Bùi Tiến
Bát Nước Vối
Cũng như mọi người, nếu nói về kỷ niệm thời thơ ấu th́ tôi có thật nhiều. Vui có, buồn có, mà chẳng vui chẳng buồn cũng có. Những kỷ niệm tưởng sẽ rất sâu đậm mà rồi quên đi một cách dễ dàng, mỗi khi nghĩ lại chỉ mơ mơ hồ hồ như ở trong một giấc mơ nào xa xôi lắm. Trong khi đó, có những kỷ niệm rất thường, tưởng như không có ǵ mà thực ra không bao giờ quên được. Chẳng hạn như bát nước lá vối tuy rất là đạm bạc, nhưng đă có sức mạnh ăn sâu vào tiềm thức tôi trong suốt gần sáu mươi năm, kể từ khi chiến tranh 45-46 bùng nổ, dân chúng được kêu gọi rời khỏi thành phố. Gia đ́nh của bố mẹ tôi cũng theo ḍng người, tản cư về vùng quê, bỏ lại đằng sau hết cả sản nghiệp .
Chúng tôi chạy qua Bắc Ninh, quê ngoại, v́ những nơi đó có nhiều gia đ́nh tá điền của bố mẹ tôi và học tṛ của ông ngoại tôi. Thành thử, đi đến đâu cũng có chỗ ở đậu và được tiếp đón một cách nồng nhiệt. Nồng nhiệt đến độ tụi trẻ chúng tôi chỉ háo hức mong "tây về làng" để "được chạy" nữa, mà không biết đến cái khổ tâm của người lớn.
Một trong những cái vui của tôi ngày đó là được mọi người chiều chuộng. Có lẽ bố mẹ tôi thấy loạn lạc khổ cực qúa rồi nên cũng tội nghiệp các con mà ít đánh mắng hơn xưa . Hơn nữa, cũng một phần là dân làng đều nể nang bố mẹ tôi mà chiều bọn trẻ. Riêng cá nhân tôi, ngày đó, vẫn tự nghĩ là ḿnh ngoan mà được chiều nên suốt ngày rong chơi thỏa thích.
Trong những thú rong chơi, tôi thích nhất là đi xem người lớn làm diều hay theo họ đi thả diều. Loại diều này to lắm, có cái dài đến cả thước tây. Người ta phải chọn kỹ từng cành tre, từng ống giang, từng tờ giấy bồi và loại bột để chưng hồ. Tre phải chọn gióng thẳng. Khi chẻ và vót th́ cần vừa tầm, không qúa mảnh đối với kích thước của cái diều khi thành h́nh. Giang phải có gióng dài và bánh tẻ, nghĩa là không non qúa mà cũng không già qúa. Nếu giang non th́ khi tước lạt sẽ bị lướt, mà già qúa th́ lạt sẽ bị thô và trở nên khó buộc. Giấy th́ cần dai mà không dầy. C̣n hồ th́ cách chưng càng công phu lắm. Hồ phải không loăng qúa đến có thể thấm ướt giấy mà cũng không đặc qúa đến có thể làm rách giấy hay khi dán không được mịn màng. Diều bồi xong không những phải nhẹ mà không được nánh, nghĩa là không bị đầu nặng đầu nhẹ. Hơn nữa, phải có độ uốn tối thuận để khi thả, diều có thể nương gió mà lên và bay lượn trên không một cách nhẹ nhàng êm ái. Làm xong một cái diều như vậy, kể từ lúc lên khung đến lúc người ta bồi xong, có khi mất cả mấy tuần lễ. Rồi lại c̣n phải chọn gỗ để gọt sáo. Hoặc chọn tre với giang để làm ṃng. Những diều nhỏ th́ thường có ṃng, và diều to th́ đeo sáo Cái sáo có h́nh ống, rỗng, và có khoét những lỗ to nhỏ khác nhau để khi gió lùa vào sẽ tạo nên những âm thanh dị biệt. Âm thanh lớn nhỏ, giai điệu véo von quyến rũ nhiều ít đều tùy ở kỹ thuật và sự khéo léo của người gọt. C̣n cái ṃng th́ chỉ là một thanh tre vót cho đều, uốn cong lại như cánh cung, bằng một sợi dây lạt giang thật mỏng, thật căng giữa hai đầu. Sợi lạt giang này khi lên cao đón gió thổi qua sẽ đưa ra những âm thanh véo von mà thường được gọi chung là tiếng sáo diều. Hầu hết diều đều có ṃng thuộc loại này, nhất là diều của con trẻ. Những buổi chiều êm tĩnh mà nh́n những cánh diều nghiêng nghiêng lượn trên nền trời thăm thẳm, cánh ươm chút nắng vàng và buông ra những âm thanh vi vu trầm bổng, th́ tưởng không có ǵ thanh thản hơn và chắc không bao giờ quên được .
Có ngày, tôi theo bọn trẻ đi bắt châu chấu "voi". Tôi gọi như vậy v́ loại châu chấu này thật to, có con to bằng ngón tay cái của người lớn và dài khoảng gang tay trẻ con. Nếu bắt không khéo th́ có thể bị nó đá rách tay và vuột đi mất.
Cũng có lúc tôi la cà xem người ta cầy, cấy, gặt, hái, hoặc bắt tôm cua. Thỉnh thoảng có người vui tính chỉ cho tôi cách bắt cua. Ngồi chồm hổm trên bờ ruộng, nh́n nước ruộng trong veo mát mẻ th́ cũng thèm. Nhưng lội chân xuống bùn, có cảm giác như ḿnh sẽ bị lún xuống luôn th́ lại giật bắn ḿnh lên mà rụt ngay về. Một hôm, có người nắm tay tôi giúp cho tôi lội hẳn xuống ruộng. Bùn mềm dưới chân, êm như bàn tay mẹ xoa xuưt khi giúp đỡ tắm rửa. Nước mát vờn trên da thịt làm tôi rùng ḿnh sung sướng. Nhưng, không được bao lâu th́ tôi la lớn, phóng lên bờ như một cái pháo chạy hậu, khi nh́n thấy một con vật màu xám, to bằng ngón tay bơi đến xát bụng chân trắng ngần của một cô thôn nữ. Mọi người ngạc nhiên. Nhưng, khi thấy tôi vừa run vừa chỉ vừa nói: "Con Kia!" th́ mọi người cười rộ lên. "À ra con đỉa". Lúc đó tôi càng run hơn là tại sao họ có thể cười được khi con vật đă bám dính vào cái bụng chân thon nhỏ đó. Người con gái vẫn tươi cười như không, nhấc chân lên, rút chiếc que từ cái lọ nhỏ dắt bên hông, chấm vào nó một cái, con vật độc ác xấu xí đó co tṛn lại rồi rơi xuống nước. Tôi thấy một gịng máu nhạt dịn ra và chạy dọc theo bụng chân của cô ấy. Cô phết phết cái que lên chỗ vết thương, rồi lại tiếp tục làm việc. Về sau này, hỏi ra, tôi mới biết đó là que vôi dùng để trị đỉa. Cho nên ta có câu "đành đạch như đỉa phải vôi". Cũng v́ chuyện này mà việc học cấy mạ và bắt cua của tôi bị cản trở trong một thời gian dài .
Đến giờ nghỉ, mọi người kiếm bóng mát đâu đó nghỉ ngơi, trà nước. Cũng có buổi trưa người ta trở về quán nước đầu làng cơm nước chuyện tṛ. Thường th́ mỗi lần theo mọi người về quán, tôi lại được bà chủ quán cho uống nước vối Qủa thực, cứ tưởng tượng khi mồ hôi mồ kê nhếch nhác, mặt mũi đỏ au lên v́ nắng và mệt mà thấy luồng nước vàng ươm bốc khói tuôn vào chiếc bát đàn dầy dặn th́ thấy càng bức ngốt lắm. Thế nhưng, khi cầm bát nước vàng nhạt sóng sánh đưa lên miệng, nhẩu môi ra thổi phù phù mấy cái, mùi lá vối nhè nhẹ đưa lên, quện với mùi hương đồng nội theo làn gió nhẹ từ nơi khoáng khoát thoảng qua, th́ dù là con trẻ cũng thấy ḷng nhẹ nhơm. Cái khát cuồng nhiệt không c̣n nữa mà nhường chỗ cho một cái khát đậm đà. Đậm đà vừa đủ để người ta thấy cần hớp một hớp đầu tiên nóng bỏng cho mồ hôi vă ra một cách sảng khoái, mà cũng đủ đậm đà để người ta thấy hớp những hớp tiếp theo là điều không tránh được. Làn nước nóng chan chát thấm vào lưỡi, trôi xuống cổ họng đem theo tất cả những nồng nực nhọc nhằn. Rồi vị chát trở thành ngọt ngào, và, sau một hơi dài, người uống thấy bát cạn lúc nào không biết.
Bà chủ quán già hiền hậu dễ thương. Bà qúy mẹ tôi lắm nên chiều chúng tôi. Tôi không biết mẹ có trả tiền cho bà không mà trả bà có nhận chăng. Nhưng, tôi chỉ biết là bà cho tôi uống nước, đôi khi ăn kẹo, bánh, ..., không phải trả tiền. Mỗi lần như thế về, kể lại cho mẹ tôi hay th́ mẹ tôi chỉ nói: "Người ta nghèo, ăn uống không của người ta làm ǵ". Sau đó, bà quán vẫn chiều chúng tôi và với tôi, được chiều là đủ.
Ở quán, người ta nói cười vui vẻ đủ thứ chuyện. Từ chuyện làm ăn đến chuyên vui đùa, mà đôi khi cả chuyện nhảm nhí nữa. Họ nói chuyện nhảm nhí một cách tự nhiên như không chứ không như chúng tôi, động tí là bị mắng "Nói nhảm nào" hoặc "Lại nói chuyện nhảm nhí hả, có muốn roi không?". Nếu thấy thích th́ tôi ngồi hóng chuyện. Nếu không, tôi không ngại ngần ǵ mà không chạy đi kiếm người có tṛ vui hơn bên ngoài để theo. Có lần tôi thấy họ nói chuyện vui vẻ ồn ào qúa nên ṭ ṃ ngồi nghe. Họ đố nhau nhiều câu tục lắm, nhưng sao khi trả lời th́ lại không thấy tục ǵ cả. Dĩ nhiên là nghe th́ nghe chứ tôi có trả lời được câu nào đâu. Thực sự ra, ngay như khi có người trả lời rồi mà không được giải thích nhiều khi tôi cũng chẳng hiểu mô tê ǵ hết.
Chẳng hạn như khi đố:
Ăn đằng bụng, iả đằng lưng,
Hễ mó đến sừng th́ văi cứt ra
Tôi không trả lời được đă đành. Thế nhưng, khi có người trả lời là "cái cối say", tôi vẫn c̣n bỡ ngỡ tự hỏi là "cái cối làm ǵ có sừng", "làm sao xay lúa, xay gạo mà lại iả ra cứt được". Phải chờ đến khi có người giải thích tôi mới hiểu và thấy là hay .
Một bà thấy tôi nghe chăm chú qúa, nổi hứng hỏi tôi .
- Thế, tôi đố chú biết: "Thoạt vào th́ tốc váy lên, cái dưới mấp máy cái trên phập phồng" là ǵ?
Câu này làm tôi thật ngượng. "Tốc váy lên" là một điều tôi chưa bao giờ dám nghĩ tới dù là trong bóng tối một ḿnh, chứ đừng nói là nói huỵch toẹt ra trước mặt mọi người như thế. Thật là qúa nhảm nhí. Chắc là thấy tôi lúng túng lắm nên một bà khác can thiệp:
- Chậc, chậc, cái bà qủy quái này, chú ấy học tṛ mà đố ǵ lạ vậy!
Tôi ngơ ngác theo rơi câu chuyện, chẳng hiểu ngô khoai ǵ hết. Có điều tôi biết chắc chắn là họ gọi tôi bằng "chú học tṛ". Những người lớn gọi tôi như thế th́ tôi thích v́ tôi biết là họ chiều ḿnh. Nhưng, với những trẻ cùng lứa tuổi mà bắt chước ngườI lớn gọi như thế th́ tôi lại ghét, v́, tôi biết là họ gọi để chế diễu. Đă có lần chúng hát:
Học tṛ học choẹt
"ị" phẹt ra mo,
...
th́ hỏi rằng tôi không thấy ghét cay ghét đắng chúng làm sao được.
Mỗi lần nhớ lại những h́nh ảnh linh hoạt của những vùng quê hiền ḥa mà tôi đă từng đi qua trong những ngày tản cư thời thơ ấu, tâm hồn tôi lại thấy êm ả. Cũng như mỗi lần tôi nghĩ đến bát nước lá vối, th́ cả một sinh hoạt đồng quê đạm bạc mà sống động với những người dân chân thật, dung dị, đă đến với tôi một cách êm đềm. Cái êm đềm kỳ lạ mà đôi khi con người ta chỉ cảm nhận được ở giữa mùa chinh chiến.
Bùi Tiến
(Montréal - Canada)