BẮC  KINH, QUÊN  VÀ  NHỚ

                                                                                       CHÂN  PHƯƠNG

 

 

     Tôi đến Bắc Kinh lần đầu vào tháng Tư 1996, bảy năm sau sự biến Thiên An Môn. Vào tiết lập xuân những cành đào khoe sắc trong nắng gió rất ư nghệ thuật vị nghệ thuật! Tôi lang thang khắp cố đô giữa biển người du khách, quá muộn để đóng vai chứng nhân mà làm thi sĩ th́ khôi hài lạc lơng…

     Những vệt máu khô đă mất dấu, mớ thây người cũng ră mục từ lâu. Nơi quăng trường của tội ác tôi chợt thấm thía câu nói của Adorno: Sau Auschwitz làm sao có thể tiếp tục viết những bài thơ! Và nỗi bi phẫn câm nín một lần nữa lại theo tôi trở lên thang máy bay – y như mười năm trước đó khi tôi rời màu cờ máu ở Tân Sơn Nhất với lời nguyền không bao giờ trở lại.

     Vậy mà niềm ám ảnh khôn nguôi vẫn cất lời. Dù năm tháng mưu sinh nơi xứ người lặng lẽ trôi nhanh, thỉnh thoảng từ bên kia trái đất (hay từ bên kia thế giới?) bất chợt các câu chữ, ư tượng, tiết nhịp tôi không chờ đợi lại ẩn hiện trên trang bản thảo.

     Giờ đây, mười hai năm sau, tôi lại lê bước trong trí tưởng giữa Bắc Kinh đang chuẩn bị tưng bừng cho mùa Thế Vận Hội. Mặc cho đám đông náo nức trước ngày giờ khai mạc ---(Kính Bái Thể Thao! tôn giáo và nha phiến mới của kỷ nguyên toàn cầu hoá!);tôi đi ra ngoại ô ngồi uống rượu với đám dân công rách rưới và ngước nh́n bầu trời đỏ quạch trùm phủ thủ đô, không chỉ v́ bụi khô sa mạc mà c̣n v́ tâm sự của riêng ḿnh… 

 

 

 

                 I. VẪY BÚT GIỮA THINH KHÔNG

 

                 Này cành đào Bắc Kinh

                 c̣n nhớ mùa xuân máu?

 

                 Trời xanh không nước mắt

                 Gái đẹp cười vô t́nh

 

                 Lăng mộ nằm tịch mịch

                 Thiên Đàn đứng nín thinh

 

                 Mấy ngh́n năm hận sử

                 chồng chất xác dân lành

 

                 Bạo chúa nối bạo chúa

                 Bao giờ mới văn minh?

 

     I.  Ngắm hoa đào nở thắm giữa giai nhân tài tử  chen chúc du xuân người du khách không thể không nhớ đến câu thơ Thôi Hộ, đào hoa y cựu tiếu Đông phong…Thiên đàn là đài tế trời lập dưới triều Minh và cũng là điểm nóng của du lịch Bắc Kinh, không thua ǵ lăng mộ nhà Minh tọa lạc gần đó ở một nơi sơn thủy hữu t́nh.

 

 

                 II. MÁC  MAO  MẮC

 

                 Biện Chứng?   ha ha ha

 

                 Dịch Lư?   hi hi hi

 

                

                 từ Mác             đến Mao

 

                 bao nhiêu mồ tập thể?

                 bao nhiêu núi sọ đầu?

 

                 các sử gia đếm măi chưa xong

 

 

                 từ                     tôi                    chưa

                 Mao                 rảo                   đầy

                 đến                  bước                ba

                 Mắc                                         phút

 

     II.  Mác là Karl Marx, thủy tổ của mọi phong trào và đảng phái cộng sản mà Mao là một trong các lănh tụ nổi bật. C̣n Mắc là tiệm fast food số một trên thế giới; từ lăng Mao ở Thiên An Môn nh́n chéo qua góc phố có thể thấy rơ bảng hiệu Mac Donald gần đó!

 

 

                 III. BEIJING  RAP

 

                 Chiến dịch đầu xuân chia làm nhiều mũi tiến công

 

                 Nhật đóng chốt Vạn lư trường thành

                 Anh Pháp Đức tràn vào Cấm cung

                 Úc chiếm Thiên đàn

                 Mỹ vây Minh lăng

 

                 những cành đào phản trắc chỉ đường cho giặc

 

                 Kinh đô bỏ trống

                 toát hoát Ngọ môn

 

                 Chín con rồng bị các máy ảnh bắn phá không ngừng

 

                 Lầu Trống                                           Lầu Chuông

                                            câm như hến

 

 

                 chẳng c̣n ai chống giữ

                 trước mấy cổng thành

                 bọn bán đồ cũ bận đổi chác chiến lợi phẩm

 

                 tại tiệm lớn MacDonald

                 liên minh du khách quốc tế ăn mừng đại thắng

 

                 ***

 

                 Cuộc chiến này không gươm súng

 

                                         một tỉ chiếc xe đạp di tản về đâu?

 

                 ôm ṿ rượu mang tên Khổng Tử

                 tôi nh́n   cờ phướn   diều giấy   phất phơ

 

                 chưa kịp đoán ra chiều gió

                                                                 đám tắc xi đă trờ tới bất ngờ

 

 

                                         LỐI  NÀY  VỀ VỊT  QUAY

 

                                                     HƯỚNG  NỌ  ĐẾN  LẪU  CỪU

 

                 c̣n chần chờ ǵ nữa!

 

 

     III. Bạn đọc chắc c̣n nhớ cuối thế kỷ 19, mượn cớ dẹp loạn Nghĩa Ḥa liên minh tám nước phương Tây đă tấn công rồi cướp bóc Cấm cung với nhiều cung điện khác ở Bắc Kinh. Nằm gần Trung Nam Hải,  Chín con rồng do vua Càn Long dựng khi thống nhất Trung Hoa xây lên đế nghiệp Thanh triều. Ṿ rượu mang tên Khổng Tử không phải là ẩn dụ; ḍng họ ông Khổng ngày nay mở nhiều ḷ rượu gia truyền nơi thôn ấp xưa và đặt các tên nặng kư như là Khổng Gia Tửu. Bạn nào có dịp ghé nhớ nếm thử, ngon không thua rượu Ngũ Gia B́.

 

 

                 IV. THẠCH THUYỀN KHÚC

 

                 những chiều mưa nhẹ

                 bước xuống thuyền đá

 

                 đóng vai phế đế

                 uống say ngà ngà

 

                 cởi quăng long bào ngọc tỉ

                 gối đầu trên thịt da gái lạ

 

                 ôm đàn ca hát

                 nh́n các triều đại

 

                 trôi qua

                                                     trôi qua

 

 

     IV. Thay v́ tân trang hải quân, Từ Hi thái hậu lại dùng ngân quỉ quốc pḥng mướn bọn thợ đá chạm khắc thuyền rồng bằng đá  có tên là Thạch Thuyền. đặt nơi ven hồ thoáng đăng. Những ngày mưa gió Từ Hi lên thuyền đá thưởng thức trà quí vừa ngắm mưa rơi.

 

 

 

                 V. VÂN CẨU BI CA

                                         tưởng niệm Cố Thành

 

 

                 xuôi bờ Hoàng Hà

                 ngược ḍng Dương Tử

 

                 bay ngang Trường Thành

                 chạm đỉnh Thái Sơn

 

                             những vệt xám dài hằn trên nương ruộng

                                         những lằn đen in dấu khắp thôn hương

 

                             từ Ân Thương qua Tần Hán

                                         từ Khổng miếu đến Mao lăng

 

                 rơi xuống

                 thành máu dân đen

 

                 rơi xuống

                 thành lệ oan hồn

 

                 những áng mây trôi chậm

 

                                                     những áng mây buồn

 

                                                                             những áng mây cắm ba nén hương

 

 

     V. Cố Thành, con thi sĩ Cố Công, là một trong những nhà thơ tài hoa của Mông Lung Phái. Sau sự biến Thiên An Môn ông trốn ra nước ngoài rồi sống lưu vong với vợ ở Tân Tây Lan. Ít năm sau nhà thơ-đạo sĩ này lâm vào khủng hoảng; ông giết vợ với một lưỡi ŕu rồi tự sát.