TẤM ẢNH TẶNG BARBARA KRUGER

                                                                                                                                                    CHÂN PHƯƠNG

 

 

    Trong một bài viết trên Da Màu (19-9-2014), họa sĩ Trịnh Cung có đề cập đến sinh mệnh của hội họa và nghệ thuật trong thị trường nghệ phẩm toàn cầu hóa:

   Tất cả đều bị chi phối một cách nhanh cực kỳ và rộng khắp, bởi mạng lưới thông tin và các công cụ tuyệt diệu giúp hoàn thiện các ước muốn của con người vốn vụng về về mặt sáng tác mà lại muốn nhanh chóng tạo ra tác phẩm ngon lành. Do đó mọi sự độc đáo và cá tính sớm bị sao chép, biến tấu, rồi chẳng bao lâu những cái mới ấy sẽ biến thành hàng chợ, một thứ nghệ thuật đồng dạng, na ná, hời hợt, thời trang. (…)Kể cả những nghệ sĩ đương đại đă và đang đắt giá như trường hợp của Damien Hirst, một nghệ sĩ người Anh có tác phẩm trị giá trên cả trăm triệu USD (Sotheby’s đă từng bán được 198 triệu USD cho nhà tỷ phú Charles Saatchi) cũng không mấy được coi như thiên tài nghệ thuật thậm chí c̣n đi ngược lại xu thế văn minh của thời đại bảo vệ động vật hoang dă, thậm chí c̣n bị phong trào nghệ thuật Stuckism chống đối rất ồn ào ở ngay tại trung tâm Luân Đôn ngày nay. Có thể nói, ngày nay với bàn tay phù thủy của ngành quảng cáo, đă chấm dứt thời đại của những huyền thoại nghệ thuật. Bàn tay ấy có thể nhanh chóng biến một ai đó thành một ngôi sao nghệ thuật lẩy lừng và cũng dễ dàng biến nó vụt tắt đi bất cứ lúc nào.

   Xu hướng thương phẩm hóa này qua bàn tay phù phép của các chủ gallery thượng lưu cùng tham vọng tiền tài của chính giới nghệ sĩ tạo hình như Andy Warhol, Damien Hirst, Jeff Koons...là sự hiểm họa cho sáng tạo nghệ thuật; chưa kể mối nguy “bán linh hồn cho thị trường” đối với những mầm non thiếu bản lĩnh và đạo đức mỹ học. Nếu trước đây vài nhà phê bình nghệ thuật như Harold Rosenberg, Guy Debord, Antoine Compagnon, Roger Shattuck... đã lên tiếng báo động và cảnh giác công chúng – ý thức phê phán này cũng được biểu hiện trong tác phẩm tạo hình của một vài tài năng ngoại hạng như Barbara Kruger.

   Là nghệ sĩ ý niệm bậc thầy ở Mỹ, bà nổi tiếng từ 1983 khi treo khẩu hiệu: I AM NOT TRYING TO SELL YOU ANYTHING (Tôi không có ý định buôn bán gì với các người) chống loại văn hóa con buôn cùng lối sống tiêu thụ kiểu Mỹ tại Times Square giữa New York. Trước sau bà đã sáng tác hàng trăm poster đả kích một cách biếm lộng thông minh sự tha hóa kinh tế-chính trị của quần chúng. Ngoài George Orwell ra,  ngày nay có lẽ không ai vạch trần các chính sách và mưu đồ của “BIG BROTHER” sâu sắc bằng Barbara Kruger .http://www.artnet.com/Magazine/news/artmarketwatch2/Images/artmarketwatch11-9-1.jpg

 

 

 

 I SHOP

 THEREFORE

 I AM

 TÔI MUA SẮM

 DO ĐÓ

 TÔI TỒN TẠI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   Cuộc triển lãm gần nhất của Barbara Kruger có chủ đề về BETWEEN BEING BORN AND DYING   (Giữa Sinh ra và Chết đi )-

http://leverhouseartcollection.com/collectionsexhibitions/collection/between-being-born-and-dying.    

  Bức ảnh xếp đặt photo-installation với xác chim trên nền giấy màu và khung gỗ được đặt tên : “CUỐI ĐƯỜNG BAY...ĐÂU LÀ BÃI ĐÁP” là lời ứng đáp nghệ thuật – tâm linh cho ý thức thẩm mỹ và tinh thần công dân của Barbara Kruger, kèm theo cái nhếch mép low key của kẻ phải chứng kiến từ ngày này qua ngày khác những trò bịp global market với lũ rối buồn cười bị giật dây và hăng hái tham dự ở mọi nơi!

 

     

    CHÂN PHƯƠNG

Cambridge, 23 Mars 2015