ê chề/ră rượi/cùng kiệt).
Chỉ cần nhớ lại trong đầu các câu ca dao tục ngữ quen thuộc chúng ta sẽ nghe vang vọng ngữ điệu và nhạc tính nhiều đời của các tiết nhịp 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ hoặc 7, 8 âm tiết. Thí dụ bé hạt tiêu,câm như hến,bút sa gà chết,rung cây nhát khỉ, cả vú lấp miệng em,lắm mối tối nằm không, thấy người sang bắt quàng làm họ,thuyền không lái như gái không chồng, v.v…
Trong khi câu chữ d́u nhau theo ngữ điệu hồn nhiên của tiếng mẹ ,tứ thơ trong Phế Tích cũng b́nh dị dễ hiểu: sau những tan hợp thăng trầm, sau những bon chen ê chề , một ông già lúc nằm lúc ngồi nh́n ra bầu trời xám, lắng nghe những tiếng động gần xa…Có thể h́nh dung căn pḥng là sân khấu nhỏ với ông già là vai chính ră rượi, không c̣n hơi sức để độc diễn đoạn kết của một kiếp người. Ngày ngày ông chỉ lặng lẽ nh́n ra kính cửa. Khi con người không c̣n những thắc mắc tử sinh với khắc khoải siêu h́nh , bầu trời xám là một khoảng không màu xám không hơn không kém.
Và khi óc tim không c̣n vướng víu các câu hỏi và lời đáp th́ thịt xương cũng hiện h́nh trần trụi, vô tích sự: phế tích dưới bầu trời, xanh hay xám cũng vậy thôi!
Chân Phương
Cambridge, Avril 23, 2010