Sứ Điệp mạn đàm với Chân Phương
Vào khoảng giữa tháng 7-2008, thi sĩ Trần Thu Miên trong nhóm chủ trương tạp chí Sứ Điệp ở Boston đă phỏng vấn tôi về kinh nghiệm đọc và sáng tác thơ. Cuộc trao đổi văn học này đă được công bố lần đầu trên website DŨNG LẠC của nhóm trí thức Công giáo VN ở Hoa Kỳ. C.P.
*
Sứ Điệp: Chào Thi Sĩ. Đây là lần đầu độc giả Sứ Điệp được gặp gỡ ông qua cuộc mạn đàm này. Để khỏi mất th́ giờ, xin Chân Phương cho độc giả biết ông đang đọc tác phẩm văn học nào và có thấy điều ǵ đặc biệt trong tác phẩm này không?
CP: Kính chào độc giả Sứ Điệp. Tôi đang nghỉ hè nên có thời giờ thong thả đọc lại The Force of Poetry cùng các bài phê b́nh thơ Anh-Mỹ của Christopher Ricks. Đây là một tên tuổi hàng đầu trong giới học giả -phê b́nh hàn lâm Anh hiện nay. Đi đi về về giữa hai thủ đô văn hóa London-Boston,C.R. vừa là giáo sư môn Nhân Văn ở Boston University vừa là Giáo Sư về Thi Ca tại Oxford College, chức vụ này ông đảm trách sau khi được bầu lên năm 2004. Trường hợp này gần như ngoại lệ v́ C.R. không thuộc giới sáng tác. Có lẽ uy tín của ông trong giới nghiên cứu văn học, nhất là thơ Anh ngữ, đă mang đến cho nhà phê b́nh kiêm học giả vinh dự này v́ trước đây nó chỉ được trao cho các nhà thơ lớn như Muldoon, Heaney….(Bạn đọc có thể tra WIKIPEDIA để hiểu thêm về cách bầu đặc biệt của Oxford College khi chọn người cho cái ghế Professor of Poetry với nhiệm kỳ 5 năm này).
Tôi theo dơi C.R. đă lâu, bên cạnh những thi sĩ- học giả khác như Donald Hall ở Mỹ hay Henri Meschonnic ở Pháp…Đây là những tên tuổi đă lớn tiếng cảnh giác về cái họa lư luận như phong trào hậu hiện đại theo ảnh hưởng French Theory đă phá hoại nghiêm trọng ngành phê b́nh và nghiên cứu văn học, đặc biệt ở Hoa Kỳ. Bạn đọc yêu thơ và có quan tâm đến phê b́nh thơ có thể t́m đọc bài viết Literary Principles as against Theory phê phán sâu sắc các phong trào lư thuyết thời trang Âu-Mỹ trong vài thập niên qua. Có dịp tôi sẽ giới thiệu kỹ hơn về quan điểm phê b́nh của C.R. trong một bài biên khảo.
Sứ Điệp: Theo những điều ông tiết lộ đây đó, trên văn đàn, hay buổi nói chuyện trong Chiều Thi Ca mới tại Boston College tháng Năm vừa qua, ông sáng tác thơ đă lâu và có nhiều tác phẩm. Thơ của ông đă nuôi ông được ngày nào chưa?
CP: Đă chẳng được thơ nuôi sống ngày nào trái lại tôi bị tốn kém cho Nàng Thơ hơi nhiều. Chưa kể thời giờ, cái khoản tiền tôi mua sách báo chuyên về thơ lâu nay thừa
để down tiền mua nhà ở Mỹ! Đi du lịch ,dù Paris, London, hay tận Bắc Kinh, tôi cũng ôm về một chồng sách mới. Nghĩa là tôi c̣n mang tội góp phần phá hoại các rừng cây , làm ô nhiễm và tăng nhiệt quả đất nhỏ của chúng ta!
Sứ Điệp: H́nh như Tản Đà tiên sinh bảo “Thơ văn hạ giới rẻ như bèo.” Ông nghĩ ǵ về giá trị của thi ca trong các xă hội loài người?
CP: Kinh nghiệm của tiên sinh có tính gần như phổ biến về mặt kinh tế cá nhân. Tại Hoa Kỳ giàu có bậc nhất này cũng ít thấy nhà văn nhà thơ nào chỉ nuôi thân hoàn toàn bằng sáng tác (có vợ con c̣n thê thảm hơn). Nhưng chúng ta đang lạc đề, cái ǵ của César th́ trả lại César! Giá trị của thơ thuộc về các lĩnh vực tinh thần, tâm linh, sáng tạo nghệ thuật… Trên trái đất này khó có thể h́nh dung một nền văn hóa thiếu vắng thơ. Ngày nay bên cạnh vinh quang hằng năm như các giải Pulitzer, Nobel trao tặng các nhà thơ, đừng quên rằng thi ca c̣n được phổ biến và lợi dụng dưới h́nh thức thương phẩm hóa (commodified) của các ca khúc được phát hành nhanh rộng khắp thế giới nhờ kỹ thuật điện tử.
Mặt khác, lịch sử của hai thế kỷ trước cho thấy thi ca c̣n là vũ khí văn hóa giúp nhiều dân tộc chống lại sự đô hộ của các đế quốc thực dân. Dước ách chuyên chế của nhà nước cộng sản trước đây hoặc các chế độ an ninh công an trị đang tồn tại hiện nay, thơ cũng như văn là ngọn lửa khó dập tắt của tự do tư tưởng và sáng tạo; vụ án Nhân Văn Giai Phẩm hay Trăm Hoa Đua Nở bên Trung Quốc từng là bằng chứng khó quên cũng như cuộc đấu tranh hiện nay của các nhà thơ Tây Tạng hoặc Palestine… chống sự khủng bố tinh thần của kẻ xâm lược. Sau cùng thơ c̣n thêm một chức năng hệ trọng khác trong thời buổi toàn cầu hóa này: thơ góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của từng cộng đồng dù lớn hay nhỏ trước sức đồng hóa ghê gớm của thị trường hàng hóa, đặc biệt mang nhản USA. Bạn đọc Sứ Điệp có thể đến các thư viện để t́m hiểu về vai tṛ của thi ca ( hoặc thơ quần chúng như rap) trong cuộc đấu tranh của các phong trào đa văn hóa (multiculturalism) trên khắp nước Mỹ kể từ thập niên 1960.
Sứ Điệp: Thi Hào Nguyễn Du dùng thể thơ Lục Bát để kể chuyện Kiều. Như thế Truyện Kiều có phải là sáng tác Thơ hay chỉ là một câu chuyện mượn lại rồi được “dịch thoáng” từ ngoại ngữ qua chữ Nôm không? Ông xếp Nguyễn Du ở bậc nào? Thi Công hay Thi Sĩ, tại sao?
CP: Khái niệm tác quyền copyright không hiện diện vào thời đại của văn học cổ điển trên thế giới. Shakespeare hay Racine đă đưa các tuồng tích , điển cố từ Thánh Kinh, Plutarch, Ovid, … hay các tác phẩm cùng thời vào sáng tác của họ. Các thi văn hào Á Đông, trong đó có Nguyễn Du, cũng vay mượn thoải mái từ kho tàng văn học chung, đặc biệt là dân gian. Dùng chữ ngày nay , cụ Nguyễn của chúng ta đă dựa vào Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân để phóng tác truyện Kiều bằng chữ nôm. Và với tài năng của một thi hào bậc nhất cụ ND đă nâng thể lục bát lên vị trí hàng đầu trong thi phú tiếng Việt.
V́ phải nhiều năm đèn sách để thi đổ làm quan nên cụ bắt buộc phải học tới nơi tới chốn niêm luật , điển cố, với kinh thư . Thời gian này chính là cơ hội để cụ rèn tay nghề, nghĩa là trở thành một thi công thiện nghệ. (Mời đọc chơi Thơ Chữ Hán của ND để thấy nghề thơ điêu luyện của cụ). Mặt hạn chế dễ thấy của các phu chữ thời xưa là thói quen dùng điển tích, điển cố để ráp những câu trau chuốt nhưng vay mượn thiếu sáng tạo:
Làn thu thủy, nét xuân sơn…
Ngh́n tầm nhờ bóng tùng quân,
Tuyết sương che chở cho thân cát đằng…
Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở, sông Ngô tung hoành…
Kinh luân gom một túi đầy,
Đă đêm Quản, Cát, lại ngày Y, Chu…
Nhưng ND c̣n là nhà thơ lớn , thi sĩ kiêm thi nhân, với nhân sinh quan Tam giáo tổng hợp nhờ đó cụ đă chiêm nghiệm được lẽ thăng trầm hưng vong của lịch sử nước nhà vào thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng của chế độ phong kiến Nam Việt cuối Lê đầu Nguyễn. Rồi lưu thiên cổ mấy áng văn chương như Đoạn Trường Tân Thanh và Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh với tấm ḷng từ bi nhân hậu trọn kiếp bất b́nh trước những cảnh đời trái nghịch đầy bi thương của dân nghèo.
Chúng ta ai cũng biết câu nói Phạm Quỳnh, Truyện Kiều c̣n, tiếng Việt c̣n… Ở đoạn trên tôi có so sánh thi ca như một vũ khí văn hóa trong cuộc kháng chiến chống ách đô hộ thực dân. Dùng chữ Nôm để viết truyện Kiều, thi hào ND đă gắn trao ṿng hào quang cho tiếng mẹ và dân tộc Việt đă nâng thi phẩm của cụ lên hàng tôn giáo để động viên tinh thần yêu nước vừa để bảo vệ bản sắc văn hóa đang bị Tây Dương đe dọa. Chính chủ nghĩa dân tộc lúc ấy , kể từ các phong trào Cần Vương-Văn Thân, đă trao cho Truyện Kiều một vai tṛ lịch sử hiếm có. Tóm lại, phải đặt tác phẩm của Nguyễn Du vào bối cảnh của nỗi nhục mất nước th́ mới hiểu được địa vị đặc biệt của nó.
Sứ Điệp: H́nh như Hegel bảo là nói cho cùng những điều thi si viết ở dưới bất cứ h́nh thức hay hoàn cảnh nào, cuối cùng cũng tụ lại chính con người của thi sĩ. Nói cách khác là các “ngài” thi sĩ rất thích hay chỉ biết nói về bản thân ḿnh. Ông nghĩ sao?
CP: Hegel chịu ảnh hưởng của thời đại ḿnh khi nhận xét như thế: đó là lúc cực thịnh của thơ lăng mạn trữ t́nh Đức với những tên tuổi như Hoelderlin, Goethe, Schiller…vốn là các bạn thân của ông. Tất nhiên ta khó chối bỏ mối quan hệ mật thiết giữa một nhà thơ và nền văn hóa đương thời; v́ vậy tính trữ t́nh trong thi ca cổ đại Hi-La không giống trữ t́nh lăng mạn hay hiện đại. Mặt khác, từ con người sinh học đến chủ thể sáng tạo có một khoảng cách rất xa; nhà thơ không thể bưng nguyên bản thân trần trụi vào bản thảo mà phải kinh qua ngôn ngữ , văn hóa, lịch sử thi ca và nghệ thuật, v.v. Tóm lại, dù muốn chân thật tối đa như thi phái confessional ở Boston trước đây, thi sĩ cũng phải lên tiếng qua trung gian các nhân vật trữ t́nh (lyrical personae) và không nhân vật nào có thể là bản sao tuyệt đối trung thành với nhà thơ cả. Dĩ nhiên chúng ta đang đề cập đến bộ phận hàng đầu trong vũ trụ thi ca là các thi sĩ trữ t́nh, ngoài ra c̣n phải kể thêm thơ tự sự phong phú vô cùng (các bài ballad dân gian chẳng hạn), thơ-kịch với bao nhiêu là kiệt tác từ Eschylus đến Shakespeare, Victor Hugo…; sử thi bắt đầu với Homer xưa và Derek Walcott nay…Cuối cùng cần nhắc đến các thi nhân-triết gia như Lucretius hoặc các thi nhân-đạo sĩ hay thiền sư của Á Đông; trong trường hợp của họ chủ thể sáng tạo rất gần với chủ thể tri thức (sujet épistémique của Piaget) trong hoạt động khoa học cố vươn lên tinh thần khách quan vô ngă ( contemplative selfless mind). Điều này cũng gần quan điểm Hegel về sau trong Mỹ Học khi ông nâng thi ca lên bậc cao nhất trong các h́nh thái nghệ thuật nơi Chân Thiện Mỹ gặp nhau trong Tinh Thần Tuyệt Đối.
Sứ Điệp: Ông là người đọc rộng, đi xa, biết nhiều, nhà thơ thế giới nào có ảnh hưởng tới tư tưởng và sáng tác của ông nhiều nhất? Nếu ông không bị ảnh hưởng ai, xin ông cho biết nhà thơ thế giới nào ông yêu mến nhất?
CP: Như một cây to suốt đời đứng giữa mưa nắng tôi chịu ảnh hưởng và mang ơn tất cả các nhà thơ thế giới đă và đang nuôi dưỡng tâm hồn và tư tưởng ḿnh. Phải hiểu hai chữ ảnh hưởng với ư nghĩa tích cực nhất trong quá tŕnh học hỏi và trau dồi nghề thơ; tôi xin được ví ḿnh như con ong hút nhụy vô số loại hoa để tạo ra chất mật riêng của nó. Từ khi bắt đầu biết đọc tôi đă thích thơ và tiếp nhận vần điệu VN một cách tự nhiên. Sau đó tôi học thơ văn Pháp ở trung học, vừa t́m hiểu về văn học cổ điển Trung Hoa. Trong mấy năm đại học và sau đó tôi mở rộng mối quan tâm đến thi ca phương Tây nói chung và đọc một cách có hệ thống các nhà thơ quốc tế hàng đầu. Công việc này tôi vẫn tiếp tục cho đến hôm nay và coi đó là một phần bắt buộc của lao động nghệ thuật mà người làm thơ hay viết văn nào cũng phải làm đến nơi đến chốn. Dù tôi không đội trên đầu bất cứ thi hào thi bá nào, kinh nghiệm lịch sử bản thân với chiến tranh VN và các chế độ phi dân chủ của cả hai miền Nam Bắc VN đă khiến tôi thấy ḿnh gần gủi với các nhà thơ từng tham gia đấu tranh cho dân quyền và nhân phẩm như Victor Hugo, Bertolt Brecht, Aragon, Neruda, hoặc các nhà thơ Nga hay Trung Âu như Akmatova, Mandelstam, Brodsky, Seifert, Bartúsek, Holan, Pilinsky, C.Milosz, Z. Herbert, T. Roséwiz, … cùng nhiều nhà thơ Trung-Nam Mỹ khác. Hào khí của họ là ngọn lửa thiêng luôn luôn sưởi ấm tôi vào những lúc cuộc đời xám xịt hầu như vô nghĩa.
Sứ Điệp: Nhà thơ Việt Nam nào ông thích nhất và nhà thơ nào ông không thích nhất?
CP: Cũng như câu hỏi trên kia về nhà thơ thế giới tôi lại bị dồn vào tường một lần nữa. Đây không phải là cuộc thi hoa hậu VN mỗi năm ta chọn một nàng! Tôi thích đọc thơ của nhiều người và tôi có ư định làm một tuyển tập cho cá nhân tôi những bài thơ hay VN. Điều này nói ra hơi thừa, nhà thơ nhà văn nào cũng có tác phẩm thành công bên cạnh mớ sáng tác kém hay thất bại. Người độc giả có ư thức phê b́nh không thể yêu thích tất cả những trang viết của họ, cho dù chúng ta có thể có cảm t́nh đặc biệt với nữ thi sĩ A hoặc nam thi nhân B, v.v. v́ những lư do liên quan đến tiểu sử, nhân cách, cá tính…Trong thi tuyển của tôi tất nhiên phải có thơ của Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng, Hoài Khanh, Diễm Châu, Văn Cao, Đặng Đ́nh Hưng, Trần Dần, Lê Đạt, Chế Lan Viên, Phùng Cung, Phùng Khắc Bắc,… bên cạnh những nhà thơ xuất hiện sau 1975 mà phần lớn tôi được quen biết. Thi tuyển này cũng gián tiếp trả lời cho vế sau của câu hỏi; các nhà thơ tôi không thích ( v́ không có bài thơ nào lọt vào mắt tôi) sẽ không có mặt trong đó. V́ hoàn cảnh di dân tôi chỉ có trong tay một số thi phẩm quan trọng của thơ Việt hiện thời như Bến Lạ (Đặng Đ́nh Hưng), Người đi t́m Mặt (Hoàng Hưng),Khối Vuông Rubíc (Thanh Thảo),Trôi đi cùng tháng Chạp (Phạm Việt Cường), Chế Tạo Thơ Ca (Phan Nhiên Hạo), Thơ Tuyết Nga …Nhưng tôi hi vọng sẽ lần lượt sưu tập được các sáng tác đáng chú ư khác cho dự án thi tuyển của ḿnh.
Sứ Điệp: Theo ông th́ tiêu chuẩn thế nào định giá một bài thơ hay?
CP: Câu hỏi này khó trả lời v́ chung chung thiếu cụ thể. Nếu SĐ đưa ra bài thơ A, bài phú B, thi phẩm X,Z ǵ đó th́ nhà phê b́nh hay vị giáo sư thi học mới có thể phân tích các yếu tố nghệ thuật hay chi tiết mỹ học như ngôn từ, nhịp điệu, âm sắc,ư tượng… ;mức độ tổ chức toàn bài trong tương quan với từng đơn vị hữu cơ như câu, vế, đoạn… như những hoa văn to nhỏ cấu tạo tổng thể bức tranh hay các giai điệu, ḥa âm làm nên bản nhạc. Mà chúng ta chỉ vừa đề cập đến mặt h́nh thức bài thơ, chưa đả động đến phần nội dung tư tưởng, ư nghĩa tâm linh/tinh thần, giá trị văn học khi so sánh với thi ca đương thời,v.v…Các nhà văn học sử thích sắp xếp những sáng tác theo thể loại, phong cách, xu hướng, trường phái…và cố gắng lập ra những tiêu chuẩn phổ quát cho thơ văn. Khổ một nỗi óc sáng tạo là con ngựa bất kham, cứ tung vó phi về cơi lạ. Các bạn thử mở bất cứ một thi tuyển của bất cứ quốc gia nào mà xem: các bài thơ hay không bài nào giống bài nào! Chỉ có sự lịch lăm thông minh là ch́a khóa để mở cửa bước vào kho tàng nghệ thuật và văn hóa chất chứa trong từng bài, dù là trường ca hay đoản thi. Là một người làm thơ rất khó tính với chính ḿnh tôi không lúc nào quên lời của nữ thi sĩ Sylvia Plath:
Perfection is terrible, it cannot have children. ( Sự toàn bích thật đáng sợ thay, nó không thể có con cái nối nghiệp).
Sứ Điệp: Ông nghĩ ǵ về sự liên hệ giữa thi ca và tôn giáo?
CP: Nếu ví các nền văn hóa như cánh đồng trù phú hay rừng cây xanh tốt th́ tôn giáo một thời là vầng dương chói rực từng nuôi dưỡng bao nhiêu cổ thụ văn chương. Riêng Ki Tô Giáo (Công giáo, Tin lành, Cơ đốc…) đă là nguồn thần hứng cho Dante, Milton, Racine, Hoelderlin, St. Teresa of Avila,…trong thi ca phương Tây.Bên Á Đông, Vương Duy, Tô Thức, Tây Hành, Ba Tiêu…là các tên tuổi quen thuộc càng ngày càng có ảnh hưởng quốc tế khi các nhà thơ Âu-Mỹ được làm quen với ḍng văn học Thiền Tông.
Sau khi Nietzsche viết Hoàng Hôn Thần Tượng tuyên bố cái chết của đấng Tối Cao, cộng thêm sự đắc thắng của lư tính khoa học, giới nghệ sĩ phương Tây nói chung lâm vào khủng hoảng niềm tin và bị đặt trước ngả rẽ tư tưởng: a/ đi t́m chỗ dựa tâm linh nơi các truyền thống tôn giáo lớn của nhân loại như Eliot, Lowell trở lại đạo Công giáo hoặc Hesse, Paz, Juarroz, Ginsberg, Snyder…phiêu lưu vào cơi ẩn mật của tư tưởng Ấn Độ, Á Đông; b/thay thế đức tin tôn giáo bằng cái Đẹp nghệ thuật và coi sáng tạo là cứu cánh, thi ca do đó đă được nâng lên gần như tôn giáo ở nhiều nhà thơ hiện đại như André Breton, René Char, Gottfried Benn, Pablo Neruda,Edmond Jabès, Kenneth White…
Mặt trái của một truyền thống tôn giáo là óc bảo thủ khuôn phép. Nhà thơ lớn gốc Syria là Adonis đă phê phán Hồi giáo làm tŕ trệ sự phát triển của thơ hiện đại Ả rập v́ thế giới quan khép kín không chịu đón nhận cái mới. Đây là một ư kiến đáng quan tâm cho bất cứ cộng đồng văn hóa nào c̣n ôm nặng những quan điểm đạo lư và thẩm mỹ của quá khứ.
Sứ Điệp: Ông có ư kiến ǵ về chỗ đứng hiện tại của thi ca Việt Nam trong ḍng thi ca ḥan cầu? Làm sao để thi ca Việt Nam đi vào thi ca thế giới khi cả nhân loại đang chuyển ḿnh trên hành tŕnh toàn cầu hóa?
CP: Câu hỏi này dễ trả lời nhưng khó thực hiện. Thơ VN chưa có chỗ đứng với thế giới v́ người ngoại quốc không học và đọc được chữ Việt. Do đó chúng ta phải tích cực lo việc dịch thuật hai chiều; từ các tác phẩm Việt ngữ sang tiếng nước ngoài như Phan Huy Đường và các bạn đă làm bên Pháp; và ngược lại như Diễm Châu với nhóm Tŕnh Bầy đă dịch hàng trăm nhà thơ thế giới sang tiếng Việt. Mặt khác các nhà thơ VN phải học hỏi một cách có ư thức, nghĩa là tiếp thu với óc phê b́nh, mọi thành tựu thơ văn và thi học của loài người từ xưa đến nay. Thời đại cách mạng thông tin cho phép chúng ta truy t́m sách báo tài liệu dễ và nhanh hơn trước đây, nhưng cái khó nhất là tiêu hóa thông minh những dưỡng chất tinh thần cao cấp trong vũ trụ nghệ thuật. Nếu là người thực tâm yêu thơ, việc đầu tiên là chúng ta phải mang Homer, Khuất Nguyên, Virgil, Villon, Chaucer, Nguyển Trăi…ra đọc lại – dĩ nhiên nếu đọc được nguyên tác là hay hơn cả. Không dụng tâm học hỏi và luyện tay nghề th́ cả đời làm thơ cũng không nhảy qua được cái bóng của ḿnh!
Sứ Điệp: Sau cùng xin ông cho độc giả Sứ Điệp biết lịch sử đời ông dựa theo những mốc địa lư, học vấn, thời thế, và cả t́nh cảm.
CP: Tôi không thích nói nhiều về Cái Tôi đáng ghét! Năm 1951 tôi sinh ra rồi lớn lên ở Nam Vang, Cam Bốt. Học trường Pháp từ chín, mười tuổi và đậu Tú Tài Tây năm 1970. Sau đó tôi cùng gia đ́nh hồi hương về miền Nam VN sau vụ sát hại Việt kiều do Lon Nol cùng đàn em chủ mưu. Ở Sài G̣n tôi tốt nghiệp cử nhân Pháp Văn năm 1973 và học tiếp lên Cao Học Văn Chương Pháp, và bắt đầu dạy ngoại ngữ cho một đại học tư. Nhưng mọi chuyện đèn sách và dạy học đều dở dang sau ngày 30-4-1975, tôi với một ít bạn thân bắt đầu âm thầm hoạt động nghệ thuật và tôi đă trở thành một nhà thơ underground lúc nào không hay. Năm 1986 tôi chính thức rời bỏ VN với vợ con sang Mỹ. Ở Boston tôi vừa dạy trẻ vừa đi học để lấy bằng Cao học Giáo Dục (M. Ed.) năm 1992.
Bắt đầu viết văn làm thơ và dịch sách từ những năm cuối trung học, cho đến nay tôi đă sáng tác một số truyện ngắn và vài trăm bài thơ dài có ngắn có, chưa kể các bài nhận định, biên khảo, điểm sách…hầu hết được đăng trên các tạp chí văn chương hải ngoại. Nhà Tŕnh Bầy do thi sĩ-dịch giả Diễm Châu chủ trương đă xuất bản cho tôi 5 tập thơ:
Chú Thích Cho Những Ngày Câm Ní; Bản Án Cho Các Vĩ Cầm;Nghĩa Đen;Bổ Túc Lư Lịch Cho Loài Di Dân; Biển Là Một Tờ Kinh. Hiện nay tôi c̣n vài ba tập thơ trong dạng bản thảo mà tôi đă và sẽ cho đăng lần lượt trên các tạp chí hay internet. Bạn đọc có thể thăm website (amvc.free.fr) để đọc một số bài viết và sáng tác của tôi cùng các bằng hữu trong nhóm.
Sứ Điệp: Cảm ơn Chân Phương. Và Sứ Điệp rất hănh diện được giới thiệu một vài tác phẩm mới của ông trong số này.
Trần Thu Miên thực hiện cho Sứ Điệp.