TiengVietHomNayCXHao

Tiếng việt hôm nay: Sợ hơn băo táp !

Cao Xuân Hạo

“…tiếng Việt… không đáng bị coi khinh như các cơ quan truyền thông của ta vẫn coi khinh khi hàng ngày truyền bá một thứ tiếng Việt dịch từng chữ một từ tiếng Anh ra, bất chấp mọi quy tắc nói năng và viết lách của dân tộc…”

Nhiều cán bộ lănh đạo nền giáo dục của ta đă thấy tính vô hiệu quả của cách dạy tiếng Việt ở nhà trường: vào đại học, nhiều sinh viên chưa biết viết một bức thư cho đúng ngữ pháp và chính tả; đến nỗi Bộ phải ra quyết định buộc sinh viên năm thứ nhất tất cả các trường phải học "Tiếng Việt thực hành", và nhiều giáo sư văn học đă phải thốt lên: "Mong sao sau 12 năm học phổ thông con tôi vẫn c̣n nói và viết được tiếng Việt như trước khi đi học!". Một ông bạn cũ lâu năm gặp lại, nay là hiệu trưởng trường phổ thông cơ sở, khi biết tôi đang dạy và viết về tiếng Việt, liền tái mặt và van xin tôi tha thiết: "Anh chớ viết thêm cái ǵ mới nữa đấy ! Chỉ thay đổi xoành xoạch như mấy năm nay giáo viên dạy tiếng Việt trường tôi cũng đă đi Biên Hoà [*] mất hai người rồi ! ". Và tôi cũng đă được nghe chính người thầy cũ của tôi (một Nhà giáo Nhân dân) phát biểu trong một cuộc hội nghị do Bộ tổ chức là nên bỏ hẳn môn tiếng Việt ở trường phổ thông để "dành th́ giờ học những môn có ích hơn hay ít ra cũng không có hại bằng".

 

Dĩ nhiên khi nghe những lời như thế tôi và các bạn đồng nghiệp không khỏi thấy ḷng đau như cắt, thấy danh dự của ḿnh bị xúc phạm sâu xa, và ví thử vị giáo sư nói trên không phải là thầy tôi, th́ tôi đă không ngăn được một cử chỉ phản ứng hỗn xược. Nhưng chỉ một giây sau, tôi, cũng như bất cứ ai có chút lương tri, phải tự nhủ rằng câu nói phũ phàng ấy hoàn toàn có đủ căn cứ.

 

Thế nhưng trong khi các giáo sư toán lư hoá luôn luôn thấy ḿnh cần ra sức rút ngắn cái khoảng cách giữa ḿnh và khoa học tiên tiến của thế giới, th́ chúng tôi, các nhà giáo của khoa ngữ văn, lại không có giây phút nào thấy ḿnh cần làm việc đó. Không những thế, mà trong chúng tôi c̣n có không ít người thấy ḿnh vượt lên phía trước rất xa so với các nước khác, đến nỗi trong một cuộc họp khoa tôi đă tai nghe mắt thấy một bạn đồng nghiệp yêu cầu các giảng viên ngữ học khuyên sinh viên từ nay trở đi không dẫn các tác giả ngoại quốc nữa, v́ thế giới ngày nay đă lâm vào một cơn khủng hoảng trầm trọng về khoa học xă hội; duy có Việt Nam làm thành một ốc đảo c̣n có được một nền khoa học ngữ văn lành mạnh!

 

Hiện tượng này không đáng lấy làm lạ, v́ ở ta có hai ngành mà nhiều người quan niệm là không cần học một chữ nào cũng có thể làm được: đó là Văn và Ngữ. Cách đây bốn chục năm, bản thân tôi đă từng được triệu tập đến nghe bốn buổi (14 tiếng đồng hồ) giảng về ngôn ngữ học, trong đó diễn giả chưa từng đọc một trang sách báo nào về ngôn ngữ và ngôn ngữ học, cho nên nói toàn những chuyện mà ở trường, ngay khi giảng những buổi đầu, chúng tôi đă phải dặn sinh viên đừng bao giờ nghĩ và nói như thế, v́ đó chính là những sự ngộ nhận thô thiển nhất của người ngoại hàng mà bốn năm học ngôn ngữ học ở trường sẽ giúp họ thanh toán triệt để.

 

Cho nên t́nh trạng lạc hậu trong các ngành học này là điều khó tránh khỏi. Lạc hậu mà biết ḿnh lạc hậu (như bên các ngành khoa học chính xác) th́ không sao: chỉ cần chăm chỉ đọc sách mới là chẳng bao lâu sẽ bắt kịp người ta; nhưng bên chúng tôi th́ không phải như thế. Thấy rơ ḿnh lạc hậu không phải dễ: phải hiểu người ta tiến xa đến đâu đă, rồi mới ước lượng được cái khoảng cách giữa người ta với ḿnh. Nhưng làm sao hiểu được điều đó khi bản thân ḿnh c̣n sa lầy ở một giai đoạn mà người ta đă bỏ xa từ hơn nửa thế kỷ trước ? Một số lớn trong chúng tôi không hề thấy ḿnh lạc hậu chính v́ lạc hậu quá xa, nh́n về phía trước không c̣n thấy mô tê ǵ nữa. Vả lại khi đă có đủ những học hàm học vị hằng mong ước rồi, rất ít người có thể tưởng tượng rằng ḿnh mà lại cần đọc sách mới làm ǵ nữa, nhất là sau khi thử đọc một trang mà không hiểu nổi lấy một ḍng.

 

Một trong những cái tội lớn nhất của thực dân Pháp là nền giáo dục mà họ đă áp đặt cho dân ta. Nền giáo dục ấy không nhằm đào tạo một đội ngũ trí thức. Nó chỉ nhằm đào tạo ra một lớp nha lại. Ngay như môn tiếng Pháp họ cũng không thèm quan tâm sửa đổi cho kịp với sự tiến bộ của khoa học. Cái ngữ pháp tiếng Pháp mà họ dạy cho học sinh của ta là thứ ngữ pháp cổ lỗ của thời đại chiến thứ nhất, vốn không tiến xa hơn những tri thức có từ thế kỷ thứ XVIII. Điều này rất rơ đối với bất kỳ ai đă từng so sánh sách dạy tiếng Pháp ở đông Dương năm 1945 với sách dạy tiếng Pháp ở Pháp cũng vào năm ấy (mà chỉ có một số rất ít học sinh Việt Nam học trong trường Pháp được học).

 

Di hại của chủ trương ngu dân ấy cho đến ngày nay vẫn c̣n rơ mồn một. Sở dĩ việc dạy ngữ pháp tiếng Việt trong nhà trường của ta hoàn toàn thất bại là v́ nội dung được đem ra dạy chính là ngữ pháp tiếng Pháp được miêu tả theo một lối cổ lỗ, chứ không phải ngữ pháp tiếng Việt tuy dùng toàn thí dụ tiếng Việt. Chỉ nhờ một sự trùng hợp t́nh cờ mà tiếng Việt có những kiểu câu có thể phân tích theo ngữ pháp tiếng Pháp (của nhà trường Pháp trước Đại chiến : chủ ngữ, động từ, tân ngữ...), nhưng tiếc thay, những kiểu câu " Pháp-Việt đề huề " như thế chỉ chiếm khoảng 20% trong số kiểu câu của tiếng Việt, c̣n các kiểu câu không hoàn toàn giống tiếng Pháp th́ một là khi phân tích người ta t́m cách đảo lại cho giống tiếng Pháp [như đảo câu Tôi tên là Nam thành Tên (của) tôi là Nam] ; hai là cắt bớt cái phần không giống tiếng Pháp đi (bỏ chữ Tôi trong câu trên ra ngoài "ṇng cốt cú pháp"); ba là không phân tích những kiểu câu ấy, coi đó là "câu đặc biệt"; trong khi ít nhất có 70 % kiểu câu như thế trong vốn văn học dân gian, trong văn học cổ điển và hiện đại; cũng như trong tiếng nói hàng ngày mà ta vẫn nghe thường xuyên.

 

Trong khi đó, trong 12 bộ sách tiếng Việt dạy cho các lớp phổ thông khó ḷng t́m ra được lấy một chục câu nêu rơ các quy tắc ngữ pháp (tiếng Việt) mà học sinh phải vận dụng thành thạo để viết cho đúng, nếu không kể vài ba trường hợp may mắn mà ngữ pháp tiếng Việt giống như ngữ pháp tiếng Pháp (chẳng hạn như trong câu Em đi học, phải nói em trước, rồi mới đến đi, rồi mới đến học). C̣n hàng trăm quy tắc khác, cũng cơ bản và cần thiết không kém, th́ chẳng có sách nào nói lấy một câu. Cũng may mà 12 năm học tiếng Việt vẫn không đủ để tiêu diệt hết cái cảm thức về tiếng mẹ đẻ mà mỗi học sinh, nhờ sống trong ḷng nhân dân, vẫn c̣n giữ nguyên bất chấp các sách giáo khoa, cho nên vẫn nói đúng trong những điều kiện sinh hoạt tự nhiên, tuy có thể viết sai rất nhiều, v́ khi viết và nhất là khi dịch từ tiếng châu Âu người ta lâm vào những điều kiện khác hẳn, thành thử cái cảm thức kia không c̣n chi phối hành vi ngôn ngữ nữa, và nhiều khi người ta viết ra những câu mà thường ngày người ta không bao giờ nói và nghe người Việt nói, và nếu có ai nghe ai nói như thế th́ người ta phải bật cười. Lẽ ra một người làm ngôn ngữ học hay làm phiên dịch chuyên nghiệp phải luôn luôn nhớ ḿnh và đồng bào ḿnh nói năng như thế nào.

 

Đến những năm 50 c̣n có thêm một nhân tố nữa làm hỏng hẳn cách suy nghĩ và viết lách của các nhà Việt ngữ học. Đó là cái nguyên tắc lấy "khả năng kết hợp", được hiểu một cách thô sơ thành sự phân biệt giữa "độc lập" và "hạn chế", làm "tiêu chuẩn khách quan" để phân biệt đủ thứ (từ hay không phải là từ, có nghĩa hay không có nghĩa, thuộc từ loại này hay từ loại khác, v.v...).Những nguyên tắc này vốn do phái miêu tả của Mỹ đưa ra trong thập kỷ 30 và chỉ sau đó mấy năm đă bỏ hẳn, v́ khi thực sự dùng vào việc phân tích, nó dẫn đến những kết luận cực kỳ phi lư. Thế nhưng nó đă được các nhà Việt ngữ học đi theo Lê Văn Lư dùng làm nguyên lư chủ đạo trong mọi lĩnh vực, kể cả những tác giả không tiếc lời mạt sát nền ngôn ngữ học Mỹ. Sở dĩ như thế là v́ cái "tiêu chuẩn" này miễn được cho nhà ngữ học nhiều công việc rất khó chịu như việc quan sát tỉ mỉ lời ăn tiếng nói của người Việt và suy nghĩ kỹ càng về ư nghĩa của từ ngữ và câu cú Việt Nam.

 

Rốt cuộc, ngoài việc phân biệt "độc lập / hạn chế" ra, người viết sách ngữ pháp Việt Nam không c̣n biết đến một nguyên tắc làm việc nào khác [nếu không kể cái định kiến cho rằng tiếng Pháp (hay tiếng Nga, tiếng Anh) như thế nào th́ tiếng Việt "dĩ nhiên" phải thế ấy]. Kết quả là sách ngữ pháp tiếng Việt hoàn toàn thoát ly tiếng Việt, và nếu bỏ các thí dụ bằng tiếng Việt đi th́ ta sẽ có một chân dung tiêu biểu của một thứ ngôn ngữ Ấn-Âu điển h́nh, trừ một số đặc trưng h́nh thái học (như "chia động từ", "biến cách" v.v... không phải ngôn ngữ Ấn-Âu nào cũng c̣n giữ). Sách ngữ pháp của ta là một tập hợp những "sắc lệnh" vơ đoán mà người học phải chấp nhận như một giáo lư thiêng liêng hơn cả những sự thật hiển nhiên mà họ (và người ban bố sắc lệnh) có thể quan sát mỗi ngày mấy trăm lần trong tiếng nói của toàn dân và của chính ḿnh. Những "sắc lệnh" ấy là do những bộ óc siêu quần chợt "ngộ" ra trong những khoảnh khắc loé sáng của thiên tài chứ không phải là kết quả của những năm lao động miệt mài nghiên cứu lời ăn tiếng nói của dân tộc. Không có lấy một nhận định nào được nêu rơ căn cứ, không có lấy một khái niệm, một thuật ngữ nào được định nghĩa một cách nghiêm túc, nghĩa là đủ minh xác để cho học sinh và giáo viên có thể tự ḿnh biết là cái khái niệm, cái thuật ngữ ấy ứng vào những từ ngữ nào, thành thử ít có giáo viên nào dám tự ḿnh đưa thêm một vài thí dụ ngoài các thí dụ trong sách. Những cách định nghĩa như "chủ ngữ là ngữ làm chủ" không cho ai biết thêm được chút ǵ để tự ḿnh t́m ra một thí dụ về chủ ngữ, càng không giúp ai sử dụng khái niệm này để hiểu thêm tiếng Việt.

 

Cái lợi duy nhất của cách soạn ngữ pháp ấy là các tác giả tha hồ thay đổi giáo tŕnh tuỳ theo cảm hứng, cứ một vài năm lại "cải cách" một lần bằng cách đưa ra một nhận định ngược với nhận định năm trước mà không cần phải chứng minh ǵ cả (v́ cái nhận định năm trước cũng có hề được chứng minh ǵ đâu ?). Dù năm trước có nói con mèo là hai từ, th́ năm sau cứ việc nói con mèo là một từ nếu nảy ra cái ư thích nói như thế : cần ǵ biết giáo viên ăn nói ra sao với học sinh, học sinh ăn nói ra sao với cha mẹ ? Khổ thân nhất là những học sinh có cha mẹ hay chú bác có chút văn hoá đủ để biết thế nào là một quy tắc, một khái niệm, một thuật ngữ khoa học, và thế nào là một câu tiếng Việt tử tế: cái vốn văn hoá ấy mà dùng vào việc "phụ đạo" cho con cháu chắc chắn sẽ làm cho chúng ăn điểm 1 điểm 2 suốt đời, v́ sách giáo khoa tiếng Việt không hề căn cứ vào một cái ǵ mà người Việt có văn hoá phải biết cả.

 

Sau khi học ngôn ngữ học từ các giáo sư và tác giả người Âu (đó là cách duy nhất để học lư thuyết ngữ học), lẽ ra các nhà ngôn ngữ học Việt Nam có thể góp phần vào cái quá tŕnh khắc phục những định kiến "dĩ Âu vi trung" [européocentisme] bằng cách nêu lên những chỗ mà ngữ học Âu châu không có hiệu lực khi đem ứng dụng vào tiếng Việt, hay ít nhất cũng theo dơi cái quá tŕnh khắc phục ấy và lần lượt tiếp thu những kết quả của nó để hiểu tiếng mẹ đẻ đúng hơn và sửa đổi cách dạy tiếng cho có hiệu quả hơn. Tiếc thay, ngày nay Việt Nam đang là cái pháo đài cuối cùng và cực kỳ kiên cố của chủ nghĩa "dĩ Âu vi trung" cực đoan trong ngôn ngữ học. Giá như không tác hại đến như vậy đối với hàng chục thế hệ th́ cũng chắng nói làm ǵ, để đến nỗi kinh động đến giấc ngủ đang yên lành của các tác giả sách giáo khoa và của các vị hữu trách ở Bộ giáo dục, và chuốc lấy cái tiếng xấu là "ném bùn vào mặt mọi người" như một bạn đồng nghiệp đă từng mắng tôi.

 

Tôi không ném bùn vào ai hết. Tôi chỉ nói lên sự thật thuần tuư mà đă mười mấy năm nay chưa từng có lấy một người nào dám nói hay viết dù chỉ một câu để bác bỏ. Nếu có ǵ đáng cho tôi tự trách ḿnh, th́ đó là nói chưa đủ mạnh để thức tỉnh những bạn đồng nghiệp đang ngủ quá yên giấc.

 

Và tôi tuyệt nhiên không phải là người đầu tiên. Cách đây bốn mươi năm đă có một bậc đàn anh của ngành Việt ngữ học, giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, đem từ Liên Xô về một báu vật vô giá: lư thuyết âm tiết - h́nh vị (slogo-morphema) của một trong những nền ngôn ngữ học ưu tú nhất của nhân loại, lư thuyết duy nhất có thể giải đáp được những vấn đề mà một ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt (và nhiều ngôn ngữ phương Đông khác) đặt ra cho ngôn ngữ học hiện đại, và từ đó vạch ra một con đường đúng đắn để khắc phục chủ nghĩa "dĩ Âu vi trung". Nhưng tiếc thay, hồi ấy không mấy ai hiểu ông. Ngược lại, người ta cố ư nh́n sang hướng khác, cố sao viết cho khác ông, để tỏ ra ḿnh không đi theo ông, không phải là môn đệ của ông, nghĩa là thua kém ông. Cái không khí không lành mạnh ấy vẫn tồn tại cho đến bây giờ.

 

Tôi biết rằng những điều tôi viết trên đây không có bao nhiêu sức thuyết phục, và sẽ không thiếu ǵ những bạn đọc không tin tôi nói thật, hay ít nhất cũng cho rằng tôi vẽ ra một bức tranh quá ảm đạm, và những nhận định của tôi là cực đoan và c̣n thiếu căn cứ. Tôi rất tiếc là trong một bài báo không thể nêu ra những luận cứ khoa học đủ minh xác để biện hộ cho những nhận định của ḿnh. V́ thế tôi đă phải đợi cho đến hôm nay khi cuốn sách Tiếng Việt, Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa của tôi đă được xuất bản và phát hành (Nhà xuất bản Giáo dục, 1998). Cuốn sách này tập hợp một số khá lớn những bài giảng, những bài tạp chí, những báo cáo khoa học của tôi.Cùng với cuốn Tiếng Việt, Sơ thảo ngữ pháp chức năng (Nhà xuất bản Khoa học xă hội, 1991), cuốn sách này được viết ra để chứng minh một cách có luận cứ nghiêm túc rằng tiếng Việt không phải là tiếng Pháp, và tuy khác với tiếng Pháp về nhiều phương diện, nhất là về ngữ pháp, nó vẫn là một thứ tiếng trong sáng, chính xác, tinh tế, đẹp đẽ hoàn toàn xứng đáng được dân ta quư trọng và nâng niu, chứ không ghê sợ như những cố gắng kiên tŕ của nhà trường phổ thông và đại học đă làm cho học sinh ghê sợ, không cần phải nhào nặn và cắt xén cho vừa cái khuôn của ngữ pháp tiếng Pháp như sách giáo khoa của ta đă nhào nặn và cắt xén, không đáng bị coi khinh như các cơ quan truyền thông của ta vẫn coi khinh khi hàng ngày truyền bá một thứ tiếng Việt dịch từng chữ một từ tiếng Anh ra, bất chấp mọi quy tắc nói năng và viết lách của dân tộc.

Cao Xuân Hạo

(in lần đầu trên tuần báo Văn Nghệ, số 4, 22.1.2000)