(Phần 2)

 

Phan Nhiên Hạo: Việc phân định rạch ṛi giữa thơ chính trị và phi chính trị, dấn thân và không dấn thân, phản kháng và không phản kháng là điều tế nhị. Ngay trong cùng một bài thơ, có khi đoạn đầu là phẫn nộ xă hội, đoạn sau là yếm thế cá nhân. Ngay trong cùng một tác giả cũng vậy. Anh Tô Thùy Yên nói có vẻ như muốn giữ thơ trong thư pḥng yên tĩnh, nhưng thơ anh cũng cho thấy cái bối cảnh lịch sử mà trong đó con người là nạn nhân. Những câu thơ như “Di tản khó, sâu ḍi lúc nhúc/ Trong vết thương người bạn nín rên/ Người chết mấy ngày chưa lấy xác/ Thây śnh, mặt nát, lạch mương tanh" là những câu thơ rất trực tiếp và ám ảnh vể chiến tranh Việt Nam. Một số thơ viết về chiến tranh ở miền Nam trước 1975 là những tác phẩm văn học xuất sắc, như tập Chiến Tranh Việt Nam Và Tôi của Nguyễn Bắc Sơn. Trong khi đó, cũng viết về chiến tranh, phần lớn thơ miền Bắc cùng thời là loại thơ theo đuôi chính trị, ít tính nhân bản. Ví dụ cũng viết về cái chết của người lính, Lê Anh Xuân viết như thế này: "Và anh chết trong khi đang đứng bắn/ Máu anh phun theo lửa đạn cầu ṿng/ Chợt thất anh giặc hốt hoảng xin hàng/ Có thằng sụp xuống chân anh tránh đạn." Chết kiểu này giống cái chết trên sân khấu cải lương, gần đứt bóng vẫn ca được mấy câu vọng cổ. Cho nên, cũng đúng như ư anh Tô Thùy Yên, trong thơ, thành bại là "nói như thế nào." Dấn thân ít hay nhiều tùy vào căn tính của từng nhà thơ, và cũng phụ thuộc vào sở trường nghệ thuật của họ nữa. Chỉ đáng khinh là loại nhà thơ khua môi múa mép biện hộ cho cái ác.

 

Bây giờ có lẽ chúng ta nên chuyển qua một đề tài khác. Trên đây chúng ta đă nói về thơ thuần tuư từ khía cạnh nghệ thuật. Nhưng thơ cũng là một sản phẩm, dù là sản phẩm văn hóa. Có nghĩa là nó cũng phải được "phân phối" và "tiêu thụ." Như các anh chị thấy, xuất bản là một chuyện hết sức rắc rối ở Việt Nam hiện nay, v́ kiểm duyệt, và v́ những ư nghĩa chính trị đi kèm với nó. Ví dụ anh Tô Thùy Yên có thể lựa những bài thơ không "động chạm" đến thể chế để xin giấp phép in ở Việt Nam. Nhưng tôi đoán anh sẽ không làm, ít nhất trong lúc này. Anh Chánh th́ từ nhiều năm nay chỉ tự in thơ, và là người tiên phong trong hoạt động này ở Việt Nam. Nhà thơ Mỹ hay Úc không phải bận tâm về ư nghĩa chính trị của việc xuất bản như chúng ta, quan tâm của họ là những vấn đề thuần túy kỹ thuật: uy tín của nhà xuất bản, nhuận bút, vân vân. Thơ và văn chương Việt nói chung, mặt khác, lại rất phát triển trên internet. Cách đây không lâu tôi có nói chuyện với một nhà văn hải ngoại, và anh ấy cho rằng internet đă cứu thơ Việt, trong khi gây khó khăn cho văn xuôi. Nhà văn này than phiền rằng viết một truyện ngắn mất hàng tháng trời, nhưng đăng lên internet người đọc chỉ lướt qua. Người đọc internet chuộng những thứ ngắn, đọc nhanh, như thơ. Tôi cũng công nhận rằng nhờ vào internet thơ Việt hôm nay được phổ biến rộng hơn nhiều so với mười năm trước đây. Các anh chị nghĩ ǵ vể vấn đề xuất bản trong bối chính trị Việt Nam và thời đại internet? Quan hệ của thơ với công chúng hôm nay thế nào, có ǵ khác so với trước đây? Và điều đó có tác động ǵ đến việc sáng tác của các anh chị?

 

Nguyễn Quốc Chánh: Ở Việt Nam, internet là công cụ đặc biệt, không chỉ là phương tiện truyền thông nhanh, nó thực sự là một vũ khí (hơn xe tăng) giải tỏa cái uẩn khúc sau ba mươi mấy năm “giải phóng,” nhưng sự thật chưa một ngày thoát khỏi sự cầm tù của ban Tuyên Huấn Trung Ương. Nhà nước rất du côn, vừa bán dịch vụ internet vừa kiểm soát truy cập, trúng phóc cái lập trường của Bắc Kinh và Ba Đ́nh: “Kinh tế thị trường định hướng Xă Hội Chủ Nghĩa.” Một giải pháp, vừa tha hồ bỏ tiền vào túi vừa thả cửa nhốt tự do của người khác, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Trả tiền dịch vụ cho Viettel (công ty viễn thông Quân Đội Nhân Dân) nhưng không thể truy cập tienve ở nhà, nhưng vô cà phê 30/4 (Văn Pḥng Chính Phủ), tienve chạy ro ro mà không mất xu nào. Không phải có tiền là mua được tiên, trong một xă hội đặc quyền, “tiên” chỉ mua được trong hệ thống đặc quyền của Đảng. Thập niên 1930, vô Đảng để “giải phóng nhân loại,” bây giờ vô Đảng để tiền biết đường mà chạy vô túi. Không có internet Nguyễn Du vẫn mua vui được vài trống canh, nhưng không có internet, chúng ta đứt bóng!

 

Từ năm 2001, trong tập thơ in photo, Của Căn Cước Ẩn Dụ, tôi đă reo vui, “chỉ với cái văn minh vi tính, thơ tôi có thể được đọc một cách sạch sẽ mà không phải khom xuống chui qua sự khám xét nào.” Một điều chắc chắn, nếu không có internet, không có trang web tienve, talawas... chắc tôi sẽ không viết và không phổ biến được những bài thơ cà chớn của ḿnh trong thập niên qua. Với internet, hệ thống kiểm duyệt đă bị đào thải. Tôi rất biết ơn internet và không bao giờ kêu ca kiểm duyệt làm bẹp sáng tác, nó chỉ đáng để sáng tác ph́nh lên trong nhạo báng mà thôi. Tuy nhiên, không phải tất cả những ǵ xuất hiện trên internet đều đáng đọc, rất nhiều thứ nhảm, nhảm không thua những thứ tào lào in trong hệ thống kiểm duyệt. Đắc chí trong độc quyền, tự nhiên biến thành những con lợn thiến; phởn chí với trời cao, cũng tự nhiên biến thành những con gà ảo, tưởng đẻ trứng vàng, hóa ra toàn hàng mă.

 

Nếu lấy đọc giả làm vui, ở Việt Nam, internet là phương tiện vui nhất. Gặp ai hay hỏi lư lịch, “mày làm ǵ,” tôi nh́n mặt cười ruồi, khi nói làm thợ, khi làm thơ. Thấy thằng nào ra vẻ nghi ngờ, tôi mách, “vô google gơ Nguyễn Quốc Chánh th́ biết.” Có đứa sau khi gơ th́ lơ, có đứa hớn hở chộ, “tao là con cá nằm trên thớt/ đụ má tụi mày không ngớt mài dao.” C̣n nếu lấy lợi danh làm mục đích, buộc phải in ấn trong hệ thống kiểm duyệt, sự nhục nhă ê chề sẽ là cái chắc. Không gửi đăng vẫn bị ê chề, một khi đă qua hệ thống kiểm duyệt, như vụ bài "Nobel Thơ 2011, Nghĩ Về Thơ Việt" của Hạo. Báo Văn Nghệ tự nhiên đăng, tự nhiên cắt xén, và cũng rất tự nhiên im lặng nếu bị phát hiện. Nhân đây tôi muốn nhắc lại vụ đá gị lái trơ trẽn với talawas, là vụ Thơ Đến Từ Đâu. Sau khi được mấy chục ngàn người đọc trên internet vẫn chưa đă, tiếp tục cậy cục để chui xuống nhà xuất bản, chịu kiểm duyệt. Để làm ǵ, để in một ngàn bản cho 86 triệu người đọc à? Nhiều người biện minh, qua sông phải lụy đ̣. Qua sông để đi đâu, về phía viễn kiến à? Trời ơi, con kiến mà viễn cái ǵ? Viện cái cũ khoai!

 

Tô Thùy Yên: Điều rất đáng buồn cho thơ trong thời đại này là quần chúng thơ càng lúc càng bị thu hẹp đến độ có người cho rằng thơ bây giờ đă trở thành một công việc hoàn toàn riêng tư trong một hội kín giữa những chuyên viên thơ với nhau. So với những thời kỳ mà chúng ta được nghe nói tới như thời Thịnh Đường hay thế kỷ Lăng Mạn của Âu Châu, thơ bây giờ xa lạ với quần chúng. Một trong lư do mà chúng ta không phủ nhận là thơ bây giờ khó hiểu v́ những t́m ṭi cách tân dồn dập của những nhà thơ và nhất là những nhà lư thuyết thơ đă huyền hoặc hóa một cách nguy hại thơ. Điều sinh tử nữa của thơ bây giờ là chính nhà thơ đă không đủ tâm và tài đáp ứng được những ǵ mà người đọc mong mỏi, chờ đợi. Một lư do nữa cũng không kém phần quan trọng là việc giáo dục văn chương đặc biệt trong những chế độ độc tài bưng bít v́ mục đích tuyên truyền đă không bắt kịp những biến đổi của thế giới văn chương, không dạy được cho các em những cách thức thưởng thức trong đó quan trọng nhất là những cảm xúc mới mẻ. Xă hội kỹ nghệ hóa, đô thị hóa tất bật đuổi theo thời giờ và vật chất cũng có phần lỗi lớn trong t́nh trạng này: người ta thiếu b́nh tâm để đọc và suy tưởng. Như có lần đă nói qua, một nền văn học tiến bộ nào cũng cần trước tiên một quần chúng tiến bộ.

 

Internet giúp phổ biến văn chương như là một h́nh thức mới, như khi lịch sử đă bắt đầu sáng chế ra kỹ thuật ấn loát, chớ thật sự internet tự nó không giúp cho người đọc những kiến thức mới mẻ nào về cách thức thưởng thức văn chương mới. Công việc này là của giáo dục. Những bài tập đọc đầu tiên trong một lớp mẫu giáo, theo thiển nghĩ, đă tạo phần hun đúc cho trẻ em những rung cảm một đời của chúng. Chúng ta phải thừa nhận rằng nhăn quan nh́n đời của chúng ta bây giờ đă được gieo trồng tưới tắm từ thời tiểu học của chúng ta. Internet chỉ là một phương phổ biến thôi, không hơn. Vấn đề là người xem tiếp nhận như thế nào những ǵ đă yết trên đó. Những người mà tôi quen biết, ai cũng sử dụng internet nhưng thực ra không ai quan tâm đến những bài thơ nhan nhản trên đó. Sách có được thưởng thức mới là sách, chớ sách tồn trữ trong thư viện chẳng qua chỉ là kư ức chết của nhân loại mà thôi.

 

Thường Quán: Cũng là đúng để bảo thơ hôm nay không có quá nhiều người đọc, thậm chí nó là của riêng những thiểu số nhỏ, như anh Tô Thùy Yên vừa nêu. Chúng ta đă đi qua những thời đại bị lừa phỉnh, với thơ quảng trường và loa gác canh. Thơ được trả về đúng vị trí của nó, là tiếng nói, tiếng hát, âm tiếng quán niệm, của những cá nhân. Điều này rất hay. Tôi không hề cảm thấy bất an trước sự bị cho là khép kín của thơ. V́ thực ra sự huyền nhiệm của thơ nằm cả ở sự khám phá của thế giới để thơ đến với thế giới. Hôm nay, 11 tháng 11, là ngày ngưng tiếng súng ở chiến trường cuộc Thế Chiến Thứ Nhất và là ngày được các nước như Anh, Úc chọn làm ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Buổi sáng nay người dân thành phố sẽ đeo lên ngực áo một chiếc hoa giấy poppy phấp phơ màu đỏ. Một nghi thức rất hay. Nó đă có từ sau Thế Chiến Thứ Nhất cho tới nay. Một số ít trong những người đeo hoa ngực áo sẽ nhớ bài thơ "In Flanders" - In Flanders fields the poppies grow... của nhà thơ y sĩ quân y John McCrae. Bài này có đoạn cuối mang một tinh thần rất đẹp,

 

Take up our quarrel with the foe:

To you from failing hands we throw

     The torch; be yours to hold it high.

      If ye break faith with us who die

We shall not sleep, though poppies grow

            In Flanders fields.

 

 

mà tôi đă dịch ra cách đây đúng một năm:

 

Lên tiếng qua lại với quân bên kia:

Đây gởi tới các anh từ tay ném này từng găy, từng thua

    Ngọn đuốc này, hăy nhận lấy là của các anh đấy, để đưa cao lên

    Nếu các anh làm hỏng tin tưởng này của chúng tôi, chúng tôi người chết

Sẽ không ngủ, dù hoa poppy đang mọc dậy

       Trên những cánh đồng Flanders

 

Bản dịch để tưởng niệm Cao Xuân Huy, người đă ra đi một ngày sau hôm lễ trận vong. Thơ là thông tri, là kết nối - cả là kết nối giữa người chết và kẻ sống. Tôi vẫn nghĩ như vậy, theo một nghĩa thông thường, không bí nhiệm hay huyền bí ǵ cả. Tôi viết elegy cho những người bạn, những nhà thơ vừa mất, viết tấu khúc - fugue cho ba mẹ tôi ngày họ mất... Thơ là ngôn ngữ có lẽ duy nhất trong hoàn cảnh như vậy. Với Cao Xuân Huy, nhớ hôm buổi trưa sau lễ trận vong đôi hôm, đang ngồi trưa ngoài phố Melbourne th́ tôi có cảm giác nằng nặng ở mí mắt, không hiểu sao lại nghĩ tới anh Huy, thế tôi tự nhủ hay là tôi bỏ buổi chiều thay v́ tới sở làm th́ đi lên Đài Tưởng Niệm Người Trận Vong - Shrine of Remembrance nằm trên ngọn đồi gần trung tâm thành phố. Đó là một buổi chiều yên tĩnh, từ trên cao có thể nh́n thấy vịnh cảng, màu bước cảng của thành phố. Trở về nhà th́ tôi ngồi xuống viết những bài rời đă đăng ở damau.org: http://damau.org/archives/16916.

 

Trong thời đại bùng nổ cách mạng thông tin hiện nay, tôi lạc quan nghĩ rằng thơ sẽ tự điều chỉnh để tiếp tục hành tŕnh của nó, thơ vẫn là thứ ngôn ngữ thoát đi từ sự lắng đọng của bên trong, và nó gợi nhắc qua ngôn ngữ đó, những thế giới nội tại được xóa chút ǵ ở b́a biên giới mà lan tỏa vào nhau, nếu có cơ duyên, đưa tới những cộng hưởng, giao hưởng. Internet là một phương tiện thiện xảo, cho một thế giới dân chủ hơn, b́nh dị hơn, tản quyền, hủy trung tâm, khai sáng, hủy chuyên chính. Các nhà thơ sẽ sử dụng phương tiện này tốt thôi, nếu họ biết chú ư rằng thơ không phải là danh vọng, hay tiếng náo động, và biết rằng thơ đi cùng với các ngành nghệ thuật khác, rằng thơ nên đi cùng những ngành nghệ thuật khác, cùng đi tới, trên vùng không gian mở của thế giới kỹ thuật mới.Tôi tin là ngay lúc này ở trong và ngoài nước đều đă có những ư thức và sự thực hành như vậy, nhất là ở những thế hệ trẻ hơn tôi.

 

Phan Nhiên Hạo: Liên quan đến ư trên của anh Chánh, tôi nghĩ ở hải ngoại có một số người sau nhiều năm thu xếp đời sống ổn thỏa rồi th́ t́m đến văn thơ như t́m mua một thứ trang sức xă hội. Trong quan niệm của những người này, phải in sách bởi một nhà xuất bản chính thức trong nước, phải được đóng dấu "kiểm nghiệm" bởi các tên tuổi của giới "văn nghệ thủ đô" th́ mới là hàng thứ thiệt.  

 

Internet đem lại lối thoát rất tốt cho thơ và văn chương Việt nói chung, nhưng nó tạo ra một t́nh trạng bất thường, là một nền văn chương không gắn với thị trường sách. Dĩ nhiên thơ ở đâu th́ cũng gần như không bán được, nhưng dù sao cũng không nên hoàn toàn miễn phí. Đối với tôi đây chỉ là nguyên tắc của sự công bằng. Một vấn đề khác quan trọng hơn là sự thiếu vắng những giao tiếp giữa nhà thơ và đọc giả. Đọc thơ trước công chúng là một phần quan trọng của thơ. Trong những buổi đọc thơ, thính giả có thể đặt câu hỏi, tṛ chuyện với tác giả, và điều này tạo cảm hứng cho cả hai phía. Anh Thường Quán nhắc đến việc thơ nên đi cùng với các ngành nghệ thuật khác. Tôi đồng ư đây là hướng đi giúp đem lại sinh khí cho thơ, mang thơ đến gần hơn với công chúng hôm nay, và bản thân thơ cũng sẽ trở nên thú vị hơn. Việc đọc thơ trên nền nhạc jazz hay cùng lúc với tŕnh chiếu những h́nh ảnh nghệ thuật chẳng hạn, đă được làm ở phương Tây, và có thể sẽ đem lại nhiều thích thú ở Việt Nam, có khả năng dẫn đến nhưng hợp tác phong phú giữa nhà thơ và các nghệ sĩ thị giác, nhạc sĩ... Nhưng tất cả những việc này, để làm đến nơi đến chốn, đều đ̣i hỏi một môi trường sáng tạo thật sự tự do. Chúng không thể đi cùng với kiểm duyệt hay những luật lệ quái dị như Luật Nhà Thơ.

 

Nguyễn Quốc Chánh: Tối qua đi coi "Tranh Đen" của Nguyễn Thái Tuấn, gặp ông Nguyễn Ḥa mới biết trang mạng Vanchuongviet có tới 50 chục ngàn người đọc. Nếu đúng vậy, chỉ 1/5 trong số đó đọc thơ cũng đáng để mỗi ngày mần vài bài rồi.

Tôi nghĩ thơ là một loại sa mạc hay động đất ǵ đó của ngôn ngữ. Khi con người c̣n miệt mài uyên bác hoặc rân cổ hô khẩu hiệu trong ngôn ngữ, sa mạc sẽ c̣n phát tiết và động đất sẽ c̣n xảy ra. Tôi không quan tâm số lượng người đọc thơ, v́ số người làm thơ vinh quang v́ thơ quá ít ỏi, và sự ít ỏi đó chả lẽ là động lực của người viết và người đọc. Chắc thơ không phải để chơi, không phải để sống, mà để hàm/hiển ngôn về cái vô vọng.

 

Cầm một cuốn thơ vẫn vui, nhưng nh́n cuốn thơ dưới nhăn một nhà xuất bản nhà nước, chả thèm đọc. Một cuốn thơ in photo cảm động hơn, nhưng 100 cuốn kiếm người cho cũng mệt, chưa nói là đă đọc nóng trên internet. Việc in ấn ở Việt Nam, dưới h́nh thức nào cũng ngán. In kiểm duyệt, được tiếng chính thống. Tự in, được tiếng bàng thống. Bàng và chính ḱnh nhau trên mặt đất, kẻ thắng vẫn là Công An Nhân Dân. Dù có rổn rảng cỡ nào thơ vẫn là tṛ hiu quạnh. Chỉ khác nhau giữa hiu quạnh lặng im, hiu quạnh th́ thào, hiu quạnh gào rú hay hiu quạnh cái đùng. Internet hiu quạnh sống động. Trang web Poets.org gần như một bảo tàng sống động của thơ Mỹ. Litviet có thể lập được một trang như vậy, chỉ thêm phần đọc thơ kết hợp với các loại h́nh nghệ thuật khác như Thường Quán và Phan Nhiên Hạo đề nghị, mà không phải chờ đến ngày có môi trường tự do ở Việt Nam.  

 

eL.: Thời nay, quả thực thơ Việt Nam không có được một lực lượng người đọc lư tưởng và đáng ao ước như thời anh Tô Thùy Yên. Bởi lẽ nhà trường Việt Nam đă “luyện ngựa” thành thói chỉ có khả năng nh́n thấy một chân trời chân lư định hướng thẳng tắp trước mắt là yêu nước (Xă Hội Chủ Nghĩa), chiến đấu (bảo vệ Xă Hội Chủ Nghĩa) và chỉ có thể dung nạp được một món cỏ là thơ văn tuyên huấn mà thôi. Cho nên, từ ê a đồng thanh ngâm vịnh sau mỗi tiếng gơ thước lên bảng của thầy dạy cho đến việc đọc một tác phẩm có cá tính và chính kiến riêng là một con đường đứt ĺa không cầu nối. Lớn lên bằng bầu sữa thi ca như vậy rồi “kế tục sự nghiệp cha anh,” “phát huy truyền thống dân tộc” làm thơ th́ coi như “thâu rầu.” Đọc thơ như vậy, làm thơ như vậy và cố t́m cách để được cấp phép in ấn, để có “sản phẩm” mà gặp ai là lôi ra kư tặng trịnh trọng như kư nghị quyết, thử hỏi ai mà c̣n mê thơ suông trừ phi thấy ở đó một con đường tiến thân hứa hẹn. Nên đúng như anh Chánh nói, thơ chỉ là tṛ hiu quạnh, mà càng hiu quạnh hơn với những người làm thơ trên internet khi chẳng lợi lộc ǵ chỉ tổ thiệt thân, mà nhất là lại c̣n làm thơ bằng tiếng Việt trên internet mới đau chứ!

 

Thế nhưng tại sao sự xuất hiện của internet ở Việt Nam lại đem đến cho văn chương sự sống động như vậy trong những năm qua? Internet không phải là Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại ǵ, nhưng đă bật mở một cánh cửa, dù chỉ là mở hé, đút vào những ống sậy tḥ qua “bên kia tự do” để thở. Internet đă kịp tiếp cho tôi một cái ống sậy như thế. Cái ống sậy bé tẹo thần kỳ và thường khi bị đuổi bắt thắt cổ ấy đă cho tôi có đôi phút cho phép ḿnh được ước mơ, được tưởng tượng về bầu không tự do trong lành ngoài kia, dù có thể tôi chẳng c̣n cơ hội nào đến đó. Có thể nói ngắn gọn và cụ thể là nếu không có internet, nếu không có những trang như evan (giai đoạn mới xuất hiện), talawas và đặc biệt là tienve, và không khí sôi động nở rộ xung quanh đó với những Nguyễn Quốc Chánh, Trần Tiến Dũng, Phan Bá Thọ, Mở Miệng… ngày ấy, chắc chắn không có tôi bây giờ. Chắc chắn việc chịu kiểm duyệt để được đăng báo hay chịu giáo huấn định hướng và chịu “hy sinh” một số thứ khác để được một đàn anh văn nghệ có số má nào đó để mắt đến nâng đỡ là việc tôi không kham nổi để theo đuổi thơ.

 

Luồng khí luồn qua “đường ống internet” vào văn chương Việt Nam thời gian qua đă giúp sinh nảy nhiều mầm thơ thuộc loại kỳ hoa dị thảo, nhưng đây đó cũng chen đầy mầm thơ độn. Độn là bởi nếu lấy những bài thơ đó ra khỏi website vốn được coi là nơi trú ngụ của những tác phẩm bị gạt ra lề v́ đi chệch định hướng kia mà đăng báo giấy chính thống th́ cũng vẫn hạp lệ như thường. Đương nhiên internet là nơi mọi người tự do b́nh đẳng và tùy nghi lựa chọn xuất hiện, nhưng cái tự do thả nổi ấy cũng là con dao hai lưỡi. Cuối cùng, chỉ c̣n biết dựa vào khả năng cảm nhận và kinh nghiệm đọc của mỗi người để tự lượng giá phẩm chất thơ, để chọn cho ḿnh món thích hợp, để tránh xài trúng hàng giả và “ngộ độc thực phẩm” giữa một rừng thơ ph́ đại tràn ngập trên mạng.

 

Thiệt t́nh mà nói th́ chẳng có ǵ có thể biện hộ được (ngôn ngữ giang hồ bây giờ là “3D,” tức là “đếch đỡ được”) cho thơ dở, kể cả hoàn cảnh xuất xứ của nó. Cho nên cuối cùng cũng phải quay về chỗ chẳng có ǵ để bàn căi thêm là tài năng. Không khí tự do mà internet đă khuấy động được là cần thiết cho thơ Việt, nhưng tôi vẫn “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ” cho rằng tài năng lớn không cần đ̣i hỏi có tự do mới sáng tạo được, mà nó trái lại c̣n thích thách thức “thọc gậy bánh xe” độc tài. Tài năng lớn thường khi là những kẻ mắc bệnh sadist chính trị. 

 

Nguyễn Quốc Chánh: eL. nêu vấn đề người đọc lư tưởng, tôi nghĩ người đọc lư tưởng không có sẵn, và nếu có, chỉ có một phần (không biết là bao nhiêu), phần c̣n lại do văn bản của bài thơ tạo ra. Khi nhà thơ tạo ra “hiến pháp” cho bài thơ hoặc nhiều bài thơ, người đọc buộc phải tuân thủ vào những điều luật của nó mà h́nh thành ư thức công dân của người đọc. Bài thơ lư tưởng sẽ tạo ra người đọc lư tưởng. Người đọc lư tưởng của kiểu thơ A có thể là người đọc xoàng của kiểu thơ B. Tôi là một người đọc tệ hại của Nguyễn Du, Bùi Giáng, nhưng khá hơn khi đọc Hồ Xuân Hương, Đinh Linh (lưỡng quốc thi sĩ)...

 

Đồng ư với eL. truyền thống độc quyền “luyện ngựa” của nhà trường Việt Nam. Thời các Vua Vàng, ngựa luyện theo định hướng của Khổng, thời các Vua Đỏ, ngựa luyện theo định hướng của Mao. Ngựa của chúng ta là những bản nháp ngựa Tàu. Tuy là nháp, nhưng nháp Tàu đă xỏ mũi các loại ngựa lai khác. Ngựa lai Tây, lai Xô Viết, lai Chú Sam đều bị ngựa lai Tàu xơi tái. Hội Nhà Văn Việt Nam là chuồng ngựa lai thập phương, nhưng vẫn bị giống lai Tàu là ông Hữu Thỉnh xỏ mũi. eL. đừng lo, hệ thống đế quốc internet sẽ xóa sổ độc quyền “luyện ngựa” trong giáo dục Việt Nam. Nhưng cảnh giác giống lai Tàu, chúng vẫn là gien trội.

 

Tô Thùy Yên: Internet quả là một phương tiện phổ biến tuyệt vời. Ai cũng có nhu cầu bày tỏ và được nghe, nên viết ra mà v́ bất cứ lư do nào không phổ biến được th́ ai c̣n hứng thú viết nữa. Cho nên xét ở một khía cạnh nào đó, internet là một động lực mănh liệt thúc đẩy sự phát triển của văn chương, từ đó may ra có thể nảy sinh những tác phẩm giá trị và những tài năng lỗi lạc. Trên phương diện xă hội chính trị, nó là một chỗ thoát xả cần thiết an toàn của những áp lực nặng nề, và đúng như cô eL. đă ví von, nó là cái ống hút cứu nguy cho những ai ch́m đắm trong xă hội tù ngục nghẹt thở. Nhưng internet cũng là một dăy hàng chợ hỗn độn rao bán đồ "sôn," thượng vàng hạ cám. C̣n tùy nơi nhu cầu và chọn lựa của mỗi người.

 

Tôi vẫn nghĩ sáng tác văn chương bao giờ cũng là sự lên tiếng bất b́nh về những bức bách đè nén, nó là phản ứng chính đáng đương nhiên của con người trước những đối lực thời thế chết nguời. Mỗi tác giả trong một không gian nghiệt ngă là một Lục Vân Tiên. Nhưng không phải là một Lục Vân Tiên ra tay nghĩa khí giữa đường thấy chuyện bất bằng mà đầu tiên là một nạn nhân bị bạo hành và sau đó tự bạo hành. Cô eL. dùng từ sadist chính trị để chỉ những tác giả c̣n bị vây hăm trù dập. Tôi nghĩ từ masochist chính trị chính xác hơn. Sử dụng chữ nghĩa, tư tưởng bao giờ cũng là một hành vi tự bạo hành. Ḿnh tự làm khổ và tự làm sướng chính ḿnh trước nhất. Hầu hết những tiếng thơ lưu vong đều mất đi động cơ khốn khổ đó nên lần hồi cũng mất đi một cách đau buồn tiếng thơ của ḿnh. Mơ tưởng tự do thúc đẩy nguời ta cất tiếng nhưng thủ đắc tự do rồi lại khiến người ta tắt tiếng; tiếng nói của lương tri không c̣n lư do tồn tại nữa. Vấn đề đặt ra là tại sao những Cioran, Kundera, Milosz, Brodsky... c̣n viết được ở nước người? Tôi thiển nghĩ ngoài tài năng thiên phú của họ, những tác giả đó dù ở một xứ tạm dung, ít nhiều vẫn c̣n ăn thông được vào cội rễ của một nền văn minh chung và quan trọng hơn nữa, vẫn c̣n một tập thể độc giả đông đảo đồng tâm tư t́nh cảm. Ví dụ Samuel Beckett sống ở Anh hay ở Pháp, viết bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp th́ chẳng có ǵ khác đối với sự nghiệp của ông. Và T.S. Eliot vốn sinh trưởng ở Mỹ nhưng nhập quốc tịch Anh và làm thơ tiếng Anh. C̣n H.W. Auden vốn người Thụy Điển sống ở Anh và làm thơ tiếng Anh, vân vân… Cho nên sự hỗ trợ lớn lao quư báu đối với Lục Vân Tiên vẫn là tiếng ḥ reo cổ vũ của đám đông chứng kiến. Không có sự hiện diện của đám đông này, có thể sẽ không có sự xuất hiện của một Lục Vân Tiên văn chương.

Tuy nhiên v́ ngôn ngữ vốn là một khí cụ đa dụng nên những người sử dụng nó vẫn thường bị quyến rũ cần sử dụng nó như là một vũ khí pḥng thủ hay tiến công, tức vào những mục đích thiết thân nhất thời, như vậy một cách nào đó, đă hạ thể nó, hạ thể văn chương. Nói như vậy không có nghĩa là văn chương phải ở trên một cơi xa vợi nào. Mà nó phải ở cùng chúng ta, bảo vệ con người chúng ta, bảo vệ điều thiện chống lại điều ác.

Vấn đề như đă nói qua trước đây, văn chương không nhất thiết phải là nội dung chuyển tải mà chính là cách thức chuyển tải. Nói cách khác là do tài năng chữ nghĩa của tác giả.

Điều này càng đúng hơn với nhà thơ.

 

Thường Quán: Trong khi xă hội chờ đợi những nhà khoa học, những nhà phát minh, ở những phát hiện mới về thế giới vật lư, th́ nó trông chờ các người làm nghệ thuật biểu hiện những sự thực mới thuộc về đời sống nhân văn. Thơ cũng chỉ là một trong các sinh hoạt văn chương nghệ thuật. Nhà thơ là kẻ sống với ngôn ngữ, quan sát thế giới, kể cả thế giới nội tại, và đưa ra những cái thấy mới qua ngôn ngữ: những cách nói mới. Không phải luôn luôn các nhà thơ thành công, nếu không muốn nói b́nh thường nhà thơ cũng thống khổ với những thất bại. Điều này là hiểu được. W. H. Auden có một bài thơ mà ông tự kiểm thảo thấy rất chán lại là bài thơ được nói tới nhiều nhất sau vụ khủng bố September 11. Ngay sau khi hai ṭa nhà World Trade Center sụp xuống, National Public Radio (NPR) tại Mỹ đă phát bài "September 1, 1939" tới nhiều thành phố trên nước Mỹ. W. H. Auden th́ đă mất, không thể có cuộc phỏng vấn ông để đi cùng với lần phát sóng này. Trong tiểu luận "Viết," viết đâu những năm 1997, 1998 (nghĩa là trước biến cố 2001) c̣n lưu trữ ở tienve, tôi cũng nói về bài thơ "September 1, 1939" này và nhắc lại câu "we must love each other or die" ["chúng ta phải yêu nhau hay là chết"], câu kết của bài thơ. Tôi có đặt vấn đề với câu thơ ấy. Gần đây tôi đọc trên wikipedia: Auden nói bài thơ này có vấn đề ở câu sau cùng. Khi cho phép đăng lại ở The New Pocket Anthology of American Verse, Auden chỉ cho phép đăng với câu này điều chỉnh lại, "we must love each other and die" ["chúng ta phải yêu nhau và chết"]. Auden nghe nói c̣n cho bài thơ này là một cái viết dở (“trash,” chữ ông dùng). Điều này tôi  đọc được ở wikipedia hôm qua. Nhà thơ là kẻ sống chết và trách nhiệm với cái ḿnh viết, nhưng lại không có một phần thưởng vật chất nào cho công việc làm của anh ta chị ta cả. Đó là một thực tại ở nhiều nơi, ngay tại Mỹ, Úc, Anh, Ireland - các nước tôi cho là tôn trọng thơ ca rất mực và trong sinh hoạt sách vở có sự tôn trọng bản quyền. 

 

Để nói cho hết chuyện, bài thơ của W. H. Auden đă viết ở New York, những ngày thế giới sắp đi vào Thế Chiến Thứ Hai, đây là một quán niệm tuyệt hay, và khi viết Auden có trong đầu bài thơ của Yeats, "Easter 1916" - một bài thơ Yeats đă viết sau cuộc nổi dậy của những thủ lĩnh quốc gia Ái Nhĩ Lan chống lại Anh. Nó là một nổi dậy thất bại, hầu hết những người cầm đầu đều bị hành quyết. Hai bài thơ trước và sau đă thành chữ nghĩa, âm tiếng, từ những quán sát và chiêm nghiệm về tính liên đới giữa một hoàn cảnh điêu đứng mà bạo động hay bất bạo động là câu hỏi then chốt.

 

Thơ là nơi lưu trữ kư ức của nhân loại. Nó gồm kư ức đau đớn cùng cả kư ức hoan lạc, thanh b́nh. Khi đau đớn, thống khổ, người ta t́m tới với thơ nhiều hơn, v́ đây là nơi chứa ngôn ngữ cảm xúc mạnh mẽ nhất, tôi cho là mạnh mẽ nhất, bên cạnh âm nhạc, song song cùng âm nhạc. Nhưng có lúc trong lịch sử thế giới thơ bất lực. Chúng ta đều biết câu nói của Theodor Adorno, "Sau Auschwitz c̣n làm thơ là man rợ," thơ theo nghĩa là lời chữ hay đẹp, quả nhiên không c̣n chỗ đứng trong hoàn cảnh Auschwitz cực kỳ dă man. Nhưng rồi chúng ta cũng đă thấy, một thế hệ nhà thơ Trung Âu đă thách thức Adorno với những bài thơ mà Chân Phương nhắc vừa rồi (Poetry of Survival):  Paul Celan, Tadeusz Rosewicz, Zbigniew Herbert, Czelaw Milosz, Miroslav Holub, Wislawa Szymborska...

 

Phan Nhiên Hạo: In sách thơ và đọc thơ trước công chúng vẫn là hoạt động chính của giới làm thơ bên Mỹ. Đa số những người làm thơ có tiếng ở Mỹ đều in thơ chứ không "xuất bản" thơ trên internet. Trên internet họ chỉ có những thông tin tiểu sử và một số bài thơ tiêu biểu để giới thiệu tác giả và tác phẩm, nhưng không in toàn bộ sáng tác lên đó. Đây là điều chúng ta cũng nên suy nghĩ. Mỹ là xứ không có kiểm duyệt, đa số dân chúng có internet, vậy tại sao nhà thơ không đăng lên đó để có nhiều người đọc mà lại in sách qua các nhà xuất bản, một việc làm rất gay go, và sách in  cũng chỉ vài trăm bản? Lư do chính là việc "xuất bản" trên internet không được giới văn chương ở Mỹ đánh giá cao. Sự tuyển lựa gay go của các nhà xuất bản hoặc các ban biên tập tạp chí là một cách để gạn lọc - tuy không hoàn hảo nhưng khả dĩ tốt nhất - nhằm tạo nên một nền văn chương gồm những tác giả chuyên nghiệp, giảm thiểu t́nh trạng vàng thau lẫn lộn. Một số trang mạng văn chương Việt hiện nay như các anh chị thấy, bài cỡ nào cũng đăng, bài mới cũ ǵ cũng đăng, miễn có nhiều người nhấp chuột vào trang của ḿnh th́ cho là thành công. Tôi nghĩ điều này làm cho phẩm chất sáng tác ngày càng đi xuống, dù trên bề mặt có vẻ đông đảo, xôm tụ. Trong lănh vực văn chương, internet chỉ nên được dùng như một phương tiện kỹ thuật, nhưng về nội dung th́ vẫn nên giữ cách làm cẩn trọng như báo giấy.

 

Anh Chánh nhắc đến trang mạng Poetry.org của Mỹ. Đây là trang nhà của The Academy of American Poets [Viện Các Nhà Thơ Mỹ] một tổ chức tư nhân có tính hội nghề nhưng không đại diện quốc gia, không bao gồm tất cả các nhà thơ Mỹ. Tuy vậy, nó là một tổ chức có uy tín, thành lập từ năm 1936. Trang mạng này đăng tiểu sử của nhiều nhà thơ nổi tiếng Hoa Kỳ, mỗi người kèm vài bài thơ tiêu biểu, vài tiểu luận, video phỏng vấn, ghi âm đọc thơ... Nhưng nó không phải là một tạp chí văn chương cập nhật sáng tác của tác giả. Nói nó là một kho lưu trữ cũng không hẳn, v́ số lượng tác phẩm ít ỏi của mỗi nhà thơ mà nó đăng, có lẽ do vấn đề bản quyền. Vai tṛ chính của trang mạng này là cung cấp thông tin hoạt động của viện, và thu nạp thành viên đọc giả. Thành viên ở đây là những người yêu thơ, muốn giúp đỡ thi sĩ và các họat động phổ biến thơ của viện. Viện hiện có khoảng 8.000 thành viên, với mức lệ phí hàng năm khác nhau, từ 35 đô la đến 2.500 đô la. Viện c̣n được hỗ trợ bởi các các công ty, quỹ tài trợ tư nhân, và quỹ tài trợ chính phủ như National Endowment for the Arts [Quỹ Nghệ Thuật Quốc Gia], National Endowment for the Humanities [Quỹ Nhân Văn Học Quốc Gia]. Điều hành viện và trang mạng Poetry.org là cả một ban bệ, ít nhiều đều có lương để có thể sống qua ngày đặng… chăm sóc sức khỏe cho thơ.

 

Tất cả những trang mạng văn chương người Việt hiện nay, ngoại trừ những trang thuộc nhà nước, vận hành hoàn toàn không có bất cứ nguồn hỗ trợ tài chính nào, nhân sự và kỹ thuật rất hạn chế, và luôn đối mặt với nguy cơ tường lửa, tin tặc. Một trang mạng kiên cường như talawas sau chín năm cũng phải đóng cửa v́ không chịu nổi những áp lực này. Tôi nói những vấn đề trên để chúng ta thấy văn chương internet Việt cũng có nhiều nhược điểm và khó khăn. Văn chương internet Việt phát triển mạnh so với văn chương internet những nước như Mỹ, đây là điều thú vị, nhưng cũng là một điều bất thường. Xem ra thời nào người Việt ḿnh cũng bị đặt vào thế "đi trước thời đại" (!).

 

Tô Thùy Yên: Tôi vẫn tâm niệm rằng nhà thơ lớn nào cũng ẩn chứa một nhà tư tuởng, một nhà tư tưởng bên ngoài mọi hệ thống, đă từ khước làm nhà tư tưởng thông thường mà chỉ là một nhà tư tưởng cải dạng tạm bợ khêu gợi chính người đọc tự tư tưởng lấy theo một kích thước bố trí dàn dựng qua tính cách đặc thù hư ảo của thơ. Quả vậy, thơ là chuyện lấy hư ảo bao trùm cái thực của thế giới hiện hữu, có khả năng biến đổi cái thực vốn sần sùi pha tạp của cuộc sống thành cái thực ṛng, và tư tưởng là tư tưởng về cái thế giới hiện hữu đó. Do đó, thơ không hề là sự chuyển tải thô tháp nguyên si của tư tưởng mà thơ gợi ư như một lời tỏ t́nh tế nhị mời gọi t́m ṭi những tư tưởng bàng bạc tiềm ẩn, nó vô h́nh dạng và khó phân định như chất ngọt của xương hầm trong một bát canh ngon. Tài năng của nhà thơ lớn là không để người đọc hiểu sai rằng thơ là phương tiện của tư tưởng cũng như thơ không phải chỉ là chuyện mua vui suông, giải tỏa phiền muộn trong giây lát. Cá nhân tôi khinh thường những bài thơ chỉ tả cảnh tả t́nh suông mà chẳng để lộ cho người đọc nh́n thấy mà đau đớn về những thương tích làm người, những lầm than cùng vinh dự của kiếp người trong bài thơ. Nhà thơ lớn, theo chỗ tôi nghĩ, ngoài tài hoa chữ nghĩa trời cho ra, c̣n phải có một cái tâm lành lớn lao về cuộc sống. Và tôi cũng nghĩ thêm rằng một người đọc thơ được giáo huấn, đáng tin cậy phải là người cảm hiểu sâu xa về chỗ hư mà thực, thực mà hư đó của thơ. Thơ chỉ thực mà không hư là thơ tiếm quyền, thơ chỉ hư mà không thực là thơ ma trơi. Anh/chị muốn chọn làm loại thơ nào, sự chọn lựa đó đương nhiên sẽ biểu hiện cái tầm thực sự của anh/chị.

 

Tới đây, tôi xin nối ư anh Phan Nhiên Hạo về thơ văn trên internet. Tôi thiển nghĩ với nhà thơ thành danh, việc post thơ trên internet không hề là mối quan tâm của nhà thơ. Cái khoảng trống trên những trang web dành cho thơ văn thật ra chẳng khác nào những hồ bơi an toàn với những tác giả h́ hụp vùng vẫy để chờ ra sông biển. Cho nên tôi chẳng hề kỳ vọng ǵ về khả năng của internet. Nhà thơ, đặc biệt nhà thơ hải ngoại cố gắng khuân vác những tập sách ḿnh đă bỏ tiền túi in lấy đó ra khỏi nhà kho bụi nhện, đi t́m quần chúng tạng mặt ở những sinh hoạt văn chương đặc trưng của hải ngoại là những buổi ra mắt sách, thường cũng thu hút được những đám đông, một phần nhờ vào vai vế xă hội của ban tổ chức, phần khác nhờ vào những tiết mục ca nhạc giúp vui. Nên ở những buổi sinh hoạt đập bồn đập bát đó, một tác giả tự trọng, ư thức về việc làm nghiêm túc của ḿnh chẳng khỏi cảm thấy ít nhiều lạc lơng, trơ trẽn và nhẹ thể. H́nh tượng nhà thơ cao ngạo bất cần bất kể đi cùng đám đông cùng khổ, vô vọng ca hát trong chốn gió cát vô thường bạt ngàn dường đă bị sụp đổ vùi lấp từ lâu. Bây giờ phải chăng là h́nh ảnh đáng tủi thân của nhà thơ nhỏ nhoi xin xỏ quỵ lụy. Hỡi các nhà thơ, hăy hiên ngang đứng lên, tự giải phóng lấy. Ta hiên ngang với thơ của ta như một chứng tích không chối nhận về ngữ tịch của ta. Ta hiên ngang về ngữ tịch của ta.

 

Nguyễn Quốc Chánh: Đồng ư với Hạo những nhược điểm và khó khăn của văn chương internet. Nhưng cũng đành “đi trước thời đại” v́ nếu không sẽ bị chính trị trung cổ của thời đại xóa trắng. Sự ngược đời này dẫn đến t́nh trạng sống ngày nào hay ngày nấy. Việt Nam là nơi lư tưởng của những khoảnh khắc sống dở chết dở, chứ không phải là nơi để nghĩ về tương lai. Khi ai hết hơi v́ mải miết với tương lai, Việt Nam là mảnh đất hứa của phè phỡn và nhàu nát. Nơi cái ác ngự trị. Ác trong và ác ngoài. Vừa sadist vừa masochist. Chữ hay nhất chỉ t́nh trạng này là chữ thống khổ. Thống khổ trong nghèo đói, thống khổ trong bắn giết, thống khổ trong hằn thù, thổng khổ trong nhà lầu xe hơi. Nhà lầu xe hơi là nơi cái thống khổ được ướp lạnh, nó không khác cái xác của “Bác” ướp trong lăng. Lăng là biểu tượng vĩ đại của sự thống khổ được ướp lạnh. In ấn qua kiểm duyệt cũng không khác cái xác bị rút ruột, rồi bày bán trong tiệm sách cũng không khác bày xác trong lăng, chỉ khác nhiệt độ trong tiệm sách không lạnh bằng nhiệt độ trong lăng. Muốn giống Mỹ, in ấn và đọc thơ, ở Việt Nam, thơ đó chỉ c̣n là xác. Tôi chưa tưởng tượng cách nào khác phổ để biến thơ ở Việt Nam ngoài in photo 100 cuốn và internet. Số phận của thơ chắc là thơ trong khoảnh khắc, thơ trong hỗn loạn, thơ trong lăng quên, c̣n nếu không th́ chỉ có một loại thơ, là thơ trong lăng. 

 

Chân Phương: Chúng ta dễ đồng ư về công dụng của internet về mặt thông tin, lưu trữ, và truyền đạt nhanh chóng các loại tài liệu số hóa. Sau các phát minh ấn loát, nhiếp ảnh, thu âm… đây có lẽ là cuộc cách mạng kỹ thuật thông tin kỳ diệu nhất, vừa xóa bỏ các ranh giới địa lư trong ngôi làng toàn cầu hóa, vừa là đồng minh vô giá cho tự do thông tin, ngôn luận, và tư tưởng. Riêng với chúng ta, và giới văn nghệ sĩ Việt Nam nói chung, đâu là sự tiện ích hoặc thái quá/bất cập của Internet?

 

V́ sao có t́nh trạng thượng vàng hạ cám (Tô Thùy Yên), kỳ hoa dị thảo (eL.) nằm bên cạnh rác rưởi? (Điều này áp dụng cho toàn bộ sách báo in ấn bằng tiếng Việt, không riêng ǵ văn chương mạng). Theo tôi, tệ trạng này biểu hiện một nền văn hóa-văn nghệ không lành mạnh, bị khủng hoảng bản sắc và thiếu một nền tảng giáo dục đúng nghĩa. Các nguyên do của tệ trạng chúng ta đều rơ: chiến tranh Nam-Bắc và các hậu quả của nó, chính sách toàn trị về văn hóa-tư tưởng, một nền giáo dục chuồng trại kéo dài… Chưa kể khoảng cách quá lớn giữa văn nghệ thế giới và khả năng tiếp nhận của văn nghệ sĩ Việt Nam. Trong bài "Thơ Việt Đi Về Đâu?" tôi từng có nhận xét: Nếu Internet là chiếc đũa thần có thể xóa bỏ khoảng cách không gian-thời khắc th́ trái lại không có phép thuật nào để rút ngắn khoảng cách văn hóa tri thức.

 

Tóm lại, vấn đề phẩm chất của văn chương mạng tùy thuộc vào hai yếu tố quyết định:  biên tập và độc giả. Nếu biên tập có tŕnh độ và bản lĩnh như Phạm Thị Hoài và các cộng tác viên th́ chúng ta sẽ có talawas; và đây là một gương mẫu đáng cho các website Việt Nam học hỏi. C̣n phần độc giả th́ tôi hoàn toàn đồng ư với anh Tô Thùy Yên: đào tạo năng khiếu thưởng thức văn chương là công việc của giáo dục với một đội ngũ giáo chức có lương tâm và chuyên nghiệp (điều này các nước như Mỹ, Pháp… hiện nay đang đau đầu v́ chất lượng đào tạo xuống cấp từ tiểu học lên đến đại học). Cũng như thưởng thức âm nhạc, hội họa, đọc văn chương là một nghệ thuật cao, đặc biệt là đọc thơ hôm nay. Bởi mỗi nhà thơ hiện đại đúng nghĩa là một người cách tân thi pháp thường xuyên; bài thơ làm hôm nay có thể khác lạ so với bài thơ làm tuần trước. Đây là thách thức khó cho cả giới phê b́nh chuyên nghiệp, họ vẫn thường đánh giá sai các thi phẩm độc đáo v́ các thước đo trường ốc cộng thêm mỹ cảm qui ước không giúp ích ǵ khi họ chạm mặt vào Cái Mới Lạ.

 

Tôi không mong chờ internet có thể biến con chuột thành tuấn mă, bầu bí hóa ra ngọc ngà! Điều có thể làm trong tầm tay chúng ta để bắt nhịp cầu với những độc giả yêu thơ là tạo ra những dịp như bàn tṛn này chẳng hạn cho các nhà thơ dông dài về công việc làm thơ, qua đó người đọc có thể nh́n vào cửa sổ tâm hồn của chúng ta mà t́m hiểu về cái hay đẹp cũng như cái vinh nhục của thi nghiệp. Một việc khác mà các nhà thơ Việt có thể làm ngay trên các trang mạng hôm nay là viết các bài nhận định, điểm sách, phê b́nh về thơ và các kinh nghiệm sáng tác; biết thêm ngoại ngữ th́ dịch thuật, giới thiệu các nhà thơ thế giới. Có nghĩa là trám vào chỗ trống mà Phan Nhiên Hạo đă đề cập ngay ở đoạn mở đầu bàn tṛn này: sự im lặng của đại đa số thi sĩ Việt về quan điểm nghệ thuật và công việc sáng tác trong quan hệ với thời đại ḿnh đang sống.   

 

Nguyễn Quốc Chánh: Nghe anh Yên kể ra mắt thơ, mà rầu. Cũng may là anh thành danh mới có người vai vế tổ chức và âm nhạc giúp vui. Tuy vui nhưng cũng không giấu nổi ngậm ngùi. Chắc v́ vậy mà Rimbaud buôn súng và nô lệ. Chắc v́ vậy mà Huy Cận tận tụy làm quan. Chắc v́ vậy mà Mayakovsky, Nguyễn Tất Nhiên tự tử. Bây giờ những tṛ đó đều hết thời v́, những quan thơ chỉ là loại tăm xỉa răng cho Đảng; tự tử th́ tài tử Hàn Quốc chết nhiều hơn; c̣n đi buôn, nghe nói Nguyễn Hoàng Nam đang buôn nhà nát, tôi cũng từng buôn rễ cây và bùn. Nếu không có nhà nước và nhà giàu bảo trợ, thơ chắc sẽ thành vô sản lưu manh. Tôi hoàn toàn không trông mong làng thơ (trừ làng thơ quốc doanh) có nhà, nghĩa là in thơ, ra mắt thơ, bán thơ. V́ không kham nổi t́nh trạng ngậm ngùi cương cứng của nó như anh Tô Thùy Yên kể và những ǵ tôi nghe thấy ở đây. Trong tưởng tượng, cũng không kham nổi. Để bảo toàn danh dự hư thối, một lúc nào đó, không chết nổi, bóp cổ thơ cho rồi. “Thơ chỉ thực mà không hư là thơ tiếm quyền, thơ chỉ hư mà không thực là thơ ma trơi.” Hay. Tôi thà tiếm quyền c̣n hơn ma trơi.

 

Phan Nhiên Hạo: Tôi không lạc quan quá mức vào điều ǵ, nhưng cũng không thích kiểu phản ứng xuôi tay. Nhà thơ ở đâu cũng than phiền vể vị trí xă hội của thơ, từ bao đời nay vẫn vậy. Nhà thơ Việt Nam th́ lại càng bi quan, do đời sống "thống khổ" như của anh Chánh nói, và đặc biệt là do cái văn hoá luôn phản ứng tiêu cực trước mọi ư tưởng đưa ra mà không cần làm thử xem có được hay không.

 

Vai tṛ của internet đối với thơ, như chúng ta đă nói bên trên, có những điểm dở, nhưng có rất nhiều điểm hay. Phần hay nhiều hơn phần dở. Chúng ta có thể dùng internet để trợ giúp những hoạt động có tính truyền thống như in sách và đọc thơ. Tôi là người không cảm thấy thoải mái lắm chỗ đông người, nhưng đó chỉ là bản tính, c̣n việc đi đọc thơ, cố gắng bán sách của ḿnh, tôi thấy rất b́nh thường, không có ǵ là thiếu tự trọng. Vấn đề là cách tổ chức, sao cho hay, đừng nhếch nhác.

 

Khi mới qua Mỹ, tôi có đến dự một buổi ra mắt thơ trong cộng đồng người Việt ở San Jose. Lần đó họ tổ chức vào buổi trưa trong một quán café, tiếng ly chén, máy xay sinh tố chạy rầm rầm, và phần đàn ca văn nghệ không ăn nhập ǵ với thơ, không khí nói chung rời rạc. Tôi cũng đi đọc thơ vài lần những chỗ của Mỹ (đọc thơ dịch ra tiếng Anh) và dự những buổi đọc thơ của tác giả Mỹ, thấy họ tổ chức đơn giản nhưng không khí tập trung hơn. Những buổi đọc thơ này thường diễn ra trong khán pḥng của bảo tàng, đại học, hoặc nếu quán café th́ cũng rất khẽ khàng ư tứ, thính giả không đông nhưng là những người quan tâm đến thơ thật sự. Họ nghe đọc chăm chú, thường xuyên cười tán thưởng những chi tiết hài hước dù rất nhỏ, rồi sau đó đặt nhiều câu hỏi cho tác giả. Cuối buổi đọc, họ nán lại bắt tay tṛ chuyện, một số người mua những tập thơ tác giả đem theo. Ở Mỹ, người làm thơ cũng thường được mời đến nói chuyện cho từng lớp riêng trong các đại học, đôi khi được mời dạy thỉnh giảng một hai học kỳ. Tất cả những hoạt động này ít nhiều đều có thù lao. Một nhà thơ có tiếng cỡ quốc gia ở Mỹ có thể nhờ vào những công việc này mà sống lai rai. Rất nhiều đại học có các lớp dạy viết sáng tạo [creative writing], và những nhà thơ có bằng cao học nghệ thuật có thể t́m được việc làm vững chắc tại những nơi này.

 

Người Mỹ yêu thơ hơn người Việt? Tôi hoàn toàn không nghĩ vậy. Chính ra ở Việt Nam tôi thấy thơ có một vị trí xă hội đặc biệt. Chỉ có ở Việt Nam thơ mới được để ư - một cách tích cực lẫn phiền toái - bởi nhiều người, nhiều giới: từ trí thức đến chính trị, doanh nhân. Dĩ nhiên có rất nhiều tṛ kệch cỡm, nhưng sự "bận tâm" đến thơ như vậy cho thấy thơ có một vị trí không mờ nhạt trong xă hội. Tôi vẫn tin nếu mọi việc được làm một cách tự do, được tổ chức tốt, không lôi thôi "nhà quê," thơ có thể có một bộ mặt tương đối sống động ở Việt Nam. Nếu có thể đi đọc thơ và nói chuyện ở các trường đại học từ Nam ra Bắc, không chỉ 100 mà 500 cuốn thơ của một nhà thơ có tiếng sẽ được bán hết trong ṿng vài tháng. Đó là lư do v́ sao tôi nói tôi vẫn mong có tự do sinh hoạt văn nghệ ở trong nước.

 

Thơ có vẻ dễ làm, ai cũng nghĩ ḿnh có thể làm thơ, in thơ, từ đó sinh ra lạm phát. Và sự thừa mứa tạo ra cảm giác rẻ rúng. Nhưng tôi tin loại thơ hay vẫn luôn có chỗ của nó.

 

Nguyễn Quốc Chánh: Cái kẹt cứng là “tự do sinh hoạt văn nghệ.” Năm 2001, ở quán bar Era của B́nh trên đường Nguyễn Trăi có tổ chức cho Đinh Linh và tôi đọc thơ. Buổi đọc có giấy mời, có chủ đề hẳn ḥi: "Trơ & Lệch." Người nghe đủ đông và tập trung để người đọc đủ hứng, sau buổi đọc c̣n tụ tập tṛ chuyện đến khuya. Sau đó B́nh tổ chức được vài lần nữa, và buộc phải chấm dứt. Tôi cũng tin, nếu Tô Thùy Yên, Phan Nhiên Hạo, Chân Phương, Thường Quán, Trần Tiến Dũng, eL., Nguyễn Quốc Chánh sau bàn tṛn này, mỗi người góp 10 bài, xin/mua giấy phép, in và tổ chức ra mắt ở Sài G̣n, Huế, Hà Nội sau vài tháng chắc sẽ bán được 500 cuốn. Nhưng liệu chúng ta có đủ sức v́ thơ mà bán ḿnh không? Nếu không bán ḿnh chuộc thơ th́ chuyện in thơ, đọc thơ, bán thơ ở Việt Nam không thể xảy ra. C̣n bao giờ có tự do sinh hoạt văn nghệ, chúng ta thử bàn và đoán?

 

Phan Nhiên Hạo: Ở Việt Nam hiện nay, "tự do sinh hoạt văn nghệ" chỉ có khi chế độ chính trị biến chuyển. Mà chuyện thay đổi chính trị ở Việt Nam th́ "thử bàn và đoán" sẽ không đi đến đâu trong một bàn tṛn văn chương. Tôi nói những điều trên chỉ để người đọc thấy rằng tự do xă hội rất cần cho sinh hoạt văn nghệ, cho sáng tạo nói chung. Nhiều người làm văn nghệ ở Việt Nam không thấy những điều này là cần thiết, họ cho rằng nhà thơ chỉ cần sự tự do trong tâm hồn là đủ. Chính tôi đă nghe thấy điều này lập đi lập lại từ miệng nhiều tác giả ở Việt Nam, đặc biệt những người trẻ, và thật sự ngạc nhiên.

 

Xuất bản, đọc thơ, và các sinh hoạt văn chương ở Việt Nam hiện nay là những chuyện liên quan đến thái độ chính trị của tác giả. Cho nên sẽ không có chuyện tất cả những người trong bàn tṛn này đồng thuận đi xin giấy phép in và đọc thơ ở Việt Nam. Trong khi c̣n đang "kẹt," chúng ta chỉ tiếp tục làm những ǵ chúng ta có thể làm một cách tốt nhất: in photo, phát hành thơ trên internet, làm thêm những "tṛ" khác như kết hợp thơ với video, h́nh ảnh… Những vụ tự tử lẻ tẻ của thơ thời nào cũng có, nhưng dân số chung của thơ th́ vẫn không giảm mấy, dù luôn túng đói. Các nhà thơ không nên tuyệt vọng mà "bóp cổ" thơ như anh Chánh nói. Kiếm sống bằng buôn bán hay nghề nghiệp công chức là chuyện các nhà thơ cần nh́n như điều b́nh thường, hợp lư. Các anh chị thử nghĩ, một nhà thơ cả năm chỉ viết dăm ba bài thơ cho một nhúm người đọc chơi mà lại đ̣i có thu nhập hơn một người lao động quần quật ngày tám tiếng th́ có quá đáng hay không? Thơ là cái ǵ mà "ngon" dữ vậy (!).

 

Nguyễn Quốc Chánh: Những người làm văn nghệ gắn danh vọng của họ với định hướng của Hội Nhà Văn, không thể nói với họ, mày không có tự do, văn chương của mày không có tâm hồn. Họ có cả một hệ thống báo chí, xuất bản, và “quần chúng” đọc giả. Tự do và tâm hồn họ là được in thơ, được vào hội, chứ không phải in thơ để bán kiếm tiền. Tự do và tâm hồn họ là mất ăn mất ngủ nếu không được mời vào Quốc Tử Giám hay bến Nhà Rồng nghe đọc Thơ Nguyên Tiêu của “Bác” trong Ngày Thơ Việt Nam. Dụ và dạy họ tự do bên ngoài hệ thống danh vọng chính thống của quốc gia dân tộc là điều vô ích. Họ sẽ cười ruồi, các anh chỉ có mấy bài thơ mỗi năm, có một hai tập thơ tự in, tự phát hành mà đ̣i làm nhà thơ Việt Nam à! Chắc v́ vậy mà những Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Kiệt Tấn, Nam Dao, Nguyễn Đức Tùng, Đỗ Quyên... in sách ở Việt Nam chăng? Chắc không phải để kiếm tiền, có lẽ để yên tâm thành nhà văn, thơ Việt Nam?! Thôi, Hạo, hồn ai nấy giữ!

 

eL.: Anh Phan Nhiên Hạo cho rằng nhà thơ trong nước bi quan về thơ và chuyện xuất bản thơ là do mắc cái bệnh “thích bi quan” và luôn phản ứng tiêu cực chứ không chịu thử, tôi không cho đó là một nhận xét chính xác. Nhà thơ trong nước cũng có trường hợp chủ trương chọn con đường tự xuất bản lấy không thèm xin phép ai như nhóm Mở Miệng, nhưng phần lớn trước khi nhất quyết chọn con đường in photo tự xuất bản đều đă từng ít nhất một lần thử in trong nước. Cái thử ấy, tùy từng thời điểm, có khi “trót lọt” như tập Khí Hậu Đồ Vật (1997) của anh Nguyễn Quốc Chánh, tập Khối Động (1997) và tập Hiện (200) của anh Trần Tiến Dũng, nhưng cũng có khi bị “tóm” như tập Đêm Mặt Trời Mọc (1990) của anh Nguyễn Quốc Chánh, tập Dự Báo Phi Thời Tiết của tôi in chung với Khương Hà, Nguyệt Phạm, Lynh Bacardi và Thanh Xuân tháng 12, 2005. Sau những cú tḥ chân thử nước ấy, ai cũng lănh nhận được những bài học xương máu trước khi quyết định “dọn ḿnh” theo con đường chính thống hay tỉnh mộng ra ngồi vất vưởng vỉa hè.

 

Chỉ thử một lần với Dự Báo Phi Thời Tiết nhưng tôi đă thấy đủ với chuyện xin giấy phép xuất bản ở Việt Nam. Bản thảo của chúng tôi gửi đến một nhà xuất bản tại TP HCM đă “được biên tập” kỹ lưỡng đến từng chữ, thậm chí mỗi quyết định của họ cũng được cân nhắc đến vài lần. Nh́n bản thảo đă biên tập “xin” từ nhà xuất bản đem về với những yêu cầu chỉnh sửa ngang dọc nát bấy, từ bài tựa của một tác giả rất uy tín như Dương Tường bị yêu cầu gác lại cho đến tác giả Lynh Bacardi cũng bị yêu cầu gác lại, chúng tôi chẳng c̣n hứng thú đâu mà nói chuyện xuất bản nữa. (Xem h́nh chụp bản được biên tập bên dưới). Không biết hên hay xui mà trong lúc ấy, bỗng một nhà xuất bản tư nhân ở Hà Nội thông báo đă lấy được giấy phép cho tập thơ, sau khi nhận bản thảo từ tôi qua email vừa đúng một ngày. Tôi có hơi choáng váng với sự chớp nhoáng ấy và thoáng nghĩ có thể ḿnh đă gơ sai cửa. Thôi, đă có th́ in. V́ nhà xuất bản nọ đă hứa chắc chắn là sẽ không chỉnh sửa bất cứ chữ nào so với bản thảo gốc. Và đúng như lời hứa, băn khoăn về sự chính xác của bất cứ một từ nào trong bản thảo họ cũng gọi trực tiếp hỏi tôi trước khi đem đi in. Mọi việc diễn ra nhanh chóng một cách đáng ngạc nhiên cho đến lúc sách ra, chỉ khoảng trong ṿng nửa tháng. Và chúng tôi cũng nhanh chóng nhận được quyết định thu hồi tập thơ ngay trước ngày diễn ra buổi ra mắt sách tại Hà Nội. Ngay sau đó là sự “tổng tấn công” trên nhiều báo chí trong nước, từ báo văn hóa văn nghệ cho đến báo… Công An, mạt sát cá nhân từng tác giả chúng tôi cả về tác phẩm và đời sống riêng tư, bên cạnh việc lên án, quy chụp rằng nội dung tập thơ là đồi trụy và vi phạm thuần phong mỹ tục. Ông chịu trách nhiệm biên tập của nhà xuất bản nọ khi được hỏi đến v́ sao đă đồng ư cấp phép cho chúng tôi rồi giờ lại thu hồi th́ trả lời chối tội ṿng quanh. Cuối cùng, thu hồi vẫn thu hồi, chả cần giải thích lư lẽ con tiều ǵ. Sau đó, chúng tôi được bạn bè chơi sách chỉ cho t́m mua sách của ḿnh ở một tiệm trên đường Đinh Lễ. Chị chủ hàng sách mắt dáo dác ḍm quanh, dẫn chúng tôi vào con hẻm quanh co nằm sâu phía trong lôi giữa núi sách chất cao ra mấy cuốn th́ thụt bảo: “Cái này đang cấm đấy! Mà chỉ c̣n có vài cuốn ấy thôi…”  Mà những chỗ ấy đương nhiên chả bán giá b́a bao giờ. Lần “thử xuất bản” ấy, cá nhân tôi đă t́m được câu trả lời dứt khoát để hoàn toàn thôi luôn, cai hẳn cái ảo tưởng về một khe hở nào đó chứ đừng nói đến một cánh cửa mở trong xuất bản tại Việt Nam. Nhưng ít ra tôi sau đó không bao giờ c̣n cơ hội tự trách ḿnh là đă “không thử sao biết” như anh Phan Nhiên Hạo nói và cũng chẳng lăn tăn mơ mộng ǵ chuyện xuất bản một lần nữa ở đây. Tôi chẳng ảo tưởng ǵ về cái lượng “tám mươi mấy triệu người đọc” đông đảo ngoài kia. Thơ tôi, qua internet hay qua những bản in photo, tự nó biết trôi dạt đến với người có thể chia sẻ được nó.

 

Phan Nhiên Hạo: Tôi nói các nhà thơ Việt "phản ứng tiêu cực trước mọi ư tưởng đưa ra mà không cần làm thử xem có được hay không" là nói về một tính cách văn hoá chung - đúng ra là một tích cách văn hoá của nhiều người Việt chứ không riêng ǵ nhà thơ - và tôi cho rằng tính cách này dẫn đến thái độ yếm thế khi nghĩ về vị trí xă hội của thơ. Khi tôi viết "mọi ư tưởng đưa ra," trong đầu tôi không bao gồm cái ư tưởng "thử" t́m cách xuất bản với nhà nước Việt Nam. Quan điểm của tôi về việc in sách trong nước hiện nay, tôi nghĩ tôi đă nói khá rơ trong những ư kiến của ḿnh bên trên và những chỗ khác

 

Dù sao cũng cảm ơn chị eL. đă đưa ra một ví dụ sinh động về t́nh trạng kiểm duyệt ở Việt Nam từ kinh nghiệm in sách của chính chị, đồng thời nhắc đến những nỗ lực xuất bản độc lập đáng quư của những người như nhóm Mở Miệng.

 

Nguyễn Quốc Chánh: Tôi đồng ư tinh thần “tự nó biết trôi dạt” của thơ của eL. Để cho sự trôi dạt thêm muồi mẫn, không thể không ca cải lương lúc này. Xin chép ra đây bài thơ có mùi cải lương của họa sĩ Paul Klee:

 

I stand in full armor

I am not here

I stand in the depths

I stand far...

I stand very far...

I glow with the dead

(Poem/ Paul Klee, 1914)

 

Dịch muồi:

 

Tôi trân ḿnh trong giáp sắt no nê

Tôi biệt tăm ở đây

Tôi trầm thân dưới đáy vực

Tôi thất lạc...

Tôi lạc rất xa…

Tôi rực rỡ cùng cái chết

 

Chân Phương: Bên ŕa ngôn từ và im lặng là cuộc sống thường ngày của dân chúng. “Đám dân c̣ng lưng như ngựa" (Les peuples courbés comme un cheval, Victor Hugo) v́ gánh nặng áo cơm hoặc v́ gông ách thống trị này chẳng hơi đâu quan tâm đến văn chương. Thay cho thơ nhạc họa, họ giải trí bằng các tṛ tŕnh diễn tivi show, cũng như mua sắm hàng hóa đối với họ là thú vui phổ quát. Khi bọn phù thủy của độc tài chuyên chế như phát-xít hay Cộng Sản mất hết quyền phép, địa cầu này trở thành tài sản độc quyền của các giáo chủ chỉ biết tôn thờ Thần Lợi Nhuận. Với sự hợp tác đắc lực của đám thầu thị trường toàn cầu và bọn cai lao công chuồng trại, họ đă trở thành bá chủ với phép lạ của đồng tiền mua sắm được mọi thứ. Khi cả xác lẫn hồn của từng mạng người đều được đặt lên cán cân hàng hóa, c̣n ǵ là Nhân Tính! Vậy th́ các Thi Sĩ-Công Dân-đại biểu bi tráng của Nhân Tính phải làm ǵ vào thời buổi này?

 

Trong bàn tṛn này, ngoài niềm vui được tâm t́nh với các bạn nhà thơ, tôi rất tâm đắc với ư kiến: "Nhà thơ lớn nào cũng ẩn chứa một nhà tư tưởng… bên ngoài mọi hệ thống" của anh Tô Thùy Yên. Nhà thơ kiêm thêm nhà tư tưởng - phải chăng đó là h́nh tượng Le Penseur của nhà điêu khắc Rodin? Và là chỗ dựa cuối cùng cho loài người hôm nay đang bị tước đoạt dần Nhân Tính? Đáp lại lời hiệu triệu của anh, "Hỡi các nhà thơ, hăy hiên ngang đứng lên, tự giải phóng lấy," tôi xin chép tặng bàn tṛn đoạn thơ ngắn sau đây:

 

chim ḷa

              trong không gian lửa

                                  bay đến điểm cháy tột cùng

                                                                                          ta thám hiểm TỰ DO

 

Với tự do đúng nghĩa, Nhân Tính sẽ được chắp cánh để bay vào cơi huyền diệu của tâm linh và tư tưởng để mang về ngọn lửa thiêng Thi Ca (les voleurs de feu, Arthur Rimbaud) - ánh sáng và hào quang thiêu đốt hiện thực xám xịt tù đọng thường ngày cho “cái thực ṛng” (Tô Thùy Yên) được hiển lộ giữa trần gian hôm nay đang lập loè lập lờ vô số lửa ma trơi.

 

Phan Nhiên Hạo: Chúng ta đồng ư khép lại bàn tṛn về thơ Việt ở đây, sau khi đă bàn qua ba đề tài quan trọng: thi pháp, quan hệ giữa thơ với xă hội/ chính trị, và t́nh trạng xuất bản thơ. Hai chủ đề đầu vẫn thường được bàn đến trong văn học, nhưng không cũ, v́ chúng tùy thuộc vào quan niệm của từng tác giả, và bối cảnh văn chương, xă hội cụ thể của từng thời kỳ. Chúng cũng là những đề tài khó, buộc chúng ta phải tháo rời cái cấu trúc vi tế của những công tŕnh sáng tạo, giải thích nhiều điều mà nhà thơ thường chỉ cảm và làm nhưng ít phân tích. Trong khuôn khổ hạn hẹp của một bàn tṛn, tôi nghĩ chúng ta đă cố gắng có những phát biểu cụ thể và hữu ích về hai đề tài này. Các anh chị đă phân tích, thậm chí trích dẫn những trường hợp tiêu biểu để soi tỏ phần nào các góc khuất của công việc làm thơ và liên hệ phức tạp của thơ với hiện thực. Dù có những khác biệt trong quan niệm về vai tṛ xă hội/chính trị của thơ, chúng ta đều đồng ư rằng thơ không thể đi cùng với sự áp chế và giới hạn tự do, và nhà thơ không thể đứng cao hơn hiện thực, tách ḿnh ra khỏi lịch sử. Chúng ta đă giành phần sau của bàn tṛn để bàn về hiện trạng xuất bản thơ trong bối cảnh internet và chính trị ở Việt Nam. Trong chuyện này th́ thơ Việt có những điểm rất khác so với thơ ở các xă hội phương Tây. Một mặt, nhà thơ Việt phải đối mặt với t́nh trạng kiểm duyệt khiến cho việc in ấn là một chọn lựa có tính chính trị khó khăn; mặt khác, văn chương Việt lại phát triển rất mạnh trên internet, mang đến một sinh lực mới cho thơ. T́nh trạng "bất thường" này chính là một đặc điểm quan trọng của thơ Việt hiện nay. Nó tạo ra thơ "trong luồng""ngoài lề," những nhà thơ chấp nhận "sống chung với lũ" và những nhà thơ từ chối thỏa hiệp.

 

Bàn về thơ, khó khăn nhất là cảm giác ḿnh đang làm chuyện "lấy thúng úp voi" như anh Chân Phương nói: vừa có vẻ như nói bao nhiêu cũng không đạt, vừa có vẻ như đang thừa lời. Tôi chân thành cảm ơn các anh chị đă nhận lời tham gia bàn tṛn này, và tham gia một cách nhiệt t́nh, cởi mở (anh Trần Tiến Dũng do bận việc gia đ́nh nên đă không tiếp tục tham gia bàn tṛn sau đề tài thi pháp). Tôi tin những người yêu thơ sẽ t́m thấy trong những ư kiến của các anh chị nhiều điều thú vị về thơ và văn chương Việt hiện nay. Là một người làm việc trong ngành thư viện, tôi cũng tin rằng những bàn tṛn văn chương sẽ là tài liệu giá trị cho nghiên cứu văn học về sau. Chúng ta có rất ít tài liệu văn học v́ nhiều lư do khác nhau, trong đó có lư do quan trọng là tập quán từ chối thảo luận văn học của chính những người làm văn chương. Bàn tṛn này cho thấy tập quán đó có thể được thay đổi.

 

Chúc các anh chị tiếp tục viết được nhiều bài thơ hay.

 

 

(Phan Nhiên Hạo thực hiện qua email. Tháng 10 và 11, 2011)