TỪ HỎA NGỤC ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG GIẢ
Đỗ Mạnh Tri *
(tiếp theo )
III - BỔ TÚC LƯ LỊCH CHO LOÀI DI DÂN
Tuy xuất bản sau NGHĨA ĐEN, tập thơ này mang cùng một tâm trạng và có lẽ được sáng tác cùng thời. Bổ Túc Lư Lịch... là Nghĩa Đen trong hành tŕnh người di tản. Tập thơ mở đầu bằng một thứ melting pot khốn khổ. Cái "đàn nguyên âm phụ âm cơng đội tiếng mẹ" trong Nghĩa Đen đă tới trại tị nạn th́ dù muốn dù không cũng phải cơng đội đủ thứ và "động từ giới từ tĩnh từ" đánh vần kiểu nào rốt cuộc cũng không ngoài ngôn ngữ kodakcolor, esperanto loạn xạ, chung cho "Triều Châu Quảng Đông Khơ me Lào Trung Nam Bắc", chung cho những đồng cắc lẻ, những túi xách linh tinh lỉnh kỉnh. Kodakcolor, xanh đỏ tím vàng, mang cùng một nghĩa, tươi cùng một màu. Màu xanh. Màu của môi trường mới, của thế giới mới? Hay của "tương lai trống hoác"? Chỉ biết, đă "buộc chặt vào bao tử" giấy phép thông hành và lên máy bay th́ người tị nạn
giă từ những lá cờ đỏ
bắt tay tấm giấy bạc xanh
keep it up
(Lật Trang Đời)
Xin đừng hiểu lầm thi sĩ. Người ta ra đi v́ nhiều lư đó. Nhưng ra đi v́ lư do ǵ đi nữa cũng khó thoát khỏi quỹ đạo của tờ giấy bạc xanh. Mà không ra đi cũng thế. Không ra đi có thể c̣n tệ hơn như đă thấy trong Nghĩa Đen và ...trong chuyện thời sự Việt Nam. Cũng không nên nghĩ oan cho tờ giấy xanh: nói theo kiểu Phương Sinh, nó chỉ là tờ giấy xanh, kư hiệu của một sự đổi chác nào đó, nếu không có những ng̣i bút vô h́nh chấm mực hay vấy máu viết vẽ lên trên ḍng chữ phù phép, nét họa thần tiên. Vải đỏ là vải đỏ nếu ḷng người không nhuộm cho nó màu vàng của dân tộc, màu đỏ của lễ hội hay của máu.
Mâu; biểu tượng, lá cờ đỏ. Thuẫn: thần tượng, giấy bạc xanh. Từ đề đến phản đề, trên con đường biện chứng, người tị nạn đi t́m tự do sẽ thấy được cái họ t́m? Người tín đồ ra đi để "giữ đức tin" sẽ giữ được niềm tin? Hay rồi ma đưa lối, quỹ dẫn đường sẽ đẩy họ vào cái "vũ điệu hai chiều", tổng đề của hành khúc mới một chiều kết thúc tập thơ? Từ đám 30 tháng Tư đến bọn H.O. chân ướt chân ráo, từ đám du học năm xưa đến lũ boat people hôm nay, kẻ một năm, người mười năm, hai mươi năm,... chủ, thợ, sang, hèn, Công giáo, Phật giáo, thân cộng, chống cộng, thượng tọa, linh mục, đức ông, đại đức... thành viên cá nhân hay tập thể của một cuộc thi đua tàn nhẫn
da vàng da đỏ
da trắng da đen
bệnh viện ḥ hẹn nghĩa trang
ngân hàng bắt tay ṣng bạc
(Hành Khúc Mới)
phải gắng sức mà trèo, nhắm lá cờ xanh cao chót vót trên kia. Chẳng có con đường nào khác nếu muốn thành hậu duệ của lạc đà. Không biết chen lấn "mỗi năm một bậc / cầu thang thăng tiến", chỉ sơ ư đôi chút với những chuyện không đâu như kư ức, lá vàng...là trượt cẳng như chơi. Mà trượt là rơi xuống "phía dưới tối tăm", phía của "địa ngục đói nghèo". Giữa hai bài đầu và cuối tập, 28 bài c̣n lại "bổ túc" cho cái lư lịch khởi đầu bằng tấm giấy bạc xanh, h́nh ảnh của đất hứa American Dream, và tiếp tục cũng vẫn một tấm giấy bạc xanh nhưng là biểu tượng khắc khe của một thiên đường giả. Đất Hứa cũng là đất hứa! Thiên đàng Bắc Mỹ có khi là một ṣng bạc tàn nhẫn. Tấm giấy bạc xanh, mặt trái của lá cờ đỏ? “Sài G̣n Boston.../ Manila Vancouver.../ Paris Bangkok” ... đâu đâu cũng những "mâm cỗ bàn vung văi thịt người"; "cộng sản tư bản / kéo màn hạ màn" (Chuyện Phào). Chỉ có thế? Có thế, mà không phải thế.
So với Nghĩa Đen, Bổ Túc Lư Lịch... có ǵ như bi đát hơn. Trong Nghĩa Đen tuyệt vọng c̣n là t́nh cảm mạnh, trong Bổ Túc Lư Lịch... h́nh như tuyệt vọng đă nhường chỗ cho vô vọng. Có thể coi tập thơ như bản điếu văn cho một cái ǵ đă chết. Trên một b́nh diện nào đó, loài di dân đă chết. Người ta đă "hội nhập". Người ta đă quen đi và người ta đă quên đi! Quên đi trong chính nỗi nhớ niềm đau được tẩm liệm bằng thứ văn chương phù chú hay những điệu nhạc pḥng trà. Người ta "bắt chước mấy bà tiên / vung đũa thần ráp lại y nguyên / thi ca / độc giả / ánh trăng"; người ta dùng những khuôn sao cũ như là bùa hộ mệnh, rồi nhảy vào những "vũ điệu quay cuồng" của cuộc đời nhàm chán. Chỉ c̣n biết cạnh tranh dân chủ trong các cuộc thi đua "hoa hậu". Trí nhớ càng ngày càng đầy "quảng cáo", mỗi mùa Xuân về lại xóa thêm đi chứng tích của thời gian ( Tấm Ảnh mới nhất của Mùa Xuân) để người ta "hồn nhiên" "quay mặt với thiện ác giả chân" (Bổ Túc Lư Lịch Cho Loài Di Dân ).
Và nếu c̣n chút chi rơi rớt đáy ḷng th́ đă có sẵn kế hoạch để vô hiệu hóa những t́nh cảm không đâu bằng cách sắp xếp chúng theo qui định của đời sống mới. Ngày xưa, nơi quê nhà làm ǵ có tổ chức và lănh đạo (như ngắm trăng có tổ chức trong LY THÂN của Trần Mạnh Hảo). Bây giờ, trong thế giới tự do, thế giới của khoa học kỹ thuật tối tân, đi đúng nằm ngồi cũng cần coi những chỉ tŕnh và rà soát bộ nhớ:
tôi thả óc liên tưởng
qua bên kia trái đất
nơi chéo góc trại giam
gần cổng tha ma
để nó ngồi buồn năm phút
rồi thu hồi trở lại ...
(Liên Tưởng Mùa Xuân)
Hội nhập tới mức đó là siêu lắm. V́ tới mức đó, tức là tự thị trường hóa, vi tính hoá trong một nếp sống làm bằng phế thải ,bằng rác rưởi và mảnh vụn của mọi giá trị đă tàn phai. Một mùa đông dài của t́nh cảm, của tâm hồn bắt đầu... Sống như cổ máy, sống như đă chết:
chẳng phải Đồng Nai
Hương giang
đang cứng lạnh từng phần
như chi thể người sắp chết
ḍng nước xám kia là sông Charles
phi trường Logan
mỗi phút một chuyến bay
văn minh
thị trường
súng đạn
đến rồi đi
nền công nghiệp đóng hộp
mọi nỗi niềm c̣n lại
chính là mùa đông dài
(bài thơ của người chờ quốc tịch)
H́nh ảnh mùa đông trong Bổ Túc Lư Lịch... là h́nh ảnh của khô cứng tàn tạ, mất mát và tan ră. Tất nhiên không phải do ảnh hưởng khí hậu! Ngay từ CHÚ THÍCH CHO NHỮNG NGÀY CÂM NÍN đă có "vết cắn mùa đông", vết cắn của thời gian và thời cuộc. Trong bài " Báo Cáo với Thời Gian" của tập CHÚ THÍCH...Phuơng Sinh đă nói về mùa xuân đui mù, mùa hè lăng tai, mùa thu tàn phai, như tất cả chỉ là mùa đông điên dại. Trong Bổ Túc Lư Lịch..., khi "mùa xuân trộm đạo quay về" th́ "nỗi đau lớn ngày càng nhỏ đi" và "các niềm hy vọng bị mất cắp" (Tấm Ảnh Mới Nhất của Mùa Xuân); khi "đêm hè cất tiếng hát phiền muộn với lũ đồ vật phế thải" th́ trăng đă chột và "những tờ báo hôm nay rơi / vỡ tan / trên trang báo năm qua" (Bản Tin từ Trăng Chột); trước khi thổi lên ngọn gió cuối thu th́ " sự thật là điều trước đó chúng đă lăng quên", đă từ lâu chúng "vĩnh biệt các thứ kỷ niệm với người chết" để "ráo riết đuổi chụp / ư nghĩa chấp chới của tờ giấy bạc" (Năm Mười Ngh́n Lẻ Một). Cứ thế th́ một ngày kia:
các xa lộ sẽ tuần tự đưa các người
đến giấc mơ nằm trong tủ kính lắm màu
khi ấy viện thẩm mỹ sẽ xóa sạch vết nhăn trên mặt
cũng như nếp hằn trong ư nghĩ của đàn bà
c̣n đàn ông rảng rỗi th́ đi lượm
từng ḥn đá ném hụt trong quá khứ
chất chồng
làm đài tưởng niệm tập thể
nỗi trống vắng những mùa đông sắp tới
(ghi chép vụn)
Nhưng không chỉ có thế, không hẳn có thế. Lư lịch loài di dân lênh đênh hơn nhiều. Chính trong mùa đông cứng lạnh có "nỗi trống vắng". Trống và vắng đúng là cơ may cho thân phận di dân. Tâm trạng người di tản là tâm trạng lạc lối. Lúc c̣n ở nhà, muốn đi thật xa. Khi đă đi xa lại thấy quá a. Tới ơi, thấy rằng cái chiêm bao thành hiện thực cũng chẳng ra ǵ, nơi đất hứa này cũng có bọn ăn xin gảy đàn / một tên khùng thuyết giảng (lạc lối). Không phải hỏa ngục đâu, nhưng cũng chẳng phải thiên đàng. Nơi đây cũng có những vấn đề trầm trọng của nơi đây
Pan Am vừa xập tiệm tháng trước
cả lục địa này sớm muộn cũng thế thôi
(tối thứ năm)
Có điều xập tiệm hay không, người lạc lối tới đây vẫn "hết lối quay về"(Lạc Lối), và sẽ vĩnh viễn bơ vơ nơi đất khách, sẽ măi măi là "Người Tuyết mồ côi", là "quả tim không địa chỉ" của một "cuộc đời mắc cạn". Và cuộc đời mắc cạn của người di tản nằm trong sự mắc cạn của cả một thế giới đảo điên, của một cuộc sống đầy bất trắc. Hoàn cảnh người di tản có lẽ giúp họ cảm nhận mănh liệt hơn sự trống rỗng của thế giới hiện đại và nếp sống tha hương giúp họ thấm thía hơn một sự thiếu vắng không chỉ dành riêng cho họ:
quăng bánh sinh nhật cho thủy triều
vứt gia phả vào sa mạc
Halloween trái bí tha hương
Halloween cỏ bồng vô tổ quốc
…
Halloween da vàng gói quả tim không địa chỉ
Halloween chân đất lê giày vớ lưu đày
quạ đen tha mất đũa thần
bà tiên trông ngóng đám mây
Halloween hoàng tử ăn mày
Halloween công chúa mồ côi
trên cái giường phù thủy
nheo nhóc đàn con chó sói
(tàn mùa dạ hội)
Không cần đi xa mới thấy ḿnh bật rễ, ở nhà cũng có thể nhận ra số phận "lưu đày". Nhưng nơi đất khách t́nh tự "mồ côi" dễ nhận ra hơn. Mồ côi, lạc lối, lưu đày là những thực trạng xă hội nhưng trước hết là những t́nh tự của ḷng người về một sự trống vắng mà hoàn cảnh có thể khơi dậy nhưng không thể tạo ra. Những t́nh tự ấy chứng tỏ vẫn c̣n một cái ǵ bất diệt:
thà hoàn toàn mất hết lương tri
hơn là c̣n một tí
làm sao khấu hao phần c̣n lại đó
hỡi các anh các chị ?
(ghi chép vụn)
Cái phần không thể khấu hao, không thể thị trường hóa, không có cách nào cho vào máy vi tính, chính v́ cái phần đó mà lá vàng vẫn là lá vàng:
một tiếng bảy đồng / một phút mấy cents
một cent mấy chiếc lá vàng?
(Khúc Dạo Chiều Thứ Sáu)
tiền nào mua được nỗi buồn của mùa thu?
lá vàng chẳng phải nước mắt mùa thu
lá vàng là lệ khô của Mỹ châu
(Tối Thứ Năm)
Lệ khô của Mỹ châu, th́ có kém ǵ nước mắt của Mỵ Châu? Hoàn cảnh khác, cùng một nỗi buồn. Buồn đi với nhớ:
sưu tập những áng mây sầu
nhâm nhi cơn say đất trích
mỗi ngày đọc báo nghe tin
các hoa khôi ngày trước bây giờ
gơ đũa đập bát xua mấy con ruồi
…
đêm qua nằm mơ
nh́n c̣ rạc từng đàn vỗ cánh bay
nỗi hoài hương là vũng ao tù c̣n trơ lại
tỉnh dậy tôi vẫn nhớ rơ ràng
h́nh ảnh ḿnh
ôm khẩu súng hết đạn
lặn hụp dưới đó
t́m những niềm đau mới
(1993)
Những niềm đau mới hay những niềm đau cũ? Cũ, mới chẳng có nghĩa lư ǵ ở đây. Cái "c̣n một tí" là cái mới từ ngàn xưa. "Trải qua một cuộc bể dâu" ... thời nào, nơi nào cũng có những người than như vậy, giữa đám người "hồn nhiên". Bực ḿnh muốn đạp tiêu pḥng mà ra... Thái độ cuồng nộ này, đám đông thường coi là quá khích. "Có tiền mua tiên cũng được", người đời hay nghĩ thế, dĩ thực vi tiên mà. Nhưng chiếc hài của Cendrillon (Trích Điếu Văn cho Tính Hồn Nhiên), con thuyền tị nạn rong rêu nằm trong đáy kư ức,câu thơ lục bát và nàng Bạch Tuyết với trăng rằm... thuộc loại khác.
Đọc Phương Sinh thấy anh rất bi quan nhưng không tiêu cực. Đó là thứ bi quan không nhẫn nhục, không nhượng bộ, giàu tính phản kháng. Nói cách khác, đây là thái độ lạc quan của người đứng trước vực thẳm. Lạc quan nhưng không ảo tưởng.
Sisyphe phải ngày ngày bê một tảng đá lên tận đỉnh núi, nhưng chưa tới đỉnh tảng đá lăn xuống, để chàng lại phải vần nó lên cho nó lăn xuống một cách ác độc và vô nghĩa. Có thể chúng ta là một lũ Sisyphe. Nhưng biết đâu chẳng có ngày cùng nhau xây được lâu đài trên đỉnh núi? Tại sao ta không
...leo lên ngựa sắt
nhổ một bó tre già
đập nát
lũ nhà xe mua trả góp
rồi phóng thẳng lên cực Bắc
lắp tên bắn rụng
mặt trời
(Phác Thảo cho Một Nỗi Buồn, tiếp và hết)
Được vậy sẽ hết cái án chung thân vần đá như những con dă tràng. Sẽ không c̣n phải kêu lên như Hamlet: "The time is out of joint!". Nhưng thử bị quân hơn: ta không có tre già ngựa sắt, ư chí của ta hoàn toàn bất lực, ta măi măi đẩy nó lên nhưng tảng đá khổng lồ kia cứ măi măi lăn xuống, thời cuộc cứ măi măi đảo điên, chiến tranh vẫn tiếp nối chiến tranh, thù hận vẫn đẻ ra thù hận, áp bức và bất công tiếp tục chồng chất, "máu pha thêm máu ". Cho dù có thế đi nữa, không ai cấm nổi những tiếng "thét câm" làm chứng cho sự có mặt của con người. Đứng dưới chân núi, Sisypha vẫn có thể nh́n lên, kiêu hănh. Phật tại tâm. Tâm khác nh́n khác. Nh́n khác th́ đời khác.
Trách nhiệm và ước mơ của thi nhân phải chăng là ở sự "khác" ấy? Khi lịch sử biến đổi, tiếp tục nâng niu một cái "khác" để con người vẫn giữ được cái "c̣n một tí" nó làm cho ḿnh "khác" ḿnh để ḿnh vẫn c̣n là ḿnh và có khả năng tiếp nhận người khác, hơn nữa khả năng nhận diện hay ít ra tiến tới cái "khác".
"Trên đường t́m sự thật thi ca", lời tâm niệm của Phương Sinh, có thể hiểu là t́m cái "khác", sống "khác" để sống cho ra hồn, nghĩa là để hồn - cái "c̣n một tí" - có thể bộc lộ trong cuộc sống.
CHÚ THÍCH
Thơ Phuơng Sinh có nhiều lối hiểu. Theo tôi, có ít ra ba lối đọc. Tầng nhẹ nhất là tầng thời sự. Rồi đến tầng suy tư lư luận. Sau cùng là tầng của thi ca. Ba tầng ấy lồng vào nhau.
Đọc từ góc độ thời sự, người ta sẽ chất vấn Phuơng Sinh về nhiều chuyện, thậm chí chụp mũ. Chính Phương Sinh cũng biết thế. Trong một đôi bài, nhà thơ phải kín đáo đính chính, chẳng hạn mấy câu trong bài Đọc Thơ Trên TiVi, (tập Nghĩa Đen):
thơ tôi không ṿng vo biện hộ tranh căi
cũng chẳng có khả năng chở che giải thoát ai
phía sau những h́nh tứ cầu kỳ này
hoàn toàn vắng bóng mật vụ, t́nh báo, cửa hậu
Mấy câu thơ nầy đủ chứng tỏ t́nh cảnh nhiễu nhương của "loài di dân". Không đáng lưu ư. Khi người ta lẫn thơ với báo, lẫn thông tin với tuyên truyền, đồng hoá yêu nước với yêu xă hội chủ nghĩa hoặc nghĩ rằng yêu nước chỉ là chống cộng v.v. ... và bắt văn học phải phục vụ chính trị th́ có lưu ư cùng chả làm ǵ được.
Đứng từ quan điểm phê b́nh và lư luận, người đọc nhận ra những trào lưu, những ảnh hưởng (chủ nghĩa hư vô, triết lư hiện sinh, văn chương cuồng nộ, văn học phản kháng) và có thể đặt những câu hỏi có tính cách triết lư. Chẳng hạn "từ cái chết của lũ sớ cây ră mục bầm đen. Màu trắng chỉ là sự ngụy trang", th́ khởi điểm là ră mục bầm đen; nhưng nếu"giấy trắng tự bản chất là sự lừa dối đầu tiên và sau cùng" th́ tất cả là ngụy trang, là lừa dối, kể cả cái ră mục bấm đen. Vậy th́ ngụy trang bắt nguồn từ đâu? Khởi điểm, ṿng tṛn, bản chất là những khái niệm gặp nhiều trong ba tập thơ. Giữa ba khái niệm ấy có sự trục trặc. Đă là ṿng tṛn tất không khởi điểm. Nếu có ngụy trang có thể đi t́m bản chất, nhưng tất cả là ngụy trang th́ t́m đâu ra bản chất? Tôi thích đọc ở tầng thứ ba, tầng của thi nhân trong ḷng thời cuộc. Phương Sinh là một thi sĩ hoàn toàn hiện đại, sống sâu xa thời cuộc bằng chính ḷng ḿnh. Từ kinh nghiệm riêng tư của người di tản, tại một nơi có thể coi như trung tâm của "thế giới mới", Phương Sinh đă vượt hẳn những ǵ có tính cách cục bộ để hiện diện với con người thời đại. Không cần biết thân phận người di tản, không cần biết Việt Nam người đọc vẫn cảm được thơ Phương Sinh. Không phải v́ Phương Sinh quên Việt Nam hay bỏ loài di dân. Trái lại. Chính v́ không lo khẳng định tính cách Việt Nam, Phương Sinh đă Việt Nam một cách chân thực và hiện đại.
(Bài nhận định-phê b́nh này đă đăng trên báo TIN NHÀ (Paris) và HỢP LƯU số Tân Niên 2-1995. Bản đánh máy lần này đă được nhuận sắc và xem lại chính tả.)
* Đỗ Mạnh Tri trước đây dạy Triết tại Paris vừa là người chủ trương tạp chí và nhà xuất bản TIN NHÀ ở Pháp .