BenLeMotBanDich

BÊN   LỀ   MỘT   BẢN   DỊCH

 

CHÂN  PHƯƠNG

 

 

    VƯỜN  THU ( FIRENZE )

 

Khu vườn ảo hoặc   nguyệt quế câm

các ṿng xanh đan kết

mảnh đất mùa thu

chào vĩnh biệt!

dọc mấy triền đồi trọc

ráng chiều đỏ rực

cuộc đời xa xăm gào gọi khản hơi

vầng dương đang hấp hối

trên những vồng hoa thẫm máu

trổi lên tiếng kèn đồng

chói lói:  ḍng sông mất hút

vào dải cát vàng : lũ tượng trắng

đứng đầu cầu lặng lẽ

quay đi:  và sự vật không c̣n có thật

như bản đồng ca tráng lệ dịu êm

từ đáy sâu niềm im lặng dâng lên

phả vào bao lơn tôi

trong thoáng hương ngát không rời

với mùi nguyệt quế vấn vương

giữa các pho tượng bất tử trước hoàng hôn

ngay khoảnh khắc này đây

nàng hiện ra cho tôi thấy

 

DINO  CAMPANA

 

 

    Vườn Thu là bài thơ toàn bích trích từ tập Canti Orfici (1), thi phẩm lạ báo hiệu sự ra đời của thơ Ư hiện đại. Không được may mắn như Saba hay Ungaretti, Dino Campana (tiểu sử cuối bài) là một poète maudit đúng nghĩa, một thi tài có cuộc sống và tâm tính thất thường nhưng đă cất lên tiếng thơ hoang mang đầy khát vọng mở ra một thời đại mới.

Đây là một kết hợp hài ḥa giữa truyền thống và cách tân, nối liền hai xu hướng thẩm mỹ khi các thi phái lăng mạn tượng trưng bắt đầu nhường thi đàn cho những trào lưu văn nghệ Âu châu xuất hiện vào buổi b́nh minh của thế kỷ 20.

 

    Từ đầu cho đến đoạn vầng dương đang hấp hối…, bài thơ tắm trong không khí lăng mạn pha cổ điển. Trừ một từ ảo hoặc (spectralle) phá lệ trong câu đầu (2), các ư thơ mùa thu, tà dương, nguyệt quế, cuộc đời xa xăm… không có ǵ độc đáo. Đột ngột trổi lên tiếng kèn đồng và chúng ta rơi vào một không gian khác lạ. Tính hiện đại của bài thơ cô đọng trong mấy câu sau:

 

trổi lên tiếng kèn đồng

chói lói: ḍng sông mất hút

vào dải cát vàng: lũ tượng trắng

đứng đầu cầu lặng lẽ

quay đi: và sự vật không c̣n có thật

 

   Từ bức tranh mùa thu với cảnh vật bao quanh vào lúc tà huy mở đầu bài thơ, người đọc bất ngờ rơi vào bản nhạc chiều (serenata) khi vang lên điệu kèn đồng. Sự xáo trộn giác quan từ thị giới sang thính giác gây hụt hẫng trong cảm quan và ư thức. ( Nếu thiếu tưởng tượng cũng như văn hóa âm nhạc khi gặp đoạn thơ này người đọc xem như bị điếc!) Đây là cơ hội lư thú cho óc liên tưởng nhảy vô để tạo mạch nối giữa mắt và tai, thiết lập phương tŕnh thi ca mùa thu = lời chào vĩnh biệt = vầng dương hấp hối = cuộc đời xa xăm gào gọi = tiếng kèn đồng chói lói.(3) Rồi đột nhiên tứ thơ trở nên siêu thực với ư tượng xuất thần: lũ tượng trắng đứng đầu cầu lặng lẽ quay đi… Từng bước tự nhiên dẫn dắt độc giả đến  khúc ngoặt bất chợt này là chỗ tài t́nh của nhà thơ: và sự vật không c̣n có thật!

 

   Mời các bạn thong thả đọc lại đoạn đầu bài thơ để trầm tư với thi nhân về nỗi tàn tạ khi thu về, khi không gian tà huy cất lời chào vĩnh biệt, khi vầng dương hấp hối báo hiệu phút hạ màn của vở kịch sắc không. Bởi thế, dù cho cuộc đời xa xăm gào gọi khản hơi… ḍng sông vẫn trôi mất hút, lũ tượng vẫn lặng lẽ quay đi… Khi ngày tàn như một giấc mơ, khi nắng tà cuối thu là lời vĩnh biệt th́ sự vật không c̣n có thật là một mệnh đề tất nhiên chẳng cần bàn căi thêm. (So với bài Vườn Boboli tiền thân bài Vườn Thu , được phát hiện sau này trong sổ tay của Campana, các nhà khảo cứu nhận ra sự trưởng thành  thẩm mỹ ở nhà thơ cộng thêm ư thức tự phê b́nh cao khi ông vứt bỏ không ngần ngại mấy câu tiếc nuối t́nh xưa rất lăng mạn nhưng thiếu tính độc đáo để thay vào đó đoạn thơ cô đọng thâm trầm vừa phân tích trên đây (4). Bằng thủ pháp gián tiếp mượn sự vật để thể hiện t́nh cảnh và nỗi niềm, nhà thơ đă tạo nên khoảng cách nghệ thuật sâu lắng giữa xúc động riêng tư và thế giới tự thân của bài thơ. Sự tự chế ấy đồng thời mở ra chiều kích mới cho quan hệ thi sĩ/độc giả. Thay v́ thụ động đón nhận lời phát biểu của nhà thơ, người đọc phải giải mă các ư tượng lạ, phải dừng lại lâu hơn giữa các câu chữ, ngữ điệu và thi tứ để phát hiện nội dung tiềm ẩn, phong phú như một kho tàng dưới nhiều lớp địa tầng.)

 

    Xét về mặt hiện tượng, đặc biệt dưới con mắt Á Đông, thiên nhiên là một tuồng ảo hóa và tạo vật th́ vô thường có cũng như không. Câu chuyện tuy vậy chưa kết thúc, ít ra với thi nhân nghệ sĩ. Mùa thu với hoàng hôn là hai cánh cửa đưa vào một thời tính khác được nhắc gợi với mùi nguyệt quế vấn vươngcác pho tượng bất tử. Sau tiếng kèn đồng của sự vật và cuộc đời là bản đồng ca tráng lệ dịu êm của niềm im lặng và thăng hoa nghệ thuật, giây phút linh thiêng của sáng tạo và tái tạo, khoảnh khắc nàng hiện ra cho tôi thấy.

   Bài thơ serenata này đồng thanh khí một cách lạ lùng với bài sonnet Harmonie du Soir của Baudelaire.  Ở đây có những đóa hoa héo tàn, mặt trời ch́m vào vũng máu tà huy, sự tiếc nuối dĩ văng, tiếng vĩ cầm năo dạ và kỷ niệm về nàng…

    Chaque fleur s’évapore ainsi qu’un encensoir;

    Le violon frémit comme un coeur qu’on afflige;

    Valse mélancolique et langoureux vertige!

    Le ciel est triste et beau comme un grand reposoir.

    …

    Un coeur tendre, qui hait le néant vaste et noir,

    Du passé lumineux recueille tout vestige!

    Le soleil s’est noyé dans son sang qui se fige…

    Ton souvenir en moi luit comme un ostensoir! (5)

 

   Dựa trên tính xung khắc Ngày/Đêm, Sinh/Tử, Hợp/Tan của thiên nhiên – sân khấu cho ư thức của con người hữu hạn, bài trữ t́nh Vườn Thu nói lên ám ảnh muôn thuở của thi nhân bị phân thân giữa cơi phù thế và khát vọng bất tử. Cái ǵ sẽ cứu chuộc con người khỏi bước đi vô tâm của thời gian và lẽ biến dịch? Phải chăng là t́nh yêu và nghệ thuật? Khi hoài niệm được trí nhớ thăng hoa, khi Orpheus t́m lại được Eurydice không phải nơi cơi âm phủ mà trên trang phương cảo…

 

 

    Hè rồi tôi ghé thăm Firenze (Florence) vài hôm trong cuộc du ngoạn nước Ư. Lúc ấy vào trung tuần tháng Tám, các cánh đồng vùng Toscana sắp vào mùa gặt, ḍng Arno thong dong giữa mấy rẫy bắp và vườn ôliu, trên thành quách đền đài xưa bồng bềnh những áng mây địa trung hải. Theo bước nhàn du, các trang thơ của đất nước này cũng hiện về trong trí nhớ, đặc biệt bài Vườn Thu mà tôi đă đọc và dịch vài năm trước.

   Lui lại ba, bốn thập niên, ở Mỹ thịnh hành xu hướng Tân Phê B́nh/ New Criticism đề cao cách đọc văn bản như một thực thể trọn vẹn nghĩa lư, bất cần tiểu sử tác giả, bối cảnh văn hóa lịch sử… Chủ trương quá khích ấy giờ đây không c̣n bao nhiêu ảnh hưởng dù vẫn được chấp nhận như một kỹ thuật cần thiết, chú trọng mặt phân tích các yếu tố cấu tạo h́nh thức bài thơ hoặc trang văn. Đối với ai yêu thích văn chương lại có cơ hội tham quan các vùng đất văn hóa có tiếng trên thế giới, mối liên hệ mật thiết giữa địa lư-lịch sử-xă hội với tác giả-tác phẩm là một sự kiện khó ḷng nghi ngờ. Nếu một sáng nào đó giới chuyên gia khảo cứu văn học thức giấc và thấy ḿnh hóa làm nhà thơ nhà văn, có lẽ họ sẽ lĩnh ngộ chân lư giản dị của những trang sáng tác bắt nguồn từ cuộc đời như cỏ cây vẫn mọc lên từ đất mà không cần viện dẫn các “chủ nghĩa” rắc rối.

   

    Ở Firenze tôi đă thăm vườn thượng uyển Boboli, nơi tửng gợi hứng cho Campana, rồi lang thang quanh khu hữu ngạn sông Arno. Một buổi chiều ngắm mặt trời xuống trên phố xưa; ráng chiều đỏ ối trên gạch đá phong trần của những gác chuông tháp canh đằng sau mấy nhịp cầu Ponte Vecchio cổ độ, bài Vườn Thu chợt âm vọng trong đầu cùng mấy câu:

 

    Ngàn năm sực tỉnh lê thê

    Bên thành son nhạt chiều tê cúi đầu…

 

   Campana, Baudelaire, Lư Bạch, Huy Cận đồng loạt xuất hiện giữa các pho tượng bất động trước tà huy. Có thể có nhiều tiếng thơ nhưng hồn thơ với nàng thơ chỉ có một. Và các bài thơ phải chăng đều là bản dịch từ cuốn kinh của biến dịch và tan hợp ?

    Đêm cuối cùng rời khỏi Café Perseo trước Palazzo Vecchio (cung điện của ḍng họ Medici thuở lập quốc), tôi thả bộ theo mấy lối nhỏ ghé từ biệt Dante tại ngôi nhà sinh thành của ông. Nàng thơ Béatrice của Dante cũng ở gần đó, cách vài con hẻm. Từ thổ ngữ Toscana của ông, Dante đă cất lên tiếng thơ thời Phục Hưng, khai mạc cả một thời đại văn học huy hoàng không chỉ cho nước Ư mà cả Âu châu. Firenze trở thành thủ đô văn hóa thế giới từ ấy; và trong các pho tượng bất tử đă từng ghé đến đây người ta có thể nhắc đến các nhà văn nhà thơ lớn nhất thế giới từ Chaucer, Montaigne đến Dostoievski, Emerson… Sau chuyến hành hương văn hóa này tôi tự nhủ sẽ đọc lại thơ văn Ư với con mắt đổi mới. Bài viết ngắn kèm theo bản dịch Vườn Thu trên đây là lời đáp lễ nhỏ của tôi với thành phố Firenze và các pho tượng của nó, trong đó bây giờ dĩ nhiên phải nhắc thêm nhà thơ “sao chổi” Dino Campana.

 

CHÚ  THÍCH

 

1-  Canti Orfici: canti là ca khúc, orfici là tĩnh từ của Orpheus. Tạm dịch là Ca Khúc của Orpheus. Nhưng orfici c̣n hàm nghĩa  tất cả tập tục và tín ngưỡng thờ cúng thần Orpheus bắt đầu ở Hilạp thời thượng cổ. V́ Orpheus được Apollo tặng cây đàn và tiếng hát của chàng làm xúc động cả đá cây muông thú nên Orpheus được coi như biểu tượng của nghệ sĩ và nghệ thuật. Tiếng ca của chàng làm mềm ḷng Diêm Vương khi chàng xuống Âm Ti xin lại vợ (Eurydice bị rắn cắn chết). Do đó Orpheus c̣n tượng trưng cho mối liên hệ giữa cơi âm và dương thế, giữa sự sống và cái chết. Trong thần phả phương Tây, Orpheus giữ một vị trí quan trọng v́ có liên quan mật thiết với cả Apollo và Dionysios. Một số kiến giải tôn giáo học c̣n cho thấy mối liên hệ thần thoại giữa Christ với Orpheus. Về ư nghĩa của huyền thoại Orpheus đối với nghệ sĩ, có lẽ khảo luận của Paul Diel là đáng chú ư hơn cả (xem Le Symbolisme dans la Mythologie Grecque, Payot, Paris, 1966, 136-143).

2-  Đúng ra từ ảo hoặc chính là nốt nhạc báo hiệu cho tấu khúc của tàn phai, soi sáng cho ư thơ siêu thực phần cuối bài, kể từ đoạn sự vật không c̣n có thật.

3-  Phương tŕnh cô đọng này là một ví dụ tốt minh họa cho lư luận của Jakobson về cấu trúc thi ca: đồng qui tuyến dọc (paradigm) vào tuyến ngang (syntagme) ngữ pháp.

4-  Mấy câu lăng mạn trong bài Vườn Boboli mà thi sĩ lược bỏ là

Tôi gọi em: Lời em cất lên lần cuối là ǵ?

 Mùi hương nào em thích nhất?

Giấc mộng nào làm em hoang mang nhất?

Thoáng em nh́n bất trị, choáng váng, đam mê…          

Có thể tham khảo “On the poetry of Campana”, bài viết do Eugenio Montale trong The Second Life of Art, New York,1982,61-74 để so sánh nguyên tác hai bài thơ.

5-  Nói người lại nhớ đến ta. Bất chợt trong đầu tôi vừa âm vang mấy chữ

Lạc nhật cố nhân t́nh

Vậy có nên tôn Lư Bạch làm tiền bối của thể serenata chăng?

 

 

TIỂU  SỬ

 

 Dino Campana (1885-1932) sinh trưởng ở Marradi, thị xă hẻo lánh lọt giũa một hốc núi phía nam dăy Alpes. Tương tự Rimbaud, chính địa lư quê quán là cội mẩm của nỗi bất măn chống phá sự tù đọng tỉnh lẻ, đồng thời thúc giục óc phiêu lưu thèm khát các chân trời mới. Ông bắt đầu nổi chứng bất thường phải đi an dưỡng năm 15 tuổi v́ căm hận bà mẹ thiếu t́nh cảm với ḿnh. Đến khi vào đại học, mặc dù ghi danh khoa Hóa, ông lại say mê siêu h́nh học Đức, thi ca Pháp với Tây ban nha, và t́m hiểu các phái mật truyền thờ Orpheus. Xuất dương lần đầu sang Nam Mỹ sau khi bỏ học năm 22 tuổi, ông lang thang kiếm sống, làm nhiều nghề ở Argentina, trôi nổi theo các tàu hàng sang Odessa, Genova, Antwerp…Có lúc người ta gặp ông ở Rotterdam, Paris, Basel…Khi mỏi gót giang hồ ông lại quay về góc núi ở Marradi. Lần này người bố làm hiệu trưởng tiểu học lại gửi gắm vào đại học ở Bologna, theo ngành Dược. Ông vẫn không chịu ngồi yên, lại bỏ Bologna đi Genova, rồi Firenze. Nơi đây Campana bỏ học trước khi tốt nghiệp một năm để đeo đuổi cái nghiệp không trường ốc nào đào tạo được: nghiệp thi nhân.

  Mùa thu 1913 trong cơn sốt sáng tạo vài tuần ra đời thi phẩm  Canti Orfici. Nhà thơ cầm bản thảo độc nhất được hoàn tất vào tháng Chạp đi bộ theo đường núi khoảng năm,sáu chục cây số xuống Firenze. Tại các quán café ở đây ông làm quen với giới văn nghệ và trao tập thơ cho Soffici (một họa sĩ phái vị lai Ư) nhờ t́m nơi xuất bàn. Ông cũng gửi thư cho Prezzolini, chủ bút tuần báo thời danh La Voce ở Firenze. Chờ măi không thấy ai liên lạc hoặc hồi âm, ông tuyệt vọng đ̣i Soffici trả lại bản thảo th́ tay này cho biết đă làm thất lạc! Dù thương tổn muốn phát điên, ư chí của nhà thơ đă giúp ông phục hồi từ trí nhớ gần như nguyên vẹn cả tập rồi nhờ một nhà in địa phương lo việc in ấn. Campana lại xuống Firenze, tự tay rao bán tập thơ trong các quán café. Nhưng tính cách tiên phong của thi phẩm không gây được hưởng ứng trong văn giới. Ngoại trừ một vài tri âm, nhà thơ gặp phải sự đàm tiếu của dư luận khi có vài nhà báo tung tin đồn về chứng tâm thần của ông để tấn công tác phẩm.

   Ít tháng sau Thế Chiến Một bùng nổ. Sau khi hội đồng y khoa tuyển quân phát hiện bệnh căn tâm trí vô phương chữa trị, ông được đưa vào một bệnh viện an thần gần Firenze. Cũng như Hoelderlin, Nietzsche, Artaud, ông sống những năm cuối đời hoàn toàn biệt lập với cuộc sống bên ngoài, đơn chiếc như cái bóng đến từ cơi khác.