BÀN TR̉N THI CA VN HÔM NAY
(Phan Nhiên Hạo thực hiện qua email. Tháng 10 và 11, 2011)
2017 - một năm trôi nhanh với bao nhiêu biến cố thế sự và văn hoá, đặc biệt là chính t́nh nước Mỹ. Riêng tôi, năm 2017 cũng là năm của tao ngộ thi ca khi dự Hội thảo Thơ tưởng niệm "Saigon thất thủ" ở đại học YALE với các nhà thơ Tô Thùy Yên, Phan Nhiên Hạo,Đinh Linh; và cuộc tửu đàm mùa Thanksgiving với Hoàng Hưng , Nguyễn Huệ Chi, Trần Hữu Thục tại tư gia - sau đó là buổi tṛ chuyện về thơ Việt với Hoàng Hưng đă được phổ biến trên mạng VĂN VIỆT...Trong những ngày niên tận này, tôi đọc lại những ư kiến suy nghiệm của vài nhà thơ thân hữu và phát hiện mấy trang thảo luận Bàn Tṛn về Thơ Việt hôm nay vẫn c̣n mang nặng tính thời sự văn nghệ ... Xin giới thiệu với bạn đọc trên các mạng , đặc biệt là Ăn Mày Văn Chương, như là một bài báo văn nghệ đón Xuân 2018. CP.
Phan Nhiên Hạo: Nhà thơ Mỹ nổi tiếng Charles Simic đă viết: "Thơ ca là một trẻ mồ côi của im lặng. Từ ngữ chẳng bao giờ b́nh đẳng được với những kinh nghiệm đằng sau chúng." Đằng sau mỗi bài thơ là đời sống của người làm thơ, đằng sau mỗi câu chữ là lao tác nghệ thuật và quan niệm thi pháp. Nhà thơ là một kẻ lạ kỳ: vừa kiêu hănh vừa cảm thấy vô tích sự, vừa làm một thứ nghệ thuật khó tính lại vừa mong thiên hạ hiểu ḿnh, vừa muốn sống trọn vẹn cái đời sống riêng tư vừa mang vác thứ lương tri công dân tuy gầy g̣ nhưng khá khỏe mạnh. Nhà thơ Việt c̣n rắc rối hơn, y bị đặt trước nhiều vấn nạn mà ở những nơi khác người làm thơ không phải bận tâm: di sản chiến tranh, xă hội lạc hậu, độc tài, lưu vong. Tất cả những vấn đề này, bài thơ tự bản thân nó ít nói được hết. Tuy vậy, nhà thơ Việt lại hiếm khi viết tiểu luận như các nhà thơ phương Tây. Người ta ít thấy nhà thơ Việt tŕnh bày quan niệm nghệ thuật một cách rơ ràng và những suy nghĩ về xă hội một cách trực tiếp. Bàn tṛn này là một cố gắng để tiếng nói của các nhà thơ được nghe thấy bên ngoài khuôn khổ những bài thơ. Và tôi tin là chúng ta sẽ có nhiều điều để thảo luận. Chúng ta có thể nói về quan niệm sáng tác, vị trí của thơ trong hoàn cảnh xă hội/ chính trị Việt Nam, các vấn đề của thơ trong bối cảnh xuất bản Việt Nam và thời đại internet… Nói chung, đây sẽ là một bàn tṛn mà các nhà thơ có thể nói về mọi vấn đề ḿnh quan tâm.
Bàn tṛn này gồm bảy người làm thơ: Nguyễn Quốc Chánh, eL., Trần Tiến Dũng, Phan Nhiên Hạo, Chân Phương, Thường Quán, và Tô Thùy Yên. Tôi cảm ơn sự góp mặt của các anh chị, đặc biệt những người đă vượt qua do dự ban đầu để cùng ngồi lại với nhau trong một cuộc chuyện tṛ mà tôi tin là sẽ thú vị.
…
Tô Thùy Yên: Thân mến chào quư anh chị thi sĩ.
Nói văn nghệ tất nói h́nh thức. Những thể loại đề tài qua các thời đại thực sự không đa tạp và gần như bất biến, vấn đề của văn nghệ là thể hiện nó như thế nào thôi. Chỉ h́nh thức mới thiên h́nh vạn trạng và biến đổi theo từng thời kỳ. Sáng tạo bao giờ cũng bắt đầu từ một tái tạo nào đó. Nói rộng ra, một nền văn minh mới bao giờ cũng khởi đi từ sự tái tạo của những nền văn minh đă có truớc nó. Do vậy, là tác giả, bao giờ chúng ta cũng tri ơn những tác giả tiền bối. Cũng như là một người đang thụ huởng một nền văn minh hiện đại, tôi chịu ơn những nền văn minh đă đi qua. Từ đây, tôi rút ra một hệ luận nhỏ nữa là một tác giả có hậu thế bao giờ cũng là một tác giả bằng với những thành tựu của ḿnh đă tạo được cảm hứng tuyệt vời cho những tác giả hậu sinh tạo thành những tác phẩm mới khác.
Theo kinh nghiệm riêng tư, cảm hứng bao giờ cũng đến trước h́nh thức diễn đạt và chính cảm hứng đă tự chọn lấy cho ḿnh một h́nh thức thích nghi chớ không phải là do chính tác giả chọn lựa áp đặt. Cũng y như những lănh tụ lỗi lạc của lịch sử truớc khi bước ra tiền trường lịch sử phải đi ngang qua những hành lang lịch sử trong đó bao giờ cũng có treo mắc sẵn những trang phục do một số nhà tư tưởng tiền bối đă cắt may sẵn dành cho họ chọn lấy.
Từ xưa đến giờ, v́ nhằm nuông chiều bảo vệ nàng Cảm Hứng mong manh yếu đuối, bao giờ người ta cũng t́m cách giải phóng nàng Cảm Hứng khỏi những trang phục bó rọ tù túng và đề nghị những trang phục nghĩ là vừa vặn thích nghi để tôn tạo nàng. Sự vận hành của văn nghệ bao giờ cũng là sự vận hành giải phóng cảm hứng khỏi những ràng buộc của h́nh thức thích ứng cần thiết. Riêng đối với bộ môn thơ, một bộ môn được thành lập thuần túy bằng ngôn ngữ, h́nh thức của thơ không chỉ được hiểu đơn giản là những thể thơ dài ngắn bao nhiêu chữ mà c̣n trong chính bản chất của những con chữ. Nói cách khác, tính thời đại của một lời thơ không chỉ là ở thể thơ mà là trong ngôn ngữ vận hành của lời thơ đó. Là một nguời làm thơ, bản thân tôi có một niềm tin quả quyết mà lư trí chẳng thể nào minh chứng được là con chữ tự nó là một sinh vật có hẳn một ṿng sinh tử nhất định nào đó, nó tồn tại khuất mặt đâu đó để rồi một lúc nào hội tụ đầy đủ mọi cơ duyên thích hợp sẽ hiển hiện qua những nét ABC..., và hẳn nhiên sự hiển hiện đặc biệt này sẽ mang tính thời đại của nó. Thi sĩ nào cũng hiểu rơ rằng một chữ trong lời thơ sẽ là một chữ thơ khi nó hiển hiện không như một chữ thông thường với cái ư nghĩa thường ngày thông tục của nó mà sáng rực một ư nghĩa chệch lạ thường may mắn trong sự chung đụng cộng đồng với những con chữ khác. Bản chất của kim cương là đá nhưng viên kim cương v́ vẻ đẹp tuyệt vời của nó giữa những cục đá tầm thường tội nghiệp khác không thể c̣n coi là cục đá hẩm hiu nữa.
Đến đây, tôi được gọi đọc những ư kiến mới của anh Phan Nhiên Hạo, mong mỏi người tham gia thảo luận đào sâu đến phần kỹ thuật h́nh thức của thơ. Theo ư riêng, h́nh thức bài thơ cho dù có lạ lẫm đến đâu cũng chẳng nói lên tính cách mới mẻ thời đại của bài thơ. Bởi lẽ nhiều người làm thơ v́ những nguyên nhân chẳng dính dáng ǵ đến thơ, đă tự chọn lấy trước một h́nh thức thơ nào đó rồi nhồi nhét chữ nghĩa vào, hy vọng nó trở thành một bài thơ độc đáo được người đọc quan tâm chú ư. Họ không hiểu hay cố t́nh không hiểu được một điều hết sức đơn giản trong văn nghệ là nội dung và h́nh thức phải là hai phương tiện song hành tương ứng và tương tác. Tôi không phủ nhận rằng có những nhà thơ nghĩ ra thơ từ những thể thơ nhất định nào đó, như Bùi Giáng chẳng hạn, ông chuyên nghĩ thơ bằng lục bát. Cũng như người ta không thể nghĩ sẽ có thể chuyển những bài thơ đă có của Bùi thi sĩ qua những thể thơ nào khác cho dù là phổ thông mà ǵn giữ được nguyên vẹn cái khí vị độc đáo Bùi Giáng. Cũng như với nhà thơ Thanh Tâm Tuyền từ những bài tự do thời trai trẻ đến những bài bảy chữ hay lục bát ở tuổi già, mỗi loại mang một khí vị riêng biệt và tôi dám quả quyết rằng sự chọn lựa thể thơ không do chính ông tự ư mà do chính những đ̣i hỏi thiết thân của cảm hứng từng thời kỳ của ông. Tóm lại, tôi nghĩ điều kiện đầu tiên bắt buộc của nguời làm thơ là phải trung thực với cảm hứng của ḿnh, tức trung thực với chính ḿnh bởi lẽ không có trung thực th́ không thể có văn nghệ được. Nồi nào úp vung đó, cảm hứng thơ nào có riêng h́nh thức nhất định của cảm hứng đó. Bằng không chỉ là những mưu toan giả dối làm dáng do dáng dại h́nh mà thôi.
Chân Phương: Trước tiên xin bắt tay các anh chị. Đàm đạo về thơ là lấy thúng úp voi. Theo suy nghĩ của tôi, trao đổi cụ thể về thi pháp và các kỹ thuật làm thơ là một gợi ư khéo của Hạo, đi thẳng vào các vấn đề “bếp núc” để khai mạc bàn tṛn này.
Trong vài bài tiểu luận, nhận định trước đây như "Thơ, Phút Ngẫu Sinh", "Vũ Điệu Của Lời", " Nhà Thơ Qua Quang Tuyến"... tôi từng phân tích một số thao tác và công cụ của người làm thơ mà Lê Đạt gọi là "phu chữ," là kẻ thường xuyên luyện tay nghề về ngữ văn và thi pháp, sống chết với tiếng Mẹ và tiếng Bà để nắm bắt được cái thần của tiếng Việt là ngữ điệu (prosody) xuyên thời gian đồng thời tiềm tàng trong khẩu ngữ sinh động thường ngày. Tôi có ư thức, và đă cảnh giác về mối nguy của một nền thơ câm điếc khi phần lớn các người làm thơ phá thể luật (thơ tự do, thơ văn xuôi) không chịu t́m hiểu thấu đáo về ngữ điệu tiếng Việt.
Nếu ngữ điệu tiếng Anh dựa vào trọng âm và khinh âm th́ tiếng Việt lên xuống với các âm điệu bằng trắc, múa hát với những từ luyến láy, song ca với nhạc bè của ca dao tục ngữ: bé hạt tiêu, câm như hến, có thịt đ̣i xôi, hết xôi rồi việc, ba ch́m, bảy nổi, chín lênh đênh… Những cụm từ hai, ba, bốn chữ trên đây là các đơn vị cơ bản của ngữ điệu Việt với âm bằng âm trắc quyện nhau như h́nh với bóng. Mời các bạn đọc và suy nghĩ về câu thơ ngắn sau đây của Trần Dần, nhà thơ phù thủy của tiếng Việt: "Biển giấu sâu, trời giấu rộng, chữ giấu nghĩa." Chỉ với vài cụm từ ba chữ, ông đă có thể viết một câu thơ tư tưởng để đời.
Ngữ điệu với những sản phẩm nặc danh là thành ngữ, tục ngữ là vật liệu nền móng và chất liệu vô giá của người làm thơ. Am hiểu để vận dụng được chúng trong quá tŕnh sáng tác bài thơ là nắm được hai lợi khí của nghệ thuật thi ca, đồng thời cũng là hai thi pháp chủ yếu Ezra Pound từng gọi là melopoiea (thi pháp của ngữ điệu và nhạc tính)
và logopoiea (thi pháp của ngôn thuyết/ngôn thoại), nói gọn là thuật chơi chữ cao cấp mà ví dụ đặc trưng ở Trung Hoa, Việt Nam là câu đối.
Đôi khi tôi cũng làm thơ vần điệu để t́m hiểu ngữ điệu qua các thể thơ và cú luật truyền thống: "biển với thời gian vây phủ tôi/ kiếp người là đảo nhỏ chơi vơi" hoặc
"trèo lên xương trắng chập trùng/ ngắm con trăng lạnh lạ lùng cơi mê"… Nhưng thú vị hơn là tṛ chơi logopoiea, mang thành ngữ ra ngâm ngợi rồi “chế biến” thêm:
-bắt cá hai tay/bắt gái mấy tay?
-chum chúm chũm cau/rờ trước bóp sau
-kiến ḅ miệng chén/tôi ḅ miệng em
…
Dù phần lớn sáng tác tôi là thơ tự do nhưng tôi luôn quan tâm đến ngữ điệu, như Thường Quán và Trần Tiến Dũng đă tâm sự, viết được một ḍng (line) hay câu thơ (sentence) nào là tôi lớn tiếng đọc đi đọc lại để lắng nghe như nhạc sĩ thẩm âm.
Hạo có nói đến cách ngắt ḍng các đoạn thơ rất ngắn của William Carlos Williams nhằm làm cho tiến tŕnh đọc/nh́n bài thơ chậm lại. Tôi có tiếp thu kỹ thuật này; nó thích hợp với phần lớn các bài thơ giàu ư tượng nhưng kiệm lời của tôi. Chẳng hạn trong bài thơ sau đây:
hoa hồng
với những nụ hôn
một cái tên
mở đầu
mọi thư t́nh
bao nhiêu kư ức cùng kỷ vật
để minh họa
cho một nấm mộ
đời đời
bơ vơ
giữa người chết
tứ bề lạ mặt
Cách ngắt ḍng và tách đoạn như trên mở ra nhiều quăng lặng trong thân bài, phần
nào tŕ kéo tốc độ người đọc b́nh thường khiến cho chậm lại, gây sự chú tâm cần thiết
cho các h́nh tượng rời rạc của bức kư họa sầu muộn.
Nếu tôi không ngắt ḍng và tách đoạn th́ bài thơ sẽ như sau:
Hoa hồng với những nụ hôn
một cái tên mở đầu mọi thư t́nh
bao nhiêu kư ức cùng kỷ vật
để minh họa cho một nấm mộ đời đời bơ vơ
giữa những người chết tứ bề lạ mặt
Và hiệu quả nghệ thuật như thế nào th́ tôi để các bạn tự nghiệm xét.
Một kỹ thuật tôi vẫn dùng khác là song thể (parallelism), phổ biến trên thế giới trong
các thể thơ dân gian và truyền thống như ballad, hay đặc biệt như thi phú Á Đông. Khi th́ đối xứng như luật thi:
dao bên phải
nĩa bên trái
đâu nỗi buồn?
đâu niềm vui?
lúc th́ phóng khoáng về số lượng chữ nhưng vẫn là song cú đối thoại nhau về mặt nội dung:
vầng trăng mọc
mọi phi đạo nhỏ dần
…
đàn chim không quốc tịch bay qua Vạn Lư Trường Thành
địa chỉ thi nhân là đường chỉ tay hoang vắng
…
Tôi c̣n muốn nói thêm về phanopoiea, thi pháp của ư tượng mà tôi vẫn dùng như một ngón nghề để cấu tứ hay cấu tạo từng bài thơ. Nhưng tôi nhường lời cho các bạn ở đây, hi vọng sẽ nghe được những ư kiến hay về việc bếp núc của các phu chữ.
Phan Nhiên Hạo: Tôi đồng ư khó viết một bài thơ hay nếu viết chỉ để thử nghiệm một h́nh thức đă được định sẵn nào đó. Nhưng những chủ định văn nghệ như cách tân, làm mới ngôn ngữ th́ sao? Thời của anh Tô Thùy Yên những người trong nhóm Sáng Tạo có ư thức làm mới rất rơ. Bây giờ ở Việt Nam làm mới cũng là một thôi thúc. Nhưng cũng giống như trong hội họa, làm theo một kiểu nào đó của phương Tây lại dễ trở thành bắt chước thiếu sáng tạo, bắt chước một cách dễ "bị bắt quả tang." Kinh nghiệm của anh Tô Thùy Yên trong vấn đề này thế nào? Làm thế nào để ư thức cách tân không gây tổn thương cho "nàng Cảm Hứng"? Các anh chị nghĩ ǵ về vấn đề cách tân thơ?
Nguyễn Quốc Chánh: Tôi nghĩ cách tân có tính thời điểm và giai đoạn, chứ không thể cách tân thường xuyên. T́nh trạng thơ Việt hiện nay là một sân khấu đă cởi truồng, vấn đề không ở chỗ ai ngon hơn ai ở sự lơa lồ, vấn đề là sau khi tuột, múa sao coi cho được. Chứ quần đă tuột rồi mà cứ đứng chết trân hoặc ẹo ẹo th́ thảm quá. Nh́n các màn tŕnh diễn thơ, rồi sắp đặt thơ, rồi tân h́nh thức thơ, rồi hậu hiện đại thơ, rồi cụ thể thơ, rồi tranh thơ, tôi đều thấy sự chết trân, sự ẹo ẹo đó. Mọi khả thể về thơ đều có thể, nhưng không thể vinh vào điều khả thể để biện minh cho sự bần cùng. Chưa cần lo người coi bỏ đi, lo cho anh đang lớ ngớ không biết làm ǵ với cái thân nhộng của ḿnh.
Nhân có anh Tô Thùy Yên đây, có thể nói là một đại biểu quư hiếm chắc là cuối cùng của thời Sáng Tạo, và Phan Nhiên Hạo, gương mặt bảnh của thơ hải ngoại từng có tập thơ với cái nhan đề rất khiêu khích tinh thần sáng tạo là Chế Tạo Thi Ca, vậy giữa chế tạo và sáng tạo, có tạo ra được thi tính và thi pháp riêng hay vẫn sài chung thi tính mà chỉ khác thi pháp, và độ khác có nhiều không?
Phan Nhiên Hạo: Tôi không phải người muốn tạo lập vị trí văn chương của ḿnh như một nhà cách tân bằng mọi giá, mặc dù tôi quan tâm đến kỹ thuật, và chú học về điều này. Tuy không đa dạng như hội hoạ, trong thơ hôm nay cũng có khá nhiều trường phái, và nếu ḿnh làm rập khuôn theo một kiểu nào đó của phương Tây, Tân H́nh Thức chẳng hạn, ḿnh lại đang tự làm cũ hơn là làm mới. Cũng như một hoạ sĩ bây giờ vẽ kiểu lập thể của Picasso, dù vẽ đẹp đến đâu chăng nữa nh́n vào vẫn thấy tính sáng tạo bị giảm đi rất nhiều. Đó là lư do v́ sao tôi tránh làm thơ theo một trường phái hay chủ thuyết "lộ liễu" nào. Thơ tôi dựa trên một nền tảng hơi cổ điển nhưng áp dụng có ư thức những kỹ thuật tôi quan sát được từ thơ Mỹ. Tôi vẫn quan niệm cái mới sau rốt phải đến từ một cảm quan văn hoá mới. Và điều này sẽ đem một thi tính mới, nếu hiểu thi tính như là tinh thần của thơ. Ví dụ thơ Đinh Linh, h́nh thức không có ǵ lạ, nhưng tinh thần thơ th́ khác hẳn những người làm thơ Việt. Đó là v́ tính đa văn hoá của Đinh Linh, và nó tạo nên một thi tính lạ so với cái thi tính thuần Việt. Tôi không đến Mỹ từ nhỏ như Đinh Linh, nhưng đời sống hai mươi năm ở Mỹ với những tiếp xúc văn hóa, giáo dục, cũng khiến tôi khác với chính tôi thời c̣n đạp xe lang thang ở Sài G̣n với anh Chánh. Tôi tin rằng những chuyển biến văn hóa này, cộng với ư thức học hỏi về kỹ thuật thơ từ bên ngoài, là những ǵ cần và đủ đối với tôi cho đến lúc này. Tựa đề tập thơ sau của tôi, Chế Tạo Thơ Ca, thật ra không nên được hiểu như một phủ nhận cảm xúc và thi hứng. Cũng như mọi thứ, thơ có thể được chế tạo, nhưng vấn đề là với nguyên liệu ǵ. Cái nguyên liệu mà tôi dùng để "chế tạo" các bài thơ trong tập thơ đó vẫn gồm rất nhiều cảm xúc. Với tựa đề đó, tôi chỉ muốn nhấn mạnh hơn tính kỹ thuật của việc làm thơ, và nhất là xoá đi cái quan niệm có vẻ tâm linh trong sáng tác thơ.
Bây giờ đẩy vấn đề đi xa hơn. Nếu muốn, thơ có thể được chế tạo chỉ thuần túy bằng ư niệm và và kỹ thuật thôi hay không? Tôi nghĩ được, và nó vẫn có thể tạo ra nhiều sản phẩm thú vị. Nhưng lúc đó thơ có c̣n là thơ theo quan niệm bấy lâu nay? Có lẽ không, mà nó sẽ trở thành một dạng của Nghệ Thuật Ư Niệm, tức là thứ nghệ thuật mà có thể nói nôm na là cái ǵ cũng được phép. Nhưng nếu vậy th́ sao? Tôi nghĩ cũng chẳng sao cả, cũng vui thôi, miễn là nó đừng lôi thôi quá, nhà quê quá. Những chuyện tŕnh diễn thơ ở Việt Nam chẳng hạn, tôi không phản đối, nhưng tôi thấy cái cách mà người ta thực hiện nó hơi quê. "Quê là ǵ, lấy ǵ để đánh giá?" Chuyện này khó chỉ ra cụ thể, nhưng cũng giống một người ở nông thôn lên thành phố, mặc đồ hàng hiệu nhưng nh́n vẫn thấy cục mịch sao đó, khác với một người thành phố có học ăn mặc đơn giản nhưng nh́n vẫn thấy "hip." Cái tính "quê" trong những tṛ cách tân ở Việt Nam đa phần là do phát ngôn quá trịnh trọng nhưng thiếu hiểu biết, và v́ vậy mà lố bịch.
Ở Việt Nam hiện nay, cách tân khó có thể "tới" được một phần c̣n v́ cái năo trạng thực dụng đầy tính thỏa hiệp của giới văn nghệ. Nhiều người muốn cách tân nhưng đồng thời muốn được công nhận bởi cái hệ thống văn chương bảo thủ của nhà nước. Tôi lấy ví dụ Inrasara. Inrasara là người xiển dương cách tân thơ, đặc biệt tích cực truyền bá chủ nghĩa Hậu Hiện Đại. Nhưng Hậu Hiện Đại th́ không thể nào đi cùng với Hội Nhà Văn, vốn là một tổ chức được tạo ra để thực hiện chủ trương chính trị chuyên chế, đi ngược lại tinh thần đa phức Hậu Hiện Đại. Inrasara là người có vai vế trong hội này, đă ẵm nhiều giải thưởng của hội. Vậy Inrasara làm cách tân bằng cách nào? Bằng cách chế ra cái gọi là "phê b́nh lập biên bản." Một loại phê b́nh nước đôi, vừa ve vuốt giới văn nghệ ngoài lề vừa làm chức năng cố vấn cho giới văn nghệ chính thống. Cùng một lúc muốn làm vui ḷng cả hai phía đối phản nhau như vậy cũng giống như lái xe chạy tới ba thước rồi gài số de lui lại ba thước. Cách tân đi đến đâu?
Nguyễn Quốc Chánh: Tôi đồng ư với Hạo, và thử bàn tiếp “cách tân đi đến đâu?” Để biết đang ở đâu, hăy nh́n sơ về quá khứ. Lần cách tân thứ nhất trong thơ Việt chắc là thơ Tiền Chiến. Những tác giả của thơ Tiền Chiến đều không phải là những ông đồ, do đó nguồn cảm hứng cách tân của họ, một phần đến từ phương Tây qua chương tŕnh giáo giục thuộc địa, một phần đến từ phản ứng t́nh trạng xă hội và mỹ quan khuôn vàng thước ngọc từ Trung Hoa hàng ngàn năm trước. Có thể nói, chỉ khi ê chề với cái ḿnh đang là th́ mới đủ nhạy cảm nắm bắt cái khác lạ. Và chỉ khi nào ư thức đủ sự ê chề của cái đang là và cái khác lạ, họa may mới có thể xúc tiến một cuộc cách tân bằng cách bóp méo cho cái đang là và cái khác lạ thành cái sống động của ta. Chắc có nhiều người ư thức được điều đó vào thời đó, nhưng cũng chỉ có những tài năng mới có thể làm nên cơm cháo cho cuộc đổi thay. Kết quả là hàng đống tác giả ra đời, một mỹ quan lăng mạn lên ngôi trong thơ Việt.
Từ sau Thơ Mới, thơ Việt cũng đều lấy cảm hứng từ phương Tây làm nguồn cho những đợt cách tân tiếp theo. Lác đác từ Xuân Thu đến rùng rợn Hiện Thực Xă Hội Chủ Nghĩa, chới với từ sau Nhân Văn đến khí thế thời Sáng Tạo, đa nguyên loạn xạ từ thời tạp chí Thơ đến miệt mài tienve như bây giờ. Nhưng tại sao có thời tài năng nở rộ thời lèo tèo, có người lưu loát người ngọng ngịu? Thời Tiền Chiến chắc đếm đủ mười ngón tay, nhưng càng về sau chắc đếm không đủ một bàn tay. Có thể nói, thời nào có tự do, nơi nào có tài năng, nơi đó, thời đó có cách tân và có những sản phẩm sáng giá của nó. (C̣n không có tự do, mà có tài năng, th́ vẫn cách tân, nhưng cách chui, như trường hợp Trần Dần, Đặng Đ́nh Hưng).
Ở Việt Nam hiện nay có một đám lợi dụng cách tân để thay dép râu cho Hội Nhà Văn bằng cách sắm giày Hậu Hiện Đại. Và để phân biệt với văn chương dép râu, họ hănh diện ghi rơ ba chữ Hậu Hiện Đại lên b́a hay trang đầu cuốn sách. Đúng như Hạo nói, nếu họ giác ngộ tinh thần Hậu Hiện Đại, họ phải phân mảnh bản thân khỏi cái cấu trúc đại tự sự là Hội Nhà Văn. Đằng này họ cứ giả tưởng Hội Nhà Văn là hội nghề nghiệp, nhưng tội nghiệp là khi hành nghề mà trái ư ma cô Ban Tư Tưởng là bị quở mắng hoặc ăn đ̣n ngay. Inrasara là một người hô khẩu hiệu lớn giọng nhất của cách tân mà không biết có bị quở mắng hay ăn đ̣n chưa hay chỉ toàn ẵm giải thưởng của ma cô? Tôi thấy chủ nghĩa nào mà sớ rớ vô Việt Nam đều bị bóp cổ hô khẩu hiệu hết. 80 năm hô khẩu hiệu đại tự sự đă đời, giờ tới thời kỳ vàng núp bóng cái hội bày tôi của Đảng tiếp tục hô khẩu hiệu tiểu tự sự.
Giả sử cách tân thơ dẫn đến cái bùng binh là nghệ thuật ư niệm đi. Trên lư thuyết tṛ này tưởng ai cũng có thể quậy, nhưng tôi nghĩ không phải cứ làm cho đục nước là c̣ béo. Trong bùn không có trùng chỉ, đỉa trâu mà chỉ toàn cặn tiểu thủ công dưới đáy kênh Tàu Hũ hay kênh Thị Nghè, và kẻ quậy cứ lâng lâng tự sướng v́ làm đục nước, nhưng lũ c̣ nhúng mỏ vô coi chừng biến thành c̣ ma. Năm qua tôi vọc đất sét nên ṃ lên mạn coi thiên hạ vọc ra sao. Ở Nhật không nhiều, nhưng Mỹ hầu như đất sét bị/được vọc từ/trong ư niệm. Trước khi cảm nhận vật phẩm, người coi phải đọc ư niệm. Có khi ư niệm hay, thậm chí sốc, nhưng vật phẩm không xứng, chưa tới, hụt, nhưng ít khi vật phẩm hấp dẫn mà ư niệm lôi thôi, ṿng vèo. Cái khó của tṛ nghệ thuật ư niệm là khả năng phân tích, khả năng trừu tượng để kiến tạo và thuyết minh ư niệm. Đồng thời cũng phải sáng/chế tạo ra cái để biểu hiện ư niệm đó một cách vừa vặn nhất. Nó vừa đ̣i hỏi khả năng tưởng tượng về h́nh khối, màu sắc để thỏa măn con mắt, vừa đ̣i hỏi khả năng trí thức để ư niệm hóa cái nh́n. Nó không phải là nghệ thuật thiên hứng hay thần hứng, mà nghệ thuật của ư niệm hứng. Nó đ̣i hỏi tài năng, một kiểu tài năng khác. Mà tài năng trong dạng nghệ thuật nào cũng đều bất b́nh đẳng.
Về tính đa văn hóa trong thơ Đinh Linh tạo ra thi pháp khác lạ so với tính thuần Việt, tôi hoàn toàn đồng ư với Hạo. Nhưng làm sao để đa văn hóa mà không giỡn mặt với văn hóa. Cái gọi là văn hóa thuần Việt hay thuần Mỹ đều đáng bị giỡn mặt. Cái thuần là cái lố bịch. Ôm khư khư cái thuần nếu không trịch thượng th́ che giấu mặc cảm. Trơ trọi cái ba rọi chắc có nhiều cơ hội đa văn hóa hơn chăng?
Chân Phương: Chánh vừa đụng đến vấn đề cốt lơi của sáng tạo nghệ thuật khi nhắc đến tài năng. Nó từ đâu ra? Bẩm sinh di truyền như các nhà toán học, nhạc sĩ thiên tài? Poeta nascitur? Như thi hào Horace nói: "Thi sĩ bẩm sinh đă là nhà thơ!" Như vậy chúng ta đâu c̣n ǵ để bàn: kỹ thuật, phu chữ và mấy chuyện bếp núc vân vân đi chỗ khác chơi! Thật ra trong khoa học cũng như nghệ thuật, không thể có thiên tài vô học. Nếu muốn trở thành họa sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ… ai cũng phải tinh luyện tay nghề và nên t́m thầy giỏi bạn khôn mà học tập. Anh Tô Thùy Yên đă nói rất đúng: "một nền văn minh mới bao giờ cũng khởi đi từ sự tái tạo của những nền văn minh đă có trước nó. Do vậy, là tác giả, bao giờ chúng ta cũng tri ơn những tác giả tiền bối." Chẳng khác ǵ ư kiến khá quen thuộc của T.S. Eliot trong bài "Tradition and the Individual Talent":
"No poet, no artist of any art, has his complete meaning alone… You cannot value him alone; you must set him, for contrast and comparison, among the dead" [tạm dịch: "Không có thi sĩ nào, không có nghệ sĩ của bất cứ ngành nghệ thuật nào chỉ dựa vào mỗi cá nhân ḿnh mà làm nên ư nghĩa trọn vẹn… Ta không thể đánh giá ông ta một cách biệt lập; ta phải đặt ông ta giữa những người đă mất để t́m những sự tương phản và tương đồng"].
Nếu không nghiêm túc học nghề mà chỉ muốn thành danh trong một môi trường văn hóa-chính trị bịp bợm suy đồi bằng cách vỗ vai tặng nhau các nhăn hiệu Tân H́nh Thức, Hậu Hiện Đại, Ư Niệm Chủ Nghĩa… th́ chẳng khác ǵ nạn mua bán bằng cấp giả trong nước lâu nay.
Xin trở lại một ư kiến đáng bàn khác của anh Tô Thùy Yên: "Theo kinh nghiệm riêng tư, cảm hứng bao giờ cũng đến trước h́nh thức diễn đạt và chính cảm hứng đă tự chọn lấy cho ḿnh một h́nh thức thích nghi chứ không phải là do chính tác giả chọn lựa áp đặt." Là một độc giả trung thành của anh từ thời c̣n là sinh viên văn khoa ở Sài G̣n, và vẫn tiếp tục theo dơi sáng tác của anh sau khi rời Việt Nam, tôi thường suy nghĩ về các biến chuyển thi pháp của anh và anh Thanh Tâm Tuyền: Tại sao hai gương mặt đầu đàn của nhóm Sáng Tạo (ở đây c̣n phải nhắc tới tập Ta Thấy H́nh Ta Những Miếu Đền của Mai Thảo) sau này lại quay về với những thể thơ và niêm luật truyền thống khi các anh từng có thời cách tân ngôn ngữ thơ với những bài thơ tự do hay? (Tôi nhớ măi bài thơ tự do dài của anh "Bất Tận Nỗi Đời Hung Hăn Đó" đăng trên báo Văn vào đầu thập niên 70). Những xúc động và chấn động tâm t́nh nào đă đưa anh từ cái Tôi nạn nhân thời thế và cái Tôi cô độc hư vô chủ nghĩa,
một tiếng thôi tư bản hay vô sản
không ai đứng ngoài cuộc báo thù này
nát thân tôi đường mă tấu hai phe
(Ngoại Cuộc)
tôi mộng du trên quả đất ṃn
nơi tôi vắng mặt
…
tôi chạy cắm đầu trên sợi kinh hoàng
giăng qua đôi bờ vực lạnh hư vô
(Thi Sĩ)
sang cái Ta thi nhân Á Đông trầm tư về tử sinh và biến dịch trong các bài thất ngôn như "Hề, Ta Trở Lại Gian Nhà Cỏ", "Tưởng Tượng Ta Về Nơi Bản Trạch", "Và Rồi Tất Cả Sẽ Nguôi Ngoai"… cho đến bài tuyệt tác "Ta Về" cất lên tiếng nói trầm thống của cái Ta bộ tộc, nhắc kể nỗi niềm cho cả quê hương quằn quại trong thế cuộc oan khiên.
Nếu tôi nhớ không lầm, trên talawas Bùi Vĩnh Phúc đă mượn lư thuyết ngữ học để phân tích cái mới lạ trong cách dùng chữ hoặc hoán chuyển ngữ pháp, cũng như Trần Doăn Nho đă tiếp cận về mặt triết học các chiều kích tư tưởng với tâm linh trong thơ Tô Thùy Yên. Tôi muốn góp thêm vài nhận xét về kỹ thuật với bàn tṛn, phân tích đôi điều căn bản về thi pháp mà hai nhà nghiên cứu kể trên h́nh như đă bỏ qua. Khi trở về với cái Ta, nhà thơ không những đă trở về với các thể thơ có niêm luật chặt chẽ mà c̣n vận dụng một vài biện pháp sở trường của thơ dân gian cũng như thơ thế giới là "điệp pháp" (parataxis) và "song thể" (parallelism). Một vài trích dẫn trong vô số ví dụ "song thể":
Đ̣ nghẹn đoàn quân xa tiếp viện
Mưa lâu trời mốc buồn hôi xưa
(Qua Sông)
Mặt trời chiều ră rưng rưng biển
Vầng khói chim đen thảng thốt quần
(Trường Sa Hành)
Dù có tên gọi lạ, "điệp pháp" chẳng qua là thủ pháp quen thuộc của phần lớn các thi sĩ khi lặp đi lặp lại một cụm từ, một nhịp câu để tổ chức từng đoạn hay toàn bài thơ :
Ḍng sông u hiển trôi vô lượng
Ḍng sông hiền triết chảy vô tâm
Mà ta ngưỡng vọng như sư phụ
Mà ta thân thiết tựa tri âm
(Hề, Ta Trở Lại Gian Nhà Cỏ)
Nên ta phó mặc cho trời đất
Trời đất vô ngôn lại bất nhân
Nên ta lẳng lặng đi đi khuất
Trong lăng quên xanh hút thời gian
(Tưởng Tượng Ta Về Nơi Bản Trạch)
Như trong thể "ballad" dân gian phương Tây, bài "Ta Về" gồm 15 đoạn , mỗi đoạn là một bài thất ngôn bát cú khá chỉnh về niêm luật được bắt đầu một cách có hệ thống như sau:
Ta về - một bóng trên đường lớn
Ta về qua những truông cùng phá
Ta về như bóng chim qua trễ
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Ta về như lá rơi về cội
Ta về như hạt sương trên cỏ
Ta về như sợi tơ trời trắng
Ta về như tứ thơ xiêu tán
Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Ta về như đứa con phung phá
Ta về như tiếng kêu đồng vọng
Ta về dẫu phải đi chân đất
Ta về như giấc mơ thần bí
Ta về như nước tào khê chảy
Ta về như bóng ma hờn tủi
rồi đoạn kết chỉ c̣n bốn ḍng tứ tuyệt, ngắt ngang hơi bát cú như một "sonate inachevée":
Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thuở trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được ḷng ta
Tôi hy vọng không làm mất thời giờ các bạn khi sa đà vào việc thi học và thi pháp. Học lại kỹ thuật của người xưa không phải là chuyện vô bổ đối với các nhà thơ Việt hôm nay. Dù “ vô chính phủ” như Nguyễn Quốc Chánh, trong tập Đêm Mặt Trời Mọc, anh đă dùng điệp pháp trong khá nhiều bài, chẳng hạn,
Đứng một chân nghĩ về con đường
Con đường chỉ dài bằng chân c̣n lại
Đứng hai chân nghĩ về con đường
Con đường sẽ dài gấp đôi
(Đôi Chân và Con Đường)
Các bài "T́nh Yêu H́nh Tháp", "Rạn Nứt", "Ch́a Khóa", "Cha và Con"… trong thi tập đều có bố cục theo điệp pháp; các bài thơ nói trên gồm nhiều đoạn nhưng mỗi đoạn đều bắt đầu bằng những cụm từ, đoạn câu y nhau. Tóm lại, ngoài bí ẩn của sự xuất hiện cảm hứng, Tô Thùy Yên và Nguyễn Quốc Chánh đă dụng công một cách có ư thức khi cấu tạo một bài thơ; và điều này cũng áp dụng cho phần lớn các thi sĩ Việt có tu luyện tay nghề.
Trước khi nhường lời cho các bạn, tôi xin thêm một phụ chú làm quà tặng cho những ai đeo bám chủ nghĩa cách tân như một tín ngưỡng cực đoan. Nếu chịu khó t́m đọc các nhà thơ lớn hiện nay trên thế giới, chúng ta sẽ học được tính khoan dung thẩm mỹ của
họ và sẽ học hỏi được không ít điều bổ ích từ các thể luật truyền thống hay cổ điển.
Bằng chứng là René Char, Yves Bonnefoy ở Pháp vẫn dùng cú luật "alexandrin" hay "octosyllabe", Seamus Heaney và Goeffrey Hill thường sáng tác bằng "iambic pentameter" ,và nhiều bài thơ tuyệt tác của Mandelstam, Pasternak, Brodsky đều tuân thủ luật thơ vần điệu Nga.
Thường Quán: Tôi vẫn tự hỏi liệu ḿnh có cần làm thơ không? Nhiều khi chỉ đọc thôi cũng thích. Tôi thú thực cũng hơi xa lạ với những sinh hoạt hội đoàn trong nước, có cảm tưởng Hội Nhà Văn là một tàn dư của thời bao cấp, nó chưa bao giờ bổ ích cho thơ, và đến bây giờ th́ c̣n có thể là một hiện diện già nua và bảo thủ. Thơ cần nhất là sự trung thực. Osip Mandelstam, Anna Akhmatova và Iosip Brodski là những nhà thơ tôi vẫn quay trở lại, không v́ thư pháp, kỹ thuật mà v́ sự toàn vẹn trong nhân cách thơ của họ. Tôi đọc ư kiến của Nguyễn Quốc Chánh, chợt nhớ tới bài thơ "A Coat" [Chiếc Áo Choàng] của William Butler Yeats:
I made my song a coat
Covered with embroideries
Out of old mythologies
From heel to throat;
But the fools caught it,
Wore it in the world’s eyes
As though they’d wrought it.
Song, let them take it,
For there’s more enterprise
In walking naked.
Ta biến bài ca ta thành một chiếc áo choàng
Áo mang h́nh hài
Làm từ những huyền thoại ngày xưa
Thêu may từ gót lên cổ,
Nhưng những gă khờ chớp lấy áo
Mặc vào và đem khoe cùng khắp
Làm như áo ấy lũ họ may lấy.
Bài ca ta ơi, hăy để họ mang đi
Bởi chưng có nhiều linh hồn khai phá
trên bước đi trần truồng
Những nhà thơ ngại nhất là bị cướp giật, bị cướp giật bút giấy, "bút giấy tôi ai cướp giật đi" (Phùng Quán), hay bị bọn chính trị, bọn ma đầu lạm dụng cho những mục tiêu ngoài thơ.
Kỹ thuật với tôi là lực kềm chế, là để hoàn thiện lời, mà nhiều khi cảm xúc tới ào ạt quá, người sáng tác e rằng nó không chừng làm lung lay phần cốt, phần thể, và từ đó có thể có nguy cơ làm vơi mất phần dụng. Kỹ thuật cho một tác phẩm phải tới sau, sau cuộc xuất sinh, bộc phát của ngôn từ buổi cảm xúc đang chế ngự. Kỹ thuật nằm trong giai kỳ hoàn thiện, với những ư thức đặt để tác phẩm vào trong bối cảnh, văn cảnh, thực tại, mà mức độ hẹp rộng, cạn sâu, của thực tại ra sao là tùy vào chỗ đứng của tác phẩm trong những thứ mang tính tổng thể như vậy. Thơ của Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên có lượng chảy và có độ kiểm soát, kềm chế ấy, trong khi thơ của Bùi Giáng là một sự tràn bờ vô lượng, bất chấp. Nhưng cả ba gịng thơ ấy có sự thành thực mà Yeats nói tới trong bài “A Coat” tôi vừa nêu.
Tô Thùy Yên: Chào các bạn. Xin lỗi đă chậm trễ trả lời.
Cá nhân tôi luôn luôn ủng hộ hoan nghênh những cố gắng mở đường canh tân văn nghệ. Tôi thiển nghĩ văn nghệ mà không được làm mới th́ đâu c̣n là văn nghệ nữa. Mặc dù tôi vốn tuyệt đối dị ứng với mọi truờng phái văn nghệ lớn lối hô hào làm mới chỉ cốt để làm mới. Cũng như tôi không chịu được thứ văn nghệ ôi thiu xào nấu lại.
Thời kỳ Sáng Tạo, với ư hướng làm mới văn học nghệ thuật, những tác giả của ư hướng đó đặc biệt là Thanh Tâm Tuyền đă phải hứng chịu bao nhiêu là thù ghét, chế nhạo, dè bỉu, công phá từ mọi phía doanh trại chống đối bên ngoài. Cái giá đau đớn phải trả của những người mở đường văn nghệ bao giờ cũng vậy. Lập luận chỉ trích thơ tự do th́ vô vàn, đủ tṛ đủ kiểu, nghiêm túc có, hạ đẳng cũng không thiếu, nhưng chung quy có hai điểm chính: 1/ thơ tự do tối tăm hũ nút, 2/ thơ tự do không có nhạc điệu. Đến bây giờ, những điểm chỉ trích đó may thay, không c̣n đứng vững nữa. Lư do: quần chúng độc giả, qua thời gian, đă tập quen được với cách thức mới trong việc tiếp nhận tác phẩm văn học tức tự thiết lập được một hệ thống ư niệm thẩm mỹ mới. Có thể nói ngày nay, thơ đă được giải phóng hoàn toàn khỏi mọi h́nh thức bó rọ cũ kỹ với thơ tự do và cả thơ xuôi. Thơ bây giờ thênh thang bay nhảy. Bởi vậy người viết phải tinh luyện thường xuyên tay nghề của ḿnh, đă đành vậy, mà chính người đọc cũng phải tinh luyện khả năng tiếp thụ của ḿnh. Một lư do nữa có tính cách quyết định là nhờ vào tài năng sáng chói của Thanh Tâm Tuyền. Bởi chúng ta không quên là cùng với những tác phẩm của Thanh Tâm Tuyền lúc bấy giờ cũng đă có không ít những bài thơ tự do của nhiều tác giả khác đă bị rơi rớt mất xác thảm hại sau chuyến xe cao tốc của thời gian. Do đó tôi nghĩ rằng nói đến văn nghệ là nói đến tài năng: một lư thuyết văn nghệ cho dù có hay ho hấp dẫn đến mấy mà không được trợ lực minh chứng bằng những tác phẩm lỗi lạc th́ cũng chỉ là những kêu gào vô vọng, lạc lơng và như chúng ta đă biết, cánh cửa danh vọng vốn thường điếc lác đặc. Mà tài năng trong lănh vực nào cũng là một bí nhiệm của trời đất không lư giải được. Không thể nói đến văn nghệ mà không dành riêng một thánh địa của những tài năng xứng đáng.
Thời gian gần đây, tôi có t́m đọc đây đó một số, tất nhiên không dám gọi là đầy đủ những bài thơ tiếng là làm mới nhưng thú thật tôi đă không được thuyết phục. Lư do chính là v́ tôi không cảm thấy rung động. Tôi thiển nghĩ người làm văn nghệ mà không tạo được sự rung cảm nơi người thưởng ngoạn là người văn nghệ thất bại thôi. Hoặc giả những trường phái chưa có được những tài năng xuất chúng minh họa cho những lư thuyết mở đường đó. Hoặc giả những tác giả đă v́ mải chạy theo một thôi thúc làm mới h́nh thức nào đó như đă nói, làm mới chỉ cốt để làm mới nhằm gây chú ư mà quên đi một điều kiện cốt tủy sinh tử của văn nghệ là tạo sự rung cảm nơi người đọc. Thậm chí v́ không cảm nổi những bài thơ rất mới đó mà nhiều khi tôi bi quan tự hỏi hay là ḿnh đă lạc hậu quá rồi chăng, ḿnh đă là một b́nh vôi cứng đặc vứt lăn lóc nơi gốc đa đầu làng rồi chăng. Đến đây, chúng ta phải đối mặt với một vấn đề gay go phức tạp, khó nói cho rành rẽ minh bạch: thế nào là sự rung cảm trong một tác phẩm văn nghệ? Theo tôi, riêng với thơ, nó nằm trong ư niệm tuy mơ hồ nhưng có thật là hồn tính của ngôn ngữ mà ta sử dụng cũng như trong hồn tính của dân tộc đọc nó. Tại sao cùng với một tứ thơ nào đó diễn đạt bằng ngôn ngữ Việt có thể tạo sự mủi ḷng nơi người đọc Việt nhưng lại chỉ trơ trơ đối với người đọc ngoại quốc? Vấn đề này theo thiển nghĩ của tôi là cả một huyền nhiệm mà triết học cổ kim Đông Tây mưu toan t́m hiểu nhưng đều đă thất bại, bất lực. Tôi sẽ trở lại chỗ này khi có dịp.
Trả lời riêng anh Chân Phương:
Cảm tạ tấm thịnh t́nh từ xa xôi của anh đối với thơ tôi. Câu hỏi của anh đặt ra cho tôi về những cái Tôi rồi những cái Ta liên tiếp trong cuộc phiêu lưu trí tuệ của riêng tôi, tôi chỉ có thể ngẩn ngơ mà đáp rằng những chuyển tiếp đó hoàn toàn tùy thuộc vào cảm xúc từng lúc của tôi mà thôi. Như đă nói ở trên, cảm hứng tự chọn lấy h́nh thức thích nghi cho nó. Những lúc đó, tôi cảm thấy phải làm một bài theo thể thức như vậy thế là tôi làm như vậy, nhắm mắt đưa chân theo sự dẫn dắt rất 'bà nhập' như vậy mà không nghĩ ngợi cân nhắc ǵ hết. Y như chuyện t́nh yêu vậy. Cám ơn anh đă nhắc đến những nhà thơ René Char, Yves Bonnefoy mà tôi hằng yêu quư cùng những thành tựu lớn của những Mandelstam, Heaney, Pasternak mà tôi vẫn thuờng trở lại thăm viếng. Mong chờ những ư kiến mới khác của anh. Quư mến.
Nguyễn Quốc Chánh: Vấn đề “hồn tính của ngôn ngữ” mà anh Tô Thùy Yên vừa nêu tôi nghĩ nó là vấn đề hồn tính trong t́nh yêu. Khi yêu một đối tượng nào đó, bất kỳ là người hay vật, đối tượng đó rất dễ trở nên có hồn tính. Ngôn ngữ đối với người làm thơ
là một tai nạn, v́ anh ta yêu ngôn ngữ chứ không chỉ tin vào tính khai sáng của ngôn ngữ như nhà tư tưởng hay nhà chính trị chỉ tin vào ngôn ngữ trong mùa tranh cử. Chắc mỗi ngôn ngữ đều có hồn tính của nó, nếu giữa anh và ngôn ngữ đó đủ lư do để xảy ra một t́nh yêu.
Tôi thấy, khi t́nh yêu ngôn ngữ trục trặc, không thể làm thơ đă đành mà đọc thơ cũng không xong. C̣n tại sao đem ḷng yêu chữ, tôi đoán (ṃ), v́ mỗi anh/chị làm thơ là một ả/gă nhân t́nh bẩm sinh, nhưng trong lănh vực này dù bẩm sinh hay hoàn cảnh sinh, đến một lúc nào đó những ả/gă t́nh nhân chữ đều khốn đốn. Tôi rất muốn nghe kinh nghiệm nuôi dưỡng t́nh yêu chữ của các anh chị trong thời đại này?!
“Kỹ thuật đối với tôi là lực kềm chế” như Thường Quán nói là để “hoàn thiện lời,” tôi nghĩ phát hiện này hay, v́ khi lực kềm chế xuất hiện, nó sẽ tạo một phản lực cho cảm xúc, và khi cảm xúc bị phản lực, cảm xúc sẽ tăng độ căng v́ sốc, và trong lúc giằng co này, tiến tŕnh hoàn thiện lời xảy ra. Nhưng tôi cảm giác, kỹ thuật là lực kềm chế chỉ xảy ra trong thơ tự do, chứ trong thơ thể, sự kềm chế tôi có cảm giác không tạo ra phản lực cho cảm xúc, mà chỉ làm cho cảm xúc sắp xếp khéo léo trong một trật tự cổ kính. Tôi không từ chối vẻ đẹp cổ kính, nói theo một ư thơ của ai đó, là để thấy bóng của nó, phải đập cổ kính ra à?
Cảm ơn anh Chân Phương đă gọi tên “phép điệp pháp” trong những bài thơ của tôi. Nhưng thiệt t́nh, khi viết tôi không hề biết đó là phép điệp pháp. Nay th́ biết rồi, nhưng không biết cảm xúc đó có trở lại không.
Phan Nhiên Hạo: Tôi đồng ư với anh Chánh là muốn làm nghệ thuật ư niệm ǵ ǵ th́ phần thực hiện cũng phải tới nơi tới chốn. Đây là chỗ tôi thấy rất yếu đối nhiều người làm nghệ thuật Việt Nam, không riêng ǵ thơ, mà trong hội hoạ cũng vậy. Họ có ư tưởng, nhưng cái sản phẩm để thể hiện ư tưởng đó nó vụng về, cả cái cách họ viết những diễn giảng ư tưởng (artist statement) cũng tù mù. Có lẽ tại cái văn hóa đề cao lối suy nghĩ và diễn đạt một cách rành mạch nó vẫn chưa mạnh ở Việt Nam, nó không được du nhập cùng lúc với các lư thuyết của Nghệ Thuật Ư Niệm. Lúc đi học ở Việt Nam, tôi được dạy là khi viết phần nhập đề một bài làm văn, nên viết thế nào để gây "ấn tượng" nhưng không nên quá trực tiếp. Trong khi ở Mỹ th́ khác, họ dạy khi viết nhập đề ḿnh cần nói rơ phần thân bài sẽ gồm mấy phần, viết về những chuyện ǵ, rồi thân bài cứ theo đó mà tŕnh bày; họ tối kỵ lối viết hoa mỹ nhưng không rành mạch. Tôi nói chuyện này để chuyển qua một vấn đề khác mà anh Chánh đề cập: văn hóa thuần Việt hay thuần Mỹ. Đúng là một cái ǵ mà cứ khư khư giữ cho "thuần" sẽ chẳng có ǵ hay ho. Những thay đổi trong văn chương thường đến từ những giao thoa văn hoá, hoặc vào những thời điểm lịch sử có tính chuyển tiếp. Đinh Linh "Mỹ" nhưng so với những nhà văn Mỹ khác th́ cũng không hoàn toàn "Mỹ." Điều quan trọng tôi muốn nói là không phải hễ ra nước ngoài sống th́ nhất định sẽ có những thay đổi văn hóa, hay ngược lại, nếu sống trong nước th́ ḿnh cứ bị mắc kẹt trong một thứ văn hóa "thuần" nào đó. Cái văn hóa mà giới chính trị muốn tạo ra bao nhiêu năm nay ở Việt Nam có tên gọi là "văn hoá Xă Hội Chủ Nghĩa." Thứ văn hoá đó hiện nay bị giới văn nghệ ngoài lề chế giễu, rẻ rúng. Thái độ phản ứng như vậy đă là một vận động văn hoá, và từ đó sinh ra những sáng tác văn chương có sắc diện, có tính cách. Thời Sáng Tạo có những chuyển biến văn hoá v́ đó là thời điểm lịch sử chuyển tiếp, với sự chấm dứt chế độ Thực Dân và việc thành lập một quốc gia với khá nhiều tự do cho văn nghệ sĩ, và với những du nhập văn hóa mới đến từ phương Tây, đặt biệt là văn hóa Mỹ. Cái mới trong văn hoá và không khí chuyển động lịch sử như vậy là môi trường tốt cho những sáng tạo cách tân. Nên mới có những Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên… Dĩ nhiên là cần tài năng nữa. Tôi nghĩ hiện nay ở Việt Nam cũng đang là thời điểm có những chuyển động văn hoá, dưới tác động của hiện tượng toàn cầu hóa và sự bùng phát thông tin internet. Giới văn nghệ trong nước hiện nay, nhất là những người trẻ, có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với nghệ thuật bên ngoài so với thời tôi c̣n ở Việt Nam hay ngay cả thời miền Nam trước 1975. Điều đáng buồn là thể chế chính trị Việt Nam lại kiềm hăm những chuyển động này. Và v́ thế nó tạo ra những biến tướng quái dị, ví dụ như chủ trương làm Nghệ Thuật Ư Niệm hay văn chương Hậu Hiện Đại phi chính trị, xa rời thực tế xă hội.
Về chuyện ngôn ngữ trong thơ, vấn đề này thật t́nh tôi tôi muốn nghe các anh chị. Tôi là người làm thơ chú trọng đến h́nh ảnh nhiều hơn. Nhưng những người như anh Tô Thùy Yên, Nguyễn Quốc Chánh, và nhất là anh Thường Quán những năm gần đây, đều là những nhà thơ rất dụng công trong ngôn ngữ. Các anh tạo từ, ghép ngữ trong thơ theo cách nào? Có những thao tác cụ thể nào không?
Tô Thùy Yên: Hẳn nhiên giữa tác giả văn chương và ngôn ngữ sử dụng bao giờ cũng phải có một t́nh yêu đam mê sống chết. Nhưng với ư niệm hồn tính của ngôn ngữ, tôi muốn đi xa hơn, bởi lẽ ngôn ngữ trong văn chương khác biệt với ngôn ngữ giao tiếp xă hội thông dụng, bao giờ cũng ẩn chứa trong nó một quá khứ thăm thẳm âm vang linh hiển. Một chữ đắc địa trong một câu thành công sẽ dựng lên bao nhiêu thế kỷ từng đi hoang, từng thất lạc khiến nguời viết cũng như người đọc sẽ phải bồi hồi, điêu đứng. Theo thiển ư, ngôn ngữ cực kỳ sinh động, cực kỳ linh hiển nên tác giả có tài là nguời có được khả năng gọi về tính chất linh hiển đó và tạo được sự rung cảm không giải thích được nơi người tiếp nhận. Nó là một phương tiện đó nhưng là một phương tiện kỳ ảo, là một đoàn âm binh quyền phép biến hóa vô lường.
Nên chi cùng với sự xuất hiện cũng chẳng thể giải thích được của cảm hứng, tác giả bao giờ cũng phải tự kềm chế đương đầu trước những xâm lấn giông băo của chữ nghĩa ùa đến. Sự chọn lựa cân nhắc con chữ chính là sự kềm chế vậy. Tác giả luôn luôn phải là kẻ có bản lĩnh, tỉnh táo sáng suốt tự chế để khống chế. Thông thường người ta viết nước đầu bằng trái tim và sửa chữa sau đó bằng khối óc. Là người cầm bút, ai cũng thường xuyên lâm chiến như vậy với chữ nghĩa, với chính ḿnh, không có ngoại lệ. Nhớ hồi c̣n trẻ, tôi có viết những câu thơ đại để:
Tôi giựt giành đổ máu với tôi
Từng chữ một...
... Anh khảo tra anh ngày đêm ra chữ nghĩa...
Cũng v́ vậy mà tôi quan niệm rằng một người nghệ sĩ lỗi lạc trước tiên phải là một nghệ nhân lành nghề. Một bài thơ thành công mới đọc qua, thường người đọc dễ có cảm tưởng bài thơ được làm ra một cách rất dễ dàng, suôn sẻ chớ không nghĩ sâu xa hơn rằng đó là kết quả của một kỳ công dằng dai đau đớn. Tôi cũng nghĩ thêm rằng chữ giấu nghĩa, tác phẩm thành công là tác phẩm giấu được cái phần dụng công kỳ khu của tác giả.
C̣n để giải thích rơ ràng cách thức chọn chữ như thế nào, tôi nghĩ điều đó tùy thuộc hoàn toàn vào căn cơ riêng của từng tác giả, nó bắt nguồn từ sự nhạy bén, từ tài năng cá nhân, từ sự tu luyện lâu ngày của tác giả đó. Cũng y như một người giỏi vơ khi ra đ̣n phản ứng đỡ gạt một cách tự động nhuần nhuyễn gần như theo thói quen. Ở lănh vực này, mọi chỉ bảo tường tận đều vô ích, không áp dụng đuợc, cùng lắm chỉ có thể là những lời khuyên chung chung thôi. Một tác giả giỏi là một tác giả tập viết thật nhiều. Hăy viết thật nhiều nhưng hăy giữ lại thật ít. Tôi từng tự nhủ tôi như thế.
eL.: Tôi đă được nghe rất nhiều kinh nghiệm của các anh về chuyện cách tân thơ ở đây. Đó là những trải nghiệm của cả một hành tŕnh dài “ăn nằm” với chữ Việt trong các hoàn cảnh, thời điểm, ở những vị trí khác nhau. Hành tŕnh của tôi chưa thấm tháp ǵ để cho bản thân tôi rút ra kinh nghiệm, có vẻ như tôi chỉ mới là “tay mơ” trong cuộc chơi ái t́nh với ngôn ngữ chứ chưa đạt đến bậc thượng thừa cao thủ như anh Tô Thùy Yên nói là có quyền năng gọi ra âm binh chữ. Cũng không loại trừ trường hợp tôi là một kẻ yêu đă quá u mê mà c̣n thích nhắm mắt. Nhưng trong hoản cảnh của những cá nhân như tôi, những đứa con đến sau được sinh ra từ cuộc t́nh mới đầy cưỡng bức và cam chịu của mẹ, tôi chẳng dính dáng liên hệ ǵ với mối t́nh tuyệt vời với người chồng trước đă bị bức hại của mẹ, nhưng tôi không thể không gớm ghiếc cha ḿnh và hết sức tự nhiên ăn theo cái hoài nhớ của mẹ. Với một ông cha độc tài và thảm bại điên khùng ấy, ngôn ngữ với tôi không chỉ là đối tượng để nhắm mắt u mê, mà c̣n để cắm đầu vào phóng thích hết những bức bối và phung phí hết năng lượng thanh xuân.
Cái “hồn tính của ngôn ngữ” và t́nh yêu với ngôn ngữ mà anh Tô Thùy Yên và anh Nguyễn Quốc Chánh nói đến, theo tôi, v́ vậy c̣n phụ thuộc vào hồn tính của thời đại nữa. Như trong cái cảnh trạng của lớp làm thơ thời tôi, ngôn ngữ được nh́n đến không c̣n chỉ là một người t́nh để nâng đỡ d́u dặt với nhau trong một điệu nhảy trữ t́nh, mà đôi khi c̣n thấy ở đó cả cái bất nhẫn của tuyệt vọng và chán điên thời bị phân mảnh, bị đổ vỡ khi coi ngôn ngữ chỉ c̣n là một đối tác làm t́nh… làm tội cho “đă đời du côn” (chữ của Bùi Giáng). Ngôn ngữ như vậy không chỉ là t́nh nhân tuyệt vời có khả năng đọc thấu ḿnh, mà c̣n là vũ khí, c̣n là tấm gương phản chiếu thực trạng bi đát của ḿnh, là tṛ chơi giúp giải tỏa những ẩn ức, là chốn bày binh bố trận đánh bẫy chính ḿnh. Khả năng gây rung cảm của ngôn ngữ cần phải được đặt trong bối cảnh thời đại riêng của nó. Trường hợp nếu đă đặt trong bối cảnh thời đại riêng của nó rồi mà nó vẫn cứ không gây rung động, th́ cái này đích xác rơi đúng vào phạm trù tài năng mà anh Tô Thùy Yên đă nói. Trong cuộc đấu tranh của đứa con chống lại một ông cha du côn thất học độc tài thích dùng vũ lực bịt miệng này, đó là cách riêng để bộc lộ thái độ phản kháng cần thiết, dù có thể cách thể hiện với ngôn-ngữ-t́nh-nhân c̣n ít đặc sắc hay ho mà nhiều vụng về, thô ráp. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận phản kháng chỉ là thái độ có tính thời đại, c̣n làm một cái ǵ/yêu một ai cho tới, cho “để đời,” chắc đều cần đến khoản tài năng.
Nhưng thấm nhuần tinh thần giáo huấn của “quốc văn” Truyện Kiều mà Nguyễn Du đă dạy: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”, nên ông cha độc tài đă quyết một phen chơi nổi sát ván đưa khi Luật Nhà Thơ vào xem xét trong chương tŕnh xây dựng pháp luật của Quốc Hội khóa XIII (http://phapluattp.Việt Nam/2011110312404924p0c1013/luat-can-khong-co-lai-tho-ra-luat-nha-tho.htm). Chứng tỏ nhà thơ Việt Nam đă trở nên hết sức nguy hiểm và có tính đe dọa ngang với hung thủ, tội phạm quốc gia, để ông cha độc tài đă phải nhọc công thiết kế chuẩn bị hẳn một đàn h́nh trừng trị dành riêng như vậy. Ở một xứ sở mà cho đến giờ, truyền thống thơ bị bề hội đồng “lạm dụng cho những mục tiêu ngoài thơ” như anh Thường Quán lo ngại xem ra vẫn là chưa đủ, khi nhà thơ cũng chỉ c̣n biết vừa “bứt tóc móc mắt” vừa không thể khép nổi miệng cười về cái sự gọi là Luật Nhà Thơ này, th́ chuyện t́nh yêu dành cho ngôn ngữ của nhà thơ có nguy cơ rất cao trở nên một thứ “ái t́nh tồi.”
Phan Nhiên Hạo: Chị eL. nhắc tới một khía cạnh quan trọng của ngôn ngữ, là quan hệ của nó với "thời đại." Đúng là mỗi thời có những từ ngữ, những cách nói phần nào đặc trưng cho thời đó. Nhiều từ ngữ phổ biến trong văn chương miền Nam, nay nếu dùng lại dễ gây cảm giác cũ, như "lăng du" chẳng hạn. Nhà thơ nhà văn là người có thể làm cho một số từ ngữ nào đó "thịnh" hay "suy" theo từng thời, và thậm chí thỉnh thoảng "phát minh" ra những từ mới. Nhưng chính trị cũng có những tác động rất mạnh đến sự thay đổi ngôn ngữ, dù cái hậu quả của những thay đổi theo đường hướng này thường không mấy tốt đẹp. Sau 1975, vô số từ ngữ quân sự và hành chính lạ lẫm đă từ miền Bắc tràn vào Nam theo bước chân những người chiến thắng. Có điều, người miền Nam, nhất là người đă thoát ra hải ngoại, cố gắng tránh dùng những từ ngữ này, thậm chí chế diễu chúng. Mới đây nghe nói trong nước thu hồi cuốn sách Sát Thủ Đầu Mưng Mủ, một cuốn sách tập hợp các thành ngữ đô thị đương thời có kèm hí hoạ, nhưng vụ thu hồi đă chỉ khiến cho những ấn bản in lậu bán chạy hơn. Đây là một ví dụ nữa cho thấy các áp đặt chính trị lên sự chuyển động của ngôn ngữ thường gặp phản ứng ngược lại.
Nguyễn Quốc Chánh: Hiện Việt Nam có hai “thời đại”. Thời đại bị kiểm duyệt và thời đại chống kiểm duyệt. Ngôn ngữ thơ trong hệ thống kiểm duyệt phản ảnh thời đại kiểm duyệt, và ngôn ngữ thơ ngoài hệ thống kiểm duyệt phản ảnh thời đại nhạo báng. Nhờ internet mà thời đại nhạo báng ra đời, và một số nhà thơ của nó được sinh ra. Thời đại kiểm duyệt chiếm 100% thị phần mặt đất, vênh váo đi trong tủi nhục, hễ ngước lên là bị thời đại internet nhạo báng liền. Tính thời đại trong ngôn ngữ là do nhà thơ tạo ra, tùy vào thái độ chính trị của người viết, thời đại đó có sắc thái ǵ.
Sắc thái trong ngôn ngữ thơ tôi gần đây là sắc thái tương phản giữa cái gọi là tục và thanh, giữa cái cụ thể và trừu tượng, giữa cái gồ ghề sự kiện và tính phẳng lặng... Dồn tất cả chúng thành câu, câu sáng chen câu tối, câu này cố độc lập với câu kia, và kỹ thuật tập trung vào cấu tạo câu và cảm xúc là tốc độ, kết câu thành khối, là bài thơ. Để làm ǵ? Tạo ra thời đại nhạo báng.
Thường Quán: Mỗi lĩnh vực có một ngôn ngữ riêng của nó. Những nhà khoa học có một ngôn ngữ rành mạch, ưu tiên của ngôn ngữ của họ là sự chính xác. Những triết gia cổ điển và những nhà thần học như Thomas Aquinas v́ đối tượng nghiên cứu của họ là Thượng Đế, nên ngôn ngữ họ sử dụng để diễn bày - một cách cố ư - có tính nghiêm túc, u mật, cô đọng. Tới hiện sinh của Jean Paul Sartre, Albert Camus, Maurice Merleau-Ponty, ngôn ngữ triết đă thoát ra khỏi cái khung cổ điển, nó mời gọi những tranh luận dựa trên thẩm định nhân văn, lịch sử và văn chương, ngôn ngữ văn chương đă len lỏi vào trong ngôn ngữ triết. Những trường phái triết của Anh từ Bertrand Russell đến A. J. Ayer th́ ngôn ngữ có tính biện luận dựa trên luận lư, thực nghiệm luận lư và toán học. Giới làm báo có ngôn ngữ làm báo. Giới chính trị có ngôn ngữ chính trị. Machiavelli qua cuốn The Prince [Ông Hoàng] đă không chỉ chỉ dẫn cách ứng xử, chấp chính, mà c̣n qua cuốn Ông Hoàng này cho thấy ngôn ngữ chính trị cần phải như thế nào. Giới ngoại giao có ngôn ngữ ngoại giao, chúng ta có thể đọc Graham Greene để thấy nó là cả một nghệ thuật thú vị. Nhưng nhà thơ không nhầm lẫn về chỗ đứng của ḿnh. Henry Newman người từng được La Mă thụ phong Hồng Y, và viện trưởng viện đại học Công Giáo Dublin, khi viết Lyra Apostolica và Giấc Mộng Của Gerontius, ông là một nhà thơ, và dù tác phẩm có chất tôn giáo th́ sự phụng tŕ ngôn ngữ thơ ca là chủ yếu. Dante là một nhà chính trị, một nhà ngoại giao, nhưng khi viết Divine Comedy, ông tư duy về thơ và chỗ tới của nó, một trong những tiếng thơ dẫn dắt hành tŕnh mà ông gọi là hành tŕnh bất định và đầy bóng tối này là một nhà thơ khác: Virgil. Shakespeare viết bao nhiêu là thơ trong các tác phẩm kịch, nhưng khi viết những sonnet th́ tuân phục ngôn ngữ của sonnet. James Joyce là một nhà thơ trong tác phẩm Ulysses, khi viết những bài thơ th́ lại đơn sơ trong ngôn từ, những bài thơ của Joyce như là những bài ru trẻ thơ. Nhà thơ biết rành mạch rằng: chuyện ǵ ra chuyện đó, họ ư thức tất cả những ngôn ngữ trong đời thường lẫn trong giới hàn lâm, và tạo ra một ngôn ngữ riêng của ḿnh. Có những nhà thơ tư duy mọi thứ trong cuộc sống qua thơ, không kể Shakespeare, tôi xin đề cử hai người: W. H. Auden của Anh và Peter Porter của Úc, với hai nhà thơ này th́ cách tư duy về sự vụ hay nhất phải là, tất yếu phải là qua ngôn ngữ thơ. Thơ là ngôn ngữ rút ra từ tất cả, nó là thứ bị bật ra khi bị đàn áp, là thứ được chưng cất từ rác lề đường (Akhmatova), là ngôn ngữ lột tả lịch sử mà không bị lịch sử chi phối. Nó lấy hết mọi ngôn ngữ và gạn lọc, xử lư và sinh nở ra ngôn từ mới. Có ai đấy định nghĩa nhà thơ là nhà lập pháp của thế giới chính là v́ vậy. Thế mà nay nghe chị eL. bảo Việt Nam đang có luật chi phối các nhà thơ, nghe cứ như ai đấy đang đề xướng chúng ta phải đi bằng tay, thực là khó ḷng hiểu được bằng suy nghĩ b́nh thường. Con người rất hay, nhưng khi nó bị nô lệ cho ư thức hệ, cho đảng phái, nó biến thái cũng là kinh dị. Tôi dài ḍng để chỉ mà muốn nói: thơ là ngôn ngữ bao gồm tất cả, nó cần được khảo sát nghiêm chỉnh, và đám phục vụ thế quyền không nên bước vào đây.
Chân Phương: Mấy ngày qua bồng bềnh trong không gian ảo đuổi theo cái bóng của hồn tính ngôn ngữ, các ư kiến mới của hai bạn eL. và Chánh trưa nay khiến tôi rơi thẳng xuống mặt đất. Tôi bật ngay các kênh truyền h́nh để chạm đầu vào hiện thực và ư thức khá nhanh rằng vây quanh cái bàn tṛn internet yên b́nh của chúng ta là đủ thứ bạo lực. Có thứ vô h́nh tinh vi như kinh tế, kỹ thuật; có thứ trắng trợn như bạo lực quân sự, bạo lực tội phạm; có thứ quỉ quyệt như bạo lực tín ngưỡng hay bạo lực chuyên chế; chưa kể bạo lực của thiên nhiên năm nay liên tiếp giáng xuống đầu loài người nhỏ yếu này bao nhiêu là tai ương!
Cũng may cho tôi là trên đầu không có Luật Nhà Thơ treo lửng lơ! Ở các xă hội dân chủ thực sự, nhân dân có quyền đấu tranh chính trị để thay đổi hoàn cảnh và vũ khí của đấu tranh ôn ḥa là quyền ngôn luận. Những ai chứng kiến từ hơn tháng rưỡi nay các cuộc biểu t́nh Occupy Wall Street đang lan rộng khắp nước Mỹ ra cả thế giới sẽ hiểu được sức mạnh của ngôn ngữ (qua báo chí, truyền thông, internet…) trong sự vận động cho một phong trào ban đầu là tự phát này. Trong các chế độ độc tài như Trung Đông vừa qua, nơi người dân không được dùng quyền ngôn luận để đấu tranh, họ sẽ đấu tranh bằng vũ khí khi thời thế đến lúc “tức nước vỡ bờ.” C̣n ở Trung Quốc, Việt Nam hiện nay, nhân dân chỉ có tay không để làm thuê và quyền ngôn luận th́ bị bịt miệng!
Nhờ đă từng sống nhiều năm dài với chế độ chuồng trại sơn đỏ, tôi hiểu được thế kẹt của các ng̣i bút trong nước trong cuộc đụng độ giữa ngôn ngữ với kiểm duyệt, giữa sáng tác với tuyên huấn; và rất cảm thông khi đọc được khẩu khí bất b́nh của eL. hay Chánh qua lời văn. Thật t́nh mà nói tiếng Việt không có tội; cho dù đám phù thủy Ba Đ́nh đă t́m mọi cách biến nó thành ám khí để đầu độc dân lành không có khả năng phê phán để tự vệ. Trong giới trí thức, văn nghê sĩ ai có phản ứng sẽ được công an, mật vụ hỏi thăm hay cho đi cải tạo quan điểm. Dần dà, đâu ai c̣n muốn nghe muốn nói cái thứ ngôn ngữ đă ô nhiễm biến chất đến thế. Trần Dần (cũng lại Trần Dần) từng thốt ra một câu: “Ấy XIN các người để cho tôi im lặng.” Như thế chỉ c̣n các tiếng nói cá nhân trong bóng tối gộp lại làm một ngôn ngữ BẤT LỰC khiến cho các sinh hoạt ngôn luận trong xă hội thành bệnh lư mà biến chứng man dại một lúc là sự văng tục (được vài nhà lư luận Hậu Hiện Đại nước ngoài như Nguyễn Hưng Quốc đề cao) để biểu lộ sự ẩn ức hay tức bực.
Không có gươm súng để dí vào đám cai chuồng trại, một số ng̣i bút đă dí “của quí” vào trang viết hoặc cởi truồng la hét trong không gian ảo. Dĩ nhiên các tṛ “tự nhiên chủ nghĩa” như thế chẳng đi đến đâu trong khi Nobel văn chương cứ lần lượt lọt vào tay các nhà văn nhà thơ ở những phương trời xa xăm khác. Mặt khác, về sinh lư, sự khủng hoảng dậy th́ dù có muộn màng đến đâu cũng phải có ngày chấm dứt, và những người c̣n đủ óc thông minh sớm muộn phải tự đặt câu hỏi: “Ta sẽ làm chi đời ta trên cái đất nước quỷ ám này?” Nếu tinh ma và có đô la th́ con đường sống sót là kinh doanh những ǵ có thể kinh doanh được, kể cả cái bàn phím và bút mực tội t́nh. Cuối cùng chỉ c̣n vài gương mặt có thể đếm trên bàn tay như eL., như Chánh… mỗi ngày vận nội công để tiết ra phản-độc tố chống lại các chất độc ám khí đă nhập vào người từ mấy thập niên qua! Trong cảnh huống như thế c̣n đầu óc đâu để mà trầm tư về hồn tính ngôn ngữ hoặc mỹ học thi pháp. Nhưng các bạn đừng quá nặng ḷng; nhà thơ Ba Lan Czeslaw Milosz có nói rằng: “Nghệ thuật không phải là đấu thủ đồng cân sức với các biến cố lịch sử.” Nói tội cho ông, nếu bị đầu thai làm nhà thơ Việt hôm nay, chắc Milosz cũng chẳng có cách ǵ hơn là làm thơ văn nhạo báng!
Tô Thùy Yên: Cám ơn nhà thơ eL. đă hé mở màn sân khấu để tôi nh́n ghé vào thực trạng ngôn ngữ và thơ trong nước mà tôi bị cách biệt mù tịt. Ở đây, tôi cảm nhận là ngôn ngữ trong một thời tối tăm bức hại nào đó, ngôn ngữ thơ sẵn sàng trở thành một vũ khí tùy thân của những người lỡ ăn nằm với ngôn ngữ. Tôi hứa sẽ trở lại sau với vấn đề này.
Chỗ may mắn của những nhà thơ hiện nay ở khắp nơi chớ chẳng riêng ǵ trong nước là thơ hiện giờ không c̣n bị trói gô trong những h́nh thức thi luật g̣ bó cổ lỗ nữa: với thơ tự do và cả thơ văn xuôi như đă có dịp nói qua, người làm thơ bây giờ rộng răi tha hồ diễn đạt t́nh ư. Dù rằng bản thân tôi như những đại gia cỡ Auden, Char, Bonnefoy, Pasternak... tôi rất trân trọng những thể loại cổ truyền bảy chữ, lục bát (ngoại trừ những thể loại quá thời như hát nói, song thất... không dùng được nữa). Cho nên tính thời đại của một bài thơ, theo tôi, hoàn toàn không ở h́nh thức thể thơ mà ở những t́nh ư và ngôn ngữ diễn đạt. Quả không một nhà thơ chân chính nào lại không mơ ước làm được một bài thơ mang đậm dấu ấn thời đại. Hơn nữa, đối với tôi, mà có lẽ cũng như đối với nhiều nhà thơ khác nữa, tôi đoán chừng vậy, phần chủ yếu trong thơ là h́nh ảnh, là tứ thơ. Nhà thơ lỗi lạc là người đă đào xới tâm tư chụp bắt được nhiều tứ thơ đặc sắc chưa từng bị chụp bắt. Sau đó mới đến chuyện vận dụng theo cách thức riêng thiên phú của ḿnh để nhờ ngôn ngữ thời đại chuyển tải những tứ thơ đó. Ví dụ bài thơ lừng danh trong văn chương tiếng Anh thế kỷ 20 là bài The Waste Land của T. S. Eliot trùng trùng những tứ thơ mới lạ, bạt ngàn những h́nh ảnh sinh hoạt của thế kỷ... Và tiếng Anh trong bài thơ không giống với tiếng Anh của những thi sĩ tiền bối dù rằng T. S. Eliot là một tác giả có một sở học cổ điển uyên bác.
Mặt khác, tôi cũng thiển nghĩ một đối lực ngặt nghèo từ một hoàn cảnh xă hôi chính trị cũng là một động cơ mạnh mẽ thúc đẩy sự thành h́nh những bài thơ lớn. Ít khi người ta làm thơ trong một trạng thái b́nh an, thường người ta làm thơ với một năo trạng bị áp bức phải được giải bỏ. Tức cảnh sinh t́nh. Tức cảnh là một t́nh trạng tâm lư bức bối vậy. Tuy nhiên, việc sử dụng thơ và ngôn ngữ như một vũ khí đối kháng cũng chỉ là một hành động chiến thuật tạm thời giai đoạn thôi. Qua thời gian và những thay đổi đương nhiên, thơ b́nh tâm lại, công dụng đó không c̣n được nh́n nhận là công dụng chính yếu thiết thân của thơ và ngôn ngữ nữa. Ví dụ điển h́nh là thơ Pháp trong thời kỳ nước Pháp bị Đức Quốc Xă chiếm đóng, đống thơ gào thét nhạo báng đó ngày nay chỉ c̣n được nh́n như những chứng liệu lịch sử về một thời thế tối tăm, về một khí tiết, thế thôi. Thâm tâm tôi mong mỏi là đất nước sẽ sớm được thay đổi thuận lợi để những người làm thơ chân chính sẽ không bị vây bủa bởi những bức bối chèn ép vô lư, b́nh tâm làm thơ, trở thành những nhà thơ xứng đáng với danh nghĩa nhà thơ. Tôi thông cảm, trân trọng những nhà thơ đă dùng thơ để hô hào, chửi bới, nhạo báng... trong những t́nh thế lịch sử nào đó, nhưng thật t́nh tôi không mặn những loại thơ đó. Bởi tôi quan niệm rằng công dụng ngoại vi của thơ như một giải bỏ những bất b́nh phẫn nộ đối với những thế lực thù địch xă hội chính trị to lớn trong một thời thế mà cái ác toàn trị vốn không phải là thực chất của thơ. Tôi thiết nghĩ thơ không lớn tiếng la lối, cười đểu mà thơ trầm lặng, thanh nhă. Thơ gợi lên cho người đọc những không gian không với tới, thơ giúp người đọc sống bên ngoài, bên trên thân phận làm người hạn hẹp của chính ḿnh. Thơ nới rộng mọi chiều kích của cuộc sống, thơ đưa đường cho sự giải thoát. Tôi ngoan cố h́nh dung ư niệm tối hậu cao quư nhất của văn nghệ là giải thoát chớ không chỉ đơn thuần là giải sầu, giải muộn hoặc giải tỏa không thôi.
Nguyễn Quốc Chánh: Sự ngoan cố của anh Yên kích thích sự ngoan cố của tôi. Tôi cũng ngoan cố nghĩ rằng, không thể “giải thoát,” nếu không cùng một lúc, giải thoát trong “giải tỏa.” V́ không thể giải thoát từ một t́nh trạng chân không giữa xác và hồn, và không có hồn/xác nào không tật nguyền trong những điều kiện cụ thể. Và giải tỏa là để giải khuây cái lưng gù, cái linh hồn lầm lỗi. Hồn sẽ nhạt, nếu trùm mền, không chịu trận cái tật nguyền thời đại. Tuy nhiên, tật nguyền đến c̣i cọc chắc không ǵ để nói. Thơ Hồ Xuân Hương tất bật giải tỏa trong nhạo báng, chứ không thanh tao t́m giải thoát với “hồn thu thảo”. Tôi bị cuốn theo cái lật đật của bà Hồ, và chớt quớt với cái thanh tao của bà Huyện. Lúc trẻ nhạo báng thiên hạ, về già nhạo báng bản thân. Nhạo báng cơ mặt và cơ lưng không tương xứng sự hào hứng thầm kín và luôn có chiều hướng ngoan cố của thi nhân.
Phan Nhiên Hạo: Có vẻ như chúng ta đang đi đến một đề tài quan trọng khác của thơ, đó là quan hệ của nó với thực tế xă hội, chính trị. Chuyện này ở những xứ dân chủ Âu-Mỹ giờ đầy họ ít bàn đến. Nhưng ở những xứ mà nhà văn vẫn phải đối mặt với chính trị hà khắc, phải hít thở bầu không khí ngột ngạt của sợ hăi, đây vẫn là chuyện rất quan trọng, dù muốn hay không. Người ta có thể đề cao tự do nội tại của nhà văn, nhưng tự do ngôn luận xă hội vẫn là nhu cầu rất thực, tuyệt đối cần thiết cho người làm văn nghệ. Tomas Transtromer, nhà thơ đoạt giải Nobel văn chương năm nay, không đề cập đến chính trị trong văn chương đơn giản v́ ông sống ở Thụy Điển, một trong vài quốc gia thiên đường trên mặt đất. Nhưng những tác giả Nam Mỹ phần lớn đều chính trị, v́ đất nước của họ lịch sử đầy những biến động và xă hội cũng nhiều bệnh kinh niên như Việt Nam.
Tôi không viết được những bài thơ có tính xă hội hay chính trị trực tiếp, v́ tôi chỉ làm được thơ khi trạng thái tinh thần tương đối yên tĩnh, lúc những xung động và phẫn nộ đă biến mất. Nhưng tôi cố gắng viết tiểu luận, và trong tiểu luận, tôi có thể giữ cho ḿnh ở trạng thái căng thẳng. Như vậy là tôi vẫn để cho thơ "yên thân" trong cái vương quốc mẫn cảm của nó. Điều này có thể được nh́n như thái độ dấn thân nửa vời. Nhưng rồi tôi tự hỏi, phải chăng về bản chất, làm thơ luôn là sự nửa vời? Thơ không gắn vào một điều ǵ cụ thể, không có tác dụng ǵ thực tế. Nhà thơ người Mexico, Octavio Paz rất quan tâm đến chính trị, có lúc giữ chức đại sứ của Mexico ở Ấn Độ, nhưng thơ ông hầu như không mang dấu vết chính trị. Tính chính trị của ông thể hiện qua tiểu luận và những hoạt động xă hội, báo chí. Và tập tiểu luận The Labyrinth of Solitude [Mê Cung Cô Đơn] của ông, phân tích đặc tính văn hoá của Mexico, là một tuyệt tác. Ông bàn về người Mexico, nhưng mọi người, đặc biệt những dân tộc thuộc thế giới thứ Ba, đều có thể phần nào thấy bóng dáng ḿnh trong đó.
Anh Tô Thùy Yên, Chân Phương, và tôi đều sống qua nhiều năm ở Việt Nam sau 1975. Anh Tô Thùy Yên thậm chí đă qua tù đày "cải tạo." Chúng ta có kinh nghiệm thực tế về xă hội toàn trị ở Việt Nam. Nhưng mặt khác, chúng ta đă ra sống ở nước ngoài, và với thời gian, những kinh nghiệm của chúng ta chỉ c̣n là kư ức. Những nhà thơ như anh Chánh, anh Dũng, chị eL. th́ khác, họ vẫn đang sống trong nước, và họ không chạy đâu cho thoát cái chính trị quái đản đang bao vây đời sống mỗi ngày. Như vậy, nếu họ làm thơ nhạo báng, thơ phản ứng th́ cũng là điều hiểu được. Thật ra tôi nghĩ nếu làm thơ nhạo báng mà hay th́ vẫn nên làm. Chỉ có điều chuyện này có vẻ khó. Tôi cho rằng Nguyễn Quốc Chánh là người duy nhất ở Việt Nam hiện nay thành công trong việc làm những bài thơ có tính xă hội trực tiếp. Những bài thơ của Nguyễn Quốc Chánh bao giờ cũng vang xa hơn cái hiện thực mà nó chạm vào, như tiếng của một thứ chuông quư. Đẩy tính xă hội của thơ đi đến cùng là nhóm Mở Miệng. Và họ nên được ghi nhận ở thái độ quyết liệt này, như những người hoạt động văn học. Nhưng những bài thơ của họ, kể cả trong giai đoạn làm thơ "nghiêm chỉnh" (tập Bài Thơ Một Vần gần đây của Bùi Chát chẳng hạn), về mặt nghệ thuật đều không thuyết phục.
Thường Quán: Có lẽ sự làm thơ vốn tự nó là một hoạt động chống lại sự đồng thuận. Nhà thơ ở vị trí của hắn luôn nh́n vào thời đại, nh́n ngược vào lịch sử, nh́n dội vào bản thân, nh́n nghiêng vào những mặt khác nhau của vấn đề, để rút ra một vài điều mà hắn hy vọng là ít ai từng nói như vậy trước đây. Sự lưu vong, khoảng cách tự buộc, và tính tinh tế (thậm chí tinh ma) - ba thứ mà Joyce gọi là điều kiện trải nghiệm và hoạt động của ḿnh - không chừng cũng là điều kiện sống và viết của nhiều nhà thơ. Trong giai đoạn Trịnh Nguyễn Lê Mạt, cả Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương và Cao Bá Quát làm thơ khác nhau, nhưng cả ba đều ở thế chống lại sự đồng thuận. Hồ Xuân Huơng là tiếng cười tinh nghịch, vào thế phận và thân xác. Cao Bá Quát không cần đi làm loạn, tưởng chỉ một bài vịnh chiếc roi song đă đủ để nói hết sự tàn ác của chuyên chính phong kiến thời Tự Đức. Nếu trong ba người Bùi Giáng chọn Nguyễn Du th́ tôi cũng hiểu, v́ không phải Nguyễn Du đi xa nhất trong cái nh́n vào cơi nhân sinh và kiếp con người, mà ở chỗ Nguyễn đi qua những phân cảnh đoạn trường đó ở một khoảng cách, một thế đứng, một cách thế trầm lạnh nhăn-để khan-thế-sự của một nghệ thuật vừa là thơ vừa là sân khấu, như Shakespeare đă làm, ở một phương trời khác, trên sân khấu triều đại Elizabeth. Nhưng mà... bước qua thế kỷ 20, lịch sử con người phải nói là đă đi tới những xung đột đưa tới những tàn phá kinh hoàng hơn. Những kỹ thuật giết người qui mô, nhẫn tâm hơn, những tranh chấp ư thức hệ bạo động hơn. Con người thế kỷ rồi phải chứng kiến hai cuộc thế chiến, một Tây Ban Nha, một mưu toan diệt chủng Ḷ Thiêu Auschwitz, hai trái bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki, những cuộc đày ải chém giết ở b́nh diện qui mô nhân danh cách mạng ở nhiều nơi, từ Liên Xô qua Trung Quốc, qua Đông Dương, Algerie, Triều Tiên, Việt Nam. Việt Nam qua ba cuộc chiến tranh: Việt Nam giải thực, Việt Nam proxy cho hai phía Tư Bản/Cộng Sản, Việt Nam giải quyết nợ nần với Trung quốc và Khmer 1979. Việt Nam bên cạnh hai láng giềng: Trung Quốc, Cách Mạng Văn Hóa tiếp Bước Đại Nhảy Vọt; Khmer, Khmer Đỏ, san bằng dân số đi về năm zero. Đi liền với chiến tranh ta có Cải Cách Ruộng Đất, đánh trốc Tư Sản, đè bẹp trí thức, tiến hành "cách mạng" tiên tiến đi đầu nhân loại, đẩy ra biển cuộc exodus chưa từng có trong lịch sử. Những tàn phá nội thương này cũng làm như dấy lên, khởi động, như một định mệnh tai quái, từ cái khối kinh khủng lớn, cái bóng đen khổng lồ của Trung quốc... Trong một thế kỷ tính thế giới, tính riêng Tây, mà như vậy là nhiều quá - Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương sống lại chắc cũng thấy một áp bức quá tải. Nhà thơ viết ǵ? Phản kháng? Phản kháng cụ thể vào đâu? Tôi hiểu anh Tô Thùy Yên và tôi cũng hiểu Phan Nhiên Hạo, Nguyễn Quốc Chánh. Tôi nghĩ đây là những câu hỏi không dễ chút nào.
Tô Thùy Yên: Việc chọn lựa cách thức sáng tác văn nghệ từ h́nh thức nội dung đến chủ đích của tác phẩm bao giờ cũng là một việc thuần túy cá nhân. Lối thơ của thi hào Hồ Xuân Hương là con đường độc đạo, bà là nguời độc hành trên con đường đó. Tài năng xuất chúng của bà đă để lại những bài học kinh nghiệm cực kỳ quư giá về tính linh hoạt cùng những ư ẩn của ngôn ngữ Việt. Thi sĩ đời sau nào liều lĩnh léo hánh vào con đường đó, theo chân, mô phỏng bà chắc chắn sẽ chỉ làm tổn hại thế giới riêng biệt của bà.
Tất nhiên trong một thời thế nhiễu nhương, đám đông quằn quại trong áp bức đói khổ mà ta lại rao giảng về sự b́nh tâm, ḷng vị tha th́ cũng là một hành động bất nhân vậy.
Dù muốn dù không, không ai có thể chối bỏ tính lịch sử, nói hẹp hơn là tính thời đại của một tác phẩm văn học. Nhưng nếu chỉ sử dụng văn chương nhất là thơ vào việc công phá một chế độ chính trị th́ cũng tội cho thơ văn. Những khuynh hướng thơ văn mệnh danh là tranh đấu, là chính luận thật ra là những ḍng thơ văn phong trào chỉ tồn tại, có giá trị trong thời thế mà nó phát sinh thôi. Như đă có lần nhắc qua, những tác phẩm kêu gọi chống xâm lược của ngoại bang trong thời kỳ nước Pháp bị chiếm đóng, kể cả những tác phẩm của Eluard, Aragon, lúc bấy giờ đuợc loan truyền mạnh mẽ trong quần chúng phẫn nộ nhưng về sau chẳng c̣n được ngưỡng mộ tán thưởng nữa. Tất nhiên, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào cách thức diễn đạt chớ chẳng tùy thuộc vào phần nội dung. Ví dụ điển h́nh là tác phẩm Exil của Saint-John Perse được sáng tác trong cùng thời kỳ bi thảm đó của nước Pháp, biểu hiện những đau đớn tâm can mà nhà thơ phải trải qua khi lưu vong, lại may mắn thay, là một tác phẩm văn chương xuất sắc, măi ngày nay c̣n tồn tại như là một tác phẩm văn chương đích thực. Do đó, tôi vẫn nghĩ đối với văn chương, vấn đề thành bại không phải là anh muốn nói cái ǵ mà là anh nói như thế nào. Có muôn vạn bài thơ về t́nh yêu nhưng chẳng phải bài thơ nào về t́nh yêu đều bất tử. Nói cách khác chung quy vẫn là vấn đề tài năng. Điều này nh́n vào, ai cũng biết nhưng không thể nói ra được minh bạch là nó như thế nào. Nó là sự bí nhiệm của trời đất, phân định được tác giả này với tác giả nọ.
Mặt khác bản thân tôi không hề muốn ḿnh làm một thứ xác ướp kinh dị trong lăng tẩm lạnh lẽo của thi ca mà vẫn muốn hăm hở xuống đường đứng giữa đám đông cùng khổ, tuyệt vọng, dùng tiếng của ḿnh như một an ủi vỗ về, chấn hưng tinh thần, dung khí cho đám đông đó, như một sức sống hừng hực từ một đám lửa thần khải cướp được của trời. Có lẽ tôi sẽ c̣n phải trao đổi nhiều với các bạn Nguyễn Quốc Chánh, Trần Tiến Dũng, eL. để được tiếp sức mà đứng dậy. Xin hẹn, xin hẹn.
Chân Phương: Chúng ta đụng đầu vào chủ đề thơ và chính trị từ một chi tiết thời sự là cái Luật Nhà Thơ. Tiếng c̣i hụ của bạo quyền tất nhiên gây phản ứng mạnh, không riêng ǵ ở bàn tṛn này, v́ nó đánh thức nỗi ám ảnh bản năng của mọi ng̣i bút trước các bóng ma tuyên huấn và mật vụ văn hóa – cho đến giờ này ở Việt Nam vẫn chưa chịu vào yên nghỉ trong nhà bảo tàng của tội ác bên cạnh The Black Book of Communism (dịch từ nguyên tác tiếng Pháp do Harvard xuất bản năm 1999)!
Mời các bạn cùng nhau đi ngược thời gian, thăm lại thế kỷ 20 của những tàn phá kinh hoàng (Thường Quán đă tóm lược trên đây), của những tội ác tày trời (do đủ thứ bạo lực tiến hành) và tác động của chúng riêng đối với thi ca. Khi thế chiến Một vừa chấm dứt, thi hào Yeats đă làm bài thơ The Second Coming [Giáng Sinh Lần Thứ Hai] với đoạn kết kinh dị như sau: "And what rough beast, its hour come round at last,/ Slouches toward Bethlehem to be born?" Câu hỏi tiên tri của nhà thơ đă được lịch sử trả lời. Con quái thú ḅ về hang Bethlehem chờ giờ giáng sinh là các chính sách và phương tiện để tiêu diệt loài người và hủy hoại nhân tính như Gulag, Auschwitz, Hiroshima, Thiên An Môn, Toul Sleng…Trái đất đă trở thành hỏa ngục và tử địa trong gọng kềm của các đế quốc tư bản và các chế độ chuồng trại công an. Một mặt kinh tế thị trường biến mọi thứ, kể cả con người, thành hàng hóa; mặt khác chính sách toàn trị Cộng Sản biến dân chúng thành những cái xác đi đứng theo chỉ thị và nghị quyết. Con người được khoa học đặt tên là homo sapiens đứng đầu các loài động vật v́ nó có tim óc và biết nghĩ suy (theo lời nhà thơ Nobel Joseph Brodsky: mỗi lần được gặp và nghe Akhmatova ông cảm thấy ḿnh trở thành homo sapiens); sau bao triệu năm tiến hóa đă rơi vào cái bẫy của các ư thức hệ và tín ngưỡng độc đoán được vũ trang bằng những phát minh tân tiến nhất của kỹ thuật quân sự. Kết quả là ǵ: Nhân Tính bị dồn vào chân tường của cái Ác và đột biến thành con thú phi nhân tính!
Các nhà thơ lớn của thế kỷ 20 đă trải nghiệm trong máu thịt sự đột biến này. Sau Cách Mạng Tháng Mười, chủ nghĩa Cộng Sản từng bước đă lấn chiếm gần một nửa địa cầu. Trong bóng tối đe dọa thường trực của chế độ Stalin, Pasternak, Mandelstam, Akhmatova… đă viết những lời thơ sâu lắng về t́nh yêu, t́nh bạn, những nét đẹp trần gian để bảo vệ nhân tính bất diệt. Dù không trực tiếp lên án Stalin, trong bài "Requiem" nữ thi hào lớn nhất của nước Nga đă vẽ nên bức tranh bi phẫn về lao tù Xô Viết đồng thời đă để lại một thi phẩm tuyệt mỹ. Trong bài trường ca "Bài Thơ Không Có Anh Hùng" ca ngợi và khóc thương những kỷ niệm với thành phố Leningrad (Petersburg), bà đă kết với một câu ngắn: “Và tôi đă làm người chứng.” Hai chữ này đă trở thành một phạm trù của thi ca, đặc biệt trên những vùng đất bị xóa bỏ kư ức v́ chính sách khoét óc cắt năo của toàn trị Cộng sản (chữ lobotomize của Milan Kundera). Thi hào Milosz đă đặt tên The Witness of Poetry [Thơ Người Chứng] cho quyển tiểu luận gồm những bài giảng về thi ca của ông tại đại học Harvard. Một nhà thơ Nobel khác, Seamus Heaney, trong The Government of The Tongue phần lớn gồm những bài nhận định ngưỡng mộ về các nhà thơ dưới chế độ Cộng Sản, cũng đă dùng phạm trù này: “nhà thơ như chứng nhân” (poet as witness). Ông c̣n nói thêm cho rơ: "The witness is any figure in whom the truth-telling urge and the compulsion to identify with the oppressed become necessarily integral with the act of writing itself" [Tạm dịch: "Người chứng là bất cứ ai cảm thấy hành động cầm ng̣i bút bắt buộc phải nhập một với sự thôi thúc nói lên sự thật cùng nỗi cưỡng bách muốn ḥa ḿnh vào đám người bị áp bức"]. Trong một thời tối tăm bức hại, ngôn ngữ thơ trở thành một vũ khí tùy thân, như anh Tô Thùy Yên nhận xét, thơ trở thành tiếng nói cất lên từ tù ngục, đọa đày, oan khiên. Đó là ḍng thơ chống lại cái Chết, đúng hơn là chống lại sự Phi Nhân để khỏi đánh mất tính người. Daniel Weissbort đă đặt tên là The Poetry of Survival [Thơ Của Sống C̣n] cho tuyển tập giới thiệu các tiếng nói không chịu khuất phục như Herbert, Rosewicz, Holan, Holub, Pilinsky, Dan Pagis… Dù là phản kháng, tranh đấu, ḍng thơ chính trị này là tập hợp các tiếng nói trữ t́nh đă được chưng cất thành những bài thơ tuyệt tác. Không là khẩu khí tuyên truyền hoặc hùng biện động viên như loại diễn văn chính khách trước đám đông, đây là tiếng thơ của những cá tính sáng tạo trên con đường độc đạo của phong cách (như anh Tô Thùy Yên đă ca tụng thi hào Hồ Xuân Hương), không ngừng tinh luyện ngôn ngữ dù ở trong những t́nh huống đen tối ngột ngạt nhất.
Trong những gương mặt thi ca gắn liền với thân phận con người lịch sử trong thế kỷ vừa qua, ta không thể không nhắc đến một số nhà thơ đă phản kháng hay lên án nền văn minh phương Tây. Không phải là nạn nhân của ngục tù phát-xít hay Cộng Sản và vẫn hít thở tự do trong khí quyển dân chủ pháp trị, họ đă trực giác hoặc ư thức được mặt trái của kinh tế tư bản và lối sống dựa vào tiêu thụ vật chất - cả hai sẽ đưa đến sự phá sản môi trường và sự tàn phá cán cân thiên nhiên; và họ đă bật lên lời kinh cầu hay tiếng hú gào tuyệt vọng. Đó là những kiệt tác như "The Wasteland" [Tử Địa] của T.S. Eliot, trường ca "Howl" (Hú) của Ginsberg, hoặc "The Sinking of The Titanic" (Đắm Tàu Titanic) của Enzensberger… Đây là một số thi phẩm tiêu biểu của vài nhà thơ Âu-Mỹ không có ảo tưởng nhiều về chủ nghĩa vật chất Hoa Kỳ hoặc nền văn minh tiêu thụ trên đà toàn cầu hóa. Trong phạm vi bàn tṛn, tôi không thể nói thêm về nhiều thi sĩ khác ở phương Tây cũng có ư thức phê phán tương tự về sự tha hóa nhân tính trước sự công phá tinh vi của các lối sống bị thương phẩm hóa (commodified lifestyles) ngày nay; hoặc các ḍng thơ Mỹ da đen, nữ quyền tố cáo các vi phạm nhân quyền vẫn diễn ra hằng ngày trên đất Mỹ. Chỉ nêu một điều cảnh giác: nhà thơ kiêm dịch giả Mỹ Michael March, chuyên trị về các ḍng thơ Nga và Đông Âu, trong tuyển tập Children of Europe giới thiệu các thi sĩ trẻ sau khi hệ thống Cộng Sản sụp đổ đă có nhận xét: “Censorship was not acceptable… but it was recognizable. With the lessening of borders, materialism will replace longing and poetry will suffer” [Tạm dịch: "Không thể chấp nhận sự kiểm duyệt, nhưng ta có thể phát hiện nó. Với sự tháo nới các biên giới, chủ nghĩa vật chất sẽ thay thế khát vọng và thơ ca sẽ bị tổn thương].
Thú thật với các bạn, mấy đêm rồi tôi thao thức khó ngủ. Không ngờ cái bàn tṛn bắt đầu với cuộc đi dạo trong vườn hoa của thi pháp và nghệ thuật ngôn từ này đă đưa chúng ta đến miệng núi lửa và đánh thức lại trong tôi vết chấn thương tâm lư của hơn chục năm chung sống với toàn trị Cộng Sản made in Việt Nam. Làm sao quên được những năm tháng nghẹt thở ấy khi mà nỗi uất khí như một chứng đau dạ dày đă khiến tôi bắt đầu sưu tầm những bài thơ chứng nhân của Mandelstam, Pasternak, Akhmatova, Alexander Wat, Seifert, Herbert và dịch chúng sang tiếng Việt, đồng thời sáng tác những bài thơ chui để tự giải tỏa (khi đó chưa có internet và tập thơ đầu tay của tôi Chú Thích Cho Những Ngày Câm Nín được kín đáo chuyền tay dưới dạng samizdat đánh máy trong ṿng văn nghệ thân tín). Chúng tôi lúc đó cũng lục t́m lại trong đống sách báo Sài G̣n cũ những tài liệu về Nhân Văn Giai Phẩm và đọc cho nhau nghe những bài thơ tù được truyền miệng. Tôi vẫn c̣n nhớ mấy câu sau đây của Thanh Tâm Tuyền làm trong trại cải tạo:
Thi sĩ ḍng giống bị truy diệt
Nương náu trên mặt đất âm u
Không ngớt đào hố và lấp huyệt
Để vùi chôn gương mặt phai mờ
Người đọc cho tôi nghe bài thơ này là Phạm Kiều Tùng, em họ của nhà thơ và cũng là người giới thiệu tôi với Thanh Tâm Tuyền khi anh được trả tự do về lại Sài G̣n.
Bây giờ tất cả đối với tôi là kư ức. Nhưng đó là kư ức vô giá v́ nó là một phần bản sắc của tôi và của thế hệ tôi. Trong bài "Thơ Việt Đi Về Đâu?" tôi đă nhận định như sau: Lịch sử ngoại lệ của đất nước đă trao tặng cho văn chương một kho tàng chất liệu. Cốt lơi của chất liệu đó là kinh nghiệm khổ nạn của cả dân tộc cùng chịu cái tang chung, cái tang của Nhân Tính. Với khoảng cách thời gian và sự lắng đọng tâm t́nh, biết đâu chất liệu đó sẽ mọc mầm, mọc cánh thành văn thơ? Để tiếp tục cất lên tiếng nói của người chứng và phục hồi sự thật quá khứ mà chính sách toàn trị muốn chôn vùi bôi xóa. Bản sắc văn hóa của từng con người cũng như của cả cộng đồng có được là nhờ kinh nghiệm lịch sử và kư ức tập thể. Trong bài viết "Ao Nhà và Bốn Bể" gửi cho cuộc Hội Luận Văn Học ba năm trước đây tôi từng đặt câu hỏi: Không c̣n kư ức chung, một dân tộc sẽ ra sao?
(c̣n tiếp)