Thứ Hai
Tôi nhớ Kim vẫn hay rên như thế. Những ngón tay của Kim bấu cứng mông tôi, như phụ trợ thêm vào nhịp đẩy đưa, riết róng, thúc hối. Thường thường, những ngón tay ấy dần trườn qua lưng, lên gáy, ôm lấy đầu, nhấn xuống, đẩy lưỡi tôi ngập nghẹn vào vùng vai, ngấn cổ, cuối cùng ẩn trú b́nh yên giữa đôi môi nóng ẩm của Kim. Tôi đâm sâu xuống Kim ở hai đầu cơ thể, như thế, thật lâu, trước khi bục vỡ, tháo nước, chảy mềm.
Buổi sáng, thức dậy, Kim đă bỏ ra biển từ lâu, nhưng con đường do những ngón tay vạch dài, miết sâu lại đỏ ửng, ran rát trên lớp da thành thị bệnh hoạn trắng đă bắt đầu ửng chút nắng hè của tôi. Một năm vài lần, tôi bỏ tất cả để về đây t́m Kim, t́m lại căn pḥng nhỏ có mọi cửa lớn cửa bé đều hướng ra biển. Kim gọi nó là "quán gió", c̣n tôi, luôn có cảm giác ḿnh đang nằm trong cái chai rỗng, lênh đênh giữa biển rộng.
Anh muốn bắt đầu truyện ngắn như vậy, không phải để níu kéo sự ṭ ṃ của độc giả như cái lối vẫn thường làm của một số phim màn ảnh lớn, màn ảnh nhỏ hiện nay, mà v́, không hiểu sao, câu kết của truyện cứ lởn vởn, ám ảnh anh từ cả tuần trước.
Mở mắt. Tiếng rên vẫn bên tai. Những h́nh nhân quằn quại, quấn, xiết vào nhau trên màn ảnh. Tôi nhớ Kim vẫn rên như thế, nhưng ở một nơi chốn khác, một không gian khác. Bây giờ, bềnh bồng giữa mê và tỉnh, tôi cũng không rơ Kim có thực, thịt-da-xương-tóc, hay chỉ là ảo ảnh, bước thẳng từ h́nh dáng những diễn viên trần truồng nghiêng ngửa kia vào giữa óc tưởng tượng tràn bờ và nỗi cô đơn vô cùng tận của tôi lúc này. Mắt tôi chuyển hướng nh́n lên trần nhà, rồi lại nh́n vào màn ảnh, đă đen kịt với những ḍng chữ trắng kéo nhau bỏ chạy. Nhưng tiếng rên c̣n măi, rền vang giữa sọ, và bỗng, bật văng từ miệng tôi há hốc.
Anh đă định h́nh được nhân vật "Tôi", trên dưới bốn mươi tuổi, đàn ông thành thị, độc thân dài hạn, năng động, thích nơi ồn ào, náo nhiệt, sống không định hướng. Thế c̣n nhân vật "Kim" ? Chắc chắn phải sống gần biển, nhưng trẻ hay già hơn "Tôi", và da trắng hay da màu ? Anh loay hoay gần hết ngày, cuối cùng thử để "Kim-con-gái-nhưng-ngổ-ngáo-bất-cần-đời" lên tiếng nói :
Em quyết định cạo trọc đầu và móc một khoen tṛn vào đuôi chân mày trái. Điều này tạo một cú sốc ngoạn mục nơi bố mẹ em, có tác động bội phần so với tin hai toà nhà lầu thuộc Trung tâm Thương mại Quốc tế ở New York sụp v́ khủng bố hồi tháng chín vừa rồi. Bố ngă ngồi xuống ghế xa-lông, chỉ ú ớ được mấy tiếng. Mẹ bù lu bù loa từ nhà ngoài vào nhà trong. Chỗ cuối cùng là bếp, nơi ẩn trú thường trực và lư tưởng nhất của mẹ...
Được nghỉ một ngày. Buổi sáng, anh đưa thằng cu út đến bác sĩ. Nó bị trái rạ, nổi đầy mụn đỏ trên người, găi sồn sột, trông như con chó đốm. Buổi trưa, lợi dụng lúc con ngủ, anh lôi mớ giấy tờ, hồ sơ cũ ra soạn lại, bần thần hồi lâu trước mấy bài tuỳ bút viết từ thời sinh viên. Loé lên một ư trong đầu. Sao không dựng một "nhân vật Kim" nam sinh viên, ngày đi học, tối rong xe giao pizza kiếm thêm tiền túi ? Sao không kể về một cuộc t́nh đồng tính ? Sao không cắt một đoạn tuỳ bút có sẵn đây, dán vào giữa truyện, thêm chút chi tiết cho phù hợp với tính cách nhân vật, trầm lặng, mơ mộng, giam ḿnh trong vỏ ốc..., tóm lại, có nhiều điểm dị biệt so với nhân vật "Tôi" ? Thử chọn đoạn này xem :
Những cơn gió mùa thu đă quét sạch đám người của ngày hè náo nhiệt. Băi biển đă trở lại cái nhịp điệu thường nhật của nó, cái nhịp điệu mà một triệu năm trước và một triệu năm sau của tuổi biển, có lẽ vẫn thế, vẫn là những đợt sóng bốc đồng, vươn thẳng, đập mạnh, nát vỡ tung toé trên triền đá lầm ĺ, vẫn là làn nước mặn đến t́nh tự vuốt ve bờ cát mịn, là tiếng gầm gào của gió dữ giữa trời không... Tôi chẳng biết loài cá Điạ Trung Hải có hiểu ngôn ngữ của đồng loại chúng sống ở Đông Hải hay không, nhưng tôi chắc chắn một điều rằng, giữa cơn thịnh nộ của thủy thần Poseidon ngự trị Đại Tây Dương hay trước cột nước ṿi rồng của Long Vương chốn Thái B́nh Dương, con người đều có cái khiếp hăi rừng rú run rẩy từ vạn kiếp c̣n lưu truyền trong cơn cuồng bạo của thiên nhiên. Khi ấy, anh, tôi, hắn, chúng ta hẳn đều cảm thấy thật yếu đuối, thật vi ti tựa một hạt cát vô danh lăn lóc ven bờ biển thẳm, và những hạt cát, dù vĩ mô hay vi mô, giữa chúng, sự khác biệt có là bao nhiêu ?
Ấy vậy mà chiếc vỏ ốc tṛn trịa tôi đang mân mê trong tay lại chứa cả một đại dương tư tưởng. Tôi ham hố khám phá, tôi ngụp lặn giữa những đợt sóng triết lư và lũ băi ghềnh chữ nghĩa, tôi tham muốn, quăng từng mẻ lưới to gom về đầy tràn học thuyết. Nhưng dầu sao, tôi cũng vẫn mang danh là kẻ đi ăn mày chữ nghĩa, ăn mày ở cái nghĩa hẹp là ngửa tay chờ đợi, hay ở một cái nghĩa khác, lớn rộng hơn, là giành giật, là tranh đấu, đua chen... Thành phố tôi sống đang kỷ niệm bảy trăm năm ngày thành lập trường đại học. Tôi, một thằng vô danh tiểu tốt, vinh dự được đứng ở cái cột mốc kỳ lạ ấy để nh́n về quá khứ. Những chàng tuổi trẻ, những gă nông nổi, cuồng si, những người một thời đă khoác áo sinh viên của bảy trăm, năm trăm, một trăm năm trước, nay ở đâu ? Họ đă để lại những dấu vết ǵ trên con đường ngắn ngủi của một kiếp người ? Linh hồn của họ đă tan biến vào chốn hư vô hay vội trở về nhập thân trong hậu kiếp ? Phải chăng có luân hồi ? Phải chăng có thiên đường, điạ ngục ? Giáo lư nào mà chẳng hướng con người về chân-thiện-mỹ, sao thế giới vẫn c̣n đầy dẫy những oán thù, tranh chấp, những tên bạo chúa và những kiếp lưu vong ? Thượng Đế cao dày phải chăng đă quên phân phát sự b́nh đẳng cho định mệnh của mỗi con người, dù ngay từ lúc sơ sinh khóc buồn chào ánh sáng ?
Giá ǵ chiếc vỏ ốc trên tay là một viên ngọc ước, tôi sẽ xin thực hiện ngay một giấc mơ nho nhỏ. Tôi muốn chọn một góc nào đó trong tôi để tôn thờ biển, để mơ thấy biển bắt nguồn từ tôi, v́ tôi thừa biết ḿnh có cội gốc sơ khai từ biển. Biển của cha Lạc Long nhớ mẹ Âu Cơ, biển của Thuỷ Tinh dâng nước gây tương tàn huynh đệ, biển của Mị Châu hiến ḍng máu nồng nàn nuôi bầy trai ngọc, biển của năm mươi ḍng con Việt ngày ngày chống chọi cùng băo táp mưa sa, thuồng luồng, cá dữ, búi tóc, xâm ḿnh, dữ dội mà hiền khô, tặng cho bao đời cá tươi muối trắng. Nhưng biển của tôi giờ đây vật vờ xác chết thuyền nhân, mắt mở to đ̣i giải oan, chuộc tội. Đó có ai khác hơn là bạn bè anh em, người thân kẻ thuộc của mỗi chúng ta, phải đâu người dưng nước lă ? Biển của tôi bây giờ là biển máu, là biển chết, là hải ngục giam hăm bao oan hồn uổng tử... C̣n biển ở đây giàu sang, xa hoa quá ! Tôi ngại ngùng trước biển, như lạ như quen. Khi tôi đứng xoay lưng ra biển, trước mắt tôi sừng sững bao cao ốc tân kỳ, bao sắc màu lộng lẫy, tôi lạc lơng, bơ vơ trong một rừng kiến trúc đường nét huyền ảo, nhưng, khi tôi quay lại đối mặt với biển, khi tôi hít căng ngực mùi gió muối, tôi bỗng quên hẳn nỗi âu lo vớ vẩn, tôi như bất chợt gặp lại một người quen, hay ít ra là một cảm giác thân thuộc, cái cảm giác của chú bé con kinh ngạc trước sự bao la vĩ đại của trùng dương xanh ngắt...
Không có hứng. Cả ngày, anh chẳng viết thêm được ḍng nào. Bực bội, anh dẹp tất cả qua một bên, cả "Tôi", cả Kim, cả biển. Đêm, sau khi yêu vợ, anh mới chợt thấy lúc này ḿnh hơi lơ là với "bổn phận công dân". Muốn tỏ-t́nh-tạ-tội, anh nghĩ, không ǵ tốt hơn là viết một truyện ngắn kiểu "chân dung tự hoạ", rồi dặm thêm một bệt màu nhàn nhạt, loáng thoáng khuôn dáng vợ ḿnh. Thế nào cô ấy cũng sẽ hài ḷng.
Tôi chúi mũi xuống trang sách. Rơi ṭm vào và ch́m nghỉm. Lút đầu. Vậy mới là truyện chứ. Nhai từng chữ, uống từng câu, nuốt từng đoạn, ngốn ngấu từng trang. Đă quá !
Thế này nhé ! Truyện mở ra sáng choang đèn đóm, máy ảnh nháy flash lia liạ, nhạc valse của Strauss tưng bừng. Một dạ hội thượng lưu. Giai nhân tài tử khoe áo quần, kim cương ngọc thạch, xe đời mới, chồng đời mới, nhà vừa mua, vợ vừa tậu. Champagne chảy như suối, tràn xuống cả hồ bơi. Rượu nồng say, nhạc cuồng quay, người cùng xoay, xoay...
Chương hai ngập ngụa mùi chăn gối và ngồn ngộn những tiếng rên không kềm chế. Xác thịt hừng hực. Điệu valse c̣n vương vất đâu đây. Đầu óc đảo tṛn. Men rượu. Men t́nh. Cú sét mấy triệu volt chói loè giữa trời. Dĩ nhiên chàng phải playboy ngon lành và nàng điện nước trước sau đủ cả, có phần hậu hĩnh, lại thêm khuôn mặt mỹ nhân hoa nhường nguyệt thẹn. Có chạy đằng trời cũng không thoát khỏi lưới t́nh lồng lộng !
Chương thứ ba đẫm máu từ đầu đến cuối. Băng đảng thanh toán nhau. Chàng lạnh lùng bắn chết cha nàng, sau khi cha nàng nhẫn tâm giết hại anh chàng. Nàng thề rửa nhục. Chàng quyết báo thù. Rượt đuổi nhau bằng trực thăng và xe lửa tốc hành. Người rụng như sung, mạng rẻ hơn ruồi. Chết dữ quá, đến nỗi không nhớ nổi phe nào bị tổn thất nhiều hơn. Chỉ biết máu xịt có ṿi từ những lỗ đạn của súng lục hăm thanh lẫn tiểu-liên-thanh.
Chương tiếp theo dành cho hồi tưởng. Bao bóng ma quá khứ hiện về. Chàng nhớ lại những tháng năm tuổi thơ khốn khó, đầu đường xó chợ, đâm thuê chém mướn, đạp mặt nhau để ngoi lên mà sống. Rồi một ngày, Sade như thổi hơi tiếp sức cho từng hành động của chàng. Bạo dâm, khổ dâm, cuồng dâm, chàng nếm thử, nếm đủ, mải mê đến chán chường... Trong khi đó, nàng lần giở từng trang nhật kư hoen lệ. Khuôn mặt của mẹ hiện ra, mắt thường xuyên bầm tím, má đỏ đậm dấu tay. Và nàng, những lằn roi hằn ngang dọc trên da thịt thơ dại c̣n măi sẹo trong hồn. Người cha hung bạo ấy chết đi, nàng mất hay được ? Ánh sáng Freud rọi vào, len lách trong từng góc tim tối ám, soi tỏ bao nhiêu vướng víu mắc míu từ nhiều năm nay. Nàng chợt hiểu, chắp tay ngước mắt nh́n vào trời đêm thăm thẳm. Một vệt sao vừa tắt. Bâng khuâng...
Chương cuối cùng hàn gắn vết thương chiến tranh, xoá bỏ hận thù. Peace and Love. Sau một chuỗi những ngẫu nhiên chồng chất, t́nh tiết éo le gay cấn cảm động toát mồ hôi lạnh, chàng cùng nàng quyết định đi đến happy ending. Cảnh hoàng hôn, sương lam bảng lảng, họ ngồi nép vào nhau trên cao, nh́n mặt trời ch́m dần vào thung lũng. Chàng quàng tay, ôm lấy bờ vai nhỏ nhắn của nàng và hôn nhẹ lên mái tóc mượt óng ánh sáng thơm mùi shampooing hảo hạng. Nàng áp má vào vùng ngực rắn chắc nở nang của chàng, thỏ thẻ t́nh tự. Giọng nàng như vọng lên từ lũng sâu, từ phiá dưới, văng vẳng xa :
Anh ơi, xuống ăn cơm. Có thùng sách mới nhận được, rồi mất mặt cả ngày ở trên đó hà ! Ăn xong c̣n nghỉ ngơi, ngày mai lấy sức mà lo ra mắt sách nữa chứ ! Cơm canh nguội ngắt hết trơn rồi, thiệt khổ ! Chồng với con !
Đọc xong truyện, vợ giận anh cả buổi tối, sau khi mỉa mai : "Anh chỉ giỏi việc vạch áo cho người xem lưng". Anh xem lại vài lần truyện ngắn vừa viết xong, mới hết hồn, nhận thấy nhân vật "vợ nhà văn" hiện ra không như h́nh ảnh một bà tiên, mà thật sự là một bà chằn ! Vo mấy tờ bản thảo ném vào thùng rác, lương tâm cắn rứt, không biết phải làm ǵ, anh mở truyền h́nh lên xem phóng sự về cách sống của những người một sớm một chiều giàu phất lên nhờ trúng số hay trúng cổ phần chứng khoán. Sao không đến lượt ḿnh nhỉ ? Anh cười, đúng là lẩn thẩn, có mua mấy thứ đó bao giờ đâu mà đ̣i trúng ?
Thứ Bảy và Chủ Nhật
Hừm ! Sắp hết năm rồi, ráng lên ! Đăng lẩm bẩm khi nh́n những dấu X xoá ngày lấn dần vào hàng thứ ba của tờ lịch tháng mười hai treo trên tường. Sáng nào cũng vậy, Hiền có thói quen đánh một dấu X lên con số chỉ ngày hôm trước, sau khi đă chuẩn bị xong đâu đó bữa điểm tâm. Đăng đi làm trễ hơn vợ. Anh ngủ lơ mơ thêm chừng nửa tiếng và chỉ rời khỏi giường khi mũi chợt bắt được mùi cà-phê thơm lừng từ bếp loang ra. Trên bàn đă bày sẵn ly nước cam, lọ mứt dâu và mấy lát bánh ḿ mềm. Đăng ngồi vào chiếc ghế đôi khi c̣n ấm hơi vợ, mắt nh́n thẳng vào tờ lịch treo tường. Năm ngày mỗi tuần thường bắt đầu đều đặn như thế. Thứ bảy, chủ nhật hoặc ngày lễ có khác hơn chút ít, nhưng cũng không vượt ngoài khuôn khổ. Đăng ít nói, Hiền cũng vậy, nhà lại không có trẻ con, thành thử những tiếng động nghe thấy được thường xuyên là tiếng truyền h́nh đưa tin trong ngày lúc tám giờ tối hoặc tiếng hát từ những cuộn băng cassette đă bắt đầu nhăo mà Hiền vặn tới vặn lui mỗi khi làm bếp. Đăng nh́n tờ lịch một lần nữa trước khi đổ chất nước đen thơm nức mũi từ chiếc b́nh thủy tinh vào tách. Anh có thói quen uống cà-phê không đường, dù vẫn phải nhăn mặt khi tợp ngụm đắng đầu tiên. Nét mặt nhăn như một phản xạ tự nhiên không thể tránh khỏi, là cái duyên ngầm, khiến Hiền phải chú ư đến anh giữa đám đông trong quán cơm sinh viên. Từ đó nảy sinh một mối t́nh thầm lặng giữa hai kẻ thầm lặng, một đám cưới đơn giản và một cuộc sống thường nhật êm ả như điệu rondo. Những ngày tháng của hai vợ chồng trôi qua nhanh quá và đều đặn quá, đến nỗi nhiều khi Đăng không t́m được một điểm mốc, một sự kiện tương đối đáng nhớ nào để đánh dấu cho suốt cả một khoảng thời gian dài. Nhưng chỉ từ giữa năm nay, mọi việc đă đổi khác. Đăng ngóng đợi dấu X phủ lên từng ngày. Hết một tuần, hết một tháng b́nh yên là anh bắt đầu mất kiên nhẫn, chỉ chực đợi lúc tờ lịch cũ bị xé đi, trên tường hiện lên một phong cảnh mới với những ḍng số chưa bị gạch xoá, vứt bỏ lại sau lưng. Đăng mong cho năm mau hết, cho những xui xẻo sóng gió sớm qua, để anh lại có thể yên ổn sống như những ngày tháng cũ. H́nh như năm nay kỵ tuổi anh, cả tử vi Tàu lẫn tử vi Tây đều đầy dẫy những lời đoán dữ. Lúc đầu, Đăng chỉ cười xoà không tin. Nhưng đến giữa tháng sáu, kiểm điểm lại, anh mới giật ḿnh. Chỉ trong ṿng vài tháng, anh đụng xe hai lần, bị móc túi một lần, ốm nặng một trận và suưt mất chỗ làm v́ căi nhau đỏ mặt tiá tai với xếp lớn ở sở. Đăng đâm hoảng, không hiểu c̣n bao nhiêu điều ghê rợn nữa sẽ đến với anh trong cái năm xúi quẩy bị sao quả tạ chiếu này. Anh phấp phỏng từng ngày, co rút người lại đề pḥng tứ phiá, cẩn thận bước từng bước, uống từng ngụm, ăn nhỏ nhẻ như mèo liếm sữa. Hiền đôi lúc ph́ cười, đôi lúc thương xót anh ra mặt. Đăng lặng lẽ gấp đôi, nụ cười chỉ c̣n phân nửa, gầy sút hẳn đi từ sau trận ốm, măi vẫn chưa gượng lấy lại được phong độ cũ. Mấy tháng cuối trôi qua chậm chạp hơn bao giờ hết. Chậm, nhưng yên ổn, không dồn dập những biến cố như hồi đầu năm. Đăng vẫn không b́nh tâm, cứ bị ám ảnh với ư nghĩ thế nào cũng có một cú độc điạ, sẽ hạ anh đo ván trước khi tha trả anh về với những ngày tháng phẳng lặng của năm ngoái, năm kia, năm trước nữa...
Đang lan man với những suy nghĩ vẩn vơ loạng choạng bay lượn trong đầu, Đăng định mở nắp lọ mứt dâu, chợt thấy chiếc phong b́ nhỏ nằm khuất dưới rổ bánh ḿ. Anh dốc ngược. một tấm vé cạo và một tấm thiệp rơi ra. «Mừng sinh nhật anh. Chúc anh mau hết năm hạn, vận xui. Cạo vé, có trúng được hai đồng, nhớ chia một đồng cho em với nhé. Hôn anh. Hiền». Đăng mỉm cười, mân mê tấm vé cạo. Rơ nhảm, đă đang trong mạt lộ thế này th́ c̣n mong ǵ mà trúng số ! Tuy vậy, anh vẫn tẩn mẩn quay đầu muỗng cà-phê, bắt đầu cạo cạo trên năm khung vuông. Khung thứ nhất hiện ra con số 1000000. Khung thứ hai : 50. Đăng hờ hững cạo sang khung thứ ba. Lại 1000000. Tay anh bắt đầu run run. Lỡ ra... Biết đâu mọi cái xui từ đầu năm đến bây giờ sẽ được hoá giải, bù trừ bằng tấm vé này ? Với lại, hôm nay c̣n là sinh nhật của ḿnh nữa... Đăng để muỗng vào khung thứ tư, khe khẽ cạo, mắt nhắm chặt. Rồi anh mở hé một mắt, hai mắt, và thổi nhẹ. Lớp phấn tróc bay đi, để lộ rơ con số 50. Đăng hơi thất vọng. Nhưng mà... c̣n một khung cuối... có thể sẽ đảo lộn hết cả mọi chuyện. Anh sẽ trúng một triệu, sẽ mua ngay căn nhà mới có vườn cỏ hẳn ḥi, không thèm ở cái chung cư cũ kỹ ồn ào này thêm một ngày nào nữa. Hay anh sẽ tặng Hiền chiếc nhẫn kim cương mà lẽ ra đă phải có trong ngày cưới. Hay... một chuyến du lịch ṿng quanh thế giới bù cho ba ngày trăng mật ngắn ngủi ở biển năm xưa... Bao nhiêu là dự định loáng đến đầy trong trí Đăng. Anh hồi hộp, anh ngây ngất, anh mơ. Tim anh đập nhanh hơn. Ḷng bàn tay nhơm nhớp mồ hôi. Chiếc muỗng rơi đánh keng xuống sàn nhà. Đăng lẩy bẩy cúi xuống, nhưng anh không đủ kiên nhẫn để ṃ t́m nó dưới gầm bàn, trong cái ánh sáng lờ nhờ của buổi b́nh minh đầu đông hắt vào từ cửa sổ. Anh dùng móng tay ḿnh cạo lấy cạo để khung vuông cuối cùng. Tấm vé bị hằn mạnh xuống, như muốn rách toạc. Đăng thấy hiện dần ra số 1, rồi số 0, thêm số 0 nữa. Mắt anh hoa lên. Trần nhà trên đầu chao nghiêng. Trúng rồi ! Trúng một triệu rồi ! Chân Đăng ngoéo vào chân ghế, anh ngă vật xuống sàn, tim đau thắt.
Khi trở vào pḥng lục t́m số điện thoại của Hiền để báo tin, bà cụ hàng xóm tốt bụng thấy tấm vé cạo nằm úp dưới đất, bên cạnh cái muỗng cà-phê. Bà vịn tay vào chiếc ghế đổ, lom khom cúi xuống, nhặt tấm vé lên, liếc mắt nh́n rồi để nó lên bàn, lấy rổ bánh ḿ chặn xuống. Khẽ lắc đầu, bà nghĩ thầm, coi vậy mà cái ông Đăng này cũng thích chơi cạo vé. Tội nghiệp, trật lất rồi, hai ô 1000000, hai ô 50 với một ô 1000. Khó trúng lắm, đừng có ham. À, nhưng đâu có biết được, rủi hên rồi sao ? Mà cái ông này, coi trẻ măng vậy, cũng đau tim bất tử, lăn đùng ra đó, may c̣n cứu kịp. Hú hồn hú viá ! Chèn ơi, sắp hết năm rồi mà c̣n nằm nhà thương !
Anh xoa tay hài ḷng. Truyện viết xong. Vợ đọc, hôn cho một phát lên má, khen : được ! Lại có chút hơi hướm cuối năm, dành cho báo Tết. Anh lên lưới, gắn truyện vào fichier joint, ghi vài ḍng cho anh chủ bút : "Gu+?i anh truye^.n nga(‘n vu+a` vie^’t xong, dde^? chua^?n bi. cho ba’o Xua^n. Tha^n quy’". Vi thư gửi đi rồi, anh cứ luẩn quẩn trên mạng xem tin, đọc báo. Thật ra, với hy vọng mong manh, anh đợi trả lời từ đầu bên kia. Câu trả lời, cuối cùng cũng đến, nhưng không như anh chờ đợi: "Tie^’c qua’, ba`i ky` na`y nha^.n ddu+o+.c nhie^`u, ne^n ba’o Xua^n dda~ khoa’ so^? tu+` dda^`u tua^`n. Xin anh truye^.n cho nhu+~ng so^’ ba’o sau. Me^’n.". Anh chặc lưỡi. Chắc anh chủ bút chê truyện ḿnh dở, nhưng nói khéo để khỏi mích ḷng. Điệu này, chắc tuần sau phải trở lại với "Tôi" và Kim quá ! Nh́n đồng hồ. Gần một giờ sáng. Anh tự an ủi, chủ nhật rồi, vợ không đi làm, con không đi học, được ngủ trễ thêm một chút. Tắt máy, tắt đèn, anh lăn ra xa-lông, không muốn vợ con thức giấc giữa tiếng gỗ nghiến kẽo kẹt dưới những bước chân đă không c̣n nhẹ nhơm của người đàn ông trung niên. Trong bóng tối, anh nghe được tiếng rên khe khẽ, đều đều. Đến giờ cặp vợ chồng trẻ ở tầng dưới hoạt động rồi đây ! Chúc hạnh phúc ! Anh nghĩ thầm và quay nghiêng nhắm mắt, cố dỗ giấc ngủ muộn.
PARIS 05.2002