CHÂU DIÊN

 

CHÂU DIÊN

PHỦ  TÂY  HỒ

Tiểu thuyết 

Nhà Xuất Bản . . . . . . . .

Hà Nội, 2005

 

 
 
Phần thư nhất
ĐANG  KỂ 

Kể mà không Kể, ấy là Kể

(Khổng Tử)

 

 

 

Chương 1
Thầy đồng đời mới

 

Chuyện bắt đầu từ một con chim cuốc.

Nói cho đúng, bắt đầu từ tiếng kêu một con chim cuốc. Nói cho đúng hơn, bắt đầu từ tiếng kêu không chủ định, không chủ đề, và hoàn toàn không cần thiết, của một con chim cuốc.

Khu nhà cao tầng đang xây quây lấy một cái vũng c̣n sót lại của một vùng trong thành phố đầu thế kỷ thứ hai mươi xưa từng là cả một cái đầm lớn cho tới măi thời kỳ gọi là giải phóng Thủ đô dăm chục năm sau đó hoặc dăm chục năm trước đây th́ chốn đó vẫn c̣n là cả một cánh đồng ruộng cao xen với hồ trũng nh́n vào thấy như thể đất bỏ hoang, mấy ông cán bộ có đất ở vùng đó đi kháng chiến trở về đúng đợt Cải cách ruộng đất đợt 5 gọi tên là đợt Điện Biên Phủ đă lạy cán bộ đội như tế sao, chỉ cốt thanh minh bằng được rằng ở đây ruộng không phải là ruộng như ở mọi nơi và do đó địa chủ cũng không phải là địa chủ như ở bên Tàu. Thế rồi ngoảnh đi ngoảnh lại, nhà cửa đă mọc đầy lên lúc nào không biết, và ở chỗ xưa là cái đầm bây giờ chỉ c̣n lại một rẻo nước nho nhỏ đủ đất sống cho một con chim cuốc ngoan ngoăn và thông thái, nó cứ như thể đoán được những lúc con người đang buồn, thậm chí nó c̣n đoán được đúng những lúc nào con người buồn nhất, thế là khi ấy nó lại đem những tiếng quấc quấc ... quấc quấc ... quấc quấc ... rót vào tai các chúng. Thế rồi, cái rẻo nước con con ầy cũng mỗi ngày mỗi thu hẹp thêm nữa c̣n lại cái vũng bị vây giữa gạch ngói sắt thép bê tông, con chim cuốc có thể là không biết đường di dời hoặc giả nó vẫn không chịu dời đi đâu hết, nó vẫn cứ chui lủi đằng sau các dẫy nhà cao tầng mọc chen nhau xin xít nhưng chắc chắn là cuộc đời của nó cũng dần dần khó sống rồi, và cho đến một hôm th́ thấy bặt hẳn tiếng nó kêu quấc quấc ... quấc quấc ... quấc quấc...

 

* * *

 

Nhưng không phải ai ai cũng nhận ra con cuốc cuốc đă bặt âm. Thực ra th́ chỉ có một người nhận ra cái buổi bặt âm con cuốc cuốc. Đó phải là người thật sự có duyên với con cuốc cuốc mới nhận ra nổi cái điều chẳng ra đâu vào đâu này.

Đó là một ông hoạ sĩ, một con người từng có thời trẻ trung, một hoạ sĩ vốn có chân trong biên chế hẳn hoi từ bao nhiêu năm xưa, nhưng ông hoạ sĩ này lại xin “hưu non một cục cũng được” sau khi ông bị làm rầy rà v́ có người phát hiện ông cho in một chùm tranh biếm hoạ kư tên Cuốc Lủi trên một tờ báo xuất bản ở ngoài nước. Ai phát hiện, phát hiện bằng cách nào, bản án được tuyên sau khi xử như thế nào, mấy chục năm sau tất cả vẫn nằm trong ṿng bí mật. Thậm chí sau khi ông hoạ sĩ qua đời, có ba bốn năm bà, kẻ đi tay không kẻ bồng bế hoặc dắt theo con nhỏ, đến nhà ông thương thảo xin được coi di chúc, th́ chẳng những không cần moi ra cái di chúc trong tay bà cả, mà mỗi bà c̣n được nhận một chiếc phong b́ đă chuẩn bị sẵn, bên ngoài chu đáo đề tên bà X. bà Y. bà Z. hẳn hoi chẳng sót bà nào, nhưng mở ra bên trong th́ lép kẹp chỉ có nhơn một tờ giấy trắng và chữ kư loằng ngoàng của ông biếm hoạ. Thế nhưng đă có một bản án về tội in chui, song lại chẳng ai thấy bản án đó bao giờ cả, mà tội th́ nặng v́ là in chui ở măi tận nước ngoài, mà nước ngoài khi ấy dù có là nước bạn th́ cũng không được phép gửi tác phẩm qua in chui, huống chi đây lại in chui ở cái nước khi ấy vẫn chưa là bạn tuy cũng chẳng c̣n là thù. Tên tuổi của ông do đó chỉ đựoc anh em nhắc đến bằng cái tên hiệu cực kỳ dễ thương là Cuôc Lủi, v́ sau vụ bị kết án in tranh chui ở nước ngoài ông c̣n một lần nữa bị hạch thêm tội buôn rượu cuốc lủi chứ không phải rượu cuốc doanh, thứ rượu cất ở nhà vợ chồng ông Lê Bật Hỉ ở làng Vân là em rể một nhà văn nổi tiếng đương thời, anh em bạn bè ai ai cũng hiểu chuyên buôn bán của ông đó chẳng qua là để lấy chút thặng dư nơi đáy chai để ḿnh nốc và thi thoảng đăi khách. V́ thế trong chuyện đang kể đây, khi cần gọi tên con người đáng yêu và khó hiểu kia, chúng ta cũng sẽ gọi ông là Cuốc Lủi như mọi người vẫn thích gọi ông như vậy.

Sau khi về hưu một cục ít lâu th́ ông hoạ sĩ già thay đổi dần dần, ai lâu ngày mới gặp lại th́ đều giơ hai tay lên giời mà khen ông đă thay đổi hẳn. Ông ăn ít hẳn đi, một ngày gần như chỉ một bữa vào chính Ngọ. Thỉnh thoảng ông c̣n nhịn ăn vài ba ngày, lại  nhịn cả uống chứ không tuyệt thực mà vẫn uống nước như anh em tù chính trị thời xưa, ai hỏi làm sao khỏi khát th́ ông nói khi ấy cứ đá đá lưỡi vào chân hàm răng cho nước bọt tứa ra, thế là hết khát. Trông ông cứ như một ông tiên. Ông ít đi đó đi đây gặp gỡ mọi người, ông như đă quên hết bạn bè xưa, nhưng thỉnh thoảng ông vẫn ra đường đi dạo, hễ có ai nh́n nh́n vào mặt ông, th́ bao giờ ông cũng tươi cười nh́n lại như để đáp lại lời chào của một người quen lâu ngày, đôi khi vừa đi bách bộ ông c̣n lẩm nhẩm đọc mấy câu vần vè, chẳng biết đó là thơ của ông hay thơ của ai, quán trọ ma trơi nhung nhúc, riêng ta lạc về với người, ra đi hồi đêm cú rúc, lạnh lùng chẳng cáo biệt ai. Tiếng ông nói ấm áp đủ nghe nhưng giọng lại vang và ai nghe cũng khen là tiếng nói của ông rất sang trọng, người ta b́nh luận tiếng nói ấy lẽ ra phải làm quan mới đúng. Đúng dịp khu nhà ông ở trong thành phố trên vùng đất một thời c̣n sót tiếng con chim cuốc chui lủi khắc khoải tới lúc đă bặt hẳn tiếng con chim trùng tên ông (hoặc tên ông trùng tên con chim th́ cũng thế), lúc này giời xui khiến vậy ra sao chả biết, ông đă mua được miếng đất rất rẻ rồi dọn nhà lên ở ngôi nhà nhỏ có ai đó đă xây sẵn như thể xây chờ ông tới ở, thành hẳn một cái phủ con con xây trong cái vùng có tên là Phủ Tây Hồ.

Chuyện t́nh cờ như sau thôi. Bữa đó, ông tha thẩn lên cái vùng đất mênh mông phía Tây thành phố, và ông bắt gặp một cậu bé chừng mười hai mười ba tuổi, cậu đang nước mắt ngắn nước mắt dài và trong tay vẫn đang ôm một chú chó con cộc đuôi lông vàng chừng một tháng tuổi. Chả biết v́ sao ông Cuốc Lủi thấy có thiện cảm với cậu bé này. Ông bảo đứa nhỏ:

-          Tim cháu nằm ở bên tay phải. Cháu có quư tướng đấy.

Thằng bé ngừng khóc, trố mắt nh́n ông một hồi, rồi nó lẳng lặng sờ tay vào ngực mé bên phải để lắng nghe tiếng tim ḿnh đập, và rồi nó như là đă hoàn hồn sau một hoảng loạn bất chợt, nó bảo ông:

-          Sao ông giỏi thế? Sao ông biết tim cháu bên tay phải?

Ông Cuốc Lủi thực sự cũng chẳng biết thằng bé có tim bên tay phải. Ông thấy trẻ con khóc th́ ông trêu chọc cho nó hết khóc, có vậy thôi. Ông nói với nó như thế chỉ v́ bỗng dưng ông thích nói thế, mà cũng có lẽ khi đó thằng bé đang khóc lại đang ôm con chó bằng tay trái phía quả tim, th́ ông bỗng nổi cơn tinh nghịch nói trêu nó vậy thôi cho nó nín khóc, chứ ông đâu có biết ǵ chuyện tim phổi. Nhưng sau này người ta đồn đại rằng ông Cuốc Lủi đă chuyển tim thằng bé từ trái qua phải. Lời đồn ấy mà, biết đâu mà lần. Trở lại bữa đó, sau khi nói thằng bé có tim bên tay phải, đột nhiên ông lại nói thêm một câu mà chính ông cũng chẳng nhớ có phải là ḿnh đă nói hay đó là có ai nói nhờ cửa miêng ông. Ông bảo thằng bé:

-          Cả vùng này người nào cũng có khối u, riêng cháu th́ không u mê ǵ sất.

Thằng bé tuy mới gặp ông lần đầu nhưng h́nh như cũng có thiện cảm ngầm với ông già kỳ lạ này, nó như muốn tạ ơn ông, nên nó bảo ông Cuốc Lủi:

-          Cháu mời ông đến chơi với ông nội cháu.

Ông Cuốc Lủi bảo thằng bé:

-          Cháu mang chó biếu quư nhân th́ đi nhanh lên không lại bị mắng.

-          Sao ông biết cháu phải mang chó đem đi cho?

Ông Cuốc Lủi không trả lời nó.

Đúng lúc ấy, người nhà thương hại thằng bé đă đi t́m gọi nó về. Thằng bé mải về nên bỏ quên ông Cuốc Lủi đó. Về nhà nhớ lại chuyện mới xảy ra, thằng bé kể lại cho ông nội nó những điều ông hoạ sĩ già vừa phán với nó. Bảo là nó có tim nằm bên phải, th́ bấy giờ cả nhà mới xúm vào sờ ngực nó để kiểm tra, th́ quả đúng là tim nó đang đập dồn bên lồng ngực phải thật.

C̣n chuyện con chó đem biếu quư nhân, th́ đúng là có chuyện như thế chẳng sai, hơn chục năm liền cứ có chó con đầy cữ là ông nội lại sai cháu đi biếu thiên hạ, để trả một cái ơn tri ngộ. Hơn chục năm trước đó, ông nội chở một chuyến bè gỗ lạt lá gồi mua tận Hoà B́nh chuyển về bờ bên kia Hồ Tây rồi cho đẩy ngang hồ về mảnh đất ông mua được ở vùng Phủ Tây Hồ, định dựng cho ḿnh một căn nhà yên tĩnh sát mép nước. Thời đó, c̣n nhiều cấm đoán, làm được như ông là một kỳ công, bao nhiêu cản trở dọc đường đều đă qua lọt. Nhưng đến hôm dựng nhà th́ người ta lại đến lập biên bản, không cho làm. Hỏi v́ sao, chẳng ai chịu nói, chỉ biết cấm làm ở địa điểm này là cấm, thế thôi. Sau rồi, ông nội biết lư do, ấy là người ta định dựng gần đó một ngôi nhà cho một nhân vật đặc biệt nào đó. Một bữa kia, có một người như tiên ông đi ngang, thấy chuyện lập biên bản th́ ghé vào, và anh em đang lập biên bản được nghe giảng giải thế này “Làm nhà lấy vợ tậu trâu, dân ta ngàn đời chỉ có ba nguyện vọng ấy thôi, không được xâm phạm, cứ để cho chú ấy dựng nhà”. Ông nội ra chào con người tiên cốt đă gọi ḿnh là “chú ấy”, nay lại gọi ḿnh là “ông bạn già” và c̣n xin chó con nữa: “Hôm nào con mẹ bỏ con, ông bạn già cho tôi xin một con, nhớ đấy!”  

Từ dạo đó, ông nội có thói quen, mỗi lứa đều bảo cháu đem chó con đi biếu, ai đă biết mà hẹn trước th́ thế nào cũng biếu. Mọi người không biết hết v́ sao ông nội thằng bé thích đem chó con đi biếu. Ông nội thằng bé không bao giờ khoe chuyện đă tặng chó con cho “ông bạn già”, người gọi ḿnh là “chú ấy”. Người ta chỉ nghĩ rằng ông nuôi được con chó khôn và muốn mọi người cùng hưởng lộc. Riêng lứa này, con chó đẻ được một đôi mà cả hai con cùng cộc đuôi, thằng cháu nhất định đ̣i giữ lại nuôi, không chịu nghe lời ông nội, nó ôm chó đi không phải để đem cho mà để cứu con chó, v́ thế mới có chuyện khi gặp ông Cuốc Lủi giữa đường th́ nó đang ôm chó mà nước mắt lưng tṛng. Khi thằng bé gặp ông Cuốc Lủi, ông c̣n nói một điều nữa, hẳn là bạn đọc c̣n nhớ: “Cả vùng này người nào cũng có khối u, riêng cháu th́ không u mê ǵ sất.” Nhưng điều đó không lọt vào bộ nhớ của thằng bé, nên nó không nhắc lại với cả nhà.

Người nhà được lệnh phái tức khắc đi t́m mời ông khách lạ tới nhà chơi. Cả nhà vẫn nghĩ đến “ông bạn già” ngày nào, chứ chưa nghĩ đến ông hoạ sĩ Cuốc Lủi.  Nhờ cuộc làm quen lạ thường đó mà ông Cuốc Lủi được ông nội thằng bé giới thiệu cho mua miếng đất với giá rất rẻ trong vùng Phủ Tây Hồ. Mảnh đất ấy ở cuối làng, gần sát mặt nước hồ. Nhưng từ khi có mấy công ty ngoắc ngoặc với nhau lập dự án du lịch thế nào đó nên đă mở được con đường cái lớn ṿng bao lấy cả vùng Phủ Tây Hồ, khi đó cái phủ của ông Cuốc Lủi bỗng từ vị trí đứng đằng đuôi lại biến thành đứng đầu. Khách vào Phủ Tây Hồ nay đi theo nhiều lối, mà lối đi ngang ngơ nhà ông Cuốc Lủi lại rất tiện lợi. Thành thử nhà ông như là nơi đón lơng khách thập phương. Ông không bao giờ có ư nghĩ ḿnh sẽ lập ra riêng trên mảnh đất nhà ḿnh một cái phủ cho thiên hạ đến cúng vái. Nhưng chuyện ông gặp gỡ với thằng bé ôm chó được kể trước hết với một vài người trong nhà, rồi người trong nhà vác đi kể lại cho một vài người quen thuộc, cuối cùng th́ ông hoạ sĩ già mới đầu định bụng dọn nhà lên vùng Phủ Tây Hồ chỉ v́ muốn đi t́m một chốn ở mới yên tĩnh và có thể t́m lại được một tiếng chim đă mất, mà rồi ông đă t́nh cờ trở thành một người hành nghề liên quan rất nhiều đến cái vùng đầy những phủ nọ phủ kia này.

Thêm thắt vào cái khả năng nh́n thấu tim thằng bé từ bên trái chuyển chỗ sang bên phải và khả năng đoán biết việc nhà của thằng bé, sau những ngày dọn tới chốn đây, bà con lại càng bái phục ông, v́ thấy nhiều lúc ông cứ thẫn thờ nghe ngóng, khi đó có ai hỏi ǵ th́ ông xua tay “im nào, ông ấy đang về, ông ấy đang quấc quấc đấy!”

Cách ông nói với thiên hạ như vậy, có người nghe rồi cho rằng ông đă đến tuổi nói năng lẫn cẫn, nhưng có người nghe th́ lại bảo rằng họ nhận thấy lời ông nghiêm chỉnh, không lẫn, những khi đó có ai hỏi vặn “chuyện ǵ con chim cuốc lại gọi bằng ông?” th́ ông lại thủng thẳng trả lời mà như thể chưa hề nghe câu hỏi “lắng mà không nghe, đó là lắng nghe, nắng mà không mưa, đó là mưa nắng, ngày đêm đêm ngày đó là ngày ngày đêm đêm...”, thế rồi nghe vậy th́ thiên hạ chỉ cười thầm hoặc làm lơ, phần lớn không mấy ai để bụng xem ông nói ǵ, mà nếu có ai để tai chăng th́ rồi cũng bỏ luôn ngoài tai mặc xác ông cái ông già dở người ấy.

 

* * *

 

Ông sống một ḿnh, con cái đều ở riêng, thế nên có lúc ông hoạ sĩ già đă chuyển sang ngạch sáng tạo âm nhạc nữa.

Ông nghĩ ra một lối hát mà thiên hạ nhất là cánh trẻ tuổi có thiên hướng về âm nhạc tŕnh diễn hiện đại bảo rằng nhạc ông Cuốc Lủi làm là đi theo đường lối nhạc rap hiện đại. “Rap” tiếng Anh nghĩa là nói. Ông soạn lời để nghệ sĩ nói theo nhạc đệm th́ đó chính là nhạc rap. Ông Cuốc Lủi soạn lời, và ông soạn cả phần nhạc đệm. Nhạc đệm do ông soạn được ông giải thích khiêm nhường rằng, ngày nay thời đại  cao siêu chuyện đó làm dễ ợt, chỉ cần băt chước kỹ thuật làm ăn của bọn DJ là đủ, nhưng ḿnh có đi ăn cướp đâu mà vội vàng như chúng ấy, ḿnh cứ từ từ mà tiến cứ làm chậm răi tỉ mẩn, ông thu âm nhiều tiếng nhạc cụ khác nhau rồi ông dùng kỹ thuật tiên tiến trộn tất cả lại, thành ra nếu ai có đôi tai tinh tường chắc chắn sẽ nhận ra có tiếng nhị trộn với violin, trộn với guitar, trộn với sáo và tiêu, trộn với tiếng c̣i ô tô xe đạp xe máy xe mó, trộn với đàn nguyệt trộn với đàn đáy, và xuyên suốt là tiếng tiu bộc bộc tiu giữ nhịp cho giọng kèn ôboa bắt chước đến là tài t́nh tiếng nhạc hiếu ở những nhà không có đám hỉ. Ông c̣n có một phiên bản khác, tiếng tiu bộc được thay bằng tiếng chim kêu quấc quấc... quấc quấc ... quấc quấc ... nghe buồn đấy những đỡ thảm.

Có lần ông hoạ sĩ già giảng giải về cái thứ nhạc rap đó cho đám trẻ con học tṛ đi lạc vào cái Phủ nơi ông bỏ ngôi nhà trong phố nơi con chim cuốc đă im tiếng để về đây hành nghề, ông giảng như sau:

-     Ở vùng này ta c̣n gặp lại được tiếng con chim cuốc, ta có thể đưa tiếng quấc quấc vào âm nhạc, nó sẽ biến cái âm nhạc chói tai thành một hoà hỗn âm thanh, và đó chính là âm nhạc, thế ấy mới là âm nhạc, v́ âm nhạc phải cacôphônich thậm chí nó phải đôđêcaphônich...

Bọn con trẻ tiểu học th́ ngớ ra chẳng hiểu ông nói ǵ. Nhưng ông bất cần, ông cứ nói, nói như một người đang lên đồng:

-    Tại sao? Tại v́ sâu trong ḷng ḿnh, ta nhận ra cái du dương yên tĩnh riêng qua cái hỗn độn âm thanh chung kia...

Rồi có một hôm có đám sinh viên Nhạc viện nghe đồn về một ông già lạ lùng trên Phủ Tây Hồ có tài nh́n lục phủ ngũ tạng lại có tài soạn nhạc hiện đại, họ kéo đến tận phủ nhà ông thăm ông, th́ các chúng được ông giảng giải bổ sung, xin ghi lại đúng nguyên si lời ông như thế này:

-     Khi biểu diễn đă đạt đến độ tinh tế, khi ấy sẽ chỉ cần một nhị và một violin, một tiếng chim quấc quấc với hai giọng nam nữ tranh nhau rap, đoạn cuối có thêm nhiều giọng rap chen chúc chật chội vào nhau sao cho không tài nào đoán nổi rap nào là của hạng người nào, v́ thế cả người biểu diễn lẫn người thưởng thức phải nhớ cái tinh thần ở đây là phải rap như là quân ăn cướp ấy.

Lời bài hát của ông hoạ sĩ già Cuốc Lủi viết ra nay người chép chuyện xin mạo muội không trả bản quyền cứ để y nguyên ghi lại như sau để tiện ai nấy rap:

Ư... ư... ư...

Phù phu phú Tây Hồ có mấy phủ Tây Hồ

Nơi đây thờ ai thương ai nhờ nhơ nhớ ai

Khói sương mộng mơ lăng đăng chiêu chiểu chiều nào trời cũng đồ đô đố đổ thu

Bún ốc cá lóc thịt chó giềng mẻ mắm tôm

Thân sâm cầm bé nhỏ lách chách lần lân lẩn lẫn bên hồ nh́n đời sơ sờ sở sợ sệt

Xe đạp hai ngh́n xe máy năm ngh́n ô tô x́ ra hai chục

Những nụ t́nh trinh nguyên rủ nhau về Phủ xin niêm niềm niệm thề

A lố a lô trước khi nghe thông báo Uỷ ban phường xin mời nghe Trịnh Công Sơn

Những xác thơ t́nh vụng trộm héo hắt bên Phủ trao nhau tiếng thở dài

Ê em kia đi đâu xe ôm ông anh đây chờ chơ chớ chở riêng em miễn phí ...

            Bài rap c̣n dài, nhưng để tránh làm bộn ḷng bạn đọc thời hiện đại và hậu hiện đại, người kể chuyện vốn kém đức độ nhưng biết được thế nào là mức độ, chỉ chọn trích lại đến vầy vậy thôi.

 

* * *

 

            Những lời đồn đoán về ông hoạ sĩ già trên Phủ Tây Hồ cứ hư hư thực thực chẳng ra đâu vào đâu hết.

Có người cam đoan rằng ông mới gặp ḿnh giữa đường rồi bỗng dưng nói toang toang mọi thứ giấu kín trong người ḿnh ra, mà ông nói th́ sao mà đúng ơi là đúng, đúng đến không chịu đựng nổi ấy! Nhưng có rất nhiều người cố ư đến vùng Phủ Tây Hồ rồi cố ư đi ngang ông rồi cố ư chờ xem ông có nh́n thấy hộ ḿnh có cái ǵ lạ thường trong người không, th́ lại đành thất vọng tay không ra đi. Có ai hỏi th́ họ bĩu môi bảo đó là tào lao vớ vẩn, mặc dù không bao giờ những nguời này chịu phê b́nh và tự phê b́nh rồi tự nhận khuyết điểm rằng chính cái việc ḿnh rỗi hơi đi đón đợi một ông già chờ ông nh́n hộ xem bên trong người ḿnh có ǵ th́ mới đích thị là tào lao vớ vẩn.

           

 

 

Cho đến một bữa kia...

Chuyện xảy ra bữa đó tác giả chưa kiểm tra được, nên xin bạn đọc cho phép được kể ra đây một cách không đầy đủ, xin đừng ai chê trách tác giả cố t́nh úp mở để câu khách.

Hôm đó, có một cô gái tuổi chừng ... nh́n xa th́ dáng đó vẫn là dáng một cô gái, nhưng mà thôi đừng nói tuổi đàn bà con gái làm ǵ, và cũng đừng hỏi họ có xinh đẹp không, theo sự hiểu biết của tác giả th́ họ bao giờ cũng c̣n trẻvẫn c̣n xinh đẹp, một người đàn bà sẽ không bao giờ biết đến tàn xuân cả một khi đó là người đàn bà đáng cho bạn đọc quan tâm.

Người đàn bà chúng ta đang theo dơi đây đă làm xong công việc tại một ngôi nhà kín cổng cao tường ngoài cổng có đề ba chữ viết tắt P.T.H. Nếu bạn đọc ṭ ṃ và tinh ư sẽ thấy khi cánh cổng sắp khép lại th́ bóng người ra tiễn bên trong cổng là một dáng đàn ông tóc bạc phơ và người đàn bà ở bên ngoài cổng lại rút khăn lau mắt. Rồi người đàn bà cho khăn vào túi xách, rảo bước đi. Cánh cổng khẽ đóng lại.

Ông hoạ sĩ già đă đón lơng được người đàn bà đó sau khi chị ta đă đi hết những khúc đường ngang dọc trong vùng Phủ Tây Hồ rồi đi ngang phủ của ông. Ông chặn người đàn bà đó lại. Ông cầm tay người đàn bà lạ mặt kia. Ông nh́n rất kỹ vào hai mắt người đàn bà đó. Rồi ông gật gật đầu một ḿnh:

-           Không có quư nhân phù trợ th́ chết lâu rồi!

Nói rồi ông bỏ đi luôn vào trong nhà.

Việc xảy ra quá đột ngột với người đàn bà kia. Chị ta cũng chẳng kịp phản ứng khi có người đàn ông lạ mặt và cao tuổi cầm hai tay ḿnh rồi nh́n sâu vào đôi mắt ḿnh rồi c̣n nói thêm một điều sao đó khiến chị choáng váng sây sẩm mặt mày. Đi mấy bước, chị phải dừng lại rồi ngồi xuống vệ đường dưới gốc một cây thông già. Một lát sau, người vẫn c̣n mệt, chị vun những lá thông lại thành một cái thảm con con rồi trải tờ giấy lên và ngồi bệt xuống mà nghỉ. Rồi vẫn ngồi đó, chị chợt thấy như muốn thiu thiu ngủ. Rồi chị phải đứng vùng lên nếu không th́ đă ngủ thật sự ngay bên vệ đường này.

Bây giờ, những lời nói của ông già lúc năy không c̣n làm cho chị sợ cũng chẳng làm cho chị vui. Nhưng chị thấy người ḿnh lâng lâng nhẹ mà chẳng rơ v́ sao. Trong người chị dồn ứ rồi vọt trào một cái ǵ cụ thể như lần đầu tiên chị có máu tháng kèm theo một cái ǵ đó măi măi không bao giờ gọi được thành tên.