TrongThoNenCoVu

 

Trong thơ nên có… vú

nhớ B́nh Nguyên Lộc

 

Tôi có kinh nghiệm về những trái vú cụ thể vào khoảng 16,17 tuổi. Lúc ấy tôi đang học năm seconde trường Tây và các đêm bal cuối tuần tôi không thiếu cơ hội ôm gh́ những bộ ngực đầm tơ rồi đôi khi may mắn được vùi cả đầu mặt vào đó mà hôn hít. Dạo đó tôi cũng đang tập tành viết từng câu alexandrin vừa dọ dẫm bước vào thế giới Baudelaire với những bài thơ tuyệt vời nhục cảm. Đôi khi nổi hứng tôi c̣n búng ghi-ta nghêu ngao mấy câu

La femme qui est dans mon lit

N’a plus vingt ans depuis longtemps

Les seins si lourds

De trop d’amours...

mà danh ca Serge Reggiani đă mượn tứ một bài trong Les Fleurs du Mal phổ nhạc và làm xao xuyến các quán rượu Paris vào cuối thập niên 60 nhiều biến động.

Nhưng mấy mối t́nh học tṛ ấy qua nhanh. Khi cú sét thần tiên đánh cháy quả tim vào năm thứ hai đại học, thi ca của thế kỷ 20 cũng vừa mở rộng cửa đón tôi vào các cuộc t́nh hiện đại kiểu Apollinaire, Eluard, Breton... Những chiều mưa pḥng trà lăng mạn, những đêm nhiệt đới nồng nàn, làn da nóng ấm, môi mắt gợi t́nh... Và trái vú trần của người yêu sẽ trở thành niềm ám ảnh khôn nguôi đọng hoài trong kư ức, đúng như hai câu chớp loé của Valéry chỉ một lần hiện lên mà in dấu trọn kiếp người:

l’instant d’un sein nu

entre deux chemises...

Cũng may cho tôi; thay chỗ những quả trái trần thế lần lượt theo nhau ra đi tôi phát hiện ra kho tàng vô tận của chúng trong thơ! Không bằng ḷng với bộ ngực Phục Hưng (Shakespeare, Ronsard, Donne...) tôi ngược thời gian Trung cổ (Les Troubadours) t́m về La Mă, Hy Lạp để bàng hoàng trước cặp vú để trần của Propertius và Catullus, hoặc ngẩn ngơ trước đôi g̣ của người đẹp Sappho... Như một kẻ say mê đồ cổ, tôi truy lùng thời gian đă mất của ṇi t́nh để t́m lại từng vết tích thẩm mỹ bên dưới các manh vải và bên kia hằng cửu. Và làm sao kể xiết niềm vui một ngày nọ khi bắt gặp giữa hai trang Cựu Ước lời hát ca ngợi t́nh nhân của Salomon:

cặp vú em như hai con nai sinh đôi...

(lặp đi lặp lại, Chương 4&7)

α

Đến đây có lẽ bạn đọc không ít người đă bất b́nh: tác giả bài viết này mất gốc vọng ngoại quá mức! Hết ca tụng thơ ca Âu Tây lại thần phục Kinh Do Thái!Tại sao có thể lăng quên mấy ngh́n năm văn hiến Á Đông! Cả đời nhai cơm, húp phở lại đi khen ngợi vú đầm (chưa nói là phần lớn chúng nó chỉ ẩn hiện trên tờ giấy ố vàng mục rách!)

Thú thật tôi cũng có đôi lần thắc mắc, nhất là những năm sau này khi tóc râu bắt đầu điểm bạc: thơ ca dân tộc với láng giềng đă tiếp nhận... vú như thế nào? Có được hồn nhiên thoải mái như các sắc dân da trắng không? T́nh trai gái trong thơ của chúng ta có khi nào để lộ toà thiên nhiên của phái đẹp? Và một lần nữa thú chơi đồ cổ đă dắt tôi ṿng vo từ Đường thi, Tống từ đến Kinh Thi với Sở Từ, thi thoảng lại ghé qua các kho ca dao tục ngữ. Tôi đă mất khá nhiều thời gian mà kết quả chẳng mấy khả quan: gấm lụa xiêm y th́ nhiều nhưng trái vú sờ được nh́n thấy th́ hầu như vắng bóng! Chỉ một lần trong bài "Có Con Nai Chết" (Kinh Thi, Quốc Phong) khi người con gái xin chàng trai đừng cởi dây thắt lưng của nàng là thấp thoáng niềm hy vọng mong manh nhưng rồi cũng vuột mất.[1] Phải chăng truyền thống Nho giáo đă trói buộc t́nh tự Á đông?[2] Đọc Lư Bạch, gă playboy tài hoa sớm tối vào ra thanh lâu tửu quán hoặc Đỗ Mục, tay chơi khét tiếng bạc t́nh thời Văn Đường, thấy được má hồng cùng lưng thon là may lắm rồi! Tả sắc đẹp nghiêng thành của Dương Quí Phi trong bài "Trường Hận Ca", họ Bạch chỉ hé ra tấm thân mỡ màng của nàng dưới làn nước ấm rồi nín lặng![3] Tôi chịu khó lật lại từng trang Tục Ngữ Phong Dao của Nguyễn Văn Ngọc, đôi khi cũng bắt gặp một khoảnh da thịt hấp dẫn,

Đàn ông đóng khố đuôi lươn

Đàn bà mặc yếm hở lườn mới xinh

hoặc một màn striptease kín đáo,

Thương nhau cởi áo cho nhau

Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay

 

nhưng tuyệt nhiên không thấy cặp vú gợi hứng đâu cả![4] Bóng gió th́ có bóng gió, hiện thực lại rất mông lung,

Gió nam đánh tốc yếm đào

Anh nghĩ oản trắng, anh vào thắp nhang...

 

Cho đến Bà Chúa thơ Nôm cũng tránh né vấn đề; gặp cô gái ngủ ngày da thịt tênh hênh nhà thơ nổi tiếng tả chân của chúng ta lại dùng ẩn dụ:

... Yếm đào trễ xuống dưới nương long

Đôi g̣ Bồng đảo sương c̣n ngậm...

 

Nghĩ hơi buồn! Dân Việt cũng thuộc loài động vật có vú như ai, sao thơ Việt lại thiếu đi bộ phận này? Té ra kiểm duyệt văn hoá không chỉ là căn bệnh của các chế độ công an, quân phiệt mà thôi!

α

Tôi lại tiếp tục đào bới. Biết đâu bên dưới các địa tầng văn hoá Khổng Mạnh và Tam giáo vẫn c̣n tàng ẩn tính nết hồn nhiên chân chất của dân gian? Đi ngược ảnh hưởng của phương Bắc, t́m về nguồn gốc Đông Nam Á thử xem - chẳng phải tổ tiên xa xưa đă từng xâm ḿnh, nhuộm răng ăn trầu hay sao? Đẩy sang một bên các sách Hán tự, tôi bắt đầu sưu tập các tài liệu văn hoá Môn-Khờme và Mă Lai, mày ṃ tự học các chữ orang, kampung, makan, minum... và làm quen với những bài pantun nguyên tác.[5] Rồi sau nhiều mùa lặn lội trong rừng chữ lạ lẫm tôi đă được măn nguyện, đă tận mắt nh́n thấy susu, trái vú dân tộc nguyên sơ, bầu sữa mẹ Mă Lai chính gốc! Mời các bạn cùng tôi về thăm cội nguồn văn hoá, ngâm nga mấy câu thơ tỏ t́nh đặc sản sau đây:

Sakit kaki ditikam jeruju

Jeruju ada di dalam paya

Sakit hati memandang susu

Susu ada di dalam kebaya[6]

tạm dịch

Dẫm phải gai đau chân

Lá gai mọc giữa đầm

Nh́n thấy vú đau ḷng

Vú dưới yếm đầy căng

 

Di mana kuang bertelur?

Di atas lata, di ruang batụ

Di mana abang nak tidur?

Di atas dada, di ruang susu.[7]

tạm dịch

Ó làm tổ ở đâu?

Nơi lũng sâu, góc núi.

Người t́nh muốn ngủ đâu?

Gối đầu trên đôi vú.

 

Tôi xin phép tạm ngưng ở đây; gọi là dẫn chứng vài câu khai vị. Mấy trang này đă giúp tôi xoa dịu phần nào cái mặc cảm mất gốc của ḿnh. Bây giờ mời các bạn làm một chuyến hành hương văn hoá, tự thân t́m lại lai lịch tâm t́nh của giống ṇi. Biết đâu ngày nào đó một người trong các độc giả của bài viết lôi thôi tuỳ hứng này sẽ nhẫn nại đi xa thật xa, sẽ may mắn t́m ra nơi chôn nhau cắt rốn văn hoá của các tộc Việt ngày xưa.

 



[1] Xem nguyên tác "Dă hữu Tử Quân", bài 23 trong Bernhard Karlgren, The Book of Odes, Stockholm, 1950.

[2] Trong bài "The Oldest Chinese Poetry" dịch giả Arthur Cooper lên án giới Nho sĩ đă cắt đục Kinh Thi v́ các quan điểm luân lư của họ. Xem The Translator’s Art, Penguin Books, 1987, tr. 62.

[3] Mớ nhận xét tài tử trong bài này không có tham vọng của một chuyên khảo và chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Mặt khác các chấm phá này chỉ liên quan đến thơ. Ai quen biết văn xuôi Trung Hoa đều không lạ ǵ với những trang đậm đặc dục t́nh của Kim B́nh Mai, Nhục Bồ Đoàn, v.v.

[4] Nói cho chính xác văn chương dân gian rải rác cũng gặp vài trái vú... nhưng chúng chẳng quan hệ ǵ đến thú vui luyến ái hoặc hạnh phúc lứa đôi. Đó là những cái vú của tướng học và kinh nghiệm b́nh dân về cơ thể đàn bà như "nhớn vú bụ con", "thâm dưa th́ khú, thâm vú th́ nghén", "vú bánh dầy, má bánh đúc", đại loại... Hoặc những cái vú lầm than cơ cực của thân phận gái quê: Một ngày ba bận trèo đèo V́ ai vú xếch, lưng eo hỡi chàng! hay là Chửa chồng, yếm thắm đeo hoa Chồng rồi, hai vú bỏ ra tày giành! Và hai câu tố cáo ách nặng phong kiến mà chúng ta vẫn nghe quen: Bộ Binh, Bộ Hộ, Bộ H́nh, Ba bộ đồng t́nh bóp vú con tôi!

[5] Pantun là thể thơ truyền khẩu lâu đời của văn hoá dân gian Mă Lai, Nam Dương. Bắt đầu được phổ biến ở Âu châu vào đầu thế kỷ 19. Pantun đă chinh phục nhiều nhà thơ, trong đó có Victor Hugo. V́ một lỗi chính tả hay phát âm vào thời đó, pantun đă trở thành pantoum từ ấy đến nay ở Pháp.

[6] Susu trong tiếng Mă Lai có nghĩa là Vú hoặc Sữa. Các âm tiết của từ này vẫn c̣n trong tiếng Việt ngày nay: khi một đứa bé Việt Nam bú "Sữa" mẹ th́ em được gắn chặt với cội nguồn theo nhiều nghĩa, cả văn hoá lẫn sinh thành.

[7] Hai bài pantun trên được trích từ Pantouns Malais do Georges Voisset tuyển dịch cho nhà xuất bản Orphée/La Différence,1993, và Anciennes Voix Malaises do Francois-René Daillie tuyển dịch cho nhà Fata Morgana,1993.