TỪ HỎA NGỤC ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG GIẢ
Đỗ Mạnh Tri *
Sau CHÚ THÍCH CHO NHỮNG NGÀY CÂM NÍN (1989-92) và NGHĨA ĐEN (1993) ,
nhà xuất bản Tŕnh Bầy vừa cho phát hành BỔ TÚC LƯ LỊCH CHO LOÀI DI DÂN của
Phương Sinh ( một bút danh khác của thi sĩ Chân Phương ) .
Ba tập thơ như ba chùm hoa quư thi sĩ trao tặng làm của tin cho một thời đen tối đă qua, đang qua và … đang tới. Thơ Phương Sinh không thuộc loại dễ đọc. Riêng tôi, có đôi chỗ đọc không hiểu. Và khi hiểu cũng có nhiều cách hiểu. Tất nhiên, thơ bao giờ cũng có nhiều cách cảm nhận, nhưng thơ Phương Sinh thật đặc biệt ở điểm này.
I - CHÚ THÍCH CHO NHỮNG NGÀY CÂM NÍN
Là tác phẩm đầu tay gồm 56 bài, tuyệt đại đa số sáng tác trong nước. Có điều động từ “sáng tác” không biết có nói lên đủ ư nghĩa của những “chú thích” thoát ra từ cơi mà thi sĩ gọi là “âm ti”? Khi bị bánh xe tăng của độc tài nghiền nát, người ta làm ǵ được hơn là bật ra những “chú thích” như xương gẫy, như máu trào, như những mảnh thịt, mớ óc tung tóe. Khi
…chữ nghĩa là độc quyền của bọn giết người
và ngôn ngữ chỉ là những bọc nhựa khổng lồ
chứa đựng máu tươi
(Tuyên Ngôn của Tôi)
th́
vấn đề không phải là bút pháp
vấn đề không phải là văn phạm
vấn đề không phải là nội dung và h́nh thức
(Vấn Đề)
Vấn đề là phá tung cái khuôn ngôn ngữ lải nhải và khước từ những giọng điệu thơ mộng nhàm chán để sự câm nín thành lời.
Phương Sinh cầm bút như cầm dao cầm búa. Viết như đâm như chém., như ném vào sọt rác của thời gian, của cái gọi là lịch sử, những mảnh vụn c̣n lại của sự tàn phá. Cách đặt câu, dùng chữ, xếp chữ, táo bạo và bất ngờ. Những từ ngữ hung tợn hay gọt giũa nằm cạnh những lời hiền hậu, đơn giản. Giọng điệu đang phẫn nộ, đột nhiên trở ra b́nh thản, như đùa. Những h́nh tứ cầu kỳ, những ẩn dụ khúc mắc pha lẫn với h́nh ảnh sáo. Có rất nhiều đứt đoạn về lời cũng như về ư, kiểu ông nói gà bà nói vịt. Đọc thơ Phương Sinh có cảm giác thi sĩ muốn phá vỡ những ràng buộc vô h́nh làm bằng tập quán, bằng sự vô tư hay vô t́nh, và có lẽ cả bằng thi ca, để đưa người đọc đến chỗ cảm nhận sự thật bằng con mắt thứ ba, con mắt cho ta nh́n thấy thực chất đằng sau hiện tượng, thực chất của tàn bạo đàng sau những hành động tàn bạo, thực chất của sự hèn mạt đằng sau thái độ hèn mạt. Vài ví dụ:
Tin Vắn
tôi là cơn điên
c̣n sống sót giữa sự vật mồ côi
là miếng giẻ nhét vào mồm
là mảnh vải đen bịt mắt
là vũng máu khô
không c̣n nhớ những phát đạn bắn vào đầu
muốn biết tôi là ai chăng?
tôi chính là sự câm nín hèn hạ của các người
Mặc Niệm Tôi , 5
hôm qua mở nắp cầu xí
con mắt bên trái của tôi thấy cái xác chim
chắc có uẩn khúc ǵ đây trong công thức Einstein
hoặc trục trặc biên sai từ lư thuyết h́nh sinh
chẳng lẽ v́ năm mười tám tuổi
tôi đă thưởng thức quá nhiều nhạc Chopin
hay tại v́ đêm qua trong giấc mơ
tôi đă quên mang mục kính
…
hôm nay mở nắp cầu xí
con mắt bên phải của tôi thấy cái xác người
Tranh Không Lời
khúc xạ qua hạt nước mắt
trái đất có vẻ nhỏ đi
các rào kẽm gai nhích gần lại
quá khứ với hiện tại ép mỏng vách nhà tù
vách nhà tù với bộ da kẹp xăng uưt hiện tại
cái tôi biểu kiến ngồi nhai vài tỉ lệ địa lư
rơi ra mấy đường kinh vĩ của âm ti
Trên Màn Ảnh Nhỏ của Thượng Đế
con cá biển Đông
trong bồn nhà bảo tàng thiên đàng
nhởn nhơ nhai mấy cọng rong nhựa dẻo
thơ thẩn đớp bong bóng nước sản xuất
từ hệ thống lọc dùng năng lượng mặt trời
và trong lúc chờ đợi giao hợp
với con cái
được các thiên thần hải dương học chọn lọc cẩn thận
bất giác
thèm rơ răi
ôi những buổi tiệc thịt người
Lên án một chính thể đă đưa dân tộc đến chỗ phá sản toàn diện là chuyện sơ đẳng. Nhưng xét cho cùng lên án có đi tới đâu? Trên đời này có biết bao nhiêu điều tai ác bị mọi người lên án, v́ phải lên án cho hợp lệ hợp đạo, hợp truyền thống, hợp thói quen, rồi đâu vẫn hoàn đấy. Một tập quán đối diện với một tập quán, một hệ thống đương đầu với một hệ thống : chuyện tầm phào, ngoài cuộc sống. Sống, chết không phải là một hệ thống. Những bản án đầy hiện thực vẫn không hiện thực bằng nỗi đau và nhục của con người bằng xương bằng thịt khi nhờ tài năng thi sĩ đă được thành lời. Mấy bài thơ trong CHÚ THÍCH…chẳng lên án ai, chẳng chống đối ai. Phương Sinh như người làm vườn trong cơn băo, ôm trọn tang thương trong mấy khóm hành trơ trụi nơi góc vườn. Có thể nghĩ rằng thảm trạng của dân tộc Việt, của từng người Việt nửa thế kỷ qua đă t́m thấy ở CHÚ THÍCH CHO NHỮNG NGÀY CÂM NÍN một trong những bản cáo trạng sâu xa nhất.
Những ḍng thơ trào lộng nhưng rỉ máu này để lại trong tôi ấn tượng da diết về một sự tŕu mến đau thương, về một nỗi buồn vô tận, những cảm xúc mà chính tác giả có lúc quên (?) lối nói ẩn dụ và giọng trào lộng của ḿnh để bộc lộ một cách trực tiếp như trong hai bài sau đây :
bản nháp cho di chúc
mưa chưa dứt hạt
đồng chí công an khu vực leo lên cột truyền h́nh
đón bắt quả bóng quốc tế
các mỹ phẩm nước ngoài của em
sẽ giúp ích ǵ cho nền thơ ca nội hóa việt nam
cơn băo số 7 số 8 rồi số 9
quanh rốn em
tâm điểm mọi giông tố siêu h́nh
ôi tôi biết chèo chiếc bè chữ nghĩa đi đâu về đâu
đây linh hồn xếp nhỏ tạm bỏ phong b́
nếu tôi biến mất ngày nào
giữa vũng nước hè phố với áng mây lăng đăng qua cầu
xin em làm ơn gửi nó về trời
nhớ dán đủ tem
và đừng quên đóng thuế phụ thu
bài thơ chưa thể gửi về việt nam
ai bây giờ
cầm cây ăng ten tivi mỗi đêm gạt lệ cho các cửa sổ
ai bây giờ
từng ngày mang tờ nhật báo đi gói lại
những thở than rơi từ các mái hiên
ai bây giờ
huơ cây gậy người mù đi quanh quả tim
ai bây giờ
dùng ống tiêm chích ngữ nghĩa
vào từng thân cây chết
ai bây giờ xé nghị quyết cũ dán lại thành đường lối mới
ai bây giờ giải tán những con người mới
để phục hồi mớ triết thuyết xưa
ai bây giờ coi sóc nhà bảo tàng của các dự án không thành
ai bây giờ vẽ đường thẳng song song giữa chân trời và cơn đói
bây giờ
ai khóc
ai cười
ai ăn năn
ai mất trí
bây giờ nhổ tóc bạc cho lũ chó đá là ai
I I - NGHĨA ĐEN
Xuất bản năm 1993, gồm 37 bài. Tuy sáng tác ngoài nước nhưng ra ngoài không làm Phương Sinh lạc quan hơn. Trái lại, ở ngoài nh́n về, thấy như t́nh trạng quê hương bi đát hơn, đen tối hơn. Bên ngoài có khác, nhưng bên ngoài cũng đen tối. Thảm trạng quê hương là những ḍng chữ đen khắc trên tấm bảng đen của thế giới hiện đại. Tập thơ đề :
“Tặng DIỄM CHÂU, người bạn đồng hành mùa hỏa ngục trên đường t́m sự thật thi ca.”
Diễm Châu hiện cũng đang sống tại hải ngoại như Phương Sinh. Hết những ngày câm nín vẫn chưa hết mùa hỏa ngục ? Đối với một người dùng chữ rất ngông nhưng thực ra cẩn thận như Phương Sinh, không thể không đặt câu hỏi. Nếu c̣n nghi ngại th́ bài “Vào tập” không cho phép nghi ngại nữa :
giấy trắng là giấy trắng,
dấu bằng toán học giữa miệng lưỡi lặng câm
và thinh không thiếu những bộ phận phát âm
giấy trắng là giấy trắng nếu ng̣i bút chấm mực hoặc vấy máu
không viết vẽ lên trên ḍng chữ nét họa hàm hồ
giấy trắng tự bản chất là sự lừa dối đầu tiên và sau cùng
từ cái chết của lũ xác cây ră mục bầm đen,
màu trắng chỉ là sự ngụy trang, không hơn không kém
Tôi không hiểu tại sao giấy trắng lại là dấu bằng toán học. Nhưng rơ ràng đối với thi sĩ, những ḍng chữ cũng như những nét họa, bằng mực hay bằng máu, cũng chỉ là một cuộc vật lộn với ngụy trang, với sự lừa dối đầu tiên và sau cùng của màu trắng. Trang giấy trắng, trắng như bóng ma, nh́n thấy nó đấy, nhưng nó là ǵ, ẩn giấu những ǵ? Làm sao biết hết những đen tối, quái dị và có lẽ những tội ác chất chứa sau cái bóng trắng đó? Hiện tượng là hiện tượng hay hiện tượng chỉ là cái bóng của hiện tượng? Và nếu thế th́ đâu là hiện tượng của hiện tượng? Cái này là cái này hay cái này là ngụy trang của cái kia, mà như thế th́ cái kia biết đâu chẳng là ngụy trang của cái này hay một cái khác? Đọc Phuơng Sinh tự nhiên cứ phải đặt những câu hỏi như thế.
Khởi đầu là Lời, theo phúc âm Thánh Gioan. Hay khởi đầu là ngụy trang, lừa đảo? Khởi đầu và sau cùng, dĩ nhiên, Alpha et Omega. Nhân chi sơ tánh bản thiện, hay trước cái chi sơ đă có cái "bầm đen"? Kẻ vô t́nh sẽ cười nhạt : loanh quanh con gà với cái trứng chứ ǵ! Nhưng chuyện đời không phải chuyện quẩn quanh giữa biết và không biết. Cái ṿng quanh này là ṿng quanh của chàng Sisyphe muốn đ́nh công nhưng đ́nh công chẳng được, v́ kiếp chàng là kiếp phi lư của dă tràng xây cát biển Đông ( chuyện lạ năm châu); ṿng quanh này là ṿng quanh của những lư luận giết người: "sáo ấp trứng sáo, cáo đọc báo cáo, máu pha thêm máu" (tam đoạn luân cải biên) ; ṿng quanh của cuộn dây thừng... Gà đẻ ra trứng hay trứng đẻ ra gà? Nếu hỏi vậy th́ khỏi đọc Phương Sinh. Muốn cảm thơ Phương Sinh, thử hỏi: máy chém có trước hay máy đẻ có trước, cái nào sinh ra cái nào? ( khải huyền). Sinh, lăo, bệnh, tử. Nhưng trước sinh là ǵ? Hay sinh cũng chính là tử. Sinh tử cuốn vào nhau như đen với trắng.
Tựa đề của tập thơ NGHĨA ĐEN có nghĩa là đen, đen như hố bom, đen như t́nh trạng đất nước, đen như im lặng đồng lơa, đen như tờ giấy trắng. Đen như kiếp người. Hay đỏ như máu cũng vậy thôi.
tin mới nhất từ biển đông
dưới ánh trăng hoang đường
kim la bàn tiếp tục chỉ phương bắc
được huấn luyện đặc biệt
do một trường phái ngữ học dành riêng cho lũ câm
đàn nguyên âm phụ âm cơng đội tiếng mẹ
vượt qua các thí nghiệm phẫu thuật lưỡi sai lầm
chỉ có thể dùng thần giao cách cảm
để so sánh tính đồng dị
từ độ đen nghĩa bóng đến cái bóng nghĩa đen
sự ngụ ư hộc máu tươi
giữa hai ḍng chữ
Khỏi mất công nghiên cứu tính đồng dị. Lũ nguyên âm phụ âm có trá h́nh thành nghĩa đen, nghĩa bóng th́ đen của nghĩa bóng cũng chỉ là cái bóng của nghĩa đen. Cả hai là "một lưỡi rắn chẻ đôi" ( Nghĩa Đen, một ), "âm bản chả khác ǵ dương bản " ( Nghĩa Đen, hai ), "mặt sau mặt trước lá bài" ( Quê Hương, một ) và như thế : " từng cặp đối nghịch / chỉ là tờ giấy trắng xếp đôi" ( Thành Ngữ cho Cái Lưỡi ). Đối nghịch như tự do với nô lệ? Như tư bản với cộng sản? Th́ cũng tờ giấy trắng xếp đôi thôi. Tờ giấy trắng: "sự lừa dối đầu tiên và sau cùng". Ô trọc và vô nghĩa.
Phương Sinh đi khá xa vào ngơ hư vô, chưa hẳn là để khẳng định chủ nghĩa hư vô, nhưng là để vạch trần cái chủ nghĩa hư vô đă thành nếp sống và được ngụy trang dưới nhiều dạng:
Chẳng hạn cứ việc áp dụng lối "thích nghi của chuột", chui rúc mà sống dưới "bầu trời ô nhục" ( Thơ Chuồng Thú, một ). Nước đục th́ rửa chân, thời thế thế, thế thời phải thế chứ. Hay xóa hết mọi câu hỏi, mọi băn khoăn áy náy, đừng trầm tư với mặc tưởng, rồi nếu họa may
c̣n chút thịt mỡ
dính vào vương miện triết học ư ?
…
cứ khoan thai lách ḿnh
sau hậu trường lịch sử
thè lưỡi liếm ít cái
là xong
( Happy End, 3 )
Thôi :
cần ǵ tinh thần bất nhị
sáng dim sum
chiều pizza
bồ đề đạt ma có khác chi whisky pha soda
dẹp hết công án với hương án
tôi treo khắp buồng tắm
đủ kiểu mông ngực đàn bà
( dưới bóng biện chứng )
Thoải mái hơn cả là hội nhập:
chấn song phủ nhận vách nhà tù:
mày không phải phe tao
ổ khóa công kích c̣ng số tám:
biện pháp bọn bây thô bạo
con lạc đà cuối cùng
chui lọt trôn kim
tôi cố đút đầu
vào hậu môn của nó
( happy end, 2 )
Mặc cho thiên hạ ẩu đả, cá mè một lứa cả. Hegel đă mục nát từ lâu ( Happy End,2), Marx đă chết rồi, Einstein chết rồi ( Happy End,1). Giă từ triết học, chủ nghĩa. Giă từ luôn cả khoa học. Vứt sọt rác mấy tập thơ của Phương Sinh: "Lỗi thời rồi Wittgeinstein với Nagarjuna". Ăn thua ǵ kinh với sách, sưu tập hay đồ cổ thú vị hơn (Nghĩa Đen, 2) .
Nh́n ḱa, con lạc đà đang phản bác Phúc âm! Ai bảo người nhà giàu vào thiên đàng c̣n khó hơn con lạc đà chui qua trôn kim? Nó chui lọt đấy. Mà thiên đàng của nó mới là thiên đàng thứ thiệt. Ai ngờ cái hậu môn của nó. Ôi, “tính siêu việt của kinh tế thị trường"! (Việt Sử Lược)
Trừ khi anh nhất quyết không chịu làm con cháu của lạc đà, v́ anh vẫn chưa bị vô hiệu hóa, vẫn c̣n chút lương tri để lựa chọn, cho dù là lựa chọn "giữa dấu tay in bằng máu và bàn chân ngâm nước mắt" ( Lịch Sử,2), th́ anh cũng không thể không phẫn nộ và phản kháng. Trước cuộc sống đảo điên, có những lúc anh "trốn vào chăn nệm cô bé quàng khăn đỏ" để "gọi điện thoại cho Hamlet" ( Một Đoạn Phim Thời Sự ); nh́n trái đất hạ sinh / dăm mảnh vỡ của ṿng tṛn đẫm máu" ( Phụ Đính cho Mọi Cổ Tích ), anh không thể không nguyền rủa "bầu khí của chuột cống" và "mặt trời loài dơi tật nguyền" ( Tự Do ).
Nghĩa Đen là một tiếng thét câm, "tiếng thét câm sinh trưởng bên trong hạt huyết cầu pha nước mắt" ( Tự Do ) của một con người đă thoát khỏi hỏa ngục của đói nghèo, áp bức và đang sống giữa một xứ giàu có, tự do, nhưng lại đang thể nghiệm một thảm kịch ác liệt khác, thảm kịch triền miên của chính cuộc sống muôn h́nh muôn vẻ. Cuộc sống mà thi hào Shakespeare bảo là câu chuyện của một tên điên, đầy ồn ào loạn lạc, cuồng bạo và vô nghĩa. V́ thế mới "gọi điện thoại cho Hamlet". Nhưng Hamlet trả lời rồi, trả lời từ nhiều thế kỷ trước đây: "the time is out of joint!" Thời cuộc đảo điên! Tệ nạn và thảm kịch của chế độ cộng sản chủ yếu ở chỗ đảng cộng sản phủ nhận thảm kịch. Thoát khỏi nanh vuốt độc tài, người tị nạn thấy thế giới tự do cũng là thế giới con lạc đà. Hết là nạn nhân của chế độ toàn trị, Phuơng Sinh thi sĩ trên đất Mỹ cảm nhận rơ ràng hơn thảm kịch đằng sau mọi thảm kịch, thảm kịch của kiếp người giữa một thế giới khủng hoảng toàn bộ. Đáng tặng cho anh cái tên "Hamlet Việt Nam".
( c̣n tiếp một ḱ )
* Đỗ Mạnh Tri trước đây dạy Triết tại Paris vừa là người chủ trương tạp chí và nhà xuất bản TIN NHÀ ở Pháp .