NGƠ CỤT VÀ SINH LỘ
CHÂN PHƯƠNG
Đây là bài dẫn nhập cho số chủ đề “Thơ ca VN hiện đại” trên HỢP LƯU 13 (th.10&11,1993). Có thể xem số báo này như cái mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển hướng trong sáng tác và nhận thức thẩm mỹ của thế hệ thi sĩ VN sau 1975, đặc biệt ở nước ngoài với điều kiện tiếp xúc và học hỏi rộng từ thi ca thế giới. Để phổ biến trên mạng, bài viết này được hiệu đính và bổ túc nhưng vẫn bảo toàn nội dung ban đầu để trung thành với đặc tính thời điểm (chronotopie) của nó. CP
I
Il y a des écrivains dont l’oeuvre n’est que nourriture de mots; d’autres, excréments.(1)
Edmond Jabès
Trong năm 1992 sự kiện đánh dấu sinh hoạt văn học trong nước là hội nghị kỷ niệm sáu mươi năm Thơ Mới tiền chiến. Ở hải ngoại không có bàn tṛn, hội thảo, tưởng nhớ… Bù lại có cái chết thương tâm của Nguyễn Tất Nhiên tạo cơ hội cho nhiều nhà thơ lên tiếng vào dịp tang lễ và sau đó. Nếu giới sáng tác nghiên cứu trong nước đă nhân cơ hội nói trên để kiểm điểm, đánh giá lại phong trào thi ca tiền chiến cùng ảnh hưởng của nó đối với thơ Việt hôm nay, nhà phê b́nh hải ngoại dựa vào những bài thơ khóc tiếc thi sĩ NTN cũng có thể đúc kết đôi điều về hiện t́nh thơ VN nước ngoài. Khách quan b́nh xét như một giám khảo trong một cuộc thi thơ, con mắt phê b́nh tinh tế sẽ nhận ra hai xu hướng. Tiêu biểu cho xu hướng thứ nhất là Trần Mộng Tú, ng̣i bút nữ có sáng tác khá đều trên các tạp chí hiện nay. Mời bạn đọc lại bài Thi Sĩ khóc NTN:
Anh đă đến nơi chưa
Hỡi! Giải mây đi lạc
Hăy trôi thật nhẹ nhàng
Về thiên hà bát ngát
Cơn băo khô định mệnh
Đă đi qua cỗng chùa
Không c̣n ǵ để lại
Tất cả là giấc mơ
Bài thơ nào viết dở
Xin thả vào hư không
Tinh thể nào đập vỡ
Cũng chỉ là bụi hồng
Thôi quên đi nắm đất
Ân huệ - người ném theo
Lệ ai như giọt nước
Có nhuộm tím hoa bèo
Nhớ làm ǵ dĩ văng
Núi nhọn và vực sâu
Ô! Ḱa ngàn bản thảo
Bay bay trong tinh cầu
Hỡi! Giải mây thi sĩ
Trăng đang đón anh vào
Ngâm bài thơ thứ nhất
Viết tặng các v́ sao (2)
Bài thơ không xoàng, vần điệu ư tứ ăn khớp với bố cục hoàn chỉnh. Ngôn từ trau chuốt, h́nh tượng thanh cao: Ô ḱa ngàn bản thảo/ Bay bay trong tinh cầu. Ở đây đậm nét phái tượng trưng, gợi nhớ thơ Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương; lùi xa hơn là cổ thi của họ Khuất, họ Lư, nhất là đoạn kết. Nhưng nếu độc giả biết được những nguyên nhân riêng tư cũng như xă hội-lịch sử đă giết lần ṃn NTN th́ sự thi vị hóa ấy trở nên lạc điệu, nếu không nói là cách nh́n lăng mạn như thế trước một thảm kịch quá đau ḷng không ít th́ nhiều đă mắc cái bệnh khá phổ biến của lối đại ngôn khuôn sáo.
Cũng thi vị hóa, Phạm Việt Cường biết tự chế và chua chát một cách tinh vi:
Tự giữ cho ḿnh nguyên vẹn
giữa biết bao đổ vỡ là điều quá khó khăn
th́ tạm thời kư tên ḿnh dưới bài thơ dài bốn mươi năm
nơi một sân chùa vắng Tiếp tục làm thơ ở một chốn khác (3)
Trực diện hơn, khôi hài đen và trào lộng, Vũ Huy Quang chọc đúng vào bài toán sống c̣n của kiếp di dân, nỗi khổ sinh kế đă dồn thi nhân vào ngơ cụt:
Xưa Lư Bạch say th́ làm thơ
Nay say th́ chúng ta đều đi làm
Nguyễn Tất Nhiên không đi làm
bực ḿnh nên uống thuốc ngủ
Nguyễn Tất Nhiên khôn lanh như quỷ (4)
Ngu Yên th́ chơn chất, thê thiết và cũng đời hơn:
Mặt nệm xe quen thuộc mùi vải áo xa xưa
Thương nhau đă bao năm
Sao nỡ xa cách này
Viên thuốc ngủ đắng trong cổ họng
Những nỗi buồn quá sức muốn nôn
Anh nuốt từng viên thuốc
Mà nhớ em nhớ con đau quặn đáy ḷng
Rạng ngày 3 tháng 8 năm 1992 (5)
Không thể nhẫn nại với thói sướt mướt cải lương, thẳng tay lột trần sự nhố nhăng hời hợt là nhà thơ trẻ Nguyễn Hoàng Nam:
Mưa nước bọt nhễu ngập đầu thi sĩ
lết ê chề cho cùng kiếp tài hoa
tự phơi ba sườn trên thánh giá
cho cuộc người chẳng đáng một câu thơ!
Nắng hạ đỏ hoe nh́n thiên tài nằm chết
ngoài phố vẫn dập d́u kên kên cá mập
…
chưa bao giờ phải tiếp quá nhiều người như vậy
đă lỡ thắt cà vạt nằm trong quan tài
làm sao trốn đi nhậu
…
Nguyễn Tất Nhiên, nhắc lại (6)
Xin lỗi bạn đọc v́ đă trích dẫn dông dài. Không cần bàn căi thêm, thơ VN trong cũng như ngoài nước đă tách làm hai xu hướng. Ḍng thơ bắt nguồn từ phong trào tiền chiến đă rẽ làm hai nhánh ngày càng cách biệt nhau. Gắn chặt với nghệ thuật hiện đại chân chính không né tránh tính khốc liệt của thế kỷ, thế hệ nhà thơ hôm nay đă và đang “chủ động thành lập lên thẩm mỹ mới cho người đọc” như Văn Cao từng kêu gọi (7). Bên cạnh, xu hướng lăng mạn-tượng trưng bắt nguồn từ thơ tiền chiến lâu ngày đă biến làm thiên tính thứ hai tiếp tục chi phối thị hiếu cũng như quan niệm nghệ thuật của phần đông giới cầm bút cũng như độc giả. Tại hội nghị trong nước năm qua Hoàng Hưng đă cảnh giác về “ảnh hưởng vẫn mang tính áp đảo của Thơ Mới đối với đời sống thơ VN hôm nay… cho thấy ảnh hưởng sâu xa của Thơ Mới đối với những người đang làm thơ và những người đang giữ quyền chính thống đánh giá thơ.” (8)
Giải thích điều này không khó. Dù ở quốc gia nào đám đông công chúng vẫn thích tiểu thuyết ma quái, vơ hiệp, trinh thám, hoặc phim Rambo, điện ảnh khiêu dâm, nhạc nhẹ nhạc vàng hơn là Proust, Kafka, Eisenstein, Schubert, Giacometti…Nhà thơ kiêm phê b́nh gia Anh Michael Schmidt từng nhận xét như sau về sinh hoạt thơ Anh quốc:
Hiện nay có hàng chục ngàn người làm thơ nhưng không có nhiều bài thơ hiện đại đựợc viết ra. Mỗi năm ban biên tập ṭa soạn tôi nhận được hàng trăm bài thơ gửi đến trong đó tôi phát hiện những ng̣i bút thấp kém vẫn sáng tác theo giọng điệu Keats và Emily Bronté, Masefield và Edward Thomas, hoặc Christina Rossetti…
Tựa các họa sĩ nghiệp dư (Sunday painters), tuy rằng hăng say hơn và không vui nhộn bằng, các ng̣i bút kể trên khuôn cứng vào tâm hồn một loại ngôn từ không phải là tiếng nói tự nhiên của họ…(9)
Có vài người bạn sính thơ, trẻ có trung niên có, đôi lúc đưa bản thảo cho tôi xem. Cảm nghĩ tôi trước các trang viết của họ không khác mấy với nhận xét trên của Schmidt. Dù là dân du học thông thạo ít nhất là một ngoại ngữ, trong xúc động và biểu hiện thẩm mỹ họ vẫn lạc hậu thế nào ấy! Phải chăng thơ văn tiền chiến đă điều kiện hóa thị hiếu và ngôn ngữ của họ? Trong các buổi thảo luận của nhóm Sáng Tạo từ năm 1960, Thanh Tâm Tuyền đă nhận xét chí lư:
Vấn đề ảnh hưởng nghệ thuật tiền chiến có thể xét đến hai khía cạnh. 1)Sự non kém về kiến thức của lớp người mới lớn. Ảnh hưởng vô ư thức này có thể tan ră khi người ta trưởng thành…. chỉ trừ những người không bao giờ muốn trưởng thành. 2)Khía cạnh thứ hai cần chê trách hơn. Đó là những kẻ cố t́nh tuyên truyền cho ảnh hưởng đó, đầu độc những trí óc non nớt, bỏ tù những trí óc ấy, cướp sự tự do của chúng sau này. Vô t́nh hay hữu ư, đó là trách nhiệm những nhà văn tiền chiến c̣n sống sót ở đây. C̣n phải kể đến một lớp người làng nhàng, muốn dựa dẫm vào những tên tuồi đă có, nhận thân phận những vệ tinh đón chút ánh sáng thừa của những hành tinh đă rụng. (10)
Hoàng Hưng trong bài nói chuyện tại hội nghị cũng có những ư kiến tương tự. Đă hơn ba mươi năm qua – dù nhóm Sáng Tạo đă khai tử thơ tiền chiến và Trần Dần vào thời điểm ấy cũng tuyên bố: “Chúng ta phải chôn Thơ Mới.” - một bộ phận lớn các nhà thơ VN đă dậm chân trong ngơ cụt. Căn cứ vào sách báo tràn ngập thị trường hải ngoại nhà phê b́nh hay nghiên cứu thơ VN có lư do để lo ngại về sự khống chế của mỹ quan tiền chiến đối với sự phát triển của thơ hôm nay. Kể từ 1945, v́ chiến tranh và không khí tâm lư chiến ngột ngạt ở cả hai miền một phần, c̣n lại v́ thói quen của thị hiếu bị điều kiện hóa tiến tŕnh làm mới thơ Việt do một số thi sĩ có ư thức chủ trương đă bị ngăn chặn ở một mức độ đáng lo ngại. Hoàn cảnh chia đôi đất nước, bạo lực, hận thù, nghi kỵ cộng thêm nạn bế quan tỏa cảng khách quan và chủ quan do tŕnh độ lạc hậu về văn nghệ - biết bao điều tiêu cực đă giam hăm thơ Việt từ nửa thế kỷ qua. (Ở đây chưa bàn đến tội ác văn hóa của các bộ máy kiểm duyệt, tuyên truyền, tuyên huấn.) T́nh trạng sa lầy và mất hướng này làm tôi nhớ lời phán xét của Ortega Y Gasset về sự bế tắc tư tưởng và sáng tạo ở Tâybannha vào mấy thập niên đầu thế kỷ 20:
Không trừ một ai, hết thế hệ này đến thế hệ khác tự lừa dối chính ḿnh, có nghĩa là tự bó rọ trong những phong cách nghệ thuật, các chủ thuyết, phong trào chính trị cũng như ngụy tín để lấp đầy sự trống vắng của xác tín chân thật. Đến khoảng độ bốn mươi tuổi những thế hệ ấy trở nên rỗng tuếch và vô tích sự bởi v́ ở vào tuổi đời ấy con người ta không c̣n sống trong hoang tưởng hư cấu được nửa. (11)
Tác hại nhân văn do chiến tranh, đặc biệt là Chiến Tranh Lạnh, và khủng hoảng văn hóa do các ư hệ phá sản gây ra ở VN cần được các khoa học nhân văn và xă hội t́m hiểu, phân tích song song với các giới làm văn nghệ. Giới hạn trách nhiệm một cách cụ thể, phần lỗi dễ thấy hơn đối với sự phát triển của thơ Việt thuộc về tŕnh độ của giới biên tập và sự thiếu vắng phê b́nh. Xuân Diệu trong một bài viết cuối đời đă minh bạch về điều này:
Làm thơ dở trong bản thảo, người làm thơ không có lỗi, v́ chưa thành một hành động xă hội (chỉ có lỗi với hồn thơ và tâm hồn ḿnh thôi); đem thơ dở mà đăng báo in sách là lỗi của những biên tập viên, và lỗi không nhỏ, v́ làm cho sự non yếu về thẩm mỹ lan tràn, trở thành một thiên tính thứ hai, có thể cả một xă hội trong một thời kỳ không c̣n phân biệt được thơ dở. (12)
Một điểu xét ra sơ đẳng như thế vẫn chưa phải là ư thức phổ biến ở Hà Nội – cái nôi tiếng Việt, nói chi đến hải ngoại tạp nham và dễ dăi trong lạm phát chữ nghĩa như hiện nay! In được tập sách v́ có tiền thuê nhà in - điều ấy đâu có nghĩa tác giả nó là nhà thơ nhà văn. Nơi vàng thau lẫn lộn của thị trường phát hành, sự vắng mặt của phê b́nh nghiêm túc cộng thêm thói vỗ vai xoa lưng bè phái gây nên tác hại nghiêm trọng hơn là các hạn chế, non kém của cá nhân người cầm bút bởi lư do giản dị là chất lượng của văn nghệ -- sản phẩm vừa văn hóa vừa xă hội – không thể phó mặc cho thiên kiến hoặc chủ quan tùy tiện của phe nhóm hoặc vài bộ mặt trưởng lăo nào đó trên văn đàn. Thay đối thoại thẳng thắn giữa sáng tác với phê b́nh bằng nhân nhượng t́nh cảm, thỏa hiệp quyền lợi, nuông chiều thị hiếu cũ ṃn là trực tiếp đầu độc sinh hoạt văn học, là thao túng dư luận với tŕnh độ công chúng chưa đủ trưởng thành, là phá hoại tiến tŕnh giáo dục thẩm mỹ của cả cộng đồng. Chúng ta không được phép quên rằng văn học nghệ thuật VN vẫn đang ở bước đầu thành h́nh sau giai đoạn tiếp thu gấp gáp và khá sơ lược văn hóa phương Tây đồ sộ đến choáng ngợp, khởi đi từ nền văn học Pháp. Cơn lốc lịch sủ trong hơn một thế kỷ nay đă xô ngă ngôi đ́nh nghệ thuật dân tộc truyền thống và chúng ta vẫn chưa làm xong việc xây nền đặt móng lại cho một ṭa kiến trúc hiện đại về văn nghệ và thẩm mỹ cho cả nước đang gào gọi sự đổi mới. Làm sao có thể tự măn và tự ru ngủ bằng mấy khẩu hiệu hời hợt như Mỗi người Việt là một nhà thơ, đại loại…
Chỉ cần bước vào bất cứ nhà sách, thư viện nào ở các nước Âu-Mỹ ai cũng có thể nhận ra sự cách biệt vô tận giữa học thuật, lư luận, phê b́nh phương Tây và mấy bồ chữ đáng thương của con cháu Tiên Rồng. Tự hào vào đâu khi sinh hoạt phê b́nh văn học VN hầu như đă ngừng lại từ thời Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan tiền chiến. Trong khi ngành văn học
Âu-Mỹ đă có hàng vạn luận án, bài viết, những đầu sách nghiên cứu, biên khảo, phê b́nh mang tính hệ thống về tiểu sử, tư tưởng, phong cách, thi pháp… của từng nhà thơ đă thành danh, bất luận tầm cở. Không sao đếm hết những phân khoa văn-sử đă đầu tư nhiều thế hệ học giả vào một thi hào lớn, bất kể kim cổ đông tây, hoặc một phong trào hay trường phái thi ca. Có lắm học giả bỏ cả đời sưu tầm, khảo sát từng trang nhật kư, sổ tay sáng tác hoặc bản nháp để soi chiếu sự h́nh thành của một đoạn thơ, chẻ sợi tóc làm tám đến từng câu, từng chữ, từng dấu…
Không thể tiếp tục đổ lỗi cho hoàn cảnh. Nếu không dày công khổ luyện th́ khó mà theo kịp tŕnh độ thế giới, dù anh chị là họa sĩ, nhạc sĩ hay nhà cầm bút ǵ đó. Hoàng Hưng phàn nàn về t́nh trạng kiêm nhiệm của nhà thơ chế độ trong thời đại của phân công triệt để. Hơn nửa thế kỷ trước, nhà phê b́nh hàng đầu của thi ca Anh-Mỹ là F.R. Lewis đă thừa nhận sự kiện chuyên môn hóa trong văn học nghệ thuật, không riêng ǵ thi ca. Đó là lư do khiến giới độc giả trung b́nh không cảm thụ được thơ văn hiện đại. Những tác phẩm văn nghệ có tầm vóc của thế kỷ đ̣i hỏi nơi người xem người đọc một tŕnh độ thưởng ngoạn cao cấp kèm theo năng lực thẩm mỹ tinh tế hơn xưa nhiều. (13)
Nếu những ai chịu trách nhiệm về đời sống tinh thần cũng như sinh hoạt sáng tác của dân tộc và các cộng đồng người Việt không tích cực học hỏi cái hay cái mới của thế giới, không chủ động phá vỡ các khuôn sáo và chuẩn mực lỗi thời để thoát khỏi ao tù với lối ṃn, ít nhiều họ sẽ làm thui chột mọi mầm tài năng trong thế hệ chưa đủ kinh nghiệm và bản lĩnh văn hóa để có thể trưởng thành một cách độc lập. Sự thật đáng lo ngại cho thơ Việt hôm nay trong cũng như ngoài nước là “những bài thơ sáo rỗng mang cái xác thơ mới đang tràn ngập… bởi sau năm mươi năm chúng ta đă chắt hết tinh túy của Thơ Mới và bắt đầu nhai đi nhai lại cái bă của nó mà vẫn yên tâm coi đó là chuẩn mực.” (14)
II
Le crime capital pour l’écrivain c’est
le conformisme, l’imitativité, la soumission aux règles et aux enseignements… Sa seule excuse est d’être original… (15)
Rémy de Gourmont
Thật ra chạm trán và xung đột đă không ngừng diễn ra giữa hai xu hướng thơ tiền chiến và hiện đại. Lúc th́ ngột ngạt nặng nề như cuộc tranh luận về thơ có vần và không vần ở Việt Bắc năm 1949. Lúc th́ sôi động như thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm ở Hà Nội hoặc lúc nhóm Sáng Tạo công kích văn nghệ tiền chiến tại Sàig̣n. Rơ ràng không phải chỉ có Trần Dần đi chôn thơ tiền chiến. V́ chiến tranh, v́ chia cắt đất nước và xung đột ư hệ - những điều chẳng liên can đến sự phát triển nội tại của thi ca và nghệ thuật - thời hiện đại đă đánh mất cơ hội chiếm lĩnh thi đàn từ những năm 50, 60.
Thế hệ của những Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên vậy mà may mắn hơn thế hệ Trần Dần, Văn Cao, Quách Thoại, Thanh Tâm Tuyền. Mặc dù các nhà thơ tiền chiến sống dưới ách thực dân, nhưng nước Việt và tiếng Việt lúc ấy là một. Khi phong trào Thơ Mới bùng lên chống phá thơ cũ của các đồ nho, luồng sinh khí của phong trào đă nhóm lửa trong tâm t́nh thanh niên khắp nước, lôi cuốn sự tham gia của những tài năng mới ở ba miền, chưa kể thành phần Việt Kiều sống ở Cao Miên, Lào hay tận Pháp. Lật lại Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân, chúng ta không khỏi đau ḷng nghĩ đến các điều bất hạnh thơ Việt phải gánh chịu từ ngày giành được độc lập năm 1945. Đất nước th́ được tiếng độc lập, thi ca và nghệ thuật th́ bị xé làm trăm mảnh. Các nhà thơ sau tiền chiến dù có ư thức và quyết tâm làm mới thơ VN như Văn Cao, Nguyễn Đ́nh Thi hoặc Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, tựa mấy ḥn than rực lửa nhưng lẻ loi người một góc trời không thể tập trung năng lượng để đốt sạch mớ tàn dư của thơ văn tiển chiến.
Đó là chưa nói đến bi kịch các thi sĩ trong nhóm Nhân Văn đă bị bịt miệng hàng chục năm hoặc thảm trạng của những thi quan như Xuân Diệu, Chế Lan Viên đă phải ngụy trang tâm hồn, phản bội chân tài của họ để tồn tại. Trong suốt gần nửa thế kỷ qua, không chỉ đất nước nhân dân mà cả thơ văn nghệ thuật VN cũng phải lê lết qua cầu đoạn trường!
Sau 1975, nhờ thông thương được cải thiện dần, giới văn nghệ ở những phần đất bị ngăn cách trước đây tương đối dễ gặp nhau hơn. Mặc dù nhà nước cộng sản vẫn phân biệt đối xử với văn nghệ sĩ Sàig̣n cũ, với tư cách cá nhân người ta vẫn có thể thăm viếng nhau. Thế hệ mới gia nhập vào sinh hoạt văn nghệ th́ thoải mái hơn nhiều. Quanh bàn rượu b́nh dân hay quán càphê ngoại ô, giữa hớp trà đậm và hơi thuốc lào, các nhà thơ trẻ t́m đến nhau để t́m hiểu tâm tư, trao đổi kinh nghiệm sáng tác và thông tin về văn nghệ thế giới. Bản thảo c̣n trong ngăn kéo, mớ tạp chí của Sàig̣n cũ, sách báo nước ngoài, đặc biệt là tài liệu dịch thuật văn học, tất cả được kín đáo chuyền tay. Vào đầu thập niên 1980 một nhóm nhà thơ tiên phong đă h́nh thành trong nước, người nào cũng đang thai nghén tác phẩm.
Mấy năm gần đây những tài năng được âm thầm hàm dưỡng lần lượt xuất hiện. Đó là những cá tính sáng tạo đă trưởng thành, có ư thức về trách nhiệm của người nghệ sĩ. Xa lạ với tṛ theo đuôi hoặc làm dáng, thế hệ này tự tin và độc lập. Không bằng ḷng với chút thành công đầu tay, họ không ngừng t́m ṭi và thử nghiệm. Một đội ngũ đầy sinh lực đă cất tiếng, báo hiệu tiềm năng mới của thơ Việt hôm nay. Ở họ hoàn toàn vắng bóng tật tự măn và tự ru ngủ của những ng̣i bút cạn hơi chết đuối.
Rồi tới lúc tôi sẽ nói, bằng cách nào tôi thoát khỏi
các nhà thơ uốn éo và các bài thơ uốn éo.
Hơn cả tắm trong lửa trong nước,
là tắm trong những ư nghĩ chân thực. (16)
Thanh Thảo
thơ không chịu cắt xén
theo khuôn khổ những chiếc ghế
thơ không chịu trải thảm
cho bước chân của nhà thơ (17)
Từ Quốc Hoài
Tránh viết lời thơ đua tiếng chuông
Ngân lên một cách rất tầm thường
Những bài thơ viết như vớt lá
Trong ḷng thi sĩ nước canh suông (18)
Phạm Khải
Tôi nhổ toẹt những câu thơ nhạt toét
Một thứ than không cháy được bao giờ
Đến máy móc cũng đang đ̣i lột xác
Sao nhà thơ không dám lột trần? (19)
Ngô Mai Phong
Tự ư thức là điều kiện tiên quyết của thơ văn và nghệ thuật hiện đại. Nhà sáng tác phải thường xuyên giữ khoảng cách giữa ḿnh và tác phẩm của ḿnh. Nếu thiếu khả năng tự ḿnh khám phá các hạn chế non kém trên từng trang bản thảo, một lúc nào đó ng̣i bút sẽ dẫn dắt người cầm bút đi theo những lối sáo ṃn quen thuộc.
Một số nhà thơ từng có một thời sáng tác mạnh đă xét lại chính ḿnh. Chẳng hạn Bằng Việt trong nước:
Nửa đời chưa định h́nh
Những câu thơ nhiều chưng diện hăo
Chưng hết, mà chưa thật phải ḿnh…
Bây giờ chỉ cười thầm. Sao sự ồn ỉ thời xưa dễ thế! (20)
và Nguyễn Mạnh Trinh hải ngoại:
Viết rồi vứt vào thùng rác
Những lối cũ hôm qua
Đi lối khác
Mở toang cánh cửa
…
Gót chân dẫm lại
Thơ phải đâu nhai lại cho vui.
Vứt vào thùng rác
…
nắng hôm nay sẽ khác nắng hôm qua
giọt mưa cũng lạ hơn mưa kư ức (21)
Hilde Domin, nữ thi sĩ hàng đầu của thơ Đức hiện đại, đ̣i hỏi ở nhà thơ tối thiểu ba loại can đảm: 1) can đảm phát hiện và nh́n đúng sự vật; 2) can đảm nói thẳng nói thật về bản chất sự vật không tránh né mơ hồ, không v́ an ninh bản thân mà lẩn trốn; 3) can đảm phơi trần suy nghĩ và t́nh cảm, tuyệt đối trung thực không ngụy trang che đậy con người ḿnh trên trang giấy (22). Ba dạng vừa nêu ít nhiều đă có trong ư thức các nhà thơ Việt hôm nay, đặc biệt trong nước nơi mà sự dối trá lâu năm của chế độ đă đánh thức lương tâm những người trẻ chưa đánh mất sự trong sáng của tâm hồn và lư tưởng. Dĩ nhiên không phải mọi ng̣i bút cao niên đều biến chất, suy đồi hết thuốc chữa. Đôi lúc họ cũng giật ḿnh xét lại quá khứ như Chế Lan Viên, người đă từng dùng tài hùng biện và kỷ xảo để tô hồng chế độ: “Cuộc sống đánh vào thơ trăm, ngh́n lớp sóng/ Chớ ngồi trong pḥng ăn bọt bể anh ơi” (23); hoặc Việt Phương, từng là cán bộ cao cấp và cũng từng long đong v́ mấy câu thơ trung thực: “Cuộc đời này không biết khai man lư lịch/ Ghi chân thực bố đẻ cuộc đời là chúng ta” (24).
GHI CHÂN THỰC LƯ LỊCH CUỘC ĐỜI. Có thể nói đây là tuyên ngôn cho thơ Việt hôm nay, nếu hiểu rộng rằng trong LƯ LỊCH CUỘC ĐỜI ấy bao gồm cả LƯ LỊCH NHÀ THƠ. Chính ư thức này tạo nên giá trị và trọng lượng cho nỗ lực cách tân đang thay da đổi thịt sinh hoạt thi ca trong cũng như ngoài nước. Những trang thơ đang thực sự tham dự vào đời sống sôi động trong nước cũng như trên trái đất, bất cứ nơi nào nhà thơ có mặt.
Vừa bám sát hiện thực phức tạp nhưng cũng sinh động đa nghĩa, vừa có trách nhiệm với lương tâm người cầm bút, tư cách những nhà thơ đại diện cho thơ Việt hôm nay là phẩm chất đáng quí cần được xă hội và dư luận trân trọng. Phẩm chất ấy là nền móng cho bất cứ công tŕnh sáng tạo có giá trị tự cổ chí kim, và trong tương lai cũng thế. Không phí thời giờ thương hại mớ vần điệu véo von uốn éo, sáo rỗng và nhạt thếch, họ không ngừng
t́m ṭi để tu luyện nghề thơ đồng thời tích cực trau dồi nhân cách và bản sắc. Cách nhau gần nửa trái đất và gẩn nửa thế kỷ tuổi đời, Thanh Thảo có những suy nghĩ không khác ǵ
Hilde Domin:
Với nhà thơ sự can đảm bộc lộ trước hết sự trung thực với lương tâm ḿnh; trong bất cứ trường hợp nào nhà thơ cũng không được phép nói dối trong thơ. …Đă qua rồi thời những nhà thơ tô chuốt vần điệu cất lên giọng tụng ca nhàm chán. Qua rồi những bài thơ tṛn trịa và trơn nhẫy, trượt qua đời sống, trượt qua số phận con người…(25)
Ở hải ngoại, giữa chợ chữ hỗn loạn bị đám con buôn với cai thầu văn nghệ thao túng, giữa các thần tượng làm dáng và đống sách báo dễ dăi đến độ vô trách nhiệm, một số nhà văn nhà thơ trẻ đă cất tiếng phê phán giới văn nghệ lớn tuổi đang đuối hơi, không rơ v́ bất lực hay thỏa hiệp với sự ngột ngạt tù đọng. Bên Úc vang lên lời nói cương trực của nhóm Tập Họp:
Hăy nh́n kỹ đám nghệ sĩ chối từ cuộc đời để nhận ra rằng họ đă thực sự đánh mất tất cả. Họ đă bán máu để mua ảo ảnh. … trong lúc đám con buôn đang biến nghệ thuật thành tṛ đĩ thơa th́ đám nghệ sĩ ích kỷ này ngồi ngái ngủ trong xó nhà chật chội, tô son trét phấn lên những bộ mặt xanh xao mất sức rồi thẫn thờ chiêm ngưỡng dung nhan chính ḿnh soi trong tấm gương vỡ nát của cuộc đời…(26)
Giữa quận Cam California nhà thơ trẻ Nguyễn Hoàng Nam không chỉ than phiền về thế hệ nghệ sĩ lăo suy mà c̣n cảnh cáo các bạn cùng lứa tuổi với anh đă bị ru ngủ, nhồi sọ bởi thứ thơ văn giả hiệu, lỗi thời:
Ai cũng phải công nhận: thơ là một trong vài lối thoát cuối cùng để một cá nhân có thể chân t́nh, thành thật với chính ḿnh và với độc giả.
Không thể có một sự thành thật hàm thụ.
Hơn nữa, thói quen sáng tác hàm thụ sẽ dẫn đến thái độ chối bỏ đời sống hiện tại -- một căn bệnh thông thường của giới đi trước trong làng văn chương Việt Kiều. Nhưng giới đi trước có quyền bám lấy quá khứ v́ nó đă từng là hiện tại của họ. C̣n đối với giới trẻ nó chỉ là một quá khứ giả, một quá khứ tự nhận. Do đó, nếu không chấp nhận hiện tại, không có ǵ để nói về hiện tại, không có ǵ để sáng tác về hiện tại, th́ không khác ǵ một kẻ không thể tự nhận diện lấy ḿnh. Thật đáng khinh bỉ, và cũng đáng tội nghiệp. (27)
Trong nghệ thuật cái giá phải trá cho sự man trá là tha hóa nhân cách, kẻ nghệ sĩ ngày càng đánh mất bản thân để đổi lấy cái bóng của những cái bóng nhạt mờ. Mẫu số chung cho các gương mặt tiêu biểu của thơ Việt hôm nay chính là tính chân thực của họ với độc giả và bản thân ḿnh trên trang viết. Nhưng phải có cái ǵ đó hơn cả đạo lư và ư thức thẩm mỹ, cũng như phải có cái ǵ vượt trên h́nh thức bề ngoài để tạo giá trị tự thân của bài thơ hay thi phẩm bởi tuyên ngôn với phái nhóm dù có ồn ào đến đâu cũng không đẻ được một câu thơ hay, và cũng chẳng thiếu những kẻ thích tṛ làm dáng ráp nối từng câu phá thể phá luật tầm thường vô vị. Chỉ có cá tính độc đáo của nhà sáng tạo được hun đúc bởi thiên tư và khổ luyện may ra mới giải thoát được thơ văn khỏi ḍng chảy lặng lờ của thói quen thưởng ngoạn với thị hiếu lạc hậu.
Cuộc đấu tranh thầm lặng đơn chiếc trong hàng chục năm của Văn Cao, Đặng Đ́nh Hưng bị công an văn hóa với các quan kiểm duyệt trù dập cô lập hóa hoặc các nỗ lực cách tân thơ Việt do nhóm Sáng Tạo hay Tŕnh Bầy khởi xướng ở Sàig̣n trước đây là những ḍng suối mát róc rách giữa sa mạc cằn khô của các ư hệ đề cao bạo lực và biển lửa chiến tranh, thường khi phải biến làm mạch ngầm rúc dưới lịch sử tàn khốc bên trên, không ngớt chờ mong sự tiếp sức từ một trận mưa rào hay một luồng gió trong lành. Như đă nói qua ở trên, sau 1975 tiềm năng và sinh lực của những người lần lượt gia nhập đội ngũ thi sĩ chính là nguồn mạch mà ḍng thơ VN hiện đại khao khát trông đợi. Cần nhấn mạnh một điều: ngoài sự liên đới tinh thần với các thế hệ đàn anh có đóng góp vào việc cách tân thơ Việt, lớp nhà thơ có tác phẩm giá trị tŕnh làng khoảng chục năm trở lại đây không thuộc mấy nhóm phái thời chiến. Dù có gặp gỡ quen biết hoặc quan tâm theo dơi sáng tác của nhau, hầu hết đều độc lập khai phá con đường sáng tạo riêng. Chính sự thử nghiệm ấy cộng với cá tính đă làm nên bản sắc không thể lẫn lộn của từng người. Đặt cạnh nhau các bài thơ của Hoàng Hưng, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Phan Đan, Nguyễn Đỗ, Trần Vàng Sao, Nguyễn Quốc Chánh, Phạm Việt Cường, Ngu Yên, Thường Quán, Đỗ Kh.,… bạn đọc yêu thích thơ hôm nay sẽ phân biệt được tác giả ngay dù cho tên họ của thi sĩ bị che dấu hay bôi xóa.
Bên cạnh những sự việc vừa tŕnh bày, có hai yếu tố lớn làm thay đổi cục diện thơ VN từ 1975:
1- Hiện thực mới chưa từng có kể từ ngày Pháp xâm lược. Đó là một nước VN thống nhất về địa lư và độc lập về chính thể. Mặt trái của hiện thực đó là chuyên chính đảng trị lần đầu toàn dân cả nước cùng được nếm mùi. Nhưng khác xa với giai đoạn 1945-1975 là cao trào cộng sản trên khắp thế giới, từ 1975 về sau là thời kỳ thoái trào, biến chất và phá sản vô phương cứu văn của chủ nghĩa này. Và hơn dân chúng b́nh thường, giới nghệ sĩ trong đó có các nhà thơ đă làm chứng nhân từng ngày một trước cái hiện thực hai mặt khốc liệt, bi hài, hàm hồ vừa đe dọa sinh mệnh vừa thách đố lương tâm và ư thức của những nhân cách chưa đánh mất tự do tinh thần. Đây là đề tài to tát cần được suy nghiệm dài hơi. Mà những trang thơ trung thực chúng ta được đọc gần đây chỉ mới là lời mở đầu. Bên cạnh hiện thực nói trên là sự kiện chưa từng có trong lịch sử dân tộc: cuộc lưu vong tị nạn của người Việt trên khắp thế giới. Đây cũng là đề tài sâu rộng, một tấn kịch trường thiên c̣n chờ đợi những ng̣i bút tài năng đủ tầm cỡ để thử sức với nó. Khách quan mà nói, văn nghệ VN hôm nay đang đứng trước kho tàng hiện thực vô tận c̣n đang trông đợi một Shakespeare, một Victor Hugo, một La Quán Trung của nó.
2- Yếu tố thứ hai liên quan nhiều đến lịch sử văn học nghệ thuật và sự phát triển nội tại của văn nghệ cũng như thơ Việt từ 1975. So với thơ văn tiền chiến nằm trong quĩ đạo văn chương Pháp và so với không gian khá chật hẹp của thơ miền Bắc và thơ miền Nam trong suốt thời phân tranh, các nhà thơ Việt hôm nay có điều kiện tiếp xúc rộng răi và chủ động hơn với thi ca thế giới. Đối với cộng đồng VN hải ngoại có quan hệ trực tiếp với văn hóa và ngôn ngữ các nước phương Tây, lợi thế so với trong nước là điều dễ hiểu. Nếu chịu khó học hỏi, lớp nhà thơ Việt nước ngoài sẽ đóng vai tṛ tiên phong trong cuộc khai phá mở mang bờ cơi cho nền thơ VN tương lai; mặt khác họ sẽ rút ngắn khoảng cách quá lớn giữa tŕnh độ chung các nhà thơ Việt hôm nay và các thành tựu thi ca nhân loại. Ở đây tất nhiên dịch thuật có vai tṛ khá quyết định; dấu hiệu đáng mừng là phần lớn các nhà thơ Việt hàng đầu sinh sống ở nước ngoài như Nguyễn Hồi Thủ, Ngu Yên, Thường Quán, Đỗ Kh., Phạm Việt Cường, Nguyễn Hoàng Nam đều có khả năng đọc và dịch thơ ngoại quốc. Nhà xuất bản Tŕnh Bầy do Diễm Châu điều hành (với sự cộng tác của Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Đăng Thường, Chân Phương) là ngoại lệ đáng quan tâm trong làng xuất bản hải ngoại. Trong những năm qua các bản dịch điêu luyện của thi sĩ Diễm Châu đă giúp cho độc giả VN biết đến các đỉnh cao và mũi nhọn của thơ thế giới hiện đại như Pessoa, Amichai, Seifert, Holan, Juarroz, Borges, Adonis, Cardenal, Bobrowski… Cũng nên nhắc lại rằng Văn Cao, Đặng Đ́nh Hưng, Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường, Hoàng Hưng… cũng không xa lạ lắm với văn thơ nước Pháp, và chính khả năng sinh ngữ của họ là lợi khí phục vụ đắc lực cho việc cách tân tiếng thơ dân tộc.
Bài viết này không nhằm liệt kê tên tuổi hay b́nh phẩm ưu khuyết điểm của từng thi sĩ, thi phẩm trong thơ VN hôm nay do đó những thiếu sót là không thể tránh. C̣n nhiều điều cần đề cập như sự góp mặt gần đây của vài cây bút trong nước như Vân Long, Thanh Thảo, Hoàng Hưng, Thụy Kha… trong sinh hoạt điểm sách, giới thiệu các tập thơ mới ra mắt; cũng như bài viết về một số nhà thơ Việt hiện đại của Đặng Tiến, Thụy Khuê, Thường Quán,…cho thấy sự trưởng thành ư thức phê b́nh và tŕnh độ thẩm định thơ của giới văn nghệ nói chung. Đây là hiện tượng đáng mừng khi chúng ta nhớ lại rằng phê b́nh vẫn là mặt non kém nhất của văn học VN. Là người trong cuộc, từng tham gia tùy nơi tùy lúc vào nỗ lực chung của các nhà thơ muốn thúc đẩy sự phát triển và cách tân thơ Việt, tôi chỉ muốn phác họa vài nét chính của một hiện t́nh đáng phấn khởi để trả lời những bạn như Khế Iêm gần đây đă nêu thắc mắc: “Chúng ta có quá nhiều người làm thơ, và rất hiếm nhà thơ. Nhà thơ, ông ở đâu?” (28) Thật ra chúng ta không thiếu những thi sĩ tài hoa trong cũng như ngoài nước đang đóng góp cho sự vận động thường trực của tiếng nói dân tộc mà thơ chỉ là sự kết tinh cao nhất. Không nghi ngờ ǵ nữa, đội ngũ tiên phong của thơ VN hôm nay đang viết một chương văn học sử mới cho thi ca và tư tưởng nghệ thuật. Như Văn Cao từng nói, thơ Việt ngày nay đang “tập trung ước mơ và khát vọng của con người thành một mũi nhọn kéo lê đi phía sau cái thực tế chậm chạp.” (29)
Những sự việc và tên tuổi được tŕnh bày trong bài viết này không phải là một giấc mơ hư cấu. Các nhà thơ với các thi phẩm giá trị viết bằng tiếng Việt đang có mặt trong đời sống của dân tộc, bất cứ ở đâu trên trái đất. Nếu bạn là người thật ḷng yêu thơ, nếu bạn có thành tâm với sinh mệnh của tiếng Việt mẹ đẻ, tại sao và cái ǵ ngăn cấm bạn t́m đến ḍng thơ đích thực hôm nay? Không những cần sự yêu quí của bạn, nó c̣n đ̣i hỏi ư thức trách nhiệm ở bạn. Bởi xét cho cùng, thi ca đâu phải công việc riêng tư của các nhà thơ.
CHÚ THÍCH
1- Edmond Jabès, Le Seuil Le Sable, Gallimard,Paris, 1990,193. Đây là văn phong một nhà thơ lớn. Không lĩnh hội được thần thái tiếng Pháp sẽ khó cảm nhận sự khinh bỉ trong cách dứt câu cộc lốc. Tạm dịch: “Trong tác phẩm một số nhà cầm bút, từng chữ từng câu là dưỡng chất; c̣n những trang viết của một số người khác là đống phân do chữ bài tiết ra.”
2- Văn Học, 9-1992,101.
3- Thế Kỷ 21, 9-1992, 31.
4- như trên.
5- Văn Học, 9-1992, 103.
6- Hợp Lưu, 10&11, 1992, 143.
7- Văn Cao, “ Một vài ư nghĩ về thơ”, Hợp Lưu, 12&1-1992, 93.
8- Hoàng Hưng, “Thơ Mới và thơ hôm nay”, Tạp chí Văn Học (trong nước), 4&5-1993,21.
9- Michael Schmidt, Reading Modern Poetry, Routledge, NY, 1989, 45.
10- Thảo Luận, nxb Sáng Tạo, Sàig̣n, 1965, 40.
11- OrtegaY Gasset, dẫn bởi Robert Bly, American Poetry,Harper&Row,NY, 1990,22.
12- Xuân Diệu, “Sáu mươi năm phía trước”, Bốn Mươi Năm Văn Học, nxb Tác Phẩm Mới, Hà Nội, 1986, 62.
13- F.R.Leavis, New Bearings in English Poetry, Penguin, tái bản 1963, 171-172.
14- Hoàng Hưng, bài đă dẫn.
15- Rémy de Gourmont, Livre des Masques, Paris, 1896. Tạm dịch: “Tội lớn nhất của người cầm bút là bệnh rập khuôn theo đuôi, bệnh phục tùng các qui ước trường ốc… Nếu không độc đáo có một không hai, người cầm bút chẳng c̣n lư lẽ ǵ để biện hộ cho ḿnh.”
16- Thanh Thảo, “Liên tưởng của nhà thơ”, Văn Nghệ, 6-1990. Câu dưới trích từ tập Khối Vuông Ru Bích, nxb Tác Phẩm Mới, Hà Nội, 1985,10.
17- Từ Quốc Hoài, “Thư ngỏ”, Chứng Chỉ Thời Gian, nxb Hội Nhà Văn, 1992.
18- Phạm Khải, “Tự nhủ”, Văn Nghệ, 26-6-1988.
19- Ngô Mai Phong, “Mùa hè khắc nghiệt”, Văn Nghệ, 26-3-1988.
20- Bằng Việt, “Cười”, Văn Nghệ, 9-4-1988.
21- Nguyễn Mạnh Trinh, “Những bài thơ trong thùng rác”, Thế Kỷ 21, 4-1991, 61.
22- Tham khảo Karl Van D’ Elden ed., West German Poets on Society and Politics, Wayne State UP, Detroit, 1979-83.
23- Chế Lan Viên, “Di cảo”, Văn Nghệ, 30-6-1990.
24- Việt Phương, “Con”, Người Việt (Canada), 4&5-1989, 69.
25- Thanh Thảo, “Phải lao vào phá vỡ bức tường”, Đất Việt (Canada), 12-1987, 50.
26- “Những tín hiệu đến từ trái tim”, Tập Họp ,số 2, 1987, 4.
27- Nguyễn Hoàng Nam, “Có những bực ḿnh tức không thể nói”, Thế Kỷ 21, 4-1991, 42.
28- Khế Iêm, “Thơ, một giả dụ”, Hợp Lưu, 6&7-1993, 51.
29- Văn Cao, bài đă dẫn.