NguoiSongMe

 

Quá khứ phải trở thành quá khứ của một tương lai xuyên qua hiện tại. Như thế con người mới thực sự được làm người. Điều ǵ xẩy ra khi hiện tại thắt ruột, chặn họng tương lai ? Hiện tại dội về quá khứ, quá khứ đá văng hiện tại. Lúc đó, sống cũng như chết, thực cũng như ảo, hôm qua điên đảo hôm nay trong ngơ cụt một đời người. Lúc đó ngôn ngữ miên man thác loạn : « định mệnh » xua nó về cơi hư vô.

Khơi lên điều ấy là cưỡng lại bến lú sông mê, đ̣i hỏi tương lại tự do cho mọi người. Tự-do trong cơn đói làm người. Toàn diện. Dù cuối cùng ai cũng phải chết, ta không thể cho phép nhân cách của ta chết tốt.

Qua văn phong độc đáo, nửa đùa nửa thật, nửa tỉnh nửa mơ, qua cấu trúc dựng truyện và nghệ thuật kể điêu luyện, Châu Diên đă gửi gấm được nỗi niềm của cả một thời đại vào tiếng Việt.

PHĐ

 

 

Người Sông Mê

Châu Diên

Tiểu thuyết

     Khíc dạo : Khải bút

     Phần thứ nhất – Kiếp ảo

                Khúc 1 : Cơm sư

                Khúc 2 : Kiếp trước

                Khúc 3 : Kiếp Hương Hoa

                Khúc 4 : Kiếp cô đơn

                Khúc 5 : Kiếp tiếc thương

     Phần thứ hai – Kiếp gốc

                Khúc 1 : Gốc một, nhất gốc

                Khúc 2 : Gốc đôi, hai gốc

                Khúc 3 : Gốc tam ba gốc

     Phần thứ ba – Kiếp thực

                Khúc 1 : Đầu thai

                Khúc 2 : Hai người

                Khúc 3 : Kiếp Hoa

                Khúc 4 : Kiếp Khánh

                Khúc 5 : Tổ ấm

                Khúc 6 : Kiếp rừng

                Khúc 7 : Kiếp hoạ

                Khúc 8 : Kiếp lặng

     Khúc kết : Huyền bút

 

*

Khúc 7

Kiếp họa

Ôi chao buồn ơi là buồn.

Tôi đă nh́n thấy em Hoa của ḿnh và anh Khoa của nàng âu yếm nhau hết mức trong căn nhà vắng của ông bà giáo.

Khoa ôm lấy Hoa và th́ thầm khẽ vào đôi mắt của Hoa «em đồng ư nhé?» rồi tôi thấy Hoa khẽ gật đầu, sau đó một chút th́ Hoa gạt tay Khoa ra và hai tay Hoa chắp lại trước ngực đôi mắt Hoa ngước lên trời cao đến độ tôi cảm thấy Hoa nh́n được đúng cái hướng tôi đang đứng, và Hoa lầm nhầm tuy không thành tiếng nhưng riêng tôi vẫn nghe rành rơ:

«Khánh ơi, em sẽ đi bệnh viện theo lời thúc giục của anh Khoa, Khánh có đồng ư không, thôi th́ Khánh đồng ư vậy nhé, đă đến nước này biết làm thế nào, Khánh có phù hộ cho em tai qua nạn khỏi không Khánh?»

Tôi không nói ǵ với Hoa cả, tôi chỉ biết lặng im theo dơi sự đời, tôi cũng chẳng c̣n ghen tuông nổi với Hoa và Khoa, tôi nhũn nhặn khiêm nhường như một người đă chết rồi, và tôi lại ch́a tay định vuốt má em Hoa nhưng tay tôi mềm nhũn đi không một chút năng lượng nên không sao vươn ra nổi, tôi muốn nhào vào với Hoa của riêng tôi nhưng cũng đành chịu chết, đúng là chịu chết...

Nhưng dẫu sao một lời khấn khứa lầm nhầm của Hoa cũng đỡ cho cơi ḷng con người đă chêt này quá nhiều...

*

Tháng thứ nhất

Khoa cương quyết đ̣i đưa Hoa đi khám sức khoẻ và nếu cần th́ chữa bệnh luôn. Khoa nói đủ lư lẽ, nhưng thực ra Hoa cảm nhận được điều ǵ đó bên ngoài những lư lẽ và hơn là những lư lẽ, mà chỉ bây giờ ở trong không khí căn nhà êm ái của mẹ cha, các lư lẽ đưa ra mới không bị Hoa phản đối lại.

Th́ đi, trước hết là để chuẩn bị hồ sơ đi học nước ngoài. Th́ đi, sau nữa là tranh thủ mổ cái khối u ở cổ tay như cái chuỗi hạt cườm cỡ lớn nằm chềnh ềnh ra đó thiếu mỹ quan đường phố lắm. Th́ đi, lâu nay nom em mệt mỏi quá rồi, chẳng biết nguồn gốc v́ sao, may ra đến bệnh viện các bác sĩ người ta t́m hộ nguyên nhân cho ḿnh.

Hoa đồng ư và phải công nhận rằng đó cũng là một thành công lớn của Khoa. Điều làm Khoa áy náy không biết đến bao giờ mới nguôi, ấy là sau khi đă gật đầu đồng ư với Khoa th́ Hoa lại nói với anh như thế này:

- Anh giỏi lắm, anh luôn luôn thắng lợi, nhưng anh không bao giờ thành công.

- Em nói vậy nghĩa là làm sao?

- Em nói vậy thôi, chợt nghĩ ra th́ chợt nói vậy, anh đừng để bụng làm ǵ. Anh đừng bận ḷng làm ǵ. Mà thôi, em tuyên bố rút lui không nói những điều em vừa mới nói.

- Em vừa mới nói ǵ em nhắc lại đi xem nào?

- Em quên rồi. Đấy anh thấy chưa? Vừa mới nói xong, bây giờ bảo nhắc lại xem em vừa mới nói ǵ, thế mà chính em cũng chịu không nhắc lại nổi. Anh thấy chưa? Vậy là anh đừng coi trọng những lời em nói.

Và suốt một tháng, Khoa gần như tuần nào cũng được đưa Hoa đến bệnh viện. Mới đầu là cái bệnh viện b́nh thường như mọi bệnh viện. Các cô y tá như con nít cứ cầm tay Hoa mà cười vui:

- Xinh chưa này! Bây giờ mà nó biến thành vàng thành bạc thành kim cương hồng ngọc th́ cô giáo vừa trẻ vừa xinh vừa giàu nứt đố đổ vách nhé!

Hoa khẽ khàng chấm dứt những lời vui đùa nhố nhăng của các cô lương y từ mẫu:

- Được nhiều thứ một lần sợ khó giữ các chị ạ.

- Chả có ǵ mà khó giữ. Cô giáo cứ chia cho chúng tớ một nửa, một phần tư thôi cũng xong béng.

Tháng thứ nhất đi khám sức khoẻ ở bệnh viện nó nhố nhăng nhưng Hoa vẫn thấy vui, thật sự vui, nó không giống những cuộc họp long trọng ở tổ ở khoa ở trường, nó không giống những giờ lên lớp nhiều khi cứ phải giả vờ, ở đây giữa giờ làm việc mà chỗ nào cũng gặp tiếng cười đến đâu cũng gặp những lời khen sà vào đâu cũng nghe những câu nói vui dễ chịu êm ái...

Tháng thứ hai

Thế rồi hoá ra lại phải đi ḷng ṿng mấy bệnh viện nữa cũng chẳng xong. Thế rồi hoá ra cũng chẳng có dịp quay lại cái nơi xứng đáng được gọi bằng đẹp như công viên vui như bệnh viện đă đến trong tháng thứ nhất nữa.

Sau khi ba lần bảy lượt xét nghiệm đủ thứ, th́ phải đến cái địa chỉ cuối cùng, và có vẻ như ai ai cũng coi nơi đó không phải là nơi chữa bệnh cho người, mà đó chính là nơi nuôi hùm beo hổ báo nơi ăn thịt người cũng chưa biết chừng, chính v́ biết rơ như vậy nên bà bác sĩ phải chuẩn bị tinh thần cho Khoa:

- Đồng chí là người nhà của cô giáo đây?

- Vâng, cũng là người nhà mà cũng là người cùng trường với cô giáo Hoa đây.

- Thế th́ tốt. Đồng chí cần kiên tâm một chút nhé. Đồng chí đưa cô giáo sang bệnh viện K làm xét nghiệm thêm nhé. Sang bên đó, nếu họ thấy ǵ th́ họ xử lư luôn cho.

- Bệnh viện K? Có phải bệnh viên ung thư không? Sao không gọi thẳng là bệnh viện ung thư?

- Gọi là bệnh viện K, tên tuổi rành rành rồi mà cái nhà ông này rơ rắc rối...

- Sao lại phải sang bệnh viện đó?

- Đấy, chính v́ thế tôi mới nói là đích thân đồng chí cần đưa cô giáo sang đó. Ai ai cũng thế, cứ nghe nói bệnh viện K là sợ rúm sợ ró lại. Nhưng bên ấy hay lắm. Có khi đến đó rồi không muốn về nữa đâu. Dù sao th́ vẫn cần có người đi kèm. Người thật thân thiết đi kèm th́ càng dễ chữa, càng chóng khỏi bệnh, v́ có người thân đi cùng th́ đỡ sợ.

- Khoa mất cả buổi an ủi Hoa và tự ḿnh đưa Hoa sang bệnh viện K khám.

Bà bác sĩ nói chẳng sai tẹo nào, bệnh viên K bên ấy «hay» lắm. Bệnh viện K không âu sầu đau khổ như người ta vẫn nghĩ. Tại đây chẳng có ǵ đáng sợ hăi hết. Chẳng có cái màu u tối âu sầu người ta vẫn tưởng tượng về ngôi nhà ung thư, mà ngay cả màu tường gạch màu vườn hoa màu rèm che cửa sổ các pḥng cũng đều tươi tắn. Hoa vẫn cắm trên các bàn làm việc trong các pḥng khám bệnh và trong các pḥng bệnh nhân. Vẫn có những người x́ xụp ăn quà với nhau, hai cái đầu cúi chụm vào mẹt bún chả hoặc đĩa bánh cuốn. Đến đó mới thấy cũng có nhiều tiếng cười, cũng có tiếng đùa, cũng có những lời hát véo von, những người sắp «đi» như thể c̣n đang ở măi đâu đâu ấy, c̣n lại đây lúc này vẫn là những người như mọi người, đôi khi các bác sĩ gọi là những bệnh nhân giỏi cầm cự, giỏi không v́ đă thắng quân địch, mà v́ chưa bị quân địch quật ngă, nhưng cũng vẫn là giỏi chớ sao...?

Đúng ra Hoa phải ngồi chờ đến lượt khám, nhưng chính Hoa lại bỏ cho Khoa ngồi đó chờ hộ ḿnh, Hoa lang thang đi khắp nơi, mắt lúc nào cũng mở to, im lặng nh́n ngó mọi người, mọi ngóc ngách. Khi Hoa trở lại pḥng chờ th́ Khoa vẫn kiên nhẫn ngồi đó, tay cầm cái tích kê đợi đến lượt Hoa được bác sĩ pḥng khám gọi tên.

Hoa bảo anh:

- ở đây vui ghê, anh Khoa ạ.

- Em toàn nói ngược đời.

- Em nói thật đấy. Trước em cứ nghĩ ở đây buồn thảm lắm, nhưng bây giờ th́ em thấy nếu có chuyện ǵ cho em th́ ḿnh có thể vào nằm đây lâu lâu cũng chẳng hề ǵ.

- Anh không tin là có chuyện ǵ cho em hết. Em đừng nghĩ dại dột.

- Em cũng muốn nghĩ thế.

- Nói xong, Hoa nghĩ thầm: hay thật, ḿnh tiến kịp bố rồi, ḿnh biết nhẫn nhịn rồi, ḿnh biết dừng lại không căi cọ nữa rồi, có lẽ sắp đến lúc chết hay sao?

Nhưng Hoa chưa thể chết ngay được. V́ liền sau đó Hoa đă lại muốn căi cọ với Khoa rồi.

Khoa thủ thỉ bàn với Hoa:

- Giả sử bệnh viện yêu cầu em mổ cái chỗ sần sùi vớ vẩn ở cổ tay, th́ ta làm cái soẹt cho gọn, sau đó em sẽ đi học ở nước ngoài hai năm, rồi em sẽ trở về làm việc một vài năm, rồi anh sẽ lại t́m cách cho em học tiếp lấy cái bằng cao hơn nữa... Anh sẽ ở nhà giữ gôn cho em đi học.

- Thế là anh đă yên tâm làm nhà quản lư chứ ǵ? Anh từ bỏ con đường khoa học anh vẫn tuyên bố chứ ǵ?

- Không hẳn thế... Quản lư cũng là khoa học...

- Thế cũng được. Anh căi giỏi lắm, nhưng em thấy anh luôn luôn thắng lợi, chỉ mỗi một tội là anh không bao giờ thành công thôi.

- Thế nhé! Em đă nhớ lại và nói đúng nguyên văn cái điều dạo nọ em nói ra rồi lại bảo là em quên... Bây giờ th́ em giải thích cho anh đi. Em nói thế có nghĩa ǵ?

- Em vừa mới nói ǵ kia? Em có nói ǵ đâu?

- Có, em có nói những điều khó hiểu đối với anh.

- Có ǵ em nói mà khó hiểu? Nếu bố Bách c̣n sống, chắc chắn bố Bách hiểu mà không hỏi vặn lại em như anh.

- Em nghĩ anh và bố Bách khác nhau lắm à?

- Khác nhau rất nhiều. Khác nhau hoàn toàn.

- Nhưng nói thế chẳng hoá ra bảo anh xấu ư? V́ bố Bách rất tốt, vô cùng tốt.

- Nếu anh xấu, nếu anh có lỗi, th́ cũng hoàn toàn chẳng phải lỗi tại anh.

- Nếu có lỗi th́ tự đâu? Lỗi của ai?

- Chẳng lỗi của ai hết. Lỗi của không khí, lỗi của gió lỗi của mưa lỗi của nắng, lỗi của những con chó sủa nhí nhách suốt đêm bên vườn nhà hàng xóm, lỗi của những cặp mèo hoang gào trong đêm, lỗi của mưa đang rơi chợt tạnh, lỗi của giọt nắng bên thềm chẳng sưởi ấm được chút ǵ dù là cũng sưởi ấm được đôi mắt của ḿnh mẹ em dạy em thế đó.

Vẫn tháng thứ hai

Đúng là chẳng lỗi tại ai hết. Cái ṿng cườm nơi cổ tay Hoa được bóc đi. Chẳng lỗi tại ai. Chẳng cần đánh thuốc mê. Ca mổ xong, nhẹ nhơm, tuy Hoa thấy hơi mệt mệt, c̣n bác sĩ th́ tươi cười báo tin cho Khoa:

Giáo sư về mua đồng hồ xịn tặng cô giáo đi th́ vừa.

Cảm ơn các chị.

Bóc rất gọn.

Vâng, rất gọn. Công việc riêng của chúng tôi cũng được gọn. Cảm ơn các chị một lần nữa.

Hai anh chị có kế hoạch riêng ǵ th́ cứ thực hiện đi th́ vừa gọn.

Vâng, rất gọn.

Gọn lắm.

Vâng, gọn.

Tháng thứ năm

Chưa thể gọn được, kế hoạch riêng chưa thực hiện được. Mà có kế hoạch riêng ǵ chứ nhỉ? Tất cả vẫn chỉ là kế hoạch riêng trong đầu của Khoa. Mổ cái tay, cho gọn. Sau đó đi học nước ngoài, cho gọn. Sau đó về nước làm việc một thời gian, cho gọn. Sau đó lại đi học nữa, cho gọn. Gọn lắm, nhưng chẳng biết cứ luôn luôn thắng lợi, liệu bao giờ thành công chăng, đó là suy nghĩ theo cái đầu của Hoa mà chưa chắc Khoa đă đồng t́nh.

Nhưng sự thể đâu có là như thế vậy.

Mổ xong chừng ba bảy hăm mốt ngày th́ cái chỗ sụn bóc đi lại được bù lại to hơn. Mà lại c̣n đau hơn nữa. Trước đó th́ chỉ kệnh kệnh vướng vướng, mổ xong một thời gian th́ mọc lên to hơn và đau. Đêm nằm ngủ, đau. Ban ngày viết bảng xong giơ tay lên cầm khăn lau trên cao dưới thấp, đau. Ngồi viết ở bàn, đau. Gơ vào cái bàn phím để viết lách ǵ đó, đau.

Khoa lại phải đưa Hoa đến bệnh viện K lần nữa. Bệnh viện vẫn thế. Vộn tươi tắn màu tường gạch màu vườn hoa màu rèm che cửa sổ các pḥng. Vộn tươi tắn hoa cắm trên các bàn làm việc trong các pḥng khám bệnh và trong các pḥng bệnh nhân. Vộn có những người x́ xụp ăn quà với nhau, đầu cùng chụm vào mẹt bún chả hoặc đĩa bánh cuốn. Vộn có nhiều tiếng cười, vẫn có tiếng đùa, vẫn c̣n đầy những lời hát véo von. Và khi Hoa tới, đă có người nhận ra và cất tiếng chào, hỏi thăm hỏi nom nhau đàng hoàng, như người quen lâu đời, hơn cả thế nữa, như người biết trước sẽ cùng cảnh ngộ sẽ cùng đến một địa chỉ bất di bất dịch với nhau.

Hoa trả lời qua quít mọi người, rồi cúi mặt bước vào pḥng khám, như hổ thẹn với mọi người cớ sao ḿnh lại vẫn cứ c̣n phải vác thân đến chốn này.

Kết luận của bác sĩ như tiếng sét giáng vào tai cả Hoa lẫn Khoa :

- Phải cưa tay thôi!

Khoa nảy người lên, không v́ sợ hăi, mà v́ ngạc nhiên. Sao kia chứ? Một cái cục sụn nho nhỏ. Đúng thế, nó nho nhỏ, nhưng nó tác oai tác quái.

- Phải cưa tay thôi. Nhưng yên tâm, không cưa cao đâu. Chỉ cưa phía bên trên cổ tay một chút thôi.

- Không cưa có được không?

- Giải pháp cưa là an toàn nhất cho tới lúc này.

Rồi bà bác sĩ lại giảng giải cho Khoa, giảng giải cho cả Hoa nữa, à ra thế hai đồng chí đều cùng bộ môn Sinh vật học cả ư, tốt lắm, thế th́ rất dễ hiểu thôi, đơn giản lắm, cơ chế di truyền là thế này, sinh học phân tử là thế này, tŕnh độ khoa học vào thế kỷ này là vậy, phương pháp điều trị đúng phác đồ được cả thế giới chấp nhận lúc này là vậy... Có sang đến bên Mỹ mà chữa cũng thế thôi! Chỉ tốn thêm tiền!

Khoa quay sang nh́n vào mắt Hoa.

Ôi chao buồn ơi là buồn.

Tôi buồn v́ bệnh tật của Hoa th́ ít, buồn v́ cái nh́n đau đáu của Khoa vào sâu trong mắt Hoa th́ nhiều.

Cái nh́n như có khả năng cất lên thành tiếng nói mà nó chỉ câm lặng v́ nó bị nhoà nhoà sương khói.

Phải yêu lắm phải thương lắm hai người mới có được cái nh́n với nhau như thế.

Và như vậy cũng có nghĩa rằng Hoa đă quên tôi rồi. Hoa đă quên tên Khánh này rồi. Ôi chao, vừa mới bữa nào, ḿnh bảo Hoa, Khánh là tên cúng cơm của ḿnh đấy, khi cần th́ cứ khấn tên ấy.

Nhưng cũng đừng trách móc ǵ Hoa. Bạn ấy đang mắc bệnh nặng. Giáo sư Khoa th́ cứ bảo làm nhanh cho gọn. Bệnh viện cũng ủng hộ giáo sư Khoa làm nhanh cho gọn. Hoa th́ nhắm mắt theo đuôi mọi người cũng đồng ư làm nhanh cho gọn. Và làm gọn ngay trên cơ thể ḿnh. Tội nghiệp quá, cuộc đời đâu có phải khi nào cũng nhanh cho gọn được?

Ḿnh chỉ có một nỗi an ủi.

Đó là giữa đêm khuya Hoa vẫn c̣n gọi tên ḿnh. Nhưng hai người không nh́n thấy mặt nhau. Không như cái buổi tối trên chiếc ghế sát mép sân trường. Bữa đó ḿnh nh́n thấy mặt Hoa. Nhưng dại ơi là dại, ḿnh lại bỏ chạy. Ngốc ơi là ngốc.

Nhưng mà thế cũng hay, bây giờ ḿnh đă tới sông Mê, mà ḿnh vẫn c̣n nhớ đinh ninh cái đêm hôm ấy. Thế là hay lắm. Nếu ta cương quyết chống lại sông Mê bến Lú th́ ta có thể thắng trận, nghĩa là ta có trí nhớ, một thứ trí nhớ đẹp trong đó chỉ có h́nh ảnh người mà ta yêu thương.

Tháng thứ mười

Cũng lại không xong nốt rồi.

Thảm quá, Hoa của Khoa ? và Hoa cả của Khánh nữa chứ, người ta mới chết mà đă quên phần của người ta à? ? Hoa lại phải chịu cho Khoa đưa đến bệnh viện lần nữa, và đến chính cái bệnh viên đầy hoa cái nhà thương đầy ánh sáng cái nơi chữa chạy căn bệnh hiểm nghèo mà đầy tiếng cười, đầy những người đẹp thung thăng, đầy những người đẹp ăn quà chung mẹt bún chả chung mẹt bánh cuốn mỏng tang x́ xoạp cay chua với nhau...

Tại đúng cái chỗ cưa cánh tay, chỉ trên cổ tay một chút thôi, bỗng lại mọc ch́a ra hai cái ǵ như hai cái ṿi, sờ vào thấy cứng như bằng sừng, như hai cái ṿi voi con con, như hai cái răng màu ngà ngà mọc quá cỡ tḥ ra quá cỡ... Tức không chịu được, v́ nghĩ sao mà ḿnh dại thế, sao lại t́m cách làm cho gọn lại cắt nó đi để nó cáu nó đấu lại nó chui ra nó ngoi ra nó ḅ ra nó lè cái lưỡi màu trắng ngà ngà ra nó doạ ḿnh...

Cưa thêm khúc nữa, danh từ chuyên môn gọi bằng tháo khớp, tháo xong, một tháng sau lại tháo cao thêm khớp nữa, giáo sư Khoa cùng với nghiên cứu sinh Hoa bàn nhau thống nhất định làm cho gọn mà thành ra chẳng gọn chút nào, cứ mỗi lần tháo một khúc là y như nó thách thức ḿnh nó lại mọc thêm ra ba bốn cái ṿi, cái nào cái nấy như có hai con mắt đe doạ người ta, trông mấy cái ṿi cứ như thể mặt người độc địa dữ dằn, eo ôi sợ lắm... các cụ bảo thời xưa chỉ biết gọi bằng bệnh càng cua thôi, c̣n bây giờ tân tiến lắm th́ gọi bằng bệnh K vậy... 

Tôi thấy Hoa ngồi chờ ở hành lang bệnh viện, Khoa ngồi bên cạnh chăm sóc em, nhưng Hoa chẳng để ư ǵ đến Khoa nữa, Hoa chắp hai tay vào ngực và nh́n chằm chằm vào chỗ tôi đang bay lượn. Hoa mím chặt môi lầm nhầm mấy lời cho tôi:

- Khánh ơi, t́nh thế này xem ra hỏng rồi, Khánh có thương Hoa cũng chẳng cứu nổi Hoa nữa đâu, có thương th́ Khánh làm cho Hoa bớt đau, bây giờ đau lắm Khánh à, đau cả đêm đau cả ngày, đau khi ăn đau khi ngủ, Khánh bay lang thang đây đó Khánh vui thú nơi cực lạc Khánh c̣n biết ǵ c̣n nhớ ǵ đến Hoa nữa đâu, bây giờ đau lắm Khánh à, có cách ǵ cứu lấy Hoa không?

- Hoa ơi, thông cảm nhé, Khánh bó tay thôi, đành chịu thôi, Hoa biết rồi đó, Khánh có đáng là con người đâu, Khánh vô học, Khánh vô lễ, Khánh vô đạo, Khánh đói, Khánh lười, Khánh thèm khát lúc nào cũng thèm khát... Sống c̣n chẳng nên chuyện, bây giờ Khánh sức đâu mà giúp nổi Hoa?

- Vắng quá Khánh à, tại sao vắng vẻ thế này nhỉ? Hay là hôm nay ở bệnh viện này người ta nghỉ ốm?

- Thôi được rồi, vắng à, được rồi, Khánh sẽ t́m cách báo cho ông giáo biết tin được không? Hoa thích Khánh báo tin cho ai bây giờ?

- Làm sao Khánh biết được gia đ́nh Hoa mà đến báo tin kia chứ? Mà báo bằng cách ǵ kia chứ?

- Khánh chết rồi nên Khánh nhiều sức mạnh. Khánh báo tin cho bố mẹ Hoa bằng cách làm cho ông bà sốt ruột. Cách ấy dễ lắm. Nhưng hiện giờ bà giáo th́ như người ốm vờ, mấy lâu nay chỉ thấy lúc nào cũng kêu mỏi mệt nhưng chẳng t́m ra bệnh ǵ. C̣n ông giáo th́ bận tập dưỡng sinh, con người ấy thật giỏi làm ǵ cũng kiên tŕ, ngày xưa bà giáo rơi từ sà nhà xuống chết ngất mà ông giáo vào cấp cứu cho người vợ yêu thương nguồn cảm hứng thơ t́nh sau đó lại vẫn tập đủ hai lần mấy động tác, bây giờ th́ chẳng c̣n có ǵ ngăn cản nổi ông tập dưỡng sinh...

- Không báo cho ai hết Khánh ạ, để Hoa tập cho quen cô đơn, kẻo rồi có một ngày nào đó lại như Khánh...

- Chúng ḿnh khi đó sẽ gặp nhau, không cô đơn đâu mà sợ Hoa ạ...

- Chán chết! Sống chẳng được gần nhau, chết th́ c̣n ǵ nữa? Ai bảo Khánh thế? Đừng có tin! Lừa đảo cả, dối trá hết, đừng tin, không chắc ǵ chúng ḿnh c̣n gặp nhau nữa đâu Khánh à...

- Không chắc nghĩa là vẫn c̣n hy vọng...

- Không có ǵ nữa cả đâu Khánh ơi, Hoa biết rồi. 

Tháng thứ mười tám

Mọi điều Hoa và Khánh dự đoán với nhau thế là thành hiện thực. Cái hiện thực ảo không bao giờ có mà vẫn như thể đang có mà vẫn như thể chẳng có ǵ.

Hoa qua đời yên ả tại cái bệnh viện nơi Hoa có nhiều kỷ niệm đẹp, nơi những bệnh nhân cũ chưa đến độ ra đi người nào người nấy gặp Hoa cũng đều thăm hỏi cởi mở chân t́nh thân thiết hơn cả chị em một nhà. Những bệnh nhân ngang tuổi Hoa b́nh thường gặp ông giáo bà giáo đều chào hỏi tử tế, đều coi ông bà như mẹ như cha của ḿnh. Những bệnh nhân như người nhà ấy đă chân t́nh đến cầm tay ông bà giáo để an ủi. Những người mang bệnh ấy h́nh như họ biết ḿnh một ngày nào đó cũng sẽ ra đi như cái cô giáo trẻ và xinh đến thế kia chỉ sau vài ba đêm vật vă đau đớn là đă chẳng c̣n ǵ nữa hết.

Tôi bảo Hoa:

- Các bà ấy chuẩn bị kết nạp Hoa làm hội viên mới đấy.

Hoa bảo tôi:

- Gọi cùng hội cùng thuyền là vậy đó.

Tôi bảo Hoa:

- Cùng hội thôi, chẳng cùng thuyền đâu. Đấy rồi mà coi. Họ bỏ rơi Hoa ngay đấy mà! Họ có thể làm cho Hoa chết thêm một lần nữa.

Hoa bảo tôi:

- Khánh nghĩ vậy v́ Khánh thiếu một niềm tin.

Tôi hỏi lại Hoa:

- Niềm tin ǵ?

Hoa bảo tôi:

- Niềm tin ǵ cũng được, có một niềm tin sắt đá là đủ.

Tôi bảo Hoa:

- Người chết không có niềm tin.

Hoa cố vớt vát an ủi tôi:

- Niềm tin là để cho người sẽ chết, ǵ th́ ǵ cũng đỡ khổ hơn là không có niềm tin.

Tôi vặn lại Hoa:

- Hoa có niềm tin không? Hoa tin ǵ?

Hoa cười mỉm với tôi:

- Hoa là người biết phân biệt trên đời này có hai loại niềm tin. Một loại do chính ḿnh t́m ra. Một loại do người khác t́m hộ. Khánh chỉ nên có niềm tin loại thứ nhất thôi, nhưng bây giờ với Khánh th́ c̣n tin ǵ nữa. Niềm tin trước khi hết mọi sự thôi. Mọi sự hết rồi, sao c̣n có niềm tin?

Tôi vẫn níu Hoa lại để hỏi tiếp:

- Hoa có loại niềm tin nào?

Hoa trầm ngâm một lát rồi mới mỉm cười nói với tôi:

- Hoa có niềm tin riêng, nhưng không nói ra được. C̣n với người khác, th́ Hoa có cái niềm tin quen miệng, cốt cho có sự yên ḷng thôi mà. Bây giờ th́ cả hai chúng ḿnh đều có một niềm tin vô tích sự. Chả để làm ǵ. Niềm tin để làm ǵ? Khánh nói đi.

Tôi cũng mỉm cười với Hoa:

- Khánh chết trước Hoa lâu lắm, Khánh không nắm được thời sự nên cũng chẳng dám có ư kiến ǵ nữa đâu. Chấm dứt nhé?

 

Yên ả.

Lặng ngắt.

Chẳng c̣n ǵ nữa.

 

Khúc 8

Kiếp lặng

Yên ả mà cũng chẳng yên ả tí nào. Mặc dù bề ngoài th́ lúc nào cũng như yên ả. C̣n bên trong th́ bề bộn.

Bây giờ con gái đă xa xôi cách biệt lắm rồi, cả cuộc đời nó gom lại chỉ c̣n là một cái lọ tro để trên bàn thờ của gia đ́nh, hôm nọ ông giáo cứ đ̣i cái lọ tro ấy phải đặt trên bàn làm việc của ông nhưng bà giáo không đồng ư, c̣n bây giờ bà giáo và ông giáo thường được ngồi với nhau nhiều hơn và ngồi xa cái lọ tro nho nhỏ kia thế nhưng mỗi khi gần nhau thường thường họ cũng có một chuyện để luôn luôn quay về với cái h́nh hài nằm trong cái lọ be bé ấy, hai ông bà giáo lại nhắc nhớ về người con gái đă thiệt phận.

Ông giáo nắm bàn tay bà giáo rất lâu, rồi ông nói nửa như với bà nửa như tự nói với ḿnh:

- Con bé con chưa được biết thế nào là t́nh yêu...

Bà giáo không đáp lại, những phút như thế này, bà thích lặng lẽ lắng nghe tiếng ông giáo như hơn một nửa thế kỷ qua rồi bà vẫn lắng nghe ông, và thế là đă quá đủ cho cái thói quen đă thành thiêng liêng của bà.

Ông giáo nói tiếp cái ư nghĩ vừa nói ra dang dở:

- Con gái hoàn toàn thiếu một t́nh yêu cháy bỏng... cái thứ không đời nào có nổi trên đời này... mong sao con có được T́nh yêu đó trên cao xanh kia...

Ông giáo trở lại mơ mộng như xưa, và nhờ đó ông không oà lên khóc nức nở như cái hồi Hoa ốm nặng trong bệnh viện nữa. Có lẽ bạn đọc nên nhớ lại ? nếu quên th́ đọc lại đoạn kể chuyện đó lần nữa ? để bạn tự t́m hiểu xem khi đó ông linh cảm điều ǵ và v́ sao ông lại oà khóc và thử nghĩ xem khi đó ông khóc cho những ǵ, c̣n bây giờ thử nghĩ coi mất mát to nhường này nhưng ông lại không khóc nữa, v́ sao nhỉ. Ông mơ màng nh́n lên trời xa, như thể ông thấy được đứa con gái tên là Hoa của ḿnh đang nhởn nhơ trên đó.

Vài ngày sau

Bà giáo quét dọn bàn thờ và bà giật nẩy ḿnh lên, bà lùi lại nh́n vào cái chân bát hương, và bà bảo ông giáo:

- Anh xem này, có cái ǵ như cái phong b́, như có lá thư ở trên bàn thờ con gái ấy, anh thử xem có phải không?

Ông giáo dũng cảm hơn, ông tiến lên lấy ra một lá thư thật, nó được nhét dưới chân cái bát hương thờ riêng Hoa đặt cạnh cái bát hương thờ tổ tiên. Ông nh́n qua bên ngoài, rồi ông xé phong b́, mở lá thư ra rồi chẳng cần mang kính, ông đọc lướt thật nhanh.

Ông giáo bảo bà giáo:

- Thư của con gái thật, em ạ. Nhưng không thấy đề ngày tháng ǵ cả. 

- Con viết thật ư? Viết bao giờ nhỉ?

- Anh đă nói là thư không đề ngày tháng mà!

- Tại sao mấy hôm vừa rồi nhà ḿnh chẳng ai để ư thấy có lá thư này nhỉ?

- ờ, tại sao lại lạ lùng thế nhỉ? Anh thấy hiện tượng này không b́nh thường em ạ.

Hoa cười thầm một ḿnh. Hai ông bà giáo già rồi mà vẫn anh anh em em vui ghê.

Từ bữa ra đi Hoa vẫn nhớ nhà lắm, vẫn chưa chịu rời đi hẳn, vẫn bám gót theo bố mẹ từng bước, vẫn nh́n thấy t́nh thương của mẹ cha như một vị ngọt bám chặt lấy Hoa. Chính v́ có được cái t́nh thương ấy mà lúc này Hoa c̣n biết cười thầm hai ông bà già nhà ḿnh.

Ḿnh để lá thư ấy từ bao nhiêu tháng khi ḿnh biết chắc là sẽ có một ngày ḿnh phải t́m đến với Khánh, t́m về với em Tiêu, v́ ḿnh cảm nhận được rất rơ mấy cái càng cua ở cánh tay là như thế nào rồi...

- Anh đọc em nghe này... Hoá ra là di chúc của con gái chúng ḿnh, em ạ.

- Tội quá, nó biết trước là thế nào cũng sẽ...

- Thôi em lặng mà nghe này...

Hoa là giáo viên dạy Sinh Vật học. Hoa thầm cảm phục loài ong. Trước khi chết, ong thợ sức tàn lực kiệt bao giờ cũng t́m cách lê ra xa tổ rồi chết ở bên ngoài tổ. Cái động thái cuối đời đó thật đáng kính trọng. Con ong sống hay chết lúc nào cũng chỉ nghĩ đến đồng loại, mà nghĩ thực ḷng, nghĩ sẵn cả khi ḿnh chết rồi th́ không muốn đồng loại phải làm vệ sinh tổ.

Dĩ nhiên con ong thợ chẳng thích mâm cao cỗ đầy tiễn biệt ḿnh. Con gái của bố mẹ, chị của các em cu, em Hoa bướng bỉnh của anh Khoa, chị hờ và con dâu hờ của mẹ và em Thanh B́nh, con cầu xin cả nhà dành cho con một bữa cơm gia đ́nh đạm bạc, để con có dịp nh́n lại mọi người môt lần cuối cùng.

Hoa hứa sẽ dẫn mẹ một ngày nào đó đi t́m em Tiêu.

Vĩnh biệt.

Ông giáo nh́n bà giáo, rồi mắt ông mơ màng nhớ lại các sự kiện, rồi ông bảo bà giáo:

- Sao lại thiêng thế em nhỉ? Đúng là nhà ḿnh có dọn bữa cơm chia tay có đúng những người như con gái đă kể trong thư ... Sao lại có thể như thế em nhỉ?

Ông giáo lật tiếp mặt sau của lá thư di chúc, và ông bảo bà giáo:

- Vẫn c̣n nữa em ạ. Nghe anh đọc nốt này.

Trong bữa ăn gia đ́nh sau khi Hoa không c̣n nữa, nếu có ai nhắc đến hạnh phúc riêng của anh Khoa th́ mọi người đừng ngăn cản, khi đó anh Khoa sẽ đánh rơi đũa, như vậy là Hoa vẫn theo dơi, như vậy là Hoa khiến cho anh Khoa rơi đũa đấy nhá... Một lần nữa vĩnh biệt.

- Hôm cả nhà ngồi ăn đó có ai bàn chuyện hạnh phúc cho Khoa không nhỉ?

- Em nhớ là có. Chính anh nói xa xôi Khoa nên lập gia đ́nh, v́ cũng lớn tuổi rồi... Em nhớ là khi ấy em c̣n nghĩ thầm, là bây giờ anh đă biết nói xa xôi, chứ không cái ǵ cũng toạc móng heo nói toáng lên như trước đây, em c̣n nghĩ là như vậy chứng tỏ anh bắt đầu già thật rồi...

- Khi ấy Khoa có đánh rơi đũa không nhỉ?

- Em nhớ là có... Có không nhỉ?

- Anh không nhớ...

- Nhưng em nhớ là có... Có rơi đũa... Rồi con bé Thanh B́nh lẳng lặng đứng dậy đi lấy đôi khác cho anh nó... Em nhớ là có rơi đũa, anh ạ...

- Thế là thế nào nhỉ? Em giải thích chuyện này ra sao? Anh th́ anh không nhớ Khoa hoặc có ai đó đă đánh rơi đũa không. Không có lẽ. Không thể thế được.

- Cái ǵ cũng có thể được cả anh ạ. Thôi đừng bàn chuyện con gái nữa, làm cho nó nóng ruột. Con bé có tật hay nóng ruột lắm.

Cũng ngày hôm ấy ở nơi khác

Khoa đóng chặt cửa pḥng làm việc của anh, ngồi lọt vào cái ghế đệm rất sâu. Ngồi một lát, nghĩ ngợi một lát rồi Khoa quyết định đứng lên, cầm cái biển treo ra ngoài cửa.

Xin lỗi - Không tiếp khách - Ch.nh khoa.

Khoa long trọng đặt cái pḥng b́ lên bàn mà như thể e ngại không muốn, không dám mở cái vật thiêng liêng đó ra vội. Phong b́ này do cô y tá bệnh viện K chuyển cho Khoa. Trên phong b́ là ḍng chữ Hoa viết.

Khi tôi chết xin gửi thư này hộ tới anh Khoa thương yêu. Cảm ơn vô cùng.

Khoa ngồi im nh́n hàng chữ, không muốn mở thư ra vội, lúc năy như người ngắm nh́n một vật thiêng, bây giờ th́ như người muốn ăn dè. Khoa cũng không hiểu v́ sao Hoa không nói với ḿnh những điều cần nói mà lại chọn cách viết thư? Lại nữa, phải chăng Hoa biết chắc ḿnh sẽ không sống nổi nên đă chuẩn bị sẵn thư cho Khoa? Nhưng làm sao Hoa có thể biết như thế kia chứ?

Anh thương nhớ của Hoa

Chưa hợp đă tan là Mệnh em và anh

Hăy tha tội cho Số Mệnh

V́ Số Mệnh bao giờ cũng nhắm mắt

Nó cũng không biết chiều ư thích của con người

Khoa dừng lại không muốn đọc tiếp vội. Nói chuyện với Hoa bao giờ cũng như là đánh đố ấy. Chưa kể là sau khi Hoa chết đi, Khoa thấy h́nh như Hoa vẫn luôn luôn đứng đâu đó gần ḿnh. Khoa đang cảm thấy như là Hoa đang trở lại căn pḥng này, Hoa đang lấy cả hai bàn tay ôm vào hai bên thái dương anh đang giật giật. Khoa ngửa cổ ngả đầu lên cái tựa ghế. Hai bàn tay Hoa h́nh như đang mơn man đôi mắt nhắm nghiền của Khoa.

Lát sau, Khoa ngồi bật dậy, và đọc tiếp thư của Hoa.

Nói ngắn thôi anh nhé

Một lời căn dặn cuối cùng

Nếu anh thực ḷng yêu Hoa

Nếu anh thực ḷng biết ơn ông bà giáo

Nếu anh thực ḷng biết ơn bố Bách

Nếu anh thực ḷng yêu mẹ

Anh cho em cái quyền nhắc anh

Hăy thực hiện điều anh tuyên ngôn: xả thân v́ khoa học

Xin anh chớ chạy theo những quyền lợi hào nhoáng

Đó chỉ là những cái nhất thời

Anh hăy giúp đỡ bọn học tṛ trường ḿnh

Bọn họ đáng thương lắm

Bắt họ làm việc thật nhiều thật nhiều thật nhiều nữa

Không cho họ nghỉ ngơi nhàm chán

Và t́m cách cho họ ăn no ăn no ăn no hơn

Họ đang tuổi ăn tuổi lớn.

Như em Tiêu cả đấy anh ạ.

Như hai em Cu nhà ta cả đấy anh ạ.

Chỉ khi ăn đủ thức ăn vật chất

họ mới có sức ăn thức ăn tinh thần

Anh chớ làm ngược lại.

Anh nhớ chưa? Anh hứa không?

Bách gập lá thư lại, ngồi im lặng, ngả người ra lưng ghế, mắt nhắm chặt lại không nh́n, và Khoa nói thầm với Hoa mà như thể đang tự hỏi chính ḿnh:

- Làm ǵ để giúp họ? Làm ǵ?

Khoa đặt úp lá thư lên mặt ḿnh, như thể lấy lá thư che mặt để ngủ, rồi anh bỗng choàng dậy như có ai đánh thức ḿnh khi đang ngủ say. Khoa nh́n vào lá thư, th́ lại thấy đă mở ra trang sau, và Khoa đọc được những điều Hoa dặn ḍ, cứ y như thể Hoa biết chắc anh sẽ hỏi ǵ để trả lời đúng lúc cho anh:

Làm ǵ để giúp họ ư?

Đừng làm theo cách anh đă làm để giúp em

Đừng chữa lại luận văn cho bất kỳ ai

Khoa đứng bật dậy. Ôi, sao lại có thể thế này nhỉ? Cứ như thể Hoa biết trước ḿnh nghĩ ǵ. Cứ như thể Hoa đang có mặt ở đây để khi ḿnh định hỏi điều ǵ th́ Hoa trả lời điều nấy. Sao lại có thể như thế vậy nhỉ?

Khoa thấy người mệt mỏi ră rời.

Nhưng Khoa vẫn gượng đứng lên, bật lửa châm ba nén hương, và t́m chỗ cắm hương, nhưng chẳng có ǵ để cắm hết, Khoa cài mấy nén hương vào khe bàn làm việc của ḿnh.

Khoa ngửi mùi trầm thơm ngát, nh́n làn khói toả nhẹ lên, và cố nhớ lại nét mặt Hoa xưa.

Có tiếng ǵ vừa như tiếng Khoa tự hỏi rồi tự trả lời hoặc giả như tiếng ai đó hỏi hộ và trả lời hộ Khoa.

Ḿnh với Hoa là thế nào nhỉ? Đă có ǵ chưa? Thế nào là có? Thế nào là không có?

Có đấy Khoa ạ, nhưng có mà chưa có, chưa có mà có, cũng đă có đó mà không có đó Khoa ạ, nhưng vẫn chỉ là không có mà vẫn có.

Khoa đặt hai tay lên ngực ḿnh, giữ chặt lại tiếng đập chộn rộn bên trong. Anh rất muốn có câu hỏi và rất mong có được câu trả lời.

- Hoa ơi, thực sự chúng ta là thế nào nhỉ?

Im lặng. 

Năm năm sau

Khánh có c̣n nhớ không nhỉ...

Khánh nhớ không chuyện Hoa kể cho Khánh rằng Hoa cũng uống nước sông Mê nhưng Hoa vẫn sáng suốt tinh tường Hoa vẫn c̣n lần theo con đường xưa quay về chia tay với bố, Hoa đứng bên cạnh giường bố chứng kiến những phút cuối cùng đời bố... Khánh c̣n nhớ không nhỉ...

Hoa nh́n thấy bố cầm tay mẹ... Bố nhắm nghiền mắt lại... Bố nói với mẹ chẳng ra hỏi han chẳng ra dặn ḍ, bố nói thều thào ngắt quăng «tập thơ tập thơ»... Mẹ khi đó đă đến tuổi bớt nhạy cảm để biết chắc bố định hỏi chuyện ǵ thơ nào, mẹ cũng chẳng bụng dạ nào mà nghĩ xem bố hỏi ǵ, chuyện ǵ nhỉ thơ nào nhỉ, đó là những bài thơ bố dành nửa đời người sưu tầm không mảy may vụ lợi hay là những tập thơ mới toanh bố sắm về chật nhà...

Măi măi một hồi rồi cuối cùng mắt vẫn nhắm chặt bố lại cố vươn cái cổ ngẳng lên mà thều thào gọi «T́nh ơi t́nh ơi»...

Ra vậy, ra thế đó, bố sao mà ích kỷ, cả một đời mẹ dành cho bố, mà bố th́ ngoài mồm lúc nào cũng tuyên ngôn yêu đương chung thuỷ, vậy mà đến trước khi trút hơi thở cuối cùng bố chỉ nhớ chuyện đâu đâu hoàn toàn xa lạ với cái chủ đề anh anh em em cả đời bố dành sức ca tụng, à ra thế, bố nhập vào với bọn làm thơ thế đấy, đến đận này th́ bọn ta nên tin tưởng bọn họ đến bao chục phần trăm đây, hoá ra bố cũng vậy thôi, cũng dẻo mồm như bọn họ thế đó...   

Sau đó bố nằm thẳng ra, Hoa nhớ bố nằm y hệt như mẹ nằm thẳng ra cái hôm bố phải gỡ mẹ trên sà nhà xuống, bên cạnh mẹ khi ấy có cái sợi giây, mẹ nằm trên thềm nhà mẹ thiêm thiếp ngủ hệt như bố lúc này, sao mà t́nh cờ sao mà trùng hợp bố lúc này cũng nằm trên cái chiều giải dưới nền nhà...  nghe mẹ kể th́ đó là v́ bố đang tập dưỡng sinh rồi nằm xuống ư thủ đan điền, bố vụng về lắm cứ phải có một ngón tay gí vào đan điền th́ ư mới thủ được đúng vào cái đan điền, rồi th́ thăng luôn lúc nào không hay, thật là nhẹ nhơm quá chừng, hồn nhiên và ích kỷ và đáng yêu và cũng đáng ghét...

Năm phút sau

Hai em trai của Hoa bây giờ thành ra có tên Cu lớn và Cu bé. Anh Tiêu lớn nhất nhưng người lại nhỏ bé và lại ngă ở nơi xa mất rồi. C̣n lại hai đứa ở nhà khi bố qua đời và thành thằng Lớn thằng Bé, đều là thằng Cu cả.

Hoa nh́n thấy rơ Cu lớn và Cu bé khiêng bố đặt lên giường. Em Tiêu th́ không về được, Hoa biết rồi, tội thân em quá, chết chẳng toàn vẹn, lại chết nơi đất khách quê người xa lắm, nên đi lại càng khó khăn hơn người ta, về sao kịp được như mọi người, khi c̣n sống lại mang thêm cái tật thích chán đời nên làm sao c̣n nhớ nổi đường về. Đặt bố vào chỗ tay mẹ chỉ, xong rồi Cu lớn và Cu bé tránh ra nhà ngoài để mẹ tắm rửa thay áo quần cho bố. Các em chỉ mang nước nóng và khăn sạch cùng áo quần sạch vào cho mẹ, rồi lảng ra nhà ngoài ngồi nói chuyện với nhau.

- Bố chết thế là sướng, mày thấy không? Ta cũng chỉ mong thế.

- Em thấy cả đời bố sướng.

- Mày bé tí biết ǵ sướng với khổ?

- Anh biết à?

- Chả ai biết cả. Có biết cũng là biết một mẩu, không ai biết cho đủ hết.

- Sao anh biết là chỉ một mẩu?

- Thằng này hay nhỉ, cứ căn vặn ta. Th́ như chuyện anh Tiêu đấy, có ai biết chắc anh chết ra sao đâu? Chuyện nào cũng thế, con người giỏi lắm là biết một mẩu.

- Anh có bằng cớ ǵ không?

- Chứ sao lại không? Ta biết nhưng ta giữ kín trong ḷng, đào sâu chôn chặt. Ai ở cái nhà này được đi cùng đường với anh Tiêu dăm ba trăm cây số? Chẳng ai hết! Ai ở cái nhà này được anh Tiêu nắm tay nói những điều tâm huyết cuối cùng trước lúc chia tay? Ai? Mẹ à? Bố à? Hay chị Hoa? Hay anh Khoa? Hay là em? Chỉ có một ḿnh ta thôi. Nhưng ta cũng nghĩ là anh Tiêu có thể nói sai một nửa nói đúng một nửa, nghĩ sai một nửa nghĩ đúng một nửa. V́ thế mà ta đào sâu chôn chặt, em biết không?

- Sao anh không nói ra?

- Nói làm ǵ? Người biết th́ không nói họ cũng biết. Người không biết th́ có nói cho đến lúc chết họ cũng không biết. Vậy th́ nói làm ǵ?

- Hai anh em ngồi tâm sự nhưng giá có người ngoài theo dơi chắc là cứ nghĩ như chúng nó ngồi im, như hai thằng câm đang tṛ chuyện, và đúng lúc đó từ trong buồng nghe có tiếng bà giáo gọi với ra, giọng bà giáo tỏ ra trách cứ rơ rệt, hoàn toàn khác hẳn với cách nói năng nhỏ nhẹ hàng ngày của bà:

- Chúng mày ơi!

Sự lạ đấy! Xưa nay không khi nào bà giáo gọi các con là «chúng mày» hết. Bữa nay là lần đầu tiên đó.

- Hai thằng chúng mày đâu cả rồi?

- Dạ, chúng con đây ạ.

- Khổ ơi là khổ... Lấy cho bố cái quần đùi khác đây. Sao lại lấy quần đùi thủng để mặc cho bố kia chứ. Đoảng vị quá thể các con ạ. Chúng mày ơi, có nghe thấy mẹ gọi không đây?

- Nhưng mà c̣n cái nào b́nh thường đâu?

- Mang cả bọc quần áo của bố vào đây cho mẹ chọn, nhanh tay lên hai đứa chúng mày ơi!

Hai anh em mang cả bọc quần áo vào cho mẹ. Hoá ra hoà b́nh đă bao nhiêu năm bố vẫn cất quần áo vào trong ba lô như hồi c̣n bom đạn ấy. Bố nằm ngửa trên giường, chẳng biết thẹn là ǵ, tất nhiên trong khi chờ t́m quần đùi mẹ cũng có lấy cái khăn che qua cho bố. Mẹ bới tung đống quần áo của bố lên. Điên thật đây này. Mẹ chợt nhớ lại cái lần đi liệm cô giáo cùng trường. Ôi lâu quá rồi mà sao vẫn cứ như mới xảy ra hôm qua thôi. Lần ấy th́ các thứ tuy thiếu nhưng vẫn lành lặn chứ không như của chồng ḿnh lần này. Lần này th́ cái quần đùi nào cũng thủng, cái nào cũng bị chuột nhấm thủng một chỗ khá to, mà lại nhấm đúng cái chỗ cần kín hơn cả ở mỗi cái quần đùi, đúng vào cái địa điểm đó th́ cái nào cũng bị chuột cắn thủng. Toàn là vết cắn mới cả thôi. Hoá ra lũ chuột có khi chúng nó biết ông giáo sắp từ biệt lớp dưỡng sinh không chừng!

Thằng anh bảo:

- Mẹ để con chạy nhanh đi mua cái mới.

Thằng em cũng bảo:

- Để con chạy cho nhanh.

Mẹ bảo:

- Mặc cho bố hẳn ba bốn cái quần đùi vào vậy các con ạ. Có bao nhiêu mặc hết. Bố chỉ cần quần đùi là đủ, để cái nọ che cho cái kia vậy, cả đời bố có bao giờ giầy đen quần là với com-lê ca-vát đâu? Khi sống bố vẫn ăn mặc kiểu như thế, th́ bây giờ cũng chẳng cần thay đổi nhiều. Bây giờ c̣n th́ giờ đâu mà đi mua cái mới đổi cho bố nữa?

Mười lăm phút sau

Hai em trai Hoa lại để bố đó một ḿnh với mẹ. Bố như đang yên ả nằm tập dưỡng sinh. Mẹ ngồi im hai bàn tay chắp lại đặt trên đầu gối, cái cằm tựa vào lưng bàn tay cũng đặt trên đầu gối, mắt nh́n chồng không chớp.

Hai đứa ra nhà ngoài chờ khi nào có việc cho mẹ sai. Đang định bụng căi nhau tí chút cho đỡ buồn th́ có khách đến viếng.

Đó là các đồng chí Công đoàn. Các đồng chí đều mắt hoe hoe đỏ, một đồng chí nữ tên cô ấy là ǵ ấy nhỉ ḿnh quên béng rồi, cô nói giọng run run hỏi thằng Cu lớn, cũng như người trong nhà kêu nó là thằng Cu lớn, nhưng thằng cu năm nay thế mà đă hai chục tuổi rồi c̣n ǵ, chỗ thân t́nh các đồng chí vẫn cứ gọi Cu lớn ra hỏi việc:

- Thế nào, Cu lớn, đă chuẩn bị viết ra tờ giấy các thành tích của bố chưa?

- Có lẽ phải hỏi mẹ cháu. Chúng cháu biết ǵ đâu.

- Sao lại không biết? Sinh ngày nào, đi dạy học ngày nào, qua những cương vị ǵ ngày nào ngày nào, tính nết tư cách đạo đức ra sao, thi đua khen thưởng thế nào, chấp chi nhặt nhạnh kể ra hết cho các cô các bác, nghe chửa?

- Nhưng chúng cháu không nhớ ạ.

- Không nhớ cũng phải nhớ. Cô chỉ viết đoạn cuối thôi đấy. Đồng chí mất đi, gia đ́nh mất người cha hiền hoà lao động cần cù, Công đoàn mất một đoàn viên nhiệt t́nh ưu tú, đồng nghiệp mất đi một con người đấy tính sáng tạo xả thân v́ sự nghiệp...

- Chúng cháu không nhớ thật!

- Buồn hết nhẽ! Thế hệ mới đúng là chẳng c̣n ai biết ǵ đến lễ nghĩa nữa!

 Đồng chí nữ Công đoàn than phiền về đặc trưng thời đại qua lớp trẻ thời nay, rồi quay sang bàn chuyện với các đồng chí nam Công đoàn khác về t́nh h́nh thế giới trong nước thuỷ điện di dân xuất khẩu chống buôn lậu sáng tạo đuổi kịp các nước khu vực đặc biệt là phải đuổi bằng kịp nước Xinh-ga-bô...

Thằng Cu lớn rất muốn bưng miệng cười thầm. Khi bố c̣n sống, bố đă có lần vặc cho toàn thể Công đoàn một trận về chuyện thăm quan khác nghĩa với tham quan ô lại, nói sai danh từ thế mà cũng chịu được à, sau đó lại đến vấn đề Xinh-ga-bô, bô ǵ hả, bô ǵ kia chứ, nói ngọng và sai ngữ âm thế mà cũng đ̣i dạy dỗ con em nhà người ta à, rồi lại c̣n nói ngọng ngay cả khi đọc diễn văn nữa, thật xấu hổ cái giọng không sao sang trọng được mà cứ lè nhè như giọng lũ nghiện như lũ cờ bạc rạc dài thế mà không biết thẹn...

Cu lớn c̣n nhớ thêm chuyện nữa, chuyện này cũng làm cho nó chỉ muốn phá lên cười, đó là chuyện cuốn sổ nhật kư hồi c̣n bé của chị Hoa mà Cu lớn t́m thấy nó nằm vùi trong đống aó quần của chị ít lâu sau ngày chôn cất chị. Một cuốn sổ mới đầu Cu lớn chẳng để ư, nhưng đọc một vài gịng rồi th́ không muốn rời ra nữa.

Ô hay hôm nay bố chết sao lại cứ nhớ chị Hoa, như thế là không thương bố ư? Cu lớn tự căi lại ḿnh, chính vậy mới là thương, v́ Cu lớn nhớ rằng bố thường khoe với mọi người chị viết nhật kư khi chị mới lên ba lên bốn, khi chị chưa đi học.

V́ vậy mà Cu lớn vừa thương vừa ṭ ṃ giữ sổ đó lại rồi thỉnh thoảng vẫn đem ra hít hít ngửi cuốn sổ, đọc đi đọc lại nhiều rồi lại phải hít hít nó th́ mới bơ. Hệt như hồi bé đêm đêm nằm cạnh chị Cu lớn vẫn hít hít cái lưng chị khiến chị cứ khúc khích cười. Chị bảo Cu lớn đừng hít hít, chị có máu buồn, Cu lớn thắc mắc buồn th́ khóc sao buồn chị lại cười, chị cũng chịu mà em cũng chịu. Và mỗi lần hít hít cuốn nhật kư th́ Cu lớn có đôi mắt mơ màng, và khi không hít hít mà chỉ nghĩ đến nó thôi như lúc này đây, th́ Cu lớn cũng có đôi mắt mơ màng.

Trong cuốn sổ đó có một chuyện hệt như chuyện nhà ḿnh hôm nay. Chị Hoa đă viết thế này:

Ngày... Ông ấy chết các con ông ấy đi mua áo quan khiêng nặng lắm thế nhưng có mấy người ngoài đường cứ giữ lại hỏi các bác mua ở đâu gỗ có tốt không có phải giấy giới thiệu không kết luận không nên mua áo quan nặng.

Cu lớn nhớ lại hết, chẳng sót thức ǵ, nhưng nó là con nhà ông bà giáo, tuy có bỏ đi bụi đời theo anh Tiêu một thời gian tổng cộng cả đi lẫn về hơn bốn chục ngày, nhưng đó là chuyện riêng, có những lư do riêng chỉ hai anh em biết với nhau, suy cho cùng Cu vẫn là con nhà có giáo dục, nên nó biết cách cố nhịn cười và nó vẫn nhỏ nhẹ thưa lại:

- Thưa cô, để mẹ cháu giải quyết vấn đề ạ...

- Thôi cũng được, chẳng quan tâm ǵ đến bố cả, chúng mày đoảng thế th́ c̣n biết làm thế nào nữa?

 

 

Khúc kết

Huyền bút

Cu lớn cứ nghĩ rằng nó nắm được bí mật của cả gia đ́nh. Không đúng nhưng cũng đúng, đúng nhưng cũng chẳng đúng đâu. Nó chỉ nắm được chuyện anh Tiêu thôi. Nó không biết được chuyện trong lịch sử gia đ́nh c̣n có một người gọi là ông mănh, chết hồi đó cũng chẳng biết thế nào, người th́ bảo chết hồi lên mười, người bảo chết hồi đă tám mươi, quanh quẩn vẫn bị gọi là ông mănh v́ không có vợ, có người lại bảo vẫn có vợ chỉ không cưới xin đàng hoàng thôi, tuy vậy theo niềm tin hoặc mê tín hoặc đúng đắn hoặc tào lao của tất cả mọi người th́ ông mănh nhập vào hầu hết các nhân vật trong gia đ́nh. Chẳng biết có đúng không...

Ông mănh mười tuổi

Tôi đi học về. áo tôi mặc là áo dài may bằng vải láng thâm. Chân tôi không đi giầy đâu mà lại đi guốc mộc. Quần tôi mặc là kiểu quần thắt dải rút may bằng vải chéo go trắng. Tôi không đi xe nhà như những con nhà giàu khác, tôi cũng không có người đón như những đứa con cưng khác, mà tôi cũng thích sau buổi học được một ḿnh đi bộ lững thững về nhà. Hai tay tôi khoanh trước ngực ôm cái cặp sách và bên ngoài chiếc cặp là cái mũ trắng. Trời không nắng, tôi thích ôm mũ trước ngực như vậy cho gió lùa vào mặt và vào tóc. Tóc tôi dầy và rậm. Mẹ vẫn ôm đầu tôi ṿ lớp tóc dầy và rậm và bảo đó là tóc rễ tre. Thèm ơi là thèm có cái đầu hói giống như của bố.

Có ai đó mặc áo chùng thâm đứng bên chiếc xe đạp cạnh gốc cây nhội bên đường đang vẫy vẫy tay ra hiệu gọi về phía tôi.

Tôi dừng chân, ngước mắt nh́n.

Đó là một ông cố đạo. Ông cố đạo người Tây mặc áo chùng thâm. Ông vẫy tôi có chuyện ǵ thế chẳng rơ.

Ông cố đạo hỏi tôi bằng tiếng ta khá sơi:

- Con nói được tiếng Pháp không?

Tôi trả lời bằng tiếng Pháp, vào cái thời đó, học tṛ mỗi khi có dịp tiếp xúc với người Tây th́ vẫn thích nói tiếng Pháp:

- Thưa cha, con nói được tiếng Pháp.

Ông cố đạo hỏi tôi nữa, nhưng lần này th́ bằng tiếng Pháp khá rành rọt, chắc là để tôi nghe cho rành:

- Con nói được tiếng Ăng-lê không?

Tôi trả lời bằng tiếng Ăng-lê, chẳng biết v́ sao vào cái tuổi đó, chú học tṛ bé bỏng như tôi lại biết tiếng Ăng-lê, có lẽ là do cái tham vọng ích kỷ hoặc ngông cuồng hoặc điên rồ hoặc sách vở hoặc chỉ là tṛ tham lam vớ vẩn của một người bố ích kỷ và ngông cuồng và điên rồ và sách vở và tham lam vớ vẩn, tôi thưa lại:

- Thưa đức cha, con nói được tiếng Ăng-lê, nhưng chưa  được thạo lắm.

Vị cố đạo xoa tóc tôi. Bàn tay cha êm ái. Hai tay cha lật ngửa mặt tôi lên để hai mắt tôi nh́n thẳng vào bộ mặt có cḥm râu đă điểm sợi bạc của cha. Hai tay cha vê vê cái dái tai của tôi, đôi tai mà bà nội bà ngoại và mẹ tôi đều bảo là nó sáng. Sau đó cha chỉ nói tiếng Việt và hỏi tôi đủ điều về người cha về người mẹ về những anh em chị em trong cái gia đ́nh đông người của tôi. Tôi thật thà thủ thỉ kể lại mọi điều cha muốn biết.

Cuối cùng, cha hỏi:

- Con có muốn đi học trường ḍng không?

- Thưa cha con không biết.

- Học ở đây sáu năm, sau đó học ở một nước khác bốn năm, con có thích không?

- Thưa cha con không biết. Con phải xin phép mẹ.

- Đúng rồi. Cha của con đă qua đời, con cần xin phép mẹ, thế là đúng phép tắc. Con có cho phép cha đến nhà để nói lời xin phép giúp con không?

- Thưa cha vâng.

- Con ghi địa chỉ gia đ́nh con cho cha.

- Thưa cha, mẹ con đang ốm nặng.

- Vậy à? Thế th́ con cho phép cha ngay bây giờ cùng đi với con về nhà, thăm sức khoẻ mẹ con một thể. Con thấy được không?

- Thưa cha, vâng.

- Ông cố đạo chở tôi trên xe đạp, tôi ngồi trên gióng xe phía trước để cha ngồi phía sau đạp xe chở đi, chứ không ngồi trên cái chở hàng như nửa thế kỷ về sau này con người vẫn làm...

 

Ông mănh sáu mươi lăm tuổi

 

Thầy hiệu trưởng của cái trường tiểu học êm ả trong thị xă ấy nói với tôi:

- Nhân dịp thầy về tỉnh em có công chuyện, hôm nay lại chủ nhật, thầy có thích thăm viếng mấy cái nhà thờ thị xă này không?

- Hay lắm, ư kiến rất hay. Đó là những nơi rất yên tĩnh, rất thích hợp cho một chiều chủ nhật như hôm nay. Ông đưa ḿnh đi chứ?

- Nhà thờ thị xă chúng em rất đẹp. Nhưng đẹp nhất có lẽ là ngôi nhà thờ làm toàn bằng gỗ, ở mé ngoài thị xă, chỗ gần bờ sông ấy.

- Thế th́ ta đi.

- Chưa kể là, nếu gặp cha chánh xứ, em nghĩ là thầy hợp với cha đấy...

- Thế hử?... Tôi ngày xưa, chút nữa th́ thành cha cố đó. Nếu hồi ấy mẹ tôi không ốm nặng...

- Kỳ lạ nhỉ... Em nói thực bụng điều này nhé, sao khi nghe thầy giảng, em cứ nghĩ thày như thể một cha đạo ấy...

- Thế hử?... Tôi tếu lắm, làm cha đạo sao được! Ai ai cũng bảo tôi tinh nghịch như trẻ con ấy... Mà này, khi gặp cha chánh xứ, tôi nên thưa gửi thế nào nhỉ?

- Thầy thưa gửi cách ǵ cũng được, miễn là hai bên có ḷng tôn trọng nhau...

- Đi !

- Ngôi nhà thờ nằm trên một khu đất hơi nhô cao lên như một quả đồi không dốc. Nếu không thấy h́nh thập giá nhô cao trên nóc nhà thờ, du khách có thể nghĩ đó là một nơi nghỉ cuối tuần của một gia đ́nh khá giả. Ngôi nhà thờ không lớn, vừa xinh xinh cho một xứ đạo không đông con chiên.

Thầy hiệu trưởng chắp tay cung kính nói với cha chánh xứ:

- Tŕnh cha, đây là thầy giáo ngoài kia vô có công chuyện. Hôm nay rảnh rang, con dẫn thầy giáo đến thăm cha.

- Hân hạnh lắm, rất hân hạnh, mời giáo sư ngồi.

- Xin chào cha, tôi muốn dạo thăm bên ngoài một tư chút được không ạ? Cha ở đây thật tiên cảnh.

- Cũng là cái may mắn cho đời tôi. Tôi được bề trên điều về đây chịu chức, rồi cứ được ở đây hoài với bà con, không được thăng chức, cũng chẳng phải chuyển đi đâu khác, mà cũng may là chưa bị kỷ luật bao giờ...

Trước khi đáp lời cha chánh xứ, tôi nh́n nhanh qua gương mặt ngài. Cái nhà ông thầy tu này cũng thích đùa đây, chẳng biết là có hợp với ḿnh như thày hiệu trưởng đă nói không. Một vầng trán rộng nhưng không phải là trán hói. Cặp môi không dầy không mỏng luôn luôn hé mở để lộ hàm răng bên trong khá trắng, cầu giời phật cho đó là răng thật, đừng bắt ông già này có răng giả, để cho ông ấy vui sống. Thầy tu th́ cũng cần phải nhai.

Tôi nói với vị linh mục:

- Thưa cha, tôi là người cũng như cha cũng gặp nhiều may mắn trong đời. Nhiều bạn tốt, người nào cũng cứ quen gọi yêu tôi là ông mănh, gọi thế v́ tôi tinh nghịch chứ không có ư xấu ǵ cả, anh em yêu tôi v́ tôi cũng yêu họ. Và cũng chưa bị kỷ luật bao giờ...

- Giáo sư giỏi thật, nhất kiến đă nhận ra ngay tôi là người gặp may mắn trong đời.

- Người gặp may mắn được gặp người hay gặp may mắn th́ có ǵ khó mà không nhận ra. Mí lại tôi không thích người không gặp may mắn, nên khi bắt gặp người trong đời có nhiều may mắn th́ nhận ra liền.

- Đấy, giáo sư thấy, cái vườn của xứ tôi có to tát ǵ. Vài câu chuyện đă hết vườn. Chỉ được cái hay là nó thân mật, ấm áp. Chúng ḿnh vào nhà tṛ chuyện, ở đây về chiều gió cao nguyên cũng lạnh đấy. Giáo sư ở xa tới, thung thổ không hợp th́ cũng có khi bất lợi.

 Tôi và ông cha chánh xứ ngồi uống trà với nhau. Thầy hiệu trưởng pha trà cực khéo. Pha trà xong, rót trà cho hai chúng tôi, thầy hiệu trưởng ngồi ngắm chúng tôi tṛ chuyện.

Ông bơ đến nói khẽ với cha xứ điều ǵ đó. Cha gật gật đầu, rồi nói to với ông bơ cho tôi cũng nghe được:

- Có khách quư từ xa đến, tôi phải tiếp chút đă, bơ nói bà con chờ nhé...

Quay sang tôi, cha giải thích:

- Hôm nay là ngày cuối tuần chay mà! Bà con đang tới để tôi làm lễ...

- Thưa cha, tiếng nói của cha không phải người vùng này.

- Đúng thế. Tôi người ngoài thủ đô. Khi bắt đầu kháng chiến năm đầu tiên, tôi cũng chiến đấu với anh em trong thành đấy chứ? Sau rồi tôi sợ chết, ḿnh yếu đuối lắm, ḿnh chuồn về đi tu tiếp. Không là chiến sĩ lâu năm như giáo sư.

- Thưa cha, tôi cũng giống cha, khi bắt đầu kháng chiến năm đầu tiên, tôi cũng chiến đấu ở trong thành đấy. Tôi cũng sợ chết, cũng yếu đuối, nhưng tôi không dám bỏ anh em mà đi, ở chung với anh em th́ đỡ sợ hơn, nên tôi thành ra người chién sĩ lâu năm. 

Thầy hiệu trưởng nh́n hai chúng tôi và cười với vẻ đắc thắng, ra ư đoán trước được tôi và vị linh mục quả là dễ thân nhau. Ông bơ lại đến bên cha, lại ghé sát cha chánh xứ nói nho nhỏ điều ǵ đó. Cha chánh xứ gật gật đầu rồi lại nói nhỏ điều ǵ đó với ông bơ. Thầy hiệu trưởng bảo ông bơ:

- Cha bận thật đó. Khách quư từ xa đến, để cha tṛ chuyện một lát đă...

Cha chánh xứ chuyển sang kể cho tôi nghe về luận án tiến sĩ thần học của ngài. Như thể muốn cho tôi quên đi rằng đă tới giờ ngài phải đi làm lễ cuối tuần chay. Như thể muốn cho tôi thấy tôi đúng là khách quư, đang ở đây, đang nghe ngài nói những điều quan trọng cho đời, chứ không phải là lôi kéo tôi cùng nói dối ông bơ già.

Cha hỏi tôi tuổi. Tôi nói tuổi. Vừa nghe xong, cha chỉ tay vào giữa mặt tôi, nói như reo lên:

- Tớ cũng tuổi đó, tớ với cậu thật y hệt như nhau. Hay thật đấy, bên nhà Phật sẽ nói đó là căn duyên với nhau...

- Nghĩ cũng hay, chẳng hiểu v́ sao tôi và cha có nhiều điều trùng nhau thật đấy.

- Cậu phải để lại địa chỉ cho tớ, khi nào ra đó công tác nhất định tớ phải đến tận trường cậu chơi với cậu. Ḿnh hay ra ngoài đó họp lắm, mỗi năm ít nhất phải đi một chuyến.

Ông bơ lại lên, hai tay xoa xoa vào nhau. Tôi đứng lên ra vẻ từ biệt, tôi nói với cha chánh xứ và thấy ḿnh cũng lây cái giọng bỗ bă của ngài mất rồi:

- Thôi, ông ra làm lễ kẻo bà con chờ, người ta xé xác tôi ra th́ ông không đền được đâu.

- Được rồi! Ghi nhanh địa chỉ lại cho ḿnh. Khi nào ra họp ngoài đó nhất định ḿnh sẽ đến chơi với cậu, nhất định sẽ đến.

Ông mănh bảy mươi tuổi

Cuối cùng không ai định hứa hăo với ai nhưng lại thành hứa hăo. Lần gặp gỡ đầu tiên đó cũng là lần cuối cùng. Cha cũng có ra ngoài đó họp nhưng nhoáng nhoàng lại về, chỉ kịp gọi điện hỏi thăm nhau khi cha đă cách xa ông mănh cả ngàn cây số. Ông mănh cũng không có dịp vô làm công chuyện ǵ ở gần nơi cha hành đạo. Thế là ở cơi trần mà vẫn xa xôi cách trở.

Một ngày, có thư của thầy hiệu trưởng.

Thưa thầy, em kính báo một tin buồn tới thầy, cha chánh xứ của chúng em đă về với đức Chúa cha hồi cuối tuần trước, liền ngay sau trận chung kết bóng đá có mấy cậu tóc nhuộm vàng hoe ấy, bữa đó đá hay quá, cha vui lắm v́ mới đầu không ngờ là cầm cự được, sau đó th́ không ngờ lại thắng đậm thế, đúng vậy cha vui lắm, cha cười suốt và nói đùa suốt, đang vui cha đă có ba lần nhắc đến thầy, đều nói giá mà có thầy ở đây coi bóng đá với cha lúc này th́ vui biết bao nhiêu, vui quên chết, cha nói vậy, nguyên văn lời cha nói là vui quên chết.

Kèm theo thư của thầy hiệu trưởng là một gói nhỏ buộc kín, bên ngoài đề Giáo sư đồng tuế và đồng cáy (đồng nhát gan ấy!), có ghi ngày tháng, nhưng không phải ngày tháng trước khi chết, mà đúng là cái ngày tháng của chính cái cuộc gặp nhau lần đầu tiên cách đấy đă năm năm trời.

«Giáo sư» mở ra, bên trong có một trang thư viết bằng thứ nét chữ dễ đọc nhưng bay bướm, đúng là nét chữ vừa của ông chánh xứ từng đi bộ đội hai tháng mười ngày vừa của ông tiến sĩ thần học từng viết luận văn có nội dung liên quan đến cả bậu xậu lư thuyết hiện sinh, thư được gài vào trang đầu một cuốn sổ tay đă nhiều chỗ rách. Thư viết thẳng vào chuyện:

Thế là cái quái ǵ tớ với cậu gặp nhau có mỗi một lần nhưng từ đó lúc nào ḿnh cũng muốn quăng các thứ bận bịu ba nhăng chi khươn đi, để hai thằng ngồi một xó nào đó chuyện tṛ. Khi nào?

Thôi có việc này đây. Ông cố t́m hộ gia đ́nh cái ông Trung tướng có cuốn sổ này. Sổ này do một con chiên bị bắt đi lính nguỵ quân lượm được đă lâu, anh ta gửi lại cho tôi giữ, tôi đọc qua nên thấy sợ không dám nộp cho ai hết, v́ trong sổ này ông Trung tướng vừa là con người dũng cảm lại đôi lúc là con người có vẻ hơi nhát gan, nhớ nhà, sợ chết, uỷ mị. Tuy rằng đọc xong tôi hoàn toàn không tin là ông này nhát gan, sợ chết, nhưng tôi vẫn e rằng nếu để ai đọc, cái uỷ mị của ông ấy có thể bị hiểu nhầm, bị phê phán hoặc có khi bị kỷ luật nữa, ḿnh không muốn con đường binh nghiệp của ông ta bị ảnh hưởng. Mà kể cả khi nếu chỉ bị hiểu lầm th́ cũng tội nghiệp cho con người ấy. Ḿnh biết chứ, ngay cả bên Đạo th́ cũng có chuyện chịu chức, chuyện phẩm hàm, chuyện công lênh, huống chi là bên Đời, dù là chuyện binh nghiệp cứu nước cứu dân th́ cạnh đó cũng c̣n chuyên thăng cấp, lên bậc, chuyện danh vị rất cụ thể... V́ vậy mà nên cẩn thận giúp người ta kẻo làm phúc lại phải tội, nói vậy chắc là ông hiểu ư tôi...

Nay gặp ông, thật là nhân duyên như trong kinh Phật ấy, tôi nghĩ rằng ông nên đọc qua và nếu t́m cách chuyển được cho gia đ́nh ông Trung tướng th́ rất hay. Nhưng tôi khuyên ông nên đọc, ông có biết v́ sao không? V́ trong cuốn sổ này ông Trung tướng h́nh như thích làm thơ. Ông ấy viết lối như nói chuyện lối như văn xuôi, nhưng đọc lại th́ thấy đó là thơ... Tôi rất nhớ mấy đoạn này

Cuộc đời này quả t́nh là khó hiểu thật, trần gian này vắng lắm v́ có rất nhiều người, trần gian đầm nước mắt v́ thừa thăi tiếng cười... Trần gian là xum họp v́ có người xa nhau, trần gian là nháy mắt một cùng cực dài lâu... Trần gian là lăng quên một lẵng đẵng thương nhớ, trần gian là mênh mông nặn lại thành bể nhỏ... Mong manh một lá cỏ muôn đời chẳng tàn phai, mơ hồ đôi mắt nhỏ thức suốt những đêm dài... Trần gian đó...

Giáo sư thấy nhận xét của tôi thế nào? Đúng chứ nhỉ? Và qua mấy trang ḿnh đọc lỏm được th́ h́nh như ông Trung tướng có hành quân đến vùng cao nguyên chúng ḿnh. Giáo sư đọc đi này

Đẹp quá vùng này đẹp quá và xa lạ và bí ẩn quá, những sắc màu bối rối không thể gọi thành tên, những sô phận e ấp trong miền sương ánh đèn. Nắng có màu lá thông, gió có màu cánh én, mặt nước màu th́ thầm, góc đường màu ḥ hẹn...

Giáo sư ơi, ông Trung tướng h́nh như có đánh trận dịp Tết năm nào ở đâu đây, và nỗi nhớ nhà bộc lộ rất rơ trong câu thơ lặp đi lặp lại này, giáo sư coi thử xem tôi nghĩ có đúng không 

Đôi mắt xa ṿi vọi lật chăn lúc giao thừa, vẫn biết ḿnh đang tỉnh mà bàng hoàng trong mơ. Pháo nổ ṛn mà ngắn, khoảng cách gần mà xa, gần trọn đời đi vắng, gần trọn đời nhớ nhà...

Ông giáo sư ơi, nếu đọc xong mà ông không chuyển được cuốn sổ này th́ ông giữ lấy, hẳn là thích hợp hơn tôi, v́ ông gần với đời hơn tôi. C̣n một lư do nữa, tôi đọc sổ này cứ như thể thấy ông ấy phê phán cái tội nhát gan của tôi tự những ngày xưa. C̣n giáo sư tuy cũng nói rằng ḿnh nhát gan, nhưng chắc là nói để động viên tôi thôi. Giáo sư là người chiến sĩ đích thực. Tôi th́ không. Tôi tầm thường lắm. Nhưng cũng chẳng sao. Vanitas vanitatum et omnia vanitas. (*)

Ông mănh, Khánh và Hoa

Chẳng hiểu sao, khi tôi mới tỉnh giấc th́ chưa thấy có chuyện ǵ lạ, nhưng khi thức hẳn dậy th́ đă lại thấy ḿnh mặc cái áo choàng đen hệt như một cụ đạo.

Tôi cứ tự hỏi đây là thực hay là mơ. Tôi thấy rơ ḿnh đi dạo trong một khu vườn giống hệt như khu vườn có ngôi nhà thờ toàn làm bằng gỗ nơi đó h́nh như tôi có đến một lần nào đó xa lắm rồi, nay đă quên hết rồi...

Cô gái tươi cười ngồi sát vào tôi:

- Con tŕnh Cha.

Người con trai đứng im nh́n thấy cô gái ngồi quá sát vào bên tôi, anh ta có vẻ không hài ḷng.

- Ngồi xa cha ra một chút có được không, Hoa?

- Khánh ghen với cha à? Cha nổi tiếng nghiêm lại c̣n cả «yết kiêu» nữa đấy.

- Ngồi xa ra, tôi cáu rồi đấy.

- Này th́ ngồi xa. Xa với gần có nghĩa lư ǵ nhỉ? Gần mà chẳng đến được với nhau, xa mà vẫn đến được, Khánh thích chọn đường nào? Vẫn là cái thói sính h́nh thức. Rổm. Thói quen của bọn người sống mà như chết. Thế là rổm. Đúng là đến chết Khánh cũng vẫn không rút được kinh nghiệm.

Tôi hỏi cô gái nhưng là hỏi cả hai người:

- Các con muốn ǵ?

- Chúng con muốn xưng tội.

- Các con làm ǵ có tội? Trẻ lắm. Không tội lỗi ǵ hết cả đâu. Mà cha cũng ngại phải rửa tội lắm. Các con cứ vui sống đi.

- Nhưng thưa Cha, chúng con đă đến tận sông Mê rồi, làm sao c̣n vui sống nổi?

- Cố đừng để bị rơi vào quên lăng. Đơn giản vậy thôi. Hoặc khi nào cần quên th́ cứ quên. Cũng cần phải biết quên. Không phải bất kỳ khi nào cũng nhớ, ḿnh mà nhớ quá nhiều cũng không tốt đâu. Quên cũng rất tốt. Có quên th́ mới có nhớ. Đă nhớ th́ phải quên. Thế mới khoẻ người, ít bệnh tật.

- Thưa Cha, chúng con xin được xưng tội. Xin Cha giúp cho. Thứ nhất, chúng con xin xưng tội hộ cho mẹ của chúng con.

- Lại c̣n thế nữa? Ai vậy?

- Mẹ chúng con tên là Hương, ở số nhà A phường B quận C ngơ D ngách G hẻm H...

- Mẹ các con có tội ǵ?

- Mẹ chúng con yêu chồng nhưng hay làm cho chồng giận dỗi nên chồng t́m cách đi xa thật hợp lư và có lẽ cha chúng con đă qua đời ở một nơi nào đó...

- Có sở cứ ǵ không?

- Không ạ. Vẫn bặt tin.

- Công cán ǵ không, chức tước ǵ không?

- Nói cha đừng cười, được làm Trung tướng hăo.

- Trung tướng hả? ... Có chuyện ǵ ấy nhỉ mà ta chợt nhớ rồi lại chợt quên mất rồi? ... Trung tướng hả? Thôi kệ. Thế sao chồng đă bỏ đi xa mà lại có những hai người con?

- Dạ, đó chính là vẫn đề. Có mà không có, không có mà có. Chính chúng con là con của bố con của chính cái người đă bỏ đi xa ấy ạ mà cũng có thể chẳng là con của ai hết. Chúng con là con của một cái đồng hồ. Một cái đồng hồ đẻ ra chúng con ạ. Ai ai cũng chê trách mẹ chúng con. Mẹ chúng con buồn lắm, đau khổ lắm. May mà mẹ chúng con hay tếu hay cười nếu không th́ đến chết mất. Xin giới thiệu với Cha, mẹ của chúng con đoạt giải nhất kể chuyện tiếu lâm trong khu vực bệnh viện Sản đấy ạ. Giải của chị em bệnh nhân cùng nằm Viện  nhất trí trao cho đấy ạ.

- Vậy là mẹ của các con chỉ bị hiểu nhầm, mẹ của các con không có tội, không cần xưng tội đó.  

- Nhưng mẹ của chúng con lại vẫn cứ nghĩ là ḿnh có tội, thế mới khổ! Mà có khi cũng có tội thật chứ ai biết đâu là chừng? Ai chẳng có khuyết điểm?

- Thôi được, cha rửa tội cho... thế này nhé, đó không phải là lỗi của ai đâu các con ạ, đó là lỗi của không khí, lỗi của gió lỗi của mưa lỗi của nắng, lỗi của những con chó sủa nhí nhách suốt đêm bên vườn nhà hàng xóm, lỗi của những cặp mèo hoang gào trong đêm, lỗi của mưa đang rơi chợt tạnh, lỗi của giọt nắng bên thềm chẳng sưởi ấm được chút ǵ dù là cũng sưởi ấm được đôi mắt của ḿnh ... Amen...

- Tŕnh Cha, Cha nói hệt như mẹ của em... mẹ của em cũng nói thế với chính em, thật đấy ạ, thưa Cha... Cha chỉ sáng tạo thêm độc một tiếng Amen thôi!

Cô gái nói với tôi nửa nghiêm trang nửa bả lả, lại c̣n đưa đưa mắt cười mỉm, xưng em em ngon xớt, có vẻ lẳng nhưng rơ là vẫn nghiêm lắm.

Tôi định hỏi mẹ nào, sao lắm mẹ thế nhưng thấy mệt mệt nên ngừng lại chẳng muốn hỏi thêm. Hỏi nữa th́ có ích ǵ? Nếu chỉ hỏi mà biết hết th́ ai chả thích hỏi.

Ông mănh, Khánh và Hoa, năm phút sau

Cậu trai và cô gái, h́nh như tên của họ là Khánh và Hoa th́ phải, v́ tôi nhớ là có nghe thấy họ gọi nhau như vậy trước khi xin rửa tội. Hai người lợi dụng khi tôi đang nghĩ ngợi liền ôm chặt lấy nhau và hôn nhau trước mặt tôi. H́nh như khi con người không tội lỗi ǵ, hoặc khi con người trút bỏ được tội lỗi, th́ họ thích thưởng cho nhau những nụ hôn. Tôi lặng im ngắm nh́n họ say sưa trong niềm hạnh phúc của những kẻ không có tội.

Cô gái buông chàng trai ra trước. Cô không có vẻ ǵ e thẹn hết. Cô bảo tôi:

- Tŕnh Cha, xin Cha ...

- Tôi không phải Cha đạo.

- Cha vừa mới rửa tội cho mẹ của chúng con mà!

- Có lẽ các anh chị nhầm chăng? Ai khác ấy chứ?

- Con không nhầm. Con chưa uống nước sông Mê nên không thể nhầm. Mà chẳng lẽ Cha lại uống nước sông Mê rồi hay sao mà Cha đă vội quên nhanh thế? Xin cha rửa tội tiếp cho một gia đ́nh nữa.

- Những ai vậy? Nặng quá th́ cha chịu đấy. Sức cha không kham nổi đâu.

- Tŕnh Cha... Gia đ́nh này có mấy người... Đứa con gái nhớn th́ khó tính khó nết, kén chọn măi mà không lấy được anh nào cho ra mẽ v́ ai cũng bị nó chê...

- Đó không phải là tội lỗi...

- Tŕnh Cha, đó chính là tội lỗi, tội không chịu yêu. Xin Cha cho con nói hết đă... Người mẹ th́ hiền hậu và sắc xảo, biết mọi điều nhưng chỉ để trong ḷng, không làm khổ ai bao giờ, người cha th́ ngớ ngẩn và thông minh, cả đời chỉ gây thù chuốc oán vô tích sự, ba người con trai... thôi để ba thằng này th́ con xưng tội hộ chúng nó sau... Cha giải quyết cặp vợ chồng già kia trước cho gọn...

- Càng thấy là tôi đúng. Hai vợ chồng kia làm ǵ có tội? Nhưng thôi được, cứ để cha rửa tội cho... thế này nhé, đó không phải là lỗi của ai đâu các con ạ, đó là lỗi của không khí, lỗi của gió lỗi của mưa lỗi của nắng, lỗi của những con chó sủa nhí nhách suốt đêm bên vườn nhà hàng xóm, lỗi của những cặp mèo hoang gào trong đêm, lỗi của mưa đang rơi chợt tạnh, lỗi của giọt nắng bên thềm chẳng sưởi ấm được chút ǵ dù là cũng sưởi ấm được đôi mắt của ḿnh ... Amen...

- Cha lại nói hệt như mẹ em, y hệt mẹ em... Thêm có mỗi một cái Amen!

Mắt cô gái lại lúng liếng như định trêu chọc tôi. Tôi nắm lấy cánh tay cô gái th́ chỉ túm được cái ống tay áo lủng lẳng bên trong chẳng có da thịt ǵ. Ma! Tôi gạt vội cái ư nghĩ xa lạ đó so với tôn giáo của ḿnh. Tôn giáo của tôi không có ma. Nhưng rơ ràng cô gái như con ma, cái ống tay áo bên trong chẳng có ǵ cả.

Tôi nh́n thẳng vào mắt cô gái xem đó thực là người hay ma. Cô lại lúng liếng cười. Tôi chợt nghĩ thầm trong bụng: cô gái này đă đến cái thời khắc đă bắt đầu đi vào con đường tiến bộ rồi đây, biết lúng liếng cười rồi đây, con gái đến tuổi lúng liếng cười mà không chịu lúng liếng cười là không nên...

Tôi cố nhớ mà chẳng biết đă bắt gặp cô gái kia ở chốn nào.

Cô gái thấy tôi nh́n lâu có vẻ hơi thẹn. Cô bảo tôi:

- Cha nói hệt như mẹ em, đúng thế, em chẳng dám nói điêu... Cha chỉ sáng tạo thêm có mỗi một cái Amen!

- Cha cũng giống con. Con cũng giống cha. Cha hơn con là biết nói Amen, đúng thế!

- Nhưng thưa Cha, chúng con cần được Cha hoá giải hộ cái điều mẹ chúng con thắc mắc cho đến tận lúc chết. Điều thắc mắc đó nằm trong lá thư gửi một người học tṛ cũ. Anh Khoa, cô hoàn toàn không thể hiểu v́ sao tai hoạ lại cứ chọn để giáng lên đầu gia đ́nh cô. Bao năm qua ở chung gia đ́nh th́ anh biết cả rồi đấy, thầy th́ hiền lành, tính nóng nhưng tốt bụng cực kỳ, trung thực cực kỳ, yêu quư mọi người đến hết ḷng, c̣n về phần cô th́ chắc anh đă rơ, cả đời cô tuyệt nhiên chưa khi nào nhúng tay vào một việc ǵ gọi là xấu xa, chưa nói ǵ đến làm chuyện độc ác thất đức... Thế mà...

- Cha đă nói ngay từ đầu, sức cha không kham nổi mà, cha làm sao hoá giải nổi những điều to tát nhường ấy?

Cô gái nói nốt câu chuyện đang dang dở:

- Thôi đành bỏ dở khúc ấy vậy. Tŕnh Cha, Cha cho chúng con xưng tội nốt, gia đ́nh chúng con c̣n mấy đứa con trai nữa kia ạ ... Hai thằng nhỏ nhưng có tên là Cu lớn và Cu con th́ can tội vô tích sự, chẳng nghĩ ngợi ǵ cả, lúc nào cũng ham chơi...

- Cho chúng nó chơi con ạ, trẻ con không ham chơi là hỏng đấy, lúc trăng đến kỳ rằm th́ trăng sẽ tṛn... mà cũng đừng cậy thế mà ép uổng các cháu phải tṛn như ḿnh... Cứ cho các cháu chơi...

- Chúng nó vẫn chơi và chúng nó vẫn chẳng tṛn chẳng méo! Nhưng c̣n thằng nhớn, thằng này th́ có lẽ tội nặng thật, thưa Cha. Nó cũng can tội không yêu ai cả, nhưng không yêu theo cách khác con chị nhớn nhà nó. V́ vậy nó chẳng chịu làm ăn ǵ hết. V́ vậy mà nó mắc nghiện. Nếu nó yêu mẹ yêu cha yêu chị yêu em yêu thầy yêu bạn yêu gió yêu mây yêu nắng yêu cả cái con ếch cụt bốn chân th́ chắc là nó đă không đến nỗi mắc nghiện. Nó nghiện rồi lại mắc tội sĩ diện nên sợ mẹ biết sợ bố biết sợ chị biết sợ em biết nên nó bỏ nhà đi. Nó bỏ nhà đi đào ngọc. Nó chết trong một cái lán, chẳng có ai ở đó rửa tội cho, nhờ anh Khánh của con đây mà con tóm được nó, nhấc cái mũ cối ra th́ cái đầu đă vỡ toác... tội thân lắm...

- Nó có lỗi. Lỗi to đấy. Nhưng nghĩ cho cùng, th́ ... thôi được, để cha rửa tội cho... thế này nhé, đó không phải là lỗi của ai đâu các con ạ, đó là lỗi của không khí, lỗi của gió lỗi của mưa lỗi của nắng, lỗi của những con chó sủa nhí nhách suốt đêm bên vườn nhà hàng xóm, lỗi của những cặp mèo hoang gào trong đêm, lỗi của mưa đang rơi chợt tạnh, lỗi của giọt nắng bên thềm chẳng sưởi ấm được chút ǵ dù là cũng sưởi ấm được đôi mắt của ḿnh ... Amen...

- Cha vẫn nói hệt như mẹ em... Thêm có mỗi cái Amen!

Ông mănh, Khánh và Hoa, mười phút sau

- Tŕnh Cha, xin Cha ban ơn cho con một lần cuối cùng cho con được xưng tội hộ. Con c̣n một người em gái nữa, tên nó là Thanh B́nh. Con thấy nó cần được rửa tội v́ tội nó to lắm. Tội hay khóc. Nhưng lại chỉ khóc thầm thôi. Nó không chịu chia sẻ với ai cả. Tội ấy rất to phải không thưa Cha? Nhờ ông bố tên là ông Bách có công trạng nên nó được nhận vào làm việc ở một nơi cũng gọi là... ngon lành, những ai chưa đến sông Mê họ gọi là «thơm» hoặc là «trúng quả đậm». Nhưng đêm khuya nó lần ṃ bay về than thở với anh trai của nó mà con chỉ nghe lỏm được thôi, nó nói với anh trai nó trong giấc mơ rằng em khổ quá, vào làm việc chốn này không biết kiếp nào th́ thoát thân ra được, cứ như là cung cấm ấy, dạo nọ có thấy bóng thằng Tiêu nhà chị Hoa, nhưng định bụng đến hỏi thăm xem nó khoẻ không th́ cũng bị cấm đoán, em khổ lắm anh Khoa ơi, em chỉ c̣n biết khóc thôi, em chẳng có ai mà than thở hết, chỉ có anh nhưng anh lại là con trai anh lại ở xa nữa, mà mẹ th́ cũng ở xa em và cũng yếu quá rồi...

- Thế là nó cũng biết than thở chia sẻ với anh nó rồi đấy chứ? Sao lại bảo nó có tội không chia sẻ với ai hết? Đừng trách cứ oan sai người ta, phải tội đấy!

- Vâng, thưa Cha con xin rút lại lời trách cứ người em gái của con...

- Mà này, v́ sao con lại biết đêm đêm cô gái kia vẫn về than thở với người anh?

- Tŕnh cha, v́ con với anh ấy... Tŕnh cha, nó cũng hệt như t́nh cảnh mẹ của con kiếp nào đó... Con vẫn yêu người con trai này tên cúng cơm là Khánh, nhưng con cũng c̣n yêu người đàn ông kia tên là Khoa... Cha không biết chuyện đó được đâu... Chính v́ có chuyện rắc rối như thế nên mới cần đến những Mười điều răn...  

- Cha hiểu, cha hiểu... Thôi được, suy cho cùng th́ nó cũng có lỗi. Lỗi to lỗi nhỏ th́ cũng là lỗi. Nhưng nghĩ thêm chút nữa, th́ ai dám đứng ra đánh giá cái ǵ là lỗi to cái ǵ là lỗi nhỏ?... Nhưng thôi được, cứ để cha rửa tội cho... thế này nhé, đó không phải là lỗi của ai đâu các con ạ, đó là lỗi của không khí, lỗi của gió lỗi của mưa lỗi của nắng, lỗi của những con chó sủa nhí nhách suốt đêm bên vườn nhà hàng xóm, lỗi của những cặp mèo hoang gào trong đêm, lỗi của mưa đang rơi chợt tạnh, lỗi của giọt nắng bên thềm chẳng sưởi ấm được chút ǵ dù là cũng sưởi ấm được đôi mắt của ḿnh ... Amen...

- Cha càng nói càng giống hệt như mẹ em...

- Amen... C̣n riêng tôi th́ ai rửa tội cho tôi đây? Dại quá, lại đeo cái áo chùng này vào làm ǵ không biết? Định cởi bỏ cái áo chùng ra th́ lại thẹn, chỉ sợ cô gái kia biết là ở bên trong các thứ đắp điếm trên người ḿnh đều bị chuột cắn tứ tung tơi tả, rồi c̣n cái vết đạn găm vào bụng máu đang chảy ra xối xả, may quá không có máu ra đằng miệng, ừ mà tại sao kia chứ, bị thương ở bụng mà máu lại ra đằng miệng nhỉ ...

- Thưa Cha con không có quyền rửa tội cho ai hết, nhưng con thông cảm, thế có coi như là rửa tội không ạ?

- Có ai cho tôi được về cái vườn con của bà ngoại không đây, cho tôi hớp trà hoa sói được không đây, cho tôi về với bà nội ăn vài miếng thịt cho đỡ nhớ được không đây, cho tôi về rừng cho tôi về biển cho tôi đi xa cho tôi về gần... được không đây...

- Tŕnh Cha, những điều cha vừa xưng tội đều không phải là tội.

- Cho tôi đi cho tôi về cho tôi nhớ cho tôi quên... được không đây. Cho tôi cứu tôi với... được không đây... Amen... 

- Amen...

 

B. Ch, Huế, bắt đầu, 29-10-2002

G.H, Hà Nội, hoàn thành, 24-3-2003

 

(*) Phù hoa, đại phù hoa, hoàn toàn phù hoa. (Tác giả chú thích)