4AmBanCTBien

 

CUNG TÍCH BIỀN

4 Âm Bản [Truyện Chớp].

 

 

ÂM BẢN 1

Tôi thức giấc lúc năm giờ sáng. Hoàng Thị đang tụng kinh trên pḥng thờ Phật.

Như mọi ngày, trong bóng đêm, tôi đợi mặt trời.

Nhưng cái được gọi là một ngày sẽ tới bỗng tối dần ra. Ánh sáng đen tuyền. Hào quang màu hắc ín.

Không phải cái cách đen xóa nḥa vật thể. Mà từ đen này nh́n ra mọi sinh thể như phù du nhấp nha.

 Con phù du, hay em Phù Du, có thể Mẹ Phù Du, có một đời sống không quá hai ngày cùng ánh sáng. Vùng rực rỡ mê hoang lúc cạn ngày, hay đầu đêm. Nhưng phù du đă hoài thai hơn bảy trăm ngày trong thân phận ấu trùng.

Văn chương, tư tưởng, nghệ thuật có ẩn ḿnh như thế? Hoài thai trong cái đầu lâu có máu, hăy c̣n năo? Và những kết tập tinh thần ấy ra khỏi chồn hoài thai th́ tức tốc chết?

Một ngày của hơn bảy trăm ngày?

Tôi đứng trong tục lụy.

Con chim hót trên cành đen.

Màu Thu đen.

Lạ lùng, tiếng hót, là phát ra những luồng sáng. Những tia qua khúc xạ, phân ră từng sông nguồn màu lam, chàm, xanh, tím, vàng, cam, đỏ riêng nhau.

Tôi hỏi chim đen:

“Sao mà tiếng hát phát ra màu sắc cầu vồng?”

Trong ánh sáng đen trả lời:

“Em mang tiếng hát sót lại từ thiên đường tới đây tặng người.”

“Vậy Ta đang nơi đâu ?”

“Người không nhận ra nơi người đang miệt mài trên bàn phím là nơi đâu sao?”

“Ta đang tận hiến bởi cái đuốc rực của nguồn mê mà.”

“Vậy đấy. Người đâu nhận ra ḿnh đang đắm ḿnh chốn điêu linh”.

“Ta chỉ đắm trong Bể Chữ”

Trong ánh sáng đen con vật đen hô hoán:

“Bể Chữ là sọc gạch san hô trong Biển Mù”

“Ta quen địa ngục rồi.”

“Tồn tại được trong măi măi Cái Ngă Tối Tăm ư?”

“Vậy hăy  bắt cho Ta một bảy sắc cầu vồng.”

“Rồi Ngươi sẽ mù mắt khi gặp thiên đường”.

 

Cung Tích Biền

Bồ Đề Cốc, 9-2009

 

 

ÂM BẢN 2

Tôi đi bằng đôi cánh găy trong hơn bảy mươi năm.

Tôi ghé thăm đất thần kinh một thời ngồi học ở giảng đường Morin. Tôi qua Vĩ Dạ thăm Trần Vàng Sao, người Thi Sĩ Của Ánh Sáng.

Tóc Vàng Sao bạc đen. Một bộ xương lấp lánh ánh bạc.

Vĩ Dạ đen chùm trái chín.

Vườn trúc đen mùi hương.

Trong cái mịt mùng đen, tôi chợt thấy chỗ pḥng khách Trần Vàng Sao bỗng rực sáng một khung tranh h́nh chữ nhật. Ở đó Bồ Đề Đạt Ma đang quảy bầu đi ngược chiều ánh sáng, như một tiên ông.

Tôi hỏi:

“C̣n thờ  Đạt Ma ư? C̣n thần tượng ư?

Vàng Sao cười, nói với tôi như trả lời Bồ Đề Đạt Ma:

“Đă gởi thần tượng lại dĩ văng rồi. Chỉ c̣n đây Bức Tường.”

 Trần Vàng Sao nhặt trái bầu khô trên khung sáng Bồ Đề, nói với tôi:

“Tôi tặng ông, người tri kỷ bao năm, trái bầu thuở ấy tôi nhặt trong vườn.

Tôi hỏi:

“Thuở ấy thuở nào? Trái khô của Huế c̣n ánh sáng?”

Trần Vàng Sao:

“Hồi Mậu Thân. Lúc hăy c̣n xanh.”

Tôi nắm trái khô. Hỏi Vàng Sao:

“Mậu Thân ư? Ta nghe rằng thời phân tranh cây cành Đất Thần Kinh này đều trổ ra đầu lâu cả mà. Trong trái dừa nước màu đỏ. Vàng Sao? nhà ngươi có canh tác trên da thịt người trong mùa đầu lâu đó không?”

Trần Vàng Sao:

“Huế có nợ đầu lâu nhưng tôi không trồng ra quả ấy.”

Tôi cười:

“Huế được mùa đầu lâu. Riêng nhà ngươi thất thu.”

Chủ nhà  rót hai cốc rượu.

Tôi ngồi trên cái ghế gỗ găy mất một chân.

Bồ Đề chín năm diện bích.

Nhớ, nơi góc vườn Vĩ Dạ đúng bốn mươi chín năm trước, tôi với Trần Vàng Sao, Ngô Kha, Phan Duy Nhân cùng uống trà bên cái ảng nước nắng vàng chiều. Có những Con Đường rẽ biệt của máu xương giửa chúng tôi. Bây giờ nơi đó c̣n đọng những băi lá đen.

Tôi bảo Trần Vàng Sao:

 “Này, Xứ Quảng của Ta xưa có Trần Cao Vân là một Kỳ sĩ. Nay Ta xem ông là một Kỳ nhân. Hăy ngồi xuống cho Ta nh́n cái ót của một Kỳ nhân xem nào?”

Hắn, con người tôi quư trọng dù đi khác tôi một ngă đường, nghiêng người. Ngày Vĩ Dạ đen mùi hương, tôi sờ thấy một vết chém chỗ cần cổ Thi Sĩ Ánh Sáng. Một mảng da sần sùi. Một cái cần cổ cứng như thép.

Trời bỗng đổ mưa, lúc bốn bề đang hanh nắng. Những giọt mưa từ mái rách Vàng Sao nhỏ xuống cái ghế ba chân tôi ngồi.

Ráng chiều ửng đỏ.

Màn mưa như sương máu hồng hồng phủ kín.

Huế lên rêu bỗng khoát màu.

Tôi chợt nhớ Hồ Hiếu Kính.“Em nay bốn mươi tuổi. Lúc chào đời, em khóc rỡ ánh sáng giao thừa 68. Ở đầu mũi súng trên đường phố, người ta đi gieo quả đầu lâu.”

Tôi nói với Trần Vàng Sao:

“Nhà Ngươi nào khác nào Bồ Đề trên vách. Đă chịu một Thời Chém. Và giấu một Nỗi Chém. T́nh yêu đă ru người trận đau đêm, và nỗi hận ngày.”

Trần Vàng Sao nói:

“Đa tạ. Người tri kỷ nào khác ǵ Ta trong cuộc chơi tuổi trẻ. Chỉ khác, Vết chém trên cổ Ta là Vết thương. Ta mang Vết-chém-ngồi-lại. Người họ Cung mang Vết-chém-măi-đi... Bao giờ th́ Ra ngoài Cái Đen tanh lạnh thịt đi thây chạy  này?”

Tôi đứng lên, nhặt cái gậy trên vai Bồ Đề Đạt Ma chỗ ánh sáng. Tôi tṛng trái bầu khô của túy tiên vào gậy Thiền na. Rồi bước ra đêm thần kinh. Và nói với Vàng Sao:

 “Nhà ngươi ngồi lại. Ngươi là cái mốc lịch sử. Ta c̣n măi trôi. Ta Vô định.”

Cung Tích Biền

Bồ Đề Cốc,9-2009

 

 

ÂM BẢN 3

 

Vậy là tôi đi thêm vài ngh́n năm.

Cái nền xă tắc Nhà Lư ch́m sâu trong đất. Những áng thi văn Trần triều hóa thạch. Tôi đi qua hồ Hoàn Kiếm, khí Dương của quẻ Càn trở mùi âm khí. Kiếm thần mất lưỡi. Long không Thăng.

Chúng ta nghĩ rất sai về ư nghĩa vui buồn, thành bại, thiên đường địa ngục. Trong mỗi chúng ta một bầy vô minh tụ hội. Bị đốt lửa lạnh.

Về thăm căn nhà cũ. Hoàng Thị xưa của tôi. Năm tháng đă hóa sương bay.

Tôi phủi mấy lớp nhện giăng trên trán. Và lớp mây ùn đen trên tóc.

Tôi móc trái tim trong lồng ngực của ḿnh, đầy gai nhọn, như trái sầu riêng, bỏ vào túi xách.

Rồi đẩy cánh cửa bước vào nhà. Nhà xưa hun hút một cái hang trống rỗng. Hư ? hay Huyền? của Tẫn ?

Vợ tôi, Hoàng Thị  bảo:

“ Chắc uống vài lon Heneiken th́ người khỏe ra. Anh nhà văn rặt mùi xương khô.”

Tôi bỏ gậy. Ngồi xuống nhấp vài ngụm bia.

Da dẽ Hoàng Thị sáng như da bụng đom đóm về khuya.

Người Hoàng Thị lập ḷe.

Tôi nhớ tre trúc.

Nàng định mở quạt cho mát mẽ, bỗng nhiên nhận ra gió quá mạnh phát ra từ thân tôi. Nàng nói:

“Anh đuổi theo ánh sáng, nên khi ngồi lại th́ thần khí vẫn c̣n bay. Hóa gió. Anh Mây Chiều.”

Hoàng Thị nhặt cái giỏ xách, tay chạm phải trái tim gai nhọn của tôi. Hỏi:

“Sầu riêng hà? Một  quả tim sầu riêng hà?”

Tôi nói:

“Trái tim Thái Hư của Ta đó.”

Nàng nhặt trái tim ra. Nh́n. Than thở:

“Rỗng Không hà. Khô cả máu.”

Tôi nói:

“Nhờ thoát máu. Mà ngh́n thu.

Trời đất đen. Hoàng Thị sáng lập ḷe.

Tôi tuần tự tháo xương sườn ḿnh ra. Tháo khớp gối. Tháo cánh tay. Rất dễ tháo. Như nó tự động thoát ĺa nhau.

Cả thân thể tôi nó tự bức ĺa theo cách ly tâm. Nó bay nhảy theo chiều ra. Chừng như nó không chịu nỗi cái Nhất Nguyên khô héo riêng ḿnh.

Tôi sắp xương khô của ḿnh ngay ngắn trên bàn viết. Quả là sọc gạch san hô trong Biển Mù. Tôi nhớ hồi tháng 8-2008 trong laptop hăy c̣n một truyện ngắn Tiếng Trống viết dang dỡ chưa tiện gởi cho Thơ-Thơ-Da-Màu.

Tôi c̣n lưu nó trong một trái tim đầy gai nhọn ánh sáng. Đây là mối t́nh Thái Hư.

Tôi sắp toàn bộ xương cốt tôi thành một mớ như bó củi lớn.

Vợ tôi, Hoàng Thị bảo:

“Để em mua tặng anh một cái quách. Quan tài th́ lớn quá so với xương tủy măn mùa. Ê…đừng bó như bó củi. Nên sắp xương cốt đúng theo cái thế nằm  của h́nh hài.”

Tôi gắt:

“Thân Ta ngũ uẩn tựu thành. Tro bụi nào lớp lang thứ bậc”

Hoàng Thị giảng dạy:

 “Nhưng chồng ơi, anh- đang- phận- người. Đâu thoát khỏi tứ chi.”

Bọn xương khô đang nằm trong bó củi, bị đồng hóa củi, cũng nhất tề hô hoán:

“Chớ có xem xương cốt ḿnh như củi. Chớ nổi lửa nữa.”

“Thôi được rồi, xương tàn cốt rụi của tôi ơi, tôi lột sạch ra đó. Tùy các người định liệu vật hiến dâng.”

Tôi nhớ tôi có nói như vậy.

 

Cung Tích Biền

Bồ Đề Cốc, 9-2008

 

 

ÂM BẢN 4.

 

Thằng bé chín tuổi bị bịnh down, mập ị, vác cái cưa máy. Loại cưa cầm tay cha nó vẫn dùng để cưa củi.

 Thằng down nói với thằng bé thần đồng hàng xóm:

“Mày ngay cái chân mày ra. Tao nhấn điện một nhát là chân mày đứt ĺa. Ngon ơ. Mày dám chơi hông?”

 Thần đồng trả lời:

“Chơi th́ tao dám chơi nhưng tao sợ máu.”

 Thằng khờ down khẳng định:

Cưa cái chân như cha tao cưa gỗ làm sao có máu”

 Thằng bé cực thông minh, được công nhận là thần đồng nh́n cái lưỡi cưa. Thấy cũng ngắn và xinh xắn.

Thần đồng hỏi thằng khờ:

“Tao ch́a cái chân tao đây này… Mày cam đoan không chảy máu thật ư?”

Thằng khờ down khẳng định:

“Cha tao cưa củi tao nào thấy củi cháy máu”.

Một phần thịt-xương-của-thông-thái ch́a ra. Cái cưa nhẹ nhàng đặt lên thịt mềm. Và Khờ nhấn điện.

 

Cung Tích Biền

Bồ Đề Cốc, 9-2009