Về cách tổ chức đại học ngày nay [1]
Bùi Trọng Liễu
Theo tôi, có mấy vấn đề chính cho việc tổ chức một nền giáo dục và đào tạo đại học nên đề cập tuy tầm quan trọng khác nhau:
I. Về vấn đề «kiến thức» và «học nghề» trong giáo dục đại học:
Như tôi đă viết trong bài «Kiểm lại một số ư kiến góp về việc học» đăng trong Nhân Dân Chủ nhật 24/10/1993, trong giáo dục đại học, nên phân biệt phần «kiến thức»và phần «học nghề». «Kiến thức» đây là sự hiểu biết và lư luận cơ bản, trong ngành. Nó lại cần thiết cho việc «học nghề», có nó th́ việc «học nghề »mới đạt, và người học nghề đạt, chính là những con ngựi «biết việc» có lợi cho đất nước (chứ không chỉ cần những nhân tài theo nghĩa những người có chức danh). Có lẽ cần nói thêm là dân trí cao hay thấp, cũng gắn liền với cái phần «kiến thức» này, chứ dân trí không ngưng ở mức Trung học phổ thông như có người khẳng định. Cũng v́ phân biệt vậy, cho nên ở các nước đă phát triển, người ta mới quan niệm học cơ bản trước, rồi mới rẽ ra «học nghề» sau. Tôi xin tạm gọi nó là cách tổ chức «chung ngành trước, riêng nghề sau», (một trong những lư do tồn tại của các Đại học đa khoa) để phân biệt với cách tổ chức «tuyển theo nghề ngay» nghĩa là cách tổ chức tuyển sinh sớm, ngay từ mức chỉ mới có tú tài, vào các Đại học nghề nghiệp.
Về vấn đề «học nghề», có điểm đáng chú ư, là trên thế giới hiện nay, người ta tránh việc đào tạo quá hẹp, v́ khoa học kỹ thuật tiến nhanh, nếu đào tạo quá hẹp theo kiểu tiếp thu những công thức và nhẹ vế kiến thức cơ bản, th́ không thể cập nhật nổi. Cũng như cần một sự thận trọng khi khẳng định ưu tiên thực hành: ở một nước mà nền công nghiệp c̣n phôi thai, mạng lưới kỹ nghệ c̣n quá thưa thớt, số xí nghiệp chưa nhiều để có thể tiếp đón sinh viên thực tập, khi phương tiện trang bị c̣n ít ỏi,..., th́ giáo dục đào tạo cần phải dựa trên lư luận nhiều hơn để bù lại những thiếu kém kể trên.
II. Tổ chức theo giai đoạn:
Hiện nay, nh́n chung, giáo dục đại học ở nhiều nước bao gồm một giai đoạn học cơ bản, tiếp theo là một giai đoạn học chuyên ngành, rồi tiếp theo nữa hoặc là giai đoạn đào tạo nghề, hoặc là giai đoạn «đào tạo qua nghiên cứu ». Tại nhiều nước đă phát triển, thí dụ như ở châu Âu nói chung hiện nay, các giai đoạn đó đại khái tương ứng với các số năm học «tú tài +3 năm, tú tài +5 năm, tú tài +8 năm».
Trong khuôn khổ đó, cách tổ chức «chung ngành trước, riêng nghề sau », có nhiều điều lợi: Thứ nhất là v́ «chung ngành trước », tổ chức việc học được rẻ hơn cách «tuyển theo nghề ngay ». Cũng ví như việc đi máy bay chung cho hành khách, rẻ hơn việc dùng chuyên cơ cho riêng từng người. Thứ nh́ là v́ trong một nền kinh tế thị trường (dù có định hướng), trong một khung cảnh toàn cầu hoá, và v́ khoa học kỹ thuật tiến triển nhanh, có những nghề chóng biến đi cũng như có những nghề mới xuất hiện ra, người lao động tới một lúc nào có thể bó buộc phải đổi nghề, và người sinh viên đang trong quá tŕnh đào tạo cũng có thể phải chuyển hướng. (Phải chăng ngay ở ta, một số nghề thời thượng sau một thời gian nở rộ nay đang bị chựng lại?). Sự lựa chọn nghề quá sớm, khi tŕnh độ hiểu biết của sinh viên c̣n non, dễ dẫn đến sự lựa chọn sai, sau này khó hiệu chỉnh được. Và ở một mức chuyên môn cao, chỉ có cách tổ chức «chung ngành trước, riêng nghề sau», mới là giải pháp phù hợp trong việc giúp người lao động-cựu sinh viên dễ được đào tạo lại để chuyển nghề, nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của xă hội. Hiệu quả kinh tế, giá thành rẻ nhất của giáo dục đại học, là ở chỗ đó.
Vả lại nếu có tổ chức kiểu «chung ngành trước, riêng nghề sau», th́ các bằng cấp có tên, các học vị loại cử nhân, thạc sĩ,... mới có lư do tồn tại, v́ dựa trên sự tổ chức học từng chặng với các tín chỉ, kết thúc từng chặng. Nếu không th́ cũng như trở lại như mấy chục năm trước, với những chứng chỉ tốt nghiệp đại học này, đại học kia là đủ, c̣n bằng cấp có tên trở thành vô nghĩa.
Cho nên, thiết tưởng các Đại học nghề nghiệp ở ta cũng nên tiến tới việc tuyển sinh ở một mức cao hơn ; thí dụ như nên tuyển sinh ở mức cử nhân và đào tạo nghề nghiệp ngắn hạn (thí dụ như với Đại học sư phạm, trong việc đào tạo giáo viên ngành Toán, chỉ nên tuyển sinh đă có bằng cử nhân Toán, và chỉ đào tạo phương pháp sư phạm trong một khoảng thời gian ngắn hạn). Như vậy không những phù hợp với xu hướng chung, rẻ hơn, mà lại tự nâng cao uy tín của các trường. Cũng có ư cho rằng đại học một nghề, cũng tổ chức đào tạo cơ bản trong mấy năm đầu. Lư luận kiểu đó có phần khiên cưỡng: nếu quả thật 3 năm đầu cũng học chung ngành như các trường khác, th́ việc ǵ phải dành riêng cho một loại trường ? Vào trường hợp các Đại học sư phạm, tôi e rằng ư muốn tập trung lực lượng vào một loại trường đại học sư phạm riêng, vẫn theo kiểu cũ tuyển sinh sớm (từ mức tú tài), với tính chất «đồ sộ» của nó, có thể ví như quyết tâm chế tạo một loại đầu máy xe lửa to gấp mười gấp trăm loại đầu máy xe lửa cũ nhưng vẫn là những đầu máy kiểu đốt than chạy bằng hơi như cũ, trong khi công nghệ ở các nước khác đă tiến xa trong lĩnh vực này. Như vậy, không phải là cách giải quyết thoả đáng cho ngành sư phạm. Rốt cục tới một lúc nào đó, rồi cũng sẽ phải rút kinh nghiệm của nơi khác, chứ không thể khăng khăng độc đáo của riêng ta.
Ngoài ra, c̣n một ư hiện nay bảo vệ phương hướng tổ chức theo đại học một nghề, tuyển sinh sớm, là đào tạo ra những người dễ có công ăn việc làm. Sự thật không đơn giản như vậy. Trước đây, với một nền kinh tế kế hoạch triệt để, với sự «phân phối công tác» cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp, đă cho thấy giới hạn của kiểu đào tạo như vậy. C̣n ngày nay, đă chuyển sang một nền kinh tế thị trường, sự «phân phối công tác» trên nguyên tắc đă được thay thế bằng sự «tuyển dụng». Mà đă «tuyển dụng », th́ tất nhiên phải có nhiều «thí sinh» th́ mới lựa chọn được; mà nếu chọn một người trong đám đông «thí sinh» th́ dễ chọn được một người giỏi; c̣n chọn một người khi chỉ có một «thí sinh »th́ khác ǵ «phân phối công tác »! Như thế, nghiă là muốn «tuyển dụng» th́ phải luôn luôn có một «kho dự trữ [những người đă được đào tạo]». Vai tṛ điều tiết của Nhà nước chính là ở chỗ sao cho «kho dự trữ» đừng ph́nh quá to (v́ t́nh h́nh xă hội sẽ căng thẳng, bởi nhiều người đă được đào tạo mà không có công việc làm đúng với chuyên môn của ḿnh) đồng thời cũng đừng để cho «kho dự trữ» tóp lại quá nhỏ (v́ chất lượng của sự «tuyển dụng» sẽ tụt thấp). Mà sự điều tiết «kho dự trữ» sẽ rất khó, nếu như đó là kho dự trữ những người có chuyên môn rất hẹp, có bằng cấp theo ngành nghề đào tạo hẹp một mạch.
[1] Trích từ bài tôi đang trong Nhân Dân Chủ nhật 24/10/1993, và bài «Vài điểm về tổ chức giáo dục đại học, nh́n từ ngoài» báo Nhân Dân 1/12/1999 trích đăng một phần, và Tia Sáng đăng trong số tháng 12/1999, và trong bài «Đại học sư phạm, một vấn đề khó bàn », đăng trong Tia Sáng số tháng 10/2002.