Thương  tiếc  anh, người  chăn kiến Bùi Ngọc Tấn.

 

 

Chuyện một người đi tù tên M. Một ông Giám Đốc chứ chẳng vô  danh tiểu tốt. Bị bắt v́ vu tội, xét xử sau, cứ đi tù cái đă. Những  người công an đều là bạn. Họ không bạo hành tù nhân, nhưng để B trưởng ra tay. B trưởng, thường là tù h́nh sự,  do quản giáo nhà tù chỉ định.  Ông B trưởng này rất...lạ. Thấy ông Giám Đốc trắng trẻo, hắn nẩy ư bắt ông trần truồng  đứng lên cao, cạnh một khung cửa sổ gần nóc nhà  làm Nữ Thần Tự Do.  Không đuốc, th́  tay giơ lên dăm cái kẹo. Xấu hổ, ông khép đùi che cái báu vật của đời. Đứng chênh vênh không đủ, thần Tự Do sau thành chim phải ngă xuống đất. Và ngă mà không được đỡ tay, chống chân. Ngă phải cho đau mới đạt tiêu chuẩn nhà tù XHCN có nếp sống văn minh và đậm đà bản sắc dân tộc.

&

Tṛ mới, B trưởng bắt được 4 con kiến. Trích :

Cho đến một ngày... Hôm ấy đi làm vệ sinh về, tay B trưởng bắt ra 4 con kiến đỏ bé xíu đựng trong cái vỏ bao thuốc lá. Hắn cầm mẩu gạch non khoanh 4 ṿng tṛn xuống nền xi măng. 12 anh tù được hắn chỉ định chia thành 3 ca chăn 4 con kiến nhỏ.

Ông Giám Đốc vẽ một ṿng tṛn, ngăn không cho  kiến ḅ ra ngoài. Nhưng phải cẩn thận, chớ làm kiến xây xát. Ông Giám Đốc từ đó thành người chăn kiến. Ông bắt được một con kiến, con thứ năm. Trích:

Thế là một hôm ông gặp B trưởng, ch́a ra một con kiến ông vừa bắt được trong khi đi làm vệ sinh và rụt rè, ấp úng xin được chăn... B trưởng cố ḱm cơn giận. Hắn miết chết con kiến và quắc mắt, hất hàm về phía sân xê rom.

Ông hiểu. Ông lại khoả thân bước lên. Nhưng ông không được làm thần Tự Do nữa. Ông biến thành con chim. Con chim nhỏ trên cành cây cao. B trưởng đứng dưới, giả cầm súng lom khom, chui lủi, ŕnh ngắm: - Đoàng.

Ông phải rơi từ sát mái nhà xuống. B trưởng không bằng ḷng với cách rơi giả vờ, rơi có chuẩn bị, rơi chân xuống trước ấy. Phải rơi như thật. Như bị bắn rụng thật. Hiểu chửa. Làm lại.

"Thật quá rùng rợn. Cầu mong đừng gẫy cổ, vỡ mặt, mù mắt, gẫy tay là được. Cố vượt qua. Để c̣n ra".

Câu chuyện tiếp, ông Giám Đốc được minh oan rồi xổng tù, được phục hồi chức vụ.  Nhưng  có những  điều không  bao giờ phục hồi được ... Và đố  bạn đọc tại sao  chỉ có 4 con kiến?

&

Tôi gặp anh lần  đầu ở gác 5, tư gia nhà thơ Nguyễn Duy. Trước đấy, Duy nhắn nhủ, cái hay của ‘’Chuyện kể năm 2000’’   là phần Tấn viết về khi đă ra tù. Đúng thế. Cái cảnh dăm người đói ăn nhấp nhổm ngoài cửa mong bạn tù xưa nh́n thấy rồi mời vào nhà cho ăn một bữa sao mà thảm thương đến vậy. Và với Tấn, cái tù 5 năm mà không biết tội ǵ so với cái cảnh ngoài mà vẫn cứ như trong tù khác  nhau thế nào? Có lẽ trong tù th́ hy vọng tại ngoại, nhưng ở ngoài rồi mà vẫn như tại tù th́  hy vọng ǵ, đi  đâu, về đâu? Ô, nỗi thiên thu tù tại ngoại!

Thế đấy nhưng anh vẫn cười, rất dung dị, và hồn nhiên. Có lẽ cung cách này là sức mạnh của anh. V́ thế, mặc dầu sống đầy ắp oan khiên nghịch cảnh, văn chương anh vẫn ăm ắp chất con người, không oán hận căm thù, không mỉa  mai xỉa xói. Gặp lại anh hai lần sau đều ở Hải Pḥng. Khi th́ trong căn buồng  chừng 20 mét vuồng của anh chị, khi th́ cùng nhau ra băi biển Đồ Sơn nh́n song vỗ bờ, anh lúc nào cũng thân t́nh  chân thật. Anh rất hài, kể  ‘’ ấy sống trong tù mà tớ c̣n lư tưởng lắm nhé, mỗi lần thấy chuyện không phải  là tớ lại rao giảng đạo đức cách mạng, may mà  đám tù nó chỉ sặc cười, không đứa nào đấm vào mơm! ‘’. Biết chuyện anh đ̣i lương và sổ hưu những năm tù oan, chẳng biết được  bao nhiêu tiền, tôi hỏi. Anh nói ‘’ đ̣i được rồi th́ bạn bè đến chúc mừng, ḿnh khao anh em một bữa, và thế là đâm lỗ chứ chẳng được đồng nào ! ‘’ rồi mủm mỉm cười.

&

Khi nghe tin các anh Châu Diên, Dương Tường, Nguyễn Xuân Khánh...cao tuổi mà cùng nhau lặn lội xuống Hải Pḥng thăm anh Tấn, tôi biết  chuyện chắc chẳng lành. Tôi nhờ  Tn, một cậu em thân thiết, đi thăm anh. Cách đây hai năm, anh Tấn kêu lạnh chân và tôi đă nhờ Tn mang biếu anh 2  đôi tất len. Lần này, tôi chuyện tṛ với anh qua điện thoại. Giọng anh có yếu, nhưng chưa đến nỗi nào. Không nói đến tất len, anh lại nói với tôi về đôi giày anh nhận được. Vẫn cái hài hước rất Tấn, anh bảo giày to đến độ anh và con trai cùng xỏ chân vào mà vẫn c̣n rộng. Rồi anh lại cười, nghịch ngợm. Anh hỏi khi nào về. Tôi đánh liều, hẹn anh qua Tết nhé. Anh đáp, không hứa  nhưng sẽ cố.

Nhân có nhà văn VH từ Canada về, tôi báo tin sức khoẻ anh Tấn, và nhờ ghé thăm. Cách đây chưa đến một tuần, anh VH  gọi tôi, và tôi c̣n  dặn nhắc với Tấn lời anh ấy nói sẽ cố, cố giữ đến sau Tết, để c̣n gặp nhau.

Nhưng cố thế nào đây? VH  e-meo qua, kể anh Tấn đau lắm, nói th́ thào nhưng anh vẫn nghe được ‘’ ...  sao cái nghiệp tôi  nó nặng đến  thế! ‘’

&

Chuyện kể khi ông Giám Đốc ra tù, đổi chỗ làm và được phục hồi chức vụ. Trích:

Giám đốc mới không tham dự. Ăn trưa xong ông về pḥng. Các vị chức sắc cũng muốn kéo ông vào cuộc vui nhưng trả lời tiếng gơ cửa là sự im lặng.

Họ bảo nhau:

- Thôi. Để sếp ngủ.

Chẳng một ai biết sau khi gài trái cửa, giám đốc rút ngăn kéo lấy ra một lọ nhỏ, trong đựng 4 con kiến. Ông thả lũ kiến vào một ṿng tṛn bằng phấn vẽ trên bàn. Ông bẻ bánh cho chúng ăn và lấy những các-vi-dít (Có rất nhiều trong ngăn kéo ố của khách và của ông) chặn chúng lại. Thỉnh thoảng ông c̣n đặt cả ghế lên bàn làm việc. Và khoả thân trên ghế. Đứng thẳng. Mắt hướng về phía xa. Tay giơ cao. Như kiểu thần Tự Do.

&

Tại sao, tôi hỏi, lại chỉ có 4 con kiến?

Biển Đồ Sơn vẫn ŕ rào . Trên mặt cát vàng ố, những con dă tràng lăng quăng se đất cong chân chạy khi sóng  lấn vào bờ. Về đêm, thành phố  chập chờn bóng dáng những người khốn khó đi ăn sương. Tôi nghe. H́nh như anh nói ‘’ một con tên Độc Lập, một con tên Tự Do, c̣n con kia là Hạnh Phúc...’’   Tôi à lên, th́ ra thế. Lát sau, tôi thắc mắc ‘’ thế c̣n con thứ tư? ‘’. Khà lên một tiếng, rồi anh nhỏ nhẹ : ‘’ Là Con Người, tù trong  cũng như tù ngoài khi thế giới có những kẻ chăn tù! ‘’.

Lát sau, tôi hỏi vớt khi anh đứng lên, thế con kiến thứ năm bị chân kẻ chăn tù dẫm lên th́ là ǵ?  Anh  thở dài không đáp. Gió thốc lên, và tôi nghe, rất  mơ hồ, ‘’ ...là  những Con  Người thực sự có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, và quyền chối bỏ kiếp những con kiến! ‘’.

&

Tang lễ anh được cử hành ngày hôm nay, khi tôi viết những ḍng này.  Cậu em tôi đă mang một ṿng hoa viếng, có đề tên Nguyễn Duy, tên tôi. Nghe  nói rất đông  người đến  chia tay anh. Có cả, dĩ nhiên, những người làm nhiệm vụ an ninh, chuyện nay nhàm.  Họ  có khác ǵ những người chăn kiến trong  một nhà tù, và như thế, họ nào có tự do  hơn ai đâu. Trong thâm tâm, có thể họ cũng mong mỏi thành con kiến thứ năm, loại kiến nay  đă có trên thế giới trong cái kiếp phù sinh của đời người này.

Anh Tấn thương kính, hăy lên đường, v́ rồi th́ tất cả chúng  sẽ cuối cùng về nơi ấy mà thôi.

Bái biệt

Nam Dao

20-12-2014