DƯƠNG NGHIỄM MẬU, ÔNG ĐĂ ĐI RỒI

Cung Tích Biền

 

“Bác Dương thôi đă thôi rồi,

Nước mây man mác bùi ngùi ḷng ta”

               [Nguyễn Khuyến tiễn Dương Khuê]

 

CTB and DNM - anh HLNTInline imageInline imageInline imageCung Tích Biền và Dương Nghiễm Mậu  

trong dịp tưởng niệm nhà thơ Hoàng Trúc Ly

ngày 23 tháng 12 năm 2013
                 (ảnh Huỳnh Lê Nhật Tấn)

 

1

Nhà văn Dương Nghiễm Mậu, một tài năng đáng quư, một nhân cách đáng trọng, đă Ra Đi.

Dù cẩn thận thế nào, dè xẻn chữ nghĩa ra sao, tôi hiểu, ḿnh vẫn cứ phải nói, Ngoài trách nhiệm một nhà văn, Dương Nghiễm Mậu c̣n là một con người khôn khéo trong thuật “Xuất - Xử giữa cuộc thế đầy những nghịch lư. Hành tŕnh ấy là cuộc dài dặc đầy nan nguy mà thời cuộc đă luôn bày ra nhiều thử thách; chúng thật ḷng khước từ sự chân thiện; chúng hết ḿnh biến hóa Tà thành ra Chính; một sử lịch thiếu phân minh khi luôn mong muốn những ước mơ, hy vọng, nhân phẩm của mỗi con người phải bị toàn triệt bôi đen, tẩy xóa. Đến châu ngọc, cũng đành, dưới cái nh́n lem luốc, một thế cuộc đă văng tuồng.

Sự nghiệp văn chương của Dương Nghiễm Mậu đă được minh định, và tồn tại tới hôm nay qua bao nhiêu thế hệ người đọc, tôi viết, muốn viết vể Chữ nghĩa của ông, lại khó thể viết ra trong một bài ngổn ngang những ngậm ngùi này. Đành viết những kỷ niệm chỗ lai rai tương phùng, giữa tôi và ông.

Những gặp gỡ, kỷ niệm, những sớm chiều bên chén trà cốc rượu cùng nhau, gẫm ra chỉ là những vụn vặt thường t́nh chỗ riêng tư, chẳng đáng kể ra; nhưng đêm qua, đêm Sàig̣n tháng Tám, một cuộc mưa dư hưởng của cơn băo bùng từ phương Bắc dội về, ông đă từ biệt quá bất ngờ. Nhanh. Đau. Một cái đột quỵ. Một gục xuống. Và, măi măi...

Nỗi bàng hoàng đă tức tốc hóa ánh chớp, bỗng sáng ḷa trong tôi. Bao là kỷ niệm về nhau bừng dậy, như sinh thể đồng loại bước đi, như ai đó bất ngờ bật điện cho hàng đèn đường, một không gian từ lâu tối tăm. Phút ánh sáng mờ ảo, trải rộng những ướt át, rơ mặt từng lá rụng, vắng quá một đường mưa. Tôi đi ngược con đường ân sũng của kỷ niệm, cho một ít trí nhớ, viết từ trí nhớ, về nhau. Chỉ là mơ màng những ngày cũ kín trùm, mờ trắng của màn sương, ngậm ngùi là con thằn lằn khuya nh́n nghiêng trên góc tường.

 

2

Một chiều đầu tháng Bảy âm lịch của năm 2016, cũng là đầu thánh Tám dương lịch, ra đầu con đường, đến thắp một nén nhang cho người vừa khất một tầm nh́n, con đường Sàig̣n, tôi ngó mông t́m một chiếc xích lô. Chẳng thấy đâu. H́nh ảnh chiếc xích lô đă vắng bóng hơn vài thập niên qua trong thành phố này, nhưng nhớ ông Mậu, tôi đi t́m, tôi chẳng thể quên h́nh bóng ấy. Xích lô đạp, luôn là vậy, trên con đường đầy những bóng mát, tà áo dài bay, lá me rụng của một Sàig̣n xưa. Và, ông Mậu.

Sinh thời, trước 1975, Mậu chẳng bao giờ tự lái xe hai bánh, đó đây. Người ta bảo ông không biết đi honda. Tôi nghĩ khác, có thể, ông chống cái sNổ, từ cơ khí. Mà chống cái “nổ” sao chẳng đi xe đạp. Chỉ biết ông luôn ngồi xích lô.

Một dáng người thanh nhă, lúc nào cũng ăn bận chỉnh tề, áo trắng bỏ vào quần tây đen dài. Nếu thiếu, Mậu thiếu một cái áo màu chim c̣ trong bộ sưu tập y phục chính ḿnh.

Mậu luôn ngồi ngay thẳng, đôi mắt sáng nh́n thẳng, trán rộng sống mũi cao, miệng luôn một nụ cười thân thiện những thừa bí hiểm. Cây dù đen dựng dọc theo thân người, chiếc xích lô thong dong. Cái nhân dạng này, cốt cách này, tôi nghĩ, nếu thay là đôi giày hạ, vành khăn đóng, chiếc áo dài đen, Dương Nghiễm Mậu chẳng khác nào chân dung các Nhà nho.

Một cái phẩm hạnh cổ điển, đóng khung trong sự chân thành, thuần khiết, nhưng rất lạ, cái tri đạo, “Lạc thiên an mệnhVui với Trời, an với phận”, đă đến quá sớm với Dương Nghiễm Mậu, từ lớp tuổi ông chưa là “Tứ thập nhi bất hoặc”. Ông bước trước tuổi, ǵn vàng giữ ngọc khi tuổi đời lẽ ra phải điên đảo v́ những lẽ vô thường của phá phách, lưu linh, bạt gió, mổ bụng mặt trời để nhặt ra một mặt trăng. Coi chơi.

 

3

Tôi gặp Mậu lần đầu tiên, khoảng đầu năm 1967. Trớ trêu, không phải Sàig̣n, mà là ở tận Bạc Liêu. Ông đi trong đoàn Văn nghệ, gồm nhiều ca sĩ, nghệ sĩ, anh Tô Kiều Ngân làm trưởng đoàn. Tô Kiều Ngân, người nổi tiếng qua tiếng sáo một thời, từng có biệt danh “Tiếng sáo Tô Lang”, lúc này Chàng Tô mang lon Thiếu tá.

Chúng tôi có ngồi cùng nhau, quán Xừng Kư. Sông Miền Tây đục lờ chảy chậm, chiều Bạc Liêu tàn nắng. Hồi này tôi là sĩ quan tiểu đoàn 211 Pháo binh, doanh trại bộ Chỉ huy là một biệt thự trong khu vườn rộng mênh mông của ông Hội đồng Điều. Có một vài sĩ quan trong Sư đoàn 21, từng đọc Dương Nghiễm Mậu, cùng có mặt trong bữa rượu, “Để xem dung nhan nhà văn ḿnh yêu thích”.

Lính mà, chén rượu, mỹ nhân, trận mạc, cái cách “Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu”, khi đă chạm mặt, là phải đến nơi đến chốn. Nhưng ngồi một lúc, tôi nhận ra, Dương Nghiễm Mậu chừng như xa cách dần dà cảnh ồn ào, hừng hực chí lớn. Là một người lính, bấy giờ Mậu đă bị gọi nhập ngũ, nhưng ông chừng rất ghét kỵ những ồn ào, bùng nổ lắm khi thô bạo, sỗ sàng, của cánh vơ biền. 

Tinh ư lắm mới nhận ra điều “xa lánh” này ở Dương Nghiễm Mậu, v́ ông là một người khôn khéo, biết tự chủ, không tự để ḿnh hóa là một kẻ lạc lơng. Vẫn một nụ cười bí ẩn, không rơ ông cười v́ cái ǵ, vẫn một ánh mắt nh́n kín đáo, rơ là không chú mục biểu lộ một soi mói riêng tư nơi một ai. Ngồi chung bàn đầy rượu, Mậu không uống được nhiều, vẫn tỏ ra thân thiện, luôn tôn trọng mọi người.

 

4

Tôi đă có thêm một người bạn, từ hôm ấy, tận dưới đáy bản đồ đất nước. Hơn nửa thế kỷ qua, tôi với ông chẳng là tri kỷ tâm giao ǵ, nhưng vẫn một ḷng quư trọng nhau. Về tuổi tác, ông lớn hơn tôi hai tháng rưởi tuổi. “Cùng một lứa bên trời lận đận”, ông và tôi cùng chung chịu những hoàn cảnh xă hội, thời thế, chinh chiến, đặc biệt sau Tháng Tư, 1975, hai chúng tôi cùng ở lại trong nước suốt hơn bốn mươi năm qua.

Cùng bầu trời ấy, hạnh phúc th́ kham khó lượm nhặt năm th́ mười họa, nỗi khổ th́ trốn đâu cũng gặp. Rất nghi ngờ niềm vui có khi nó lẫn trốn kin đáo, hóa thân trong nỗi buồn tưởng như vạn đại.

Trong cái “ḷ cừ nung nấu”, “thử tài với con tạo điêu ngoa” - nói theo cách Nguyễn Gia Thiều – chúng tôi đă trải, đă thấu thị cái lẽ Vô Thường. Ông Mậu, ông hít thở khí trời, ông được khóc oa dưới bầu trời, trước tôi chừng mươi tuần lễ. Ông biết đi chập chững trước tôi, tập nói trước tôi, vậy ông trưởng thành hơn tôi, ông Mậu hỉ. 

 

5

Gặp nhau một lần, cơ duyên sẽ cho gặp nhau hoài. Gặp măi nhau, rồi có một ngày sẽ măi măi chẳng gặp được nhau. “Bác Dương, thôi đă thôi rồi”.

Sáng hôm nay Chủ nhật. Mỗi buổi sáng cuối tuần tôi thường đi vơ vẩn khu trung tâm thành phố, quanh nhà thờ Đức Bà. Xem có ǵ “lạ” không. Xa xa, trên đường phố, có thể có một đám đông. Một đám đông dân chúng đi biểu t́nh đ̣i quyền sống, quyền ngôn luận, quyền làm chủ một đất nước có danh dự. Một phản xạ có điều kiện, cứ sáng sáng chủ nhật là tôi ra khỏi nhà. Như ngày ngày của một gă ăn xin, mong được bố thí, nửa ổ bánh ḿ, một mẩu vụn lời hứa cho Tự do.

Ṿng vo. Lẩn quẩn. Mong đợi. Sàig̣n nắng hay mưa, vẫn là cuộc đời ṿng vo mong đợi. Mặt đất ta đi, cũ quá rồi, cằn cỗi rất mực, cần cày xới, tháo tung, gieo những hạt mầm, trồng những hy vọng.

Nhà thờ Đức Bà đông đúc những tín đồ. Cả thảy ăn vận chỉnh tề, hiến dâng ḷng thành, để đợi giờ Ân Chúa.

Tôi dọc theo đường Catinat về hướng bờ Bạch Đằng. Đây rồi, La Pagode - Quán Cái Chùa ngày xưa, quán thường trực là nơi gặp gỡ các nhà sáng tác, tôi thỉnh thoảng gặp ông Mậu. Hôm nay La Pagode không c̣n, sau tháng Tư 1975 nó bị xóa tên, rồi đập bỏ cả, để trở thành một góc trơ của ṭa nhà cao tầng. Quán Givral ở góc kia, nh́n ra ṭa nhà Hạ nghị viện Cộng Ḥa, nay cũng không c̣n dấu tích.

Nhớ ông Mậu, “T́m một người đă Ra Đi đêm qua”, tôi rẽ trái, qua khách sạn Continental [một thời phải đổi tên là Đại Lục Lữ Quán, v́ chính quyền Miền Nam, thời Đệ Nhất Cộng Ḥa không cho phép dùng tên hiệu là tiếng nước ngoài], gặp La Dolce Vita ngày xưa, đây rồi, tôi lại gặp ông Mậu, nhân một cuộc triễn lăm của Hội Họa sĩ trẻ. Nhớ khuôn mặt lặng lẽ “rất Huế” của Nguyên Khai, nhớ nụ cười hồn nhiên Nghiêu Đề, những họa sĩ tài danh. Buồn quá, bước măi thôi. Lại đến cái nền đất của Đại học văn khoa Sàig̣n thuở nọ, tiền thân nơi đây là khám Lớn. Trước giam tù, sau nói triết.

Khuôn viên rộng lớn, thuở chúng ta có giấc mộng dài, từ 1966, nơi này, một góc này là trụ sở của Hội Họa sĩ trẻ, góc kia là nơi sinh hoạt của Nguồn Sống - Về Nguồn, một góc khác là trụ sở CPS. Tất cả chỉ là nhà tiền chế, mái tôn vách ván, nhưng cái “nội dung của nó”, tất cả là đầy sinh lực, sức trẻ, tài hoa, là một dung nạp năng lượng cho mọi khởi đầu.

Sàig̣n, Cộng Ḥa, mỗi khắc giây là một ngày mới của sáng tạo. Tôi lại gặp ông Mậu nơi này, Quán Văn, một băi đất rộng, là nền cũ của trường Văn khoa. Lót giấy trên nền cỏ, đêm đầy sao, ngồi quanh nhau, nhâm nhi cà phê, và thơ, và nhạc. Là Thái Thanh tiếng hát Tự Trời, giấc mơ từ Thiên đường đưa lại. Là Khánh Ly từ Đà Lạt xuống núi, một Nữ thần gây mê qua Tiếng hát. Là Lê Uyên Phương, đầu tiên ra mắt tại Sàig̣n. Chúng tôi vẫn thường gặp nhau. Vẫn một Dương Nghiễm Mậu ấy, thầm lặng đến lạnh lùng, như tấm gương một ngày mùa đông.

 

6

Sau 1975, tôi và ông c̣n thêm một loại t́nh, T́nh-sơn-mài. Thưở đầu, tôi nghĩ Dương Nghiễm Mậu đến với nghề sơn mài trong một bận ḷng, chờ thời, cái kiểu Thế Lữ tả nỗi Nhớ Rừng của loài hổ // Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt / Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua / Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ / Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm // Hóa ra không phải vy, Dương Nghiễm Mậu là một kẻ chung t́nh, nghiêm túc, và yêu những ǵ ḿnh đă chọn, ông sống luôn với nghề này cho tới phút cuối cuộc đời. Là một người cầm bút, hẳn ông đầy ḷng si mê, và tận tụy với công việc mới của ḿnh. Một ít sản phẩm sơn mài của Mậu, rất đáng là những tác phẩm nghệ thuật, nhưng ông vẫn luôn/chỉ nhận ḿnh là một “Người thợ sơn mài”.

Lần gặp gỡ gần đây với nhau là ngày “Kỷ niệm Ba mươi năm ngày mất của Nhà thơ Hoàng Trúc Ly”. Hoàng Trúc Ly, của // Nhà anh nghèo anh đau tim yếu phổi / Đời lạnh lùng bốn hướng gió và mưa // Hoàng Trúc Ly, với // Ngoài kia buồn không, buồn không em / Xa hỡi ngàn xa bóng nhạn ch́m.

Do anh Mặc T. mời. Chúng tôi đến. Chào. Lại nụ cười. Tôi với ông, ông Mậu, cùng ngồi chung trên một chiếc ghế dài, loại ghế đệm xa lông. Hai chúng tôi cùng nh́n ra đường, sau lưng, xa chừng mười mét, là một sân khấu nhỏ, một diễn giả đang say sưa nói về thơ Hoàng Trúc Ly. Nhiều anh em mang máy h́nh, điện thoại, xin phép hai anh, cho em chụp hai anh một tấm h́nh. Nh́n h́nh, mỗi chúng tôi, dù được khen là rất c̣n phong độ, vẫn là hai ông già. Buồn quá, Bác Dương thôi đă thôi rồi.

 

7

Thậm dài. Xin kết thúc.

Anh Mậu, khỏe re rồi. Thanh thản rất mực. Anh có thể ngồi quán Cái Chùa trên thượng giới cùng các tiên ông, Mai Thảo, Quách Thoại, Thanh Tâm Tuyền, Vũ Khắc Khoan, Nguyên Sa, Thanh Nam…

Có điều tôi muốn thầm hỏi anh, tôi rất xin lỗi, v́ anh chẳng cần một câu hỏi nào nữa:

“ Bốn mươi mốt năm qua, “uy vũ bất năng khuất”, anh có viết ǵ không? Anh để lại rất nhiều trong ngăn kéo? Con tằm vẫn âm thầm nhả tơ?”

Tôi rất muốn đọc những ǵ từ anh để lại. Từ những công bố về sau. Nếu không có ǵ để thế gian Đọc, mà chỉ là Niềm đau nhức của khoảng trống”[*], tôi vẫn chẳng trách anh, nhưng rất tiếc. Chẳng dám trách, v́ tôi rất mực tôn trọng mỗi quyết định của mỗi con người. Nhưng rất đáng tiếc, văn học Việt Nam đành mất đi Những Trang Chữ, từ đó là chiếc gương soi, là phản chiếu của một phần lịch sử rất đáng ghi lại của Nhân-chứng-một-thời.

Tôi đă đọc Sáng Mùa Xuân, của anh, trong ấy có một câu, mọi người có thể lơ đăng đọc qua, nhưng tôi cho là có nhiều ư nghĩa, anh viết, Làm kẻ sống sót, làm kẻ không chết thấy như một bản án...”

Tôi mong đây chỉ là một Cái Nh́n minh triết, một Cửa Mở để giải tỏa Nỗi Đau phận người,  nhưng đó không là một Hố Thẳm, một Rào Chắn,  có hiệu năng chấm dứt cuộc Hành Xử đường trường chông gai, mà chúng ta mong đợi.

Tôi vẫn tin anh có Viết. Chỉ là chưa công bố mà thôi. Một nhân cách như anh, anh không thể gát bút, dưới một cường quyền, trong một hệ thống độc trị phi nhân, mà cả dân tộc này thề không muốn đội trời chung.

Bảo toàn danh tiết, là một nhân cách đáng trọng. Nhưng sự bảo toàn ấy lại được Bảo Toàn từ một sự Im Lặng, măi măi hơn bốn mươi năm đối với một người cầm bút đầy tài năng, là một nghi vấn đau ḷng.

Bái biệt anh, Ông Mậu.

 

Gia Định tháng Vu Lan. 2016.

 

[*] Nhan đề một truyện của Dương Nghiễm Mậu.