Nam Dao giới thiệu :
Khi bắc một nhịp cầu giữa những thế hệ, chẳng có cách nào khác để đến bờ bên kia, bờ thế hệ trắng, là tu sửa đoạn ră mục nhất mà Cao Việt Dũng định h́nh là quyền nh́n vào quá khứ với sự chân xác của những sự kiện và những con người, không để con nhện lịch sử khồng lồ giăng mạng lăng quên, che khuất và xuyên tạc.
Cao Việt Dũng
Sợ
(trích)
....Dù cho thế
hệ chúng tôi và thế hệ ngay trước chúng tôi xét
về đại đa số vẫn sống dưới
cùng một mái nhà, vẫn có những mối giao hảo không
phải là không thâm t́nh, khoảng cách giữa hai bên rơ ràng là
ngày càng bị đào sâu. Thế hệ chúng tôi là thế
hệ trắng, áo trắng công sở Tây, màu trắng máy
tính Mac và trắng tinh về lịch sử, trong khi thế
hệ trước chúng tôi là một thế hệ đen
(hoặc đỏ, tùy người nghĩ), thế hệ
của bùn đất cánh đồng, hầm trú ẩn và
thậm chí giao thông hào.
Cái màu trắng lịch sử tôi vừa nói đến kia
đă đeo đẳng người Việt Nam từ không
biết bao nhiêu đời, nhưng đến chúng tôi th́ nó
trở thành quá lớn, và quá phi lư. Tại sao chúng tôi không
được quyền biết lịch sử chính xác,
những sự kiện chính xác xảy ra cách đây mới
vài chục năm? Tại sao rất nhiều nhân vật
bị mạng nhện lăng quên che khuất, chúng tôi chỉ
c̣n được nh́n thấy vài dấu vết lẻ
tẻ, những mảnh vụn rơi văi sau khi con nhện
lịch sử khổng lồ hoàn thành hoạt động
tiêu hóa của nó? Ngao ngán lắm (dù cũng hết sức
thương cảm) khi nh́n những con người già nua
tay run lẩy bẩy những nỗi sợ lưu cữu
kể lại những mớ lổn nhổn kư ức không
đáng tin và không cách ǵ kiểm chứng. Liệu trong
thế hệ chúng tôi sẽ có được một
Tạ Chí Đại Trường? Liệu ánh sáng của
ngày hôm nay có rọi đến được những góc
khuất của ngày hôm qua? Tại sao chúng tôi bị
tước quyền nh́n vào quá khứ? Giờ th́ tôi
hiểu một phần v́ sao chúng tôi không được
biết đến lịch sử chân xác. Chỉ vài lời
kể mà bằng trực giác tôi tin là sự thật của
một nghệ sĩ như Lê Vân đă đủ sức
dấy lên những cơn sợ quặn ḿnh trên những
trang báo b́nh thường chuyên để chứa những
bài thơ khăm khẳm và những đ̣n chí mạng cá
nhân. Một nghệ sĩ không có quyền được
kể chuyện đời ḿnh ư? Văn hóa nào cấm
điều đó? Hẳn là cái văn hóa hay ho chuyên
đời coi nghệ sĩ là giống xướng ca vô
loài và tự coi ḿnh nhục như con chó. Hay là nỗi
sợ lịch sử lên tiếng đă đè lấp
tất cả? Nhưng cái hố đựng bí mật tai
lừa của vua Midas vẫn có khả năng lên tiếng.
Tôi sẽ nói đến vài hậu quả, nho nhỏ thôi –
những điều to tát chưa thể bàn đến,
những cái tai lừa vẫn tua tủa dựng lên –
của việc bắt ép chúng tôi phải nhận lấy cái
màu trắng ơng ẹo ngây thơ vờ vĩnh đó.
Thế hệ trước chúng tôi bắt đầu có một
thói quen đáng yêu là gửi chúng tôi sang những đất
nước tiên tiến để đi học, với ham
muốn và hy vọng cũng không kém phần đáng yêu là
chúng tôi sẽ v́ đó mà được đổi
đời. Thế là vài phần trăm của thế
hệ tuổi trẻ vàng son (những từ như the
gilded youth hay la jeunesse dorée nhiều khi cũng c̣n hàm
nghĩa chua chát mỉa mai) chúng tôi h́ hụi với mấy
cái máy tính hoặc to miệng phét lác về những
chiến lược kinh doanh cho từ công ty xuyên quốc
gia đến doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và chấp
nhận dễ dàng cái màu trắng kia. Đại đa
số thế hệ chúng tôi nhanh chóng, như một
phản xạ có điều kiện, bịt tai (hoặc
sang trọng hơn là cắm headphone máy Ipod vào tai) khi bị
t́nh cờ nghe thấy điều ǵ đó đi ra ngoài khuôn
khổ những điều dễ chấp nhận
(nhưng tầm thường), một dạng politically
correct made in Vietnam. Đến nhà (trọ) của
giới trí thức tương lai khi c̣n sống ở
trời Tây đó là thấy đồ gỗ Ikea, thấy
giày Camper, và, đôi khi, cả một cái lồng vẹt.
Nhưng họ đă được giáo dục cẩn
thận đến mức trong nhà không mấy khi có
được đến một quyển sách. Đến
kỳ làm tiểu luận, luận văn nhiều
người không biết đến tra phích sách trong thư
viện – dù copy cả đoạn dài trên Internet là chuyện
quá dễ dàng và phổ biến đối với họ.
Đă từng có nhiều du học sinh post ảnh khoe
pḥng trong những forum trên Internet. Vâng. Ba chiếc máy tính.
Vâng. Cái điện thoại O2. Và zero quyển sách.
Đại đa số chúng tôi chấp nhận dễ dàng
cái được ấn định. Nhưng tôi không có
thẩm quyền ǵ trách cứ họ. Thế hệ nào
cũng chỉ chứa nổi một bộ phận
rất nhỏ không chấp nhận sự áp đặt
từ trên xuống. Nhưng vấn đề là phải có.
Và nhất là ở những thế hệ khó nhọc loay
hoay với những cuộc chiến vừa mới đi
qua: thế hệ lost generation của Hemingway, và sau
đó một chút, thế hệ của Harold Pinter và
nhất là John Osborne (tác giả vở kịch Look Back in Anger
– 1956), những người được mệnh danh là Angry
Young Men (hoặc AYM, hoặc Angries). Trào lưu
nào dù lớn đến đâu cũng chỉ có số
lượng tham gia hết sức hạn chế. Cuộc
cách mạng 1968 cũng chứng kiến đám đông
thản nhiên đi qua bên cạnh. Dù ǵ thế hệ của
chúng tôi cũng làm được một vài thay đổi.
Họ đang dần làm tê liệt được hai
thứ thuốc phiện phổ biến nhất của
nhân dân trí thức Việt Nam: bóng đá và bia hơi, đă
từng hoành hành trong cả một thế hệ, tức là
cái thế hệ sống dưới cùng mái nhà với chúng
tôi. Để nhiễm vài thứ thuốc phiện khác:
không phải bia hơi, mà là quán café wifi (miễn phí hoặc
không), không phải bóng đá, mà là đua xe F1, ôtô từ
Toyota Vios đến Lexus, các thứ đồ điện
tử từ MP3 Tàu nhái đến điện thoại
Vertu. Dù ǵ th́ cũng là có thay đổi.
Những thay đổi đó thật là nghịch mắt
những người thuộc các thế hệ khác. Nói
họ quên mất rằng một thời họ cũng
đă từng vàng son, đă từng phá phách th́ thật
dễ, nhưng quả là có thế thật. Cứ lên
lớp dạy bảo, cứ ngày xưa xa xôi đẹp
đẽ (như Villon từng kêu lên: Mais où sont les neiges
d’antan! – Những người muôn năm cũ,
hồn ở đâu bây giờ) th́ thử hỏi làm sao
mà đối thoại cho nổi? Và nhất là họ cứ
sợ, để rồi chúng tôi phải gánh chịu luôn
cả cái sợ của họ trên cái gánh nặng vốn
đă không dễ dàng của trách nhiệm với xây
dựng tái thiết trả nợ giùm và kiếm đủ
tiền mua xe Ford Escape.
Talawas 2006