ThoPhutNgauSinhChanPhuong

THƠ,  PHÚT  NGẪU  SINH

 

Vào dịp dân cư New England sắm sửa đón lễ Thanksgiving* cuối tháng 11, cây cối cũng rũ bỏ mớ lá c̣n sót của mùa thu đang lâm chung để đi vào tiết đông đằng đẳng. So với mùa hè xanh tươi rậm rạp cách đó chưa đầy hai tháng, sự tương phản đầy kịch tính không khỏi đập mạnh vào cảm thức. Mối liên tưởng hai chiều về sống/chết, c̣n/mất, tuổi trẻ/tuổi già…được gợi nhớ từng ngày, nhất là những buổi tinh sương ảm đạm với lũ cây chết cóng nhánh cành đâm chĩa khắp trời để van nài chút nắng. Cùng mấy chiếc lá úa cuối mùa bị gió bứt ĺa cuống với thời tiết hắt hiu và thiên nhiên tàn tạ là cảnh chim muông trốn chạy khỏi các công viên, đồng ruộng, núi rừng. Hoặc chúng thiên di về phương Nam, hoặc chúng chui sâu vào ḷng đất. Những ngày tháng ấy, con người đối diện một ḿnh các mất mát với niềm nuối tiếc khó ḷng tránh né.

Cùng thời gian đó bắt đầu trong tôi một điều khó tả, như một ám ảnh chưa có dáng h́nh...

Với kinh nghiệm sáng tác lâu năm tôi biết tiềm thức ḿnh đang hoài thai một bài thơ, dù c̣n dở dang chất liệu. Tôi chịu khó quan sát cây cối hơn lúc thư nhàn dạo rong hoặc những khi ngừng xe đợi đèn xanh, và tôi khám phá một điều: họa hoằn mới có cái tổ chim giữa trăm ngh́n thân cây rải rác khắp Boston. Cái cây có diễm phúc được chim chọn làm tổ ấy thường là một gốc cao to rậm rạp nằm vào nơi khuất ở góc sân hoặc eo đường vắng. Chim cũng có minh triết của chúng,

tôi nghĩ bụng: kinh nghiệm chọn cây xây tổ chắc chắn đă h́nh thành trước các nền văn minh của giống người trên quả đất.

Rồi một buổi chiều, ngừng xe tắt máy giữa băi đậu vắng trước giờ vào lớp, tôi ngồi ngó mông khoảng trời chung quanh. Ánh mắt bâng quơ chợt chạm phải cái tổ hiếm hoi trên chạc cây xa. Lúc ấy nắng ngày sắp tắt, không gian nhợt nhạt vô hồn làm nền cho thân cây với tổ chim hoang vắng kia in đậm vào tâm trạng và cái tứ thơ tôi không mong đợi đă loé lên gây chấn động khắp người. Sự liên tưởng bất ngờ thành h́nh, nối kết tổ chim với thân cây được chọn kia với bản thân tôi và cuộc sống t́nh cảm trước đây cũng như hiện giờ. Tôi vừa ngộ rằng trong quá khứ t́nh yêu và hạnh phúc đă chọn tôi như chim đă chọn cây, cái ân huệ hiếm hoi trong đời mà không phải ai cũng được số mệnh ban tặng. Bây giờ mùa đông ngoài kia chính là đời tôi! Trên gốc hạnh phúc cành nhánh đă héo trụi, trong tổ ấm thuở nào chỉ c̣n trái tim băng giá. Cánh chim t́nh đă mất tăm; c̣n chăng mùa tái ngộ?

Cảm hứng này không mới. Đông Tây kim cổ văn thơ đă nói bất tận về mùa hè và mùa đông của đời người, liên hệ cùng mấy nỗi c̣n mất hợp tan. Thí dụ Shakespeare trong bài sonnet #73 đă khai thác tứ này:

 

That time of year thou mayst in me behold

When yellow leaves, or none, or few, do hang

Upon those boughs which shake against the cold,

Bare ruined chords where late the sweet birds sang

Tuy nhiên sáng tạo lúc nào cũng là phút bắt đầu lại trong óc tim từng người nghệ sĩ. Bí mật của sự tinh khôi trong nghệ thuật nằm ở đây. Ấy cũng là căn nguyên của tương quan mật thiết giữa cái riêng cái chung trong thế giới các tác phẩm. Một khi nghệ sĩ nhập thần, họ vừa là cá thể cực cùng đơn độc vừa là hiện thân của quyền năng sáng tạo siêu nhiên vô ngă.

Tôi muốn tŕnh bày một kinh nghiệm riêng tư, thứ tâm sự ngoài lề giữa giới viết văn làm thơ. Trong môn tâm lư học sáng tạo cũng như khảo cứu phê b́nh thi ca Âu Mỹ các công tŕnh mổ xẻ đào xới bí mật nghệ thuật hoặc nguồn gốc tác phẩm càng ngày xuất hiện càng nhiều. Dù sao đóng góp với người đọc có quan tâm cảm nghiệm cá nhân về quá tŕnh sáng tác vẫn thú vị hơn là bỏ giờ dịch  hay điểm một khảo cứu nước ngoài, dù việc làm ấy không phải là vô bổ.

Thơ từ đâu đến? Nhiều thi sĩ tiếng tăm đă viết đă giảng, hoặc tranh luận về câu hỏi này và đưa ra không ít giải thích. Bất b́nh tắc minh, đồng thanh tương ứng, tức cảnh tức sự, ngôn chí, tải đạo… Lẽ nào cũng có lư, và trong thực tế sáng tác các lư do thường ḥa nhập. Để minh họa điều trên chỉ cần nhắc tới Truyện Kiều hoặc một số bài thơ Đường Tống mà nhà thơ VN nào cũng biết. Tuy nhiên trường hợp cụ thể của từng bài thơ lại khá đặc thù mà chỉ có tâm sự của chính tác giả mới thực sự giúp ích cho những ai thắc mắc về vấn đề sáng tạo.

Để bớt dài ḍng, xin quay lại phút chào đời của mấy câu thơ các bạn sẽ đọc dưới đây. Đầu tiên là cảm hứng mông lung, hư hư thực thực nơi tiềm thức như một điện trường c̣n chờ tia chớp của liên tưởng để hoạt khởi. Tặng phẩm đó đă đến với tôi bất ngờ vào buổi chiều cuối thu ở Roslindale in bóng tổ chim hiu quạnh trên rặng cây trụi. Cảm hứng hóa làm ư thơ từ đó kinh nghiệm với suy tư bắt đầu đan dệt thành tứ. Các dạng phác thảo trước khi được ng̣i bút ghi lên mặt giấy bắt đầu đùa nghịch tranh căi trong óc năo. Tiến tŕnh biện chứng vừa xuất thần vừa tỉnh táo của sáng tạo khởi công ráp xương đắp thịt cho tác phẩm. Xuất xứ bài thơ không c̣n phải bàn luận. Khái niệm phanopoiea của Ezra Pound áp dụng ở đây rất thích hợp. Mẹ đẻ bài thơ chính là năng lực tượng h́nh, điều mà Coleridge gọi là óc tưởng tượng cấp hai (secondary imagination), chẳng xa lạ so với ư tượng được Lưu Hiệp nhắc đến trong Văn Tâm Điêu Long (đoạn Thần Tư). Nói thế không có nghĩa phủ nhận khả năng gợi hứng của melopoiea như Valéry từng tiết lộ về Le Cimetière Marin. Bài thơ kiệt tác này h́nh thành trong tâm trí thi hào từ một tiết nhịp vô h́nh ám ảnh, tương tự Nietzsche trong mùa thai nghén Also spracht Zarathustra.

Tôi lại sắp lạc đề. T́m cây viết và tờ giấy, thắp ngọn đèn thi nhân, nháy mắt với các anh linh tiền bối,  rồi bắt đầu chép lại từ các phác thảo đầy bôi xóa bài vần điệu sau đây:

 

T̀NH ĐÔNG

 

trơ trụi, guộc gầy

cây già đứng lặng

tổ chim trên chạc

gió tạt mưa lay

 

cuộc t́nh tàn phai

úa khô cành nhánh

biệt tăm đôi cánh

giấc mộng hè xanh

 

trống vắng hồn hoang

trắng trời tuyết lạnh

con tim cô quạnh

rét giá rơi đầy

 

từng khắc từng giây

mùa đông kéo dài

nỗi đau tê cóng

len khắp h́nh hài

 

cái lạnh dằng dai

giết ṃn mạch sống

đất trời phủ kín

màu của quan tài

 

bao giờ trở lại

nắng ấm ṿng tay

cho nụ hôn say

làm tan băng giá?

 

Cũng tàm tạm, hơi lắc lư ê a một tí. Hay ta đổi gam, solo thử một đoạn vĩ cầm…Mời quí vị lắng nghe:

 

C̉N LẠI CHO TRÁI TIM

 

phơi giữa chạc đông

tổ chim trống không

giá lạnh ghé thăm

tặng quà nắm tuyết

 

   Cô đọng, độ run kín đáo, lời ít ư nhiều, chẳng hổ danh tứ tuyệt. Đầu đề C̣n lại cho Trái Tim soi chiếu tứ thơ, ngụ ư mớ liên tưởng mà độc giả phải tự phát hiện để lĩnh hội trọn vẹn nội dung:sự quạnh hiu của tâm t́nh sau những biệt ly mất mát.

 

Nếu bạn chưa buồn ngủ, tôi xin bốc phét tiếp. Thơ văn chẳng khác chuyện ăn nhậu, đang hứng th́ khó dừng. Đọc lại mấy câu vừa rồi tôi bỗng thèm không khí thoáng đạt của thơ tự do, thể thơ cho phép trí tưởng tung hoành bất cần vật liệu ít nhiều, không câu nệ qui ước và cách luật. Tại sao lại từ chối thể nghiệm ngôn từ, phá h́nh thức niêm vần, chắp cánh mới cho ư thơ? Bắt đầu với hai h́nh tượng chính là thân cây trụi lá và tổ chim trống, tôi viết luôn hai câu như thở như nói, không cần phách nhịp trống kèn,

 

Thay tiếng ríu rít hót ca

c̣n tổ trống

 

thế lá xanh

là cành nhánh trụi trần

 

   Hơi thơ thẳng thắn một mạch, gợi liền cái tứ cốt lơi trực ngộ ở Roslindale:

 

thân cây kia

có khác chi

một kiếp người?

 

   Đây là nút thắt bài thơ, xúc động bị nén lại với câu hỏi - thật ra là một khẳng định được gián cách bằng phép tu từ để gây ra sự chờ đợi tâm lư. Tôi đứng trước ngă ba, hoặc xoa dịu vuốt ve nỗi đau và tiếc nuối như bài T́nh Đông với đoạn kết lăng mạn, hoặc phóng thẳng tới sự thật dù là sự thật phũ phàng.

 

Đọc lại những chữ ngắn gọn mở đầu bài thơ, tôi hiểu rằng chỉ có một chọn lựa. Hơi thơ phát ra từ mấy câu ấy bộc trực ít lời. Bài học từ những nhà thơ lớn và kinh nghiệm bản thân đă dạy tôi rằng thơ khó thỏa hiệp với sự rườm rà đa ngôn, thơ thù ghét sự yếu đuối và không cho phép nhà thơ chùn bút.

Mùa hè biệt dạng, mùa thu hiu hắt, t́nh yêu tuổi trẻ ra đi. Chỉ c̣n đông giá và tổ chim bỏ hoang trên chạc cây trơ trụi. Lúc này không phải trí tưởng nữa mà chính lôgic nghệ thuật và lôgic cuộc đời đồng thanh bật lên câu hỏi xé ḷng:

 

Và giờ đây

đàn chim hạnh phúc

đang ră cánh tận đâu

 

trên biển rộng không bờ

hay giữa ḷng sa mạc cháy ?

  

   Dứt điểm một kinh nghiệm tử sinh được ngôn từ thăng hoa thành nghệ thuật. Bài thơ tự do ngắn với tên khá tự nhiên Lời Mùa Đông  được cất vào ngăn kéo. Biết đâu, theo lời dặn của thi hào Horace, tám chín năm sau đem ra đọc lại c̣n chấp nhận được và khi đăng báo sẽ không làm các độc giả khó tính ngáp dài.

CHÂN   PHƯƠNG