MÙI CỦA GIÓ MÙA
Truyện ngắn Cung Tích Biền
Ngoài bảy mươi tuổi, hăy c̣n khỏe mạnh, minh mẫn; từ bao năm, Cụ Gàn tiêu biểu cho niềm vui, ḷng tận tụy với xă hội. Ngồi gần cụ, bên cốc cà phê, năm ba bè bạn, th́ thật thú vị, v́ sự dẫn dắt câu chuyện, lư giải các sự kiện lịch sử, văn chương, triết học.
Kiến thức sâu rộng, biết nhiều ngọai ngữ nên nguồn đọc của cụ Gàn không lệ thuộc vào sách nhập nội thông qua dịch thuật. Cách nói ngắn gọn, hàm súc, nhiều ẩn dụ, đậm chất hài huớc. Giọng cụ hiền ḥa, hấp dẫn; không dạy đời, không cường điệu; rất chân t́nh, nhưng thẳng thắn, v́ tôn trọng sự thật.
Cụ là nguồn tư liệu phong phú cho các kư giả trẻ muốn t́m hiểu sinh họat của Sài G̣n cũ, từ chuyện chính trường đến chỗ ăn chơi, nhà hàng vũ trường; từ tổ chức guồng máy hành chính đến hệ thống quân đội. Cụ là cố vấn đặc trị thiếu hụt kiến thức nhiều mặt, cho quư vị thạc sĩ tiến sĩ nội địa có ngọn mà thiếu cái gốc, đang giảng dạy ở một số Đại học hiện nay.
Cụ Gàn nói chung, là đẹp; uyên bác một học giả; phong thái ung dung một đạo gia. Cụ là đủng đỉnh của thời gian ngưng lại. Của vững chải khi ta đối diện. Nhưng thỉnh thoảng cụ cũng va vào đời thường trong những chuyện vặt vănh. Cụ tận tụy kiểu con tằm. Cụ dập mỏ v́ cái nghịch lư chết người này.
Cụ không hiểu nhiều về thế hệ mới trong một xă hội có một nền giáo dục mới. Cái nền giáo dục mà h́nh vuông có đường bán kính và h́nh tṛn có khi nó có ba góc. Cụ không hiểu rằng nền giáo dục mấy thập kỷ trên nước non này dạy con-người-hai-chân nên sống theo cách con-lừa-bốn-chân cho vững chắc thăng tiến, và cho người khác một niềm tin đồng đội: “ Được, thế là tốt, mày khôn ngoan quá, nhiều sáng kiến quá, ra ngoài luồng, là chết mẹ mày”.
Cụ quên rằng trái đất không c̣n tṛn trịa như thế hệ cụ nhập tâm. Cụ là một nhàn nhă nối tiếp những cha ông, trong xa xăm, không hề có dự báo băo từ xa theo đài thiên văn như hôm nay. Trong thôn xóm b́nh lặng, xưa kia, với cụ, kinh nghiệm mọc ra như cỏ dại đồi hoang. Đêm khuya nghe tiếng sóng biển vỗ ngược miền; hôm qua nó reo vùng Cửa Bắc, khuya này âm vang hơi cuồng nộ, đă chuyển vào phía nam An ḥa. Vậy là biển Đông đă cho ta lời báo băo. Nhân gian trước truyền lại kinh nghiệm cho nhân gian sau là như thê. Chưa hề có cái nhân gian Chát, Mạng, Meo, Bờ Lốc.
Hoặc một chiều hôm, ta biết trời đất sẽ chuyển dạ, thông qua chỉ một vài ngọn mây xám đen chân trời. Biết một trời sẽ điên dữ tối tăm, qua cái chớp nguồn, qua một thoáng lạnh nhận ra chỗ năo trạng khi trong chiều hăy c̣n nắng ấm mông lung. Rơ, là cụ Gàn vẫn c̣n trong một khoanh vùng, dừng lại có điều kiện, giữa một thế giới cũ, tâm thức hăy c̣n xa lạ so với bọn trẻ, ngay trong gia đ́nh. Cụ thanh sạch trong một xă hội mới, đă từ lâu đồng thuận một thứ thanh sạch ngược chiều.
Cụ đạt tới chỗ vi diệu của Đạo nhưng rất ngây thơ với những tṛ ma giáo sơ đẳng. Cụ là núi là rừng của kiên thức, kinh nghiệm. Nhưng thiếu cập nhật những hiện t́nh.Từ nhiều năm trước cụ bị lừa mất cả một căn nhà. Cụ thông rơ lẽ thiên địa vô tướng h́nh của Dịch, đọc cả ruột gan âm dương, nhưng cụ chẳng hiểu ǵ văn hóa của hôm nay, tỉ như trong cái nhà tiêu chẳng hạn.
Một hôm ở một quán nhậu, t́nh cờ đứng trong toa lét cụ thấy y như rằng một chục thằng trai trẻ chẳng có đứa nào vạch cu ra đái xong mà chịu rửa tay, khi la va bô và nước sẵn một bên.
Ấy thế, bàn tay bẩn, chúng cứ xé một miếng khô mực, nồng nàn cùng ḿnh, dí vào mồm con bồ cao cẳng. Ngứa cái năo, cụ nhẹ nhàng bảo một thằng trai trẻ:
“Này, xin lỗi, tiểu xong th́ nên rửa tay đi cháu”
Cụ bị phản đ̣n ngay:
“Con cặc là chỗ ngon cơm nhất sao lại phải rửa? Đáng lẽ phải rửa tay sạch sẽ rồi mới kính cẩn cầm thằng nhỏ mà tè chớ”.
Mà đâu phải mỗi thằng trai trẻ mất dạy hỗn láo với cụ. Cả một bàn nhậu ồn ào, thân ái, như cả một thế hệ tươi mới của nước non anh hùng đồng lọat xông tới cái trào lưu mới, cuộc hiện đại bát ngát riêng mùi.
Rơ ràng một thằng nhóc vừa từ nhà tiêu ra, nó bốc một lọn chả tṛn tṛn như cái cán dao, đùa vui với con nhỏ cùng bàn: “Hả mồm ra, hả ra, ngậm nào” Đứa con gái phạch mồm ngậm một lọn chả. Có thể v́ đó là thịt chăng. Con nhỏ đôi mắt riu ríu, ngậm đầy miệng cái dài dài tṛn tṛn như cái ngón chân cái. Nó ngước mặt đỏ lựng lên, để cho khỏi rơi, cho thêm h́nh tượng. Nó chừng như nhận ra trong chả lợn beo béo có cái hương vị cặc
Một hôm nhân giỗ kỵ ông cố nội của cụ, tức ông cao của thế hệ sau cụ. Ông này quan thượng thư triều Nguyễn. Con cháu tề tựu. Lạ thay, bọn nghèo khó làm thuê cuốc mướn, thợ hồ, thợ may, bán báo dạo, bọn này ăn bận khá đàng ḥang, tác phong cung kính. Nhưng một đám tạm gọi là có ăn học, cha mẹ chúng là các quan lớn, các đại gia tư sản, lại ăn bận khá phiêu lưu trong mắt cụ. Áo ba lỗ, quần cụt ống, trang diện cở May - Cồ; có đứa ḷi lỗ rốn, tṛn sâu màu trắng nhủ, tô vẽ lỗ rốn như môi mắt; có đứa con gái cúi xuống lạy ông Cao tổ th́ ḷi cái khe mông đít đen đen mốc mốc.
Cụ gọi một thằng đầu đinh trong đám ra nói nhỏ nhẹ:
“ Này cháu, ông đây cũng từng nhảy đầm, rất thích nhạc pop, cũng khoái cái cách tân, nhưng hôm nay ngày kỵ giỗ ông Cao các cháu. Không có ông Cao không có giềng mối tộc họ to lớn nhiều mặt này”.
Bọn nam nữ OK, rồi lặng lẽ cùng nhau ra về. Tưởng rằng bọn nó về thay áo quần chỉnh tề, trùng tu những bộ mặt coi ông bà ông vải chẳng là cái đinh cái đéo ǵ, quay trở lại đám kỵ giỗ. Không phải, chúng đồng lọat kéo nhau ra quán lai rai. Trước khi ra quán, con nhỏ ḷi khe mông đít khề khà dớt một mớ đồ cúng chưa kịp đưa lên bàn thờ ông Thượng thư làm mồi nhậu.
Một sáng cụ Gàn đi tập dưỡng sinh. Trời hăy c̣n tối đen, cái sao Mai lơ láo một phần trời, một bọn lưu manh – mà bọn lưu manh thời hiện đại đi xe dream, ăn mặc đàng hoàng, có điện thoại cầm tay, trộm cướp lưu động – đang cạy cửa một căn nhà, định gom của.
Nhiều người đi qua thấy vậy lặng thinh, làm ngơ bỏ đi. Mặc kệ, chúng cạy cửa nhà người đâu cướp của nhà ḿnh. Không quan tâm tới nỗi đau kẻ khác là hợp trào lưu. Nhưng cụ Gàn, cụ từ tốn vào cuộc:
“Này các cháu, ta nên làm ăn lương thiện, sao đi làm chuyện phi pháp thế này”.
Bọn ăn trộm thời thượng bị động ổ, bỏ đi. Ra đầu đường chúng dừng lại, chờ cụ tới. Bọn lưu manh vừa dạy dỗ vừa hài tội cụ:
“Thằng cha già. Việc ai nấy làm, đời ai nấy biết, không nên lắm chuyện nghe. Tao tặng lăo một cục gạch này”
Tưởng nể tuổi già dọa chơi, hóa ra tụi nó đinh cụ. Đinh nhiệt t́nh.
+++
Tôi hay tin cụ Gàn qua đời đă bảy ngày sau. Hôm ấy trời đất buồn bă. Cỏ cây hóa xám. Trong những khoảng cách nắng mềm, lại mịt mù những cơn mưa lớn. Lội qua năm bảy con sông phố nước ngập, tôi giáp mặt cái bàn thờ của cụ.
Cái lạ, trên bàn thờ thay v́ thờ tấm chân dung cụ Gàn, con cháu cụ lại thờ một cục gạch thấm máu. Nó như một bức tượng. Thần tượng này bị bể một miếng dính máu. Chỗ ấy là chỗ cục gạch từng tử chiến với cái sọ năo uyên bác của cụ.Tôi định hỏi cách tôn kính lạ lùng này nhưng lại chợt hiểu:
“Con cháu nhà cụ Gàn thật tuyệt cú mèo. Trên mặt đất này, hôm nay, nếu thờ cái nạn nhân th́ có mà hàng triệu triệu. Thờ quách cái tội lỗi, cái nguồn cội bao la gây ra tội. Đơn giản là thờ cái hệ thống.”
“ Ừ, thờ quách cái Hệ-thống-thấm- máu”
Cung Tích Biên
Viết tại Vườn Cây Cau
Sàig̣n tháng Chí Phèo 2006