DaiHocGiaoSuBTLieu

 

Bài đăng trong tạp chí Tia Sáng, số tháng 2/1999, Xuân Kỷ Măo, trang 25

Vài câu hỏi về chức danh giáo sư đại học

 Bùi Trọng Liễu

 

     Điều 61 của Luật giáo dục (mà Quốc hội khóa X vừa thông qua ngày 2/12/1998) viết: «Nhà giáo dạy [...] ở cơ sở giáo dục đại học và sau đại học gọi là giảng viên». Điều 62 của Luật đó viết: «Giáo sư, phó giáo sư là các chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, đào tạo đại học và sau đại học. Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giáo sư và phó giáo sư».

« Tuyển dụng » nhà giáo đại học thế nào cho hợp, chính là ở chỗ « quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giáo sư và phó giáo sư » này. Người không ở trong nghề, nếu không quan tâm, có thể coi đây chỉ là chi tiết vặt. Nhưng đối với tôi là người trong nghề, tuy đă định cư ở nước ngoài, th́ đây là một điểm quan trọng, v́ nó nằm ngay trong chiến lược giáo dục và đào tạo đại học và « trên » đại học. V́ thế nên tôi muốn được hiểu.

Đọc điều 62 này, tôi chưa hiểu được là các chức danh giáo sư và phó giáo sư này dùng theo nghĩa nào?

 

(a) Phải chăng đó là những «hàm» khoác thêm lên vai những nhà giáo đang trong biên chế, như một thứ danh hiệu phong thêm cho những giảng viên có «thành tích khoa học» xứng đáng, và tất nhiên với lương bổng tương xứng (đó là cách làm cho tới tận thời gian vừa qua ở trong nước)? Trong nghĩa này, tên gọi «giáo sư» và «phó giáo sư» là những «huy danh» thưởng cho những cá nhân xuất sắc theo một số tiêu chuẩn nào đó, c̣n th́ cơ sở và công việc của họ trước đây thế nào th́ nay cũng cứ như vậy. (Thí dụ: Trường Đại học A, cần phát triển ngành Hóa, nhưng không có nhà giáo ngành Hóa nào trong trường có thành tích khoa học khả quan , th́ cứ kệ, vẫn chỉ có giảng viên ngành trong ngành Hóa. Trong khi đó nhà truờng có một nhà giáo ngành Toán có thành tích khoa học, th́ cứ được phong giáo sư).

 

(b) Hay đó là tên gọi gắn với  «chức vụ» của một «chỗ làm» (tiếng Pháp là emploi), như ở hầu hết các nước trên thế giới? Tôi muốn hiểu: phải chăng ngôn từ «chức danh» trong điều 62 của Luật được dùng theo nghĩa «danh gắn với chức vụ»? Nghĩa thứ hai này dựa trên tiêu chuẩn lợi ích chung của xă hội, thể hiện qua nhu cầu của cơ sở, trong công tác giáo dục và đào tạo. Trong trường hợp này, không có sự «phong hàm» nữa, mà có sự «tuyển» người vào các «chức vụ-chỗ làm» giáo sư và phó giáo sư của các trường đại học hay viện nghiên cứu. (Trở lại thí dụ vừa nêu: Trường Đại học A, cần phát triển ngành Hóa, bèn mở ra một «chỗ làm-chức vụ giáo sư» ngành Hóa, và «tuyển» người. «Thí sinh» (ứng viên) có thể là giảng viên ngành Hóa của trường, hoặc là người ngoài, ai có khả năng phù hợp th́ được tuyển, và trở thành giáo sư ngành Hóa của truờng. C̣n nhà giáo ngành Toán xuất sắc kia, nên nộp đơn để được tuyển làm giáo sư ở một đại học khác đang cần có người đảm nhiệm một « chỗ làm-chức vụ giáo sư » ngành Toán). Nếu hiểu theo nghĩa (b) này, th́ đây là một sự đổi mới, phù hợp với t́nh h́nh chung trên thế giới.

Dựa trên giả thiết là « có sự đổi mới này » [trường hợp (b)], tôi xin có vài câu hỏi và ư kiến sau đây:

-1/  Điều 39 của Luật giáo dục đă qui định chỉ có một bằng tiến sĩ (chứ không c̣n hai bằng tiến sĩ và phó tiến sĩ nữa). Như vậy là phù hợp với hướng chung của thế giới, như tôi đă viết trong bài « Suy nghĩ tản mạn chung quanh vấn đề đào tạo qua nghiên cứu » (đăng trên tạp chí Tia Sáng số tháng 11/1998). Nay, câu hỏi tôi muốn nêu tiếp theo là: giáo sư và phó giáo sư là một « đoàn » (tiếng Pháp là corps) hay là hai « đoàn »? (Ngôn từ « đoàn » được dùng để chỉ nhóm người có cùng một nhiệm vụ và các bổn phận, vai tṛ công tác giống nhau, vv.). Nếu giáo sư và phó giáo sư cùng trong một « đoàn », th́ sự phân biệt chỉ là « chiếu trên, chiếu dưới », có phần lộ liễu qua tên gọi; lẽ ra phân biệt theo « hạng » (tiếng Pháp là classes, theo lương bổng) là đủ. C̣n nếu giáo sư và phó giáo sư là hai « đoàn », và theo nghĩa người phó giáo sư làm « phó » cho người giáo sư, th́ phải chăng có thể hiểu điều 67-e của Luật giáo dục (tŕnh độ chuẩn của nhà giáo: có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo đào tạo tiến sĩ) rằng người phó giáo sư không nhất thiết phải có bằng tiến sĩ? Tóm lại,  một « đoàn » (với hai hạng)  hay là hai « đoàn »?

 

-2/ Vấn đề « một đoàn » hay « hai đoàn » có phần quan trọng của nó. Tôi xin kể một chuyện để minh họa. Mới rồi, để trả lời câu hỏi của một nhà báo lo rằng một số nhà khoa học Pháp có thể bỏ đi để nhập cư ở Mỹ, một nhà chính trị cầm trọng trách trong giáo dục đào tạo Pháp có phát biểu ư kiến như sau: « Điều kiện làm việc ở Pháp không kém về mặt trang bị, không kém về mặt vật chất. Vấn đề chỉ ở cách đối xử đối với các nhà khoa học trẻ: ở Mỹ họ được nhanh chóng trao nhiệm vụ hoàn toàn, họ được tự do hành động. ở Mỹ, sau khi bảo vệ xong luận án tiến sĩ, họ có thể trở thành giáo sư ngay, và không phải phụ thuộc ai trong việc định hướng các chương tŕnh nghiên cứu, hướng dẫn nghiên cứu, họ có ngân quĩ riêng, vv. Chứ không như ở Pháp, nhà khoa học trẻ, dù xong luận án tiến sĩ, dù đủ bằng cấp, vẫn c̣n phải qua một giai đoạn phụ thuộc, cản trở hành động khoa học của ḿnh ». Ư ông ta muốn nói: ở Mỹ chỉ có một « đoàn giáo sư » (gồm 3 hạng: assistant professor, associate professor, full professor ; tuy là 3 hạng, tên gọi hơi khác nhau, nhưng cùng là giáo sư. C̣n ở Pháp, theo ông ta, nhà giáo đại học gồm 2 « đoàn »: một đoàn giáo sư (corps des professeurs, với nhiều hạng) và một đoàn  giống như một thứ phó giáo sư (corps des maitres de conférences, với nhiều hạng; những người này đều có bằng tiến sĩ, thậm chí có người có có bằng HDR (habilitation à diriger des recherches) và có nhiều công tŕnh khoa học, nhưng họ không có nhiệm vụ và không có quyền quyết định một số việc như người giáo sư), gây ra một sự phân biệt không có lợi cho tập thể. Theo tôi, ông ta có lư.

 

-3/  Việc luôn luôn đánh giá cao thấp nội bộ, « chiếu trên, chiếu dưới », có phải cách bảo đảm được tŕnh độ khoa học nghiêm túc không? Trong khoa học, có những chuẩn thông thường để đánh giá sự nghiêm túc (thí dụ như qua những công tŕnh đă công bố hoặc đăng trên các tập san quốc tế, như có « trọng tài » nước ngoài đánh giá, vv.).

 

Việc đặt ra những thủ tục kiểm tra cầu kỳ, những tiêu chuẩn khắt khe, những cấp bậc phức tạp, không phải là giải pháp để nâng cao tŕnh độ khoa học. Tất nhiên, cũng phải có những tiêu chuẩn và những phương pháp kiểm tra.