Đọc Bùi Hoằng Vị
Mỗi tác giả nghiền đời ở một khía cạnh: nghiền cái đau, cái hận, cái vô nghĩa, cái buồn chán, cái hăo huyền… của nó.
Bùi HoằngVị nghiền nỗi buồn thảng thốt của đời.
Quả thật chưa có giọng văn nào làm tôi buồn đến thế!
Như thể một hôm ta bỗng cảm thấy ḿnh thừa, vất vưởng, không thuộc về đâu, một hôm tự dưng chua xót, một hôm tự dưng ngơ ngẩn, nghĩ loanh quanh…
như một con chó bị chủ xua ra hè trước bữa cỗ, như một con mèo bị đá văng lúc lẩn quẩn đ̣i một bàn tay vuốt lông…
Bùi Hoằng Vị ám ảnh.
Bởi một nỗi buồn từ giă- trong một giọng văn không hề ngày thường.
Đọc Bùi Hoằng Vị lần đầu tiên, từ b́nh thản, ta chuyển sang chăm chú, rồi quên mất ḿnh đang đọc, nghiền, vừa đọc vừa nghĩ, và bỗng nhiên gặp tâm trạng, một tâm trạng lúc nào đó đă bỏ ta ra đi, một tâm trạng từng đưa ta xuống mồ, quặt quẹo hồi tỉnh, để rồi giở sống giở chết, ta trở lại cơi trần, cứ lâu lâu lại như bị d́m vào một cái hố sũng nước, vật vờ giữa mơ và tỉnh, không hiểu ma nào ám, không biết rằng trạng thái này chỉ có đúng một tên gọi: tâm trạng
TÂM TRẠNG NGƯỜI
Kẻ vô phúc nào từng nếm đi nếm lại trạng thái này, ngày sống của y sẽ không bao giờ b́nh yên nữa. Vóc dáng của y sẽ không bao giờ thẳng thớn nữa, y giống như thằng gù giữa những khoan thai duyệt binh hàng lối, y giống như kẻ mù màu ngơ ngẩn giữa đời thường trăm sắc khoe khoang.
Chỉ khi y cất lời, người ta mới biết y vẫn đang c̣n thở, nhưng y nói ǵ không ai hiểu, họ tưởng y lên đồng một ḿnh, tưởng y khát chữ nghĩa, tưởng y tập xiếc.
Họ cười tham dự, những muốn bỏ đi thật nhanh, nhưng không được. Bởi nỗi ám ảnh câu từ. Toát lên từ tâm trạng. Toát lên từ những điều y tuyên bố.
Y đă ràng buộc số phận ḿnh vào số phận kẻ khác bằng những diễn tả tâm trạng của chính ḿnh.
Đấy là sức mạnh của văn Bùi Hoằng Vị, là đẳng cấp của phong cách, là khẳng định loại vũ khí nhất định đă được chọn lựa, của tất cả những kẻ nào ước thông qua CHỮ nộp mạng sống của y cho thượng đế.
Tôi đọc truyện ngắn: „Bảy trích đoạn mùa xuân màu cam”. Sửng sốt.
ră rượi ngấm khi đọc ”Tầng trệt thiên đường”
vứt sách đi, giấc ngủ đọng lại là những nhân vật của mùa Xuân màu cam. Có lẽ đối với tôi, đây là một truyện ngắn ấn tượng nhất của BHV.
Trong truyện ngắn này có đủ các sắc tố tạo nên tâm trạng: màu sắc, mùi vị, không gian chung, thời gian riêng, tính cách nhân vật, yếu tố môi trường, và sau rốt, một giọng văn rất ngắn, đầy chất thơ (màu đen) rất… tâm trạng.
Tác giả chọn mùa Xuân như thể ép các nhân vật của ḿnh buộc phải là nó, trong cái mở màn của thiên nhiên, cũng là một quá tŕnh sống sinh vật không thể thiếu được trước khi bày tỏ trạng thái người của đời. Bởi vậy, cái bắt đầu tưởng chừng bao giờ cũng êm ấm, đẹp đẽ, tất yếu, như thiên nhiên:
”Khi thiên hạ vừa kịp chui ra khỏi cơn mê của mùa Đông th́ nó đă sừng sững đấy.”
Nhân vật bố: một hy sinh thời đại. Theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, khi ảo lư tưởng chưa kịp tan theo khói pháo, sấm mê sảng hiện sinh của thánh thiện mô h́nh đă kịp nổ rền đùng đùng tiếp theo, với những sáo rỗng trên bề mặt sự vật:
„ Bố, vừa kịp hoàn tất phần nhập đề, đang gầm lên lần thứ nhất: Cuộc Xống là hài hoà, luôn luôn đi lên ... Mùa Xuân, nói đại thể, là vui! ...”
„Bố, đă bất tỉnh nhân sự, sau một trường đoạn hùng hồn nhất, đẹp nhất: ... Mùa Xuân, thế, ai mà chả yêu? Nắng th́ hồng này. Không khí th́ ấm áp này. Cây cối th́ đâm chồi nẩy lộc này. Hoa th́ đua nở này. Phải, tôi nhắc lại, muôn hoa! ... Đây, ong bay vù vù, kiếm mật. Đó, bướm nhởn nhơ khoe áo sặc sỡ thắm tươi. Mùa Xuân là mùa mọi người thương nhau, lo cho nhau, ... cùng nắm tay nhau đi trẩy hội, đi phố, ... Ăn th́ ngon, nhá? Mặc th́ đẹp, nhá? ... Ai nỡ chẳng yêu Xuân? ... Và, cố nhiên, không thể bỏ qua không gầm lên cái phần quan trọng nhất: Cuộc Xống là hài hoà, luôn luôn đi lên, đi lên, ... Mùa Xuân, nói đại thể, là vui! „
Bố như hiện thân của thức ăn ngon lành dâng hiến trong đời vật chất, dù sau đó chỉ béo lũ côn trùng thử nghiệm những thăng hoa gây nấm, gây men dưới nấm mồ.
Bố làm nền cho mẹ, một tính toán ấu trĩ rất hợp lư của tính cách người, luôn luôn chạy theo những lợi nhuận tức th́ đă được thượng đế nhử sẵn trong cái mồi đời sống tinh thần tương thân tương ái, trong hoạt động chính trị - xă hội nhiệt huyết và náo nức như tiến triển của tuổi thanh xuân. Tuy bản chất của mẹ là sự ghẻ nhạt không thiết tha của một trái tim sống theo mùa:
„Mẹ, vậy mà không tận tụy với Mùa bằng Bố, mặc dù luôn nói: Đi họp Xuân cứ vui như đi trẩy hội ấy. Mỗi ngày Mẹ ghé về hai bận. Thường th́ câu đầu tiên: Ở nhà có khách chứ? Con gái lầu bầu: Không. C̣n câu thứ nh́: Sao bà không ăn ǵ cả thế? Trông Mẹ chả mấy vui. „
Mẹ, đang ngồi cắt, dán, với con gái ở nhà ngoài, năy giờ trông ra quảng trường, hết sức tự hào: Một tài năng, rơ ràng là lớn, lại th́nh ĺnh đi ra từ ngôi trường, cũng không hề nhỏ, là cái giường c̣n nóng hổi của bà. Con gái! Mẹ xởi lởi. Từ mai con cũng phải đi họp với mẹ mới được. Nhà ta, ai cũng trông vào, phải làm gương, con ạ. Với lại, người ta tham gia vào Câu Lạc Bộ của mẹ ngày một đông; chỉ riêng hôm nay, con biết không, đă đăng kư thêm được bẩy người vào danh sách đấy! Song, con gái chả buồn ừ hử, nó c̣n đang bận ư ử một bài t́nh ca ẽo ợt nào đấy, của mùa Đông.
Những tính toán của mẹ luôn bị cản trở bởi những tiên đoán không thể biết trước của ông giời: sự phá ngang của ông cậu „tà giáo” mất ḷng tin, sự ngây thơ như cái khóa dây quần tự do lên xuống của ông bố, sự nhẫn nhục như máy của cô con dửng dưng với hết thảy mọi sự trên đời, và đặc biệt, sự tỉnh táo của bà mẹ gần đất xa trời.
Mẹ là tâm trạng hiện tại của thời đại Bùi Hoằng Vị, luôn bất b́nh v́ luôn bất măn, không thể yên lành đi hết chặng đường tiến hóa tất yếu của ḿnh, v́ mẹ luôn luôn không đuổi kịp nó.
Nhân vật bà là những giọt nước mắt quệt ngang của Bùi Hoằng Vị. Tại sao cứ bắt người ta phải tâm trạng măi thế, khi cứ lấy quá khứ làm câu hỏi cho hiện tại và hiện tại làm câu hỏi cho tương lai?
Những câu văn viết về bà của Bùi Hoằng Vị là những câu văn buồn nhất, mặc dù người ta cứ phải bật cười v́ lẽ đương nhiên của nó. Chẳng khác nào cái hiện thực chết mới xứng đáng đặt tên thay thế cho cái hiện thực sống cùng thời mà tác giả cứ phải bám vào.
Bà: một hiện thực già cội của quá khứ sắp đi qua, ít nhất trong cái mơn mởn cập bến của Xuân, tại sao không lẳng lặng mà biến đi như đất, lại cứ tỉnh như gió đêm, đặt hết câu hỏi này đến câu hỏi khác cho kẻ tâm thần không biết ngủ đêm?
„Mùng Ba.
Mùa Xuân đă đẩy Bà cùng cái chơng lùi xuống nhà dưới. Nó đi buôn thật, hử con? Nó có biết ǵ mà buôn? Mỗi bận đi nằm Bà lại đờ đẫn hỏi. Nom Bà càng nhọc và buồn. Tết nhất ǵ thật rủi. Mẹ bảo.”
„Bà vẫn sợ nhất mùa Xuân. Phải. Mà trên hết cả là cái quảng trường: Trông ra đấy, Bà chẳng thấy diễn giả nào, hay nhà hùng biện nào hết, cũng chẳng nghe bài diễn văn mà gió cứ bứt về từng trường đoạn một. Không. Bà chẳng thấy ǵ hết; trái lại, trước mắt Bà, ở chỗ ấy, chỉ độc một h́nh ảnh Ông ngày trước, treo đong đưa lơ lửng trên cái cột (chỗ cái loa bây giờ), ḿnh phủ một tấm vải thậm thượt mầu cam, bên dưới là đôi ủng, đă ướt sũng phân cùng nước tiểu. Ấy là chuyện bẩy năm trước, vào một mùa Xuân hụt nọ. Chúa Xuân đă treo ông lên đấy. Bà vẫn bảo. Để thị uy, trước khi bỏ đi. Bẩy năm, Bà hầu quên; song lúc này, chả muốn cũng cứ nhớ lại. Mà tệ hơn, gió thốc lên từng đợt từ quảng trường, hôm nay, chỉ đem về cho Bà rặt cái mùi ướt sũng ấy của một mùa Xuân hụt. Giời ơi! Chúa Xuân! Bà thảng thốt, như rên. Mỗi bận thế, cháu gái lại chạy lên, từ bếp: Bà cần ǵ không? Bà nhợt nhạt: Sao ở đây cứ nghe cái mùi ấy, hử con? Cháu gái chép miệng: Vâng. Thôi để con thắp thêm hương bàn thờ ông. Phải một lát, Bà mới nhớ sang việc khác, và ngồi lên, đờ đẫn: Nó đi buôn thật, hử con?”
Ông cậu của truyện Bùi Hoằng Vị giống như một cành ngang duy nhất chọc thủng cái màn sương dở người dở ngợm của bức tranh xuân huyền ảo này, tuy không mang lại chút niềm vui hy vọng nào, chỉ tổ làm quá khứ sâu đậm của bà cụ già tỉnh hơn như đêm thao thức, và ngày sống của nhân vật mẹ mỗi lúc thêm nhạt phèo như tuyệt vọng bơi t́m bến bờ của vô nghĩa vong thân.
Cô con gái là một tương lai hờ hững, hỏi ǵ cũng không biết, chỉ làm theo mệnh lệnh của người lớn, và trốn vào những bài ca ngán ngẩm của giải trí tự thân. Nhưng nhân vật của tương lai này ít nhất không làm người đọc bực bội, chỉ nén một chút thở dài và tự nhủ: cái ǵ cũng cần phải có thời gian.
Toàn bộ cái khung cảnh người tồn tại sát sạt cạnh nhau này cứ tức anh ách, như thể một cái dằm không được nhổ ra, như thể một bài thơ nhất định không chịu thu nạp câu kết toàn dấu chấm than đẹp đẽ, để sau rốt, chán nản v́ mệt mỏi chịu đựng, thượng đế giơ hai tay lên đầu và phán: mặc xác chúng bay, lũ người! ráng mà chịu hậu quả những điều chúng bay tự gây ra cho nhau!
Nhưng sự sống là khách quan vũ trụ, mùa Xuân cứ đến như nó cần phải đến, mang theo tất cả những màu có thể của nó, cho dù Bùi Hoằng Vị cứ khăng khăng chỉ định nó là màu da cam, mùa Xuân vẫn cứ phải xảy ra, để lại duy nhất một con đường thoát hiểm cho tiến thoái người: TÂM TRẠNG.
Truyện ngắn này của Bùi Hoằng Vị là những nhát cắt tâm trạng người sống động. Sống động v́ đấy chính là ta, là thời đại, là xă hội người của chính ta, là vũng bùn ngụp lặn, nhưng cùng lúc là hơi thở duy nhất giúp ta duy tŕ sự sống, để sống sót và vượt lên chính trạng thái hấp hối này.
Nguyễn Hồng Nhung
(2010.06.09)