NGHIỆP CHƯA HỀ AN NGHỈ

[ 3 tiểu truyện]

 

I

XỨ SỞ NHỮNG NẤM MỒ HOANG

II

GẶP NGƯỜI TRĂM NĂM

III

CUỘC TR̉ CHUYỆN

NHIỀU DẤU HỎI

 

 

 

Lời ghi:  Đây là một truyện ngắn được vẩn vơ sáng tác. G̣ Dưa, Cô Bảy, gă đàn ông Tao-thù-con-đĩ-ngựa, tất cả đều là hư cấu. Nhưng cái mộ nát nẩm Thái Vĩnh Nghiệp là có thật, một tỉ sự thật.

 

I

XỨ SỞ NHỮNG NẤM MỒ HOANG

Trong tháng ngày thơ thẩn đó đây t́m mộ người thân quen, tôi nhận ra trên xứ sở này có khá nhiều mộ hoang. Mỗi hoang mộ một kiểu dạng, tuy chỉ lẻ loi một nắm đất vùi.

Quê nhà mướt máu qua cuộc chiến chinh dài dặt. Họ hàng nào cũng lâm vô chỗ bất trắc, lưu lạc. Bao cái chết đau, chết t́nh cờ xa lạ. Người không đâu, v́ t́nh đồng bào, một chiều vác cái xẻng đào cái lỗ đất, chôn một cái xác thủng bể không thân quen. Rồi thôi. Tháng ngày chim rừng thăm viếng. Mộ hoang loại này đôi khi thế gian gọi là mồ vô chủ. Hồn này cô hồn. Đồng điệu trong thập loại.

Một dạo về thăm lại núi đèo Tư Yên nơi tôi theo gia đ́nh tản cư lên đó tuổi lên mười. Dọc con suối cạn, nước trong vắt một ḍng len qua những khe đá trơn, tôi sửng sốt trước hai nấm mộ nhỏ bên băi bờ xanh cỏ.

Hai cái mộ này không có bia mộ. Không rơ nắm xương khô dưới này của xưa kia là già hay trẻ. Nhưng lạ, hai cái nấm đất rực rỡ những đóa hoa rừng trong nắng núi óng vàng. Xa hơn về phía tây là sương mù. Buồn. Cái đẹp đ́u hiu. Như h́nh bóng sót lại của một giấc mộng ngỡ ngàng khi ta thức giấc về sáng.

Đỉnh đèo Tư Yên nay là cái bờ đê cao ngang núi của hồ nước Phú Ninh. Ḷng hồ xưa kia là một thung lũng bốn bề núi rừng dựng. Nay là một biển nuớc trắng ngập từ lưng chừng núi  này qua vách núi kia.

Một cụ già đi thơ thẩn chỗ bờ suối. Cụ là người bản địa chừng ngoài bảy mươi, râu tóc cước. Cụ hỏi tôi:

“Anh đi t́m mộ người bà con không may trong thời chinh chiến hà? Tôi quen t́nh cảnh này lắm.”

Tôi ngồi chỗ cái mỏm đá tḥi ra ḍng nước. Một cây đa nhiều bóng mát. Thần linh nào bảo cụ thổ lộ tâm t́nh cùng tôi. Chỉ ngón tay về phía hai nấm đất hoa rừng cụ nói:

 “Ở nơi đèo heo khỉ gió này nhưng tôi gặp hoài những người tha hương trở về đây t́m mộ. Tôi chỉ dẫn nhiều, thường là trúng phóc. Hai cái mộ hoa dại này đă trên nửa thế kỷ nay tôi không hề thấy người thân quen đến thăm viếng. Đây là mộ chôn cất hai đứa con c̣n nhỏ của một gia đ́nh tản cư từ miền xuôi đến đây, đâu năm 1947 thời chiến tranh Việt - Pháp. Thuở trai trẻ xưa kia, chính tôi lo hai ngôi mộ này mà. Tội nghiệp hai đứa nhỏ không có áo quan. Chỉ bó một tấm chiếu mà chôn. Hồi mới chôn lần lượt hai cháu bé này, mỗi nấm mộ cha mẹ có cắm một cây trụ gỗ khắc tên họ làm tấm bia. Mấy chục năm trôi qua rồi mà, bia gỗ mối mọt ăn, đà ḥa bụi.”

Cụ già thở dài một thôi, thắp nến dĩ văng, rồi tiếp:

“Hồi ấy khốn nạn cơ cực lắm, thuốc men thiếu thốn, lại đủ thứ dịch bệnh. Đau nhất, giết người nhiều nhất không phải đạn bom mà là sốt rét rừng. Nước độc, muỗi dữ. Cứ vàng da, sốt lạnh một thời gian rồi cái bụng ph́nh chương lên, củ trướng ăn hết ruột, là đi đoong. Bây chừ gọi đó là ung thư gan. À mà này, cậu tên họ là ǵ vậy, xin lỗi, tôi hỏi v́ tôi biết rơ tên họ hai em bé trong mộ này. Hai nấm mộ hoang nhưng lũ này hên lắm, năm mươi năm cứ đến tháng chạp là tôi khói hương. Lũ trẻ chưa tội t́nh ǵ, nên nằm hoang cũng nhẹ nhàng.”

Nghe cụ già nêu tên hai nắm xương tàn trong mồ mả, tôi lặng người. Đó chính là mộ hai em tôi, cùng họ, cùng chữ lót với tôi. Nước ḷng suối trong veo. Nắng núi vàng mơ. Hơn bốn mươi năm trước, lúc sinh tiền mẹ tôi thường nhắc nhở: “ Các con c̣n hai người em chôn cất dưới chân đèo Tư Yên.” Rồi chinh chiến tràn lan. Mẹ qua đời. Chúng tôi ra đi kẻ bắc nguời nam. Không kịp lo ǵ cho những cái chết xa xứ.

Trong những đêm vắng về sau, tôi thầm mang ơn tấm ḷng dân dă của con người miền Nam. Qua năm mươi năm, một cụ già đă âm thầm chăm sóc cho hai ngôi mộ không bà con ruột rà.

2

Mộ hoang trên non c̣n có thiên nhiên làm áo. Có hoa dại. Đó đây bước chân con hươu con nai. Bụi sạch. Lá cỏ. Tiếng ru suối, gió rừng. Chỉ những nấm mộ hoang ngay giữa những phố thị phồn vinh, sau tháng Tư năm 1975, mới đau. Bị bỏ quên giữa những tiếng hát cười của một bên. Đành cầm nước mắt mà xa lánh mộ chí người thân yêu bị tàn phá, của một bên. Người đă nằm yên trong ḷng đất vẫn bị phân ranh mộ của Ta, mả kẻ thù. Nó hiển thị một tàn phá lương tri. Nó, cái ung buớu nguy nan, thù hận di căn, từ sau một cuộc nội chiến kéo dài trên hai mươi năm.

Một thời không xa, đất nước được tạm là thống nhất nhưng trong thảm cảnh “nửa nước này xẻ thịt nửa nước kia”. Một bộ phận người không nhỏ do thù hận, do máu sôi đỏ hơn máu con tim b́nh thường, đă nhất tề trả thù cả đến những bộ xương cốt những ai là chiến binh của Miền Nam trước đó. Xỉ vả, đục bia, phá tường, cào bằng, xóa dấu cả những nấm cỏ. Tận diệt cái hơi hướng thù địch có thể c̣n trong bia đá. Mộ người bị cách ly hương khói, cự tuyệt tưởng niệm. Sự an nhiên trong ḷng đất Mẹ dành cho mỗi phận người nay bị bới ra, dày xéo, bôi đen.Thậm chí tra vấn, tù tội, hạ nhục những ai đă một lần tới viếng thăm, cúng bái, những nấm mồ bị tàn phá không nương tay kia.

**

Tôi đă từng thấy những mộ chí lẻ loi, cô quạnh, không c̣n ai chăm sóc ở nhiều nơi. Không chỉ tại các nghĩa trang Quân đội Cộng Ḥa, mà ngay cả những nghĩa trang dân sự. Nghĩa trang G̣ Dưa, Thủ Đức, Sàig̣n.

G̣ Dưa hôm nay là một “Thành phố mộ”. Nhấp nhô dưới nắng là mênh mông mộ. Vô cùng màu sắc sặc sỡ. Mỗi ngôi mộ một cơi riêng. Lớn bé đơn sơ hay huy hoàng là tùy vào tấm ḷng và tiền của con cháu kẻ qua đời bỏ ra. Mộ hai tầng tráng lệ bốn bên tường vách như một lăng tẩm, do bà con kiều bào từ nước ngoài về xây cất. Mộ khác tuy nhỏ, nhưng hoa tươi quanh năm. Mộ đá hoa cương. Mộ bia khắc cả bài thơ tưởng niệm dài dặc. Mộ có câu đối viết bằng chữ Hán, trên trụ đồng sáng bóng, dọc hai bên cửa mộ. Mộ người nhạc sĩ tả khuynh từng nổi tiếng một thời của Miền Nam, rất to rộng, có tượng đài chân dung, băi cỏ xanh, lối đi rải đá cuội.

 Trong một biển chết, mà lai láng những phô trương. Nhưng trong cái cơi ma đầy hoa tươi này tôi đă buồn thấy một ngôi mộ lạnh lẽo, đúng nghĩa bị lăng quên. Một nỗi Hoang thời thế. Một vết chàm khắc trên trán lưu đày từ văn hóa và đạo lư suy đồi, được tạo ra từ bên thắng trận.

Trên mộ này, hôm nay, là rác rưởi, đồ phế thải, phân súc vật. Đất cát lấp kín cả diện tích chưa đầy ba mét vuông chỗ xương nằm. Các trụ gạch xây bốn góc mộ bị ai đó đập găy. Bốn đài hoa sen bằng xi măng trên đầu trụ ngă đổ, bể vỡ nằm lăn lóc. Tấm bia bể một mảng lớn, h́nh như bị phạng bởi nhiều nhát búa. Phần đỉnh tấm bia cát vùi từ nhiều năm bày ra lờ mờ một cái chóp nón cát kết, loại nón Sĩ quan Vơ bị xưa kia. Qua nhiều năm, chu vi ngội mộ này bị thu nhỏ dần lại, v́ bị người đời lấn chiếm đất chung quanh, cho ngôi mộ khác.

3

Đất nghĩa địa bây giờ rất khan hiếm, tăng giá từng ngày. Phần nhiều, kẻ qua đời, thường được hỏa thiêu. Cái c̣n lại chỉ là một lọ tro nhỏ, đặt trong khóm thờ tưởng niệm. Một cách thu ngắn, làm nhỏ cái diện tích chỗ dành cho một người nằm xuống. Dù vậy, nhiều nơi vẫn không đủ đất để an táng. Do c̣n nhiều người muốn thân nhân của ḿnh được yên nghỉ trong một phần mộ to rộng khang trang, con cháu mai sau, lui tới nh́n nấm đất mà nhớ cha ông.

Xưa kia G̣ Dưa chỉ một nhóm mộ nhỏ trên đỉnh đồi lưa thưa cây rừng. Từ đây nh́n xa xa qua cánh đồng, śnh đen bèo xanh chen ruộng, là ngoại ô Sàig̣n. Xa lộ Đại Hàn rộng thênh, như một giải băng nhựa xám kéo qua thinh không nơi xa kia. Chia cắt bên này nội ô phồn vinh với bên kia là vùng An Phú Đông. Màu sắc của cuộc nội chiến lúc bấy giờ, là bên này Sàig̣n nhà cao đại lộ, là tiếng cầm ca trong ánh đèn màu, là suy-tư-bốn-vùng-chiến-thuật, “anh về với em rồi mai lại đi…” Bên kia xa khuất của đầm lầy, là vùng mật khu, nơi đêm đêm có người hướng ṇng súng, nhất tề pháo kích vào những giấc mơ Đô thành.

Hôm nay là chín triệu con người nhung nhúc, Sàig̣n ph́nh ra, đă vượt ruộng lầy. Nhà lầu đường phố kéo tới vây quanh bốn bề G̣ Dưa. An Phú Đông mật khu xưa, nay đă có cửa hàng ăn, quán nhậu, karaoké, hớt tóc ôm. Xa trung tâm quậy càng dữ. Tiếng cười mùi rượu, từ phố thị tỏa rộng, từ quần thể người lấn chiếm, đă ngày đêm  phả vào gáy những mồ mả từ lâu an phận, “Lũ chết tiệt, chúng mày biến mẹ đi cho chúng tao lấy đất phát triển đô thị.”

Kẻ chết đâu có chịu thua cuộc. Dần dà, đầy những mộ chí ngùi ngụt tỏa ra từ đỉnh cao G̣ Dưa tràn lan xuống chân đồi, ăn lan vào cả những xóm nhà thưa thớt quanh chân đồi. Cả đại đoàn mộ chí bày binh bố trận ngày ngày lấn đất. Sớm trưa, cũng năm bảy đám tang ma, ŕnh rang tiếng kinh mơ Phật, lời cầu Chúa, “Tiến về G̣ Dưa”.

Thiếu đất chôn, ban quản trị bèn có sáng kiến bán cả những con đường đi rộng răi trong nghĩa địa cho những quan tài tới sau. Tấc đất tấc vàng. Những con đường trong nghĩa địa xưa kia rộng đầy bóng mát, xe tang hai chiều chạy thong dong, nay trở nên hẹp, chỉ vừa một xe gắn máy lọt qua. Mộ chí cái nằm ngang cái dọc theo lối đi, thật chẳng c̣n trang nghiêm chút nào.

4

Mỗi lần thăm mộ người thân quen, tôi thường cắm trên ngôi mộ hoang bên cạnh một nén nhang. Bờ tường thấp nát vỡ, gạch vôi vung vải. Bia mộ lờ mờ h́nh cái cát két sĩ quan không rơ mặt người bên dưới. Nhiều lần tôi định nhờ người bới cát đất xem tên tuổi người nằm trong mộ, nhưng rất ngại ngùng. Lại thầm trách do nguồn cơn nào mộ vắng cha mẹ anh em, người bà con họ hàng lui tới. Mà đây chỉ một lẻ loi. Bơ vơ cái dấu chấm buồn lạnh, trên một cơi quê nhà, đất thiếu máu, cạn t́nh.

Ḷng mênh mông gió bụi, nhiều khi đứng trước tấm bia có h́nh người sĩ quan đội nón nhà binh, nay bị đập vỡ, tôi nghĩ phần mộ này là mộ của chính ḿnh. Tôi bị cuộc đời đày ải đến chẳng c̣n hơi thở trong b́nh an, tôi mang chôn tôi một đâu đó. Bận bụi trăm nỗi khó giữa đời, tôi chẳng một lần thắp cây nhang trên chính mộ chí của ḿnh. Cung ơi, tôi nằm đây. Chiếc nón thân quen. Xưa kia tôi cũng từng đội cái nón sĩ quan loại này. Nó chụp lên đầu trai trẻ một thời, chụp chinh chiến, nỗi hoang mang cùng bao thao thức phận người.

 

Nhiều khi ḿnh vẽ ra được cái chết của ḿnh. Ḿnh tả cảnh tả t́nh một cách đậm đà hôm ḿnh nằm chèo queo trong áo quan. Xưa kia đời tôi, với cái nón trên nấm mộ hoang này. Xưa kia là tâm năo bừng sáng Mẹ cho, nay tôi xương đen trong ḷng Mẹ. Biển đời, là khơi khơi biểu trưng một hiện thực không biết phần c̣n lại như thế nào, ra sao. Nó là một vinh hạnh mà về sau, biến tan nhanh như một ánh sao băng. Phần c̣n lại của thế giới trong tôi là tự hủy. Tôi ngắm ḿnh chết từ từ, đời không c̣n chi để tự biện. Tôi đây - Mộ này, mỗi hoang phế theo mỗi cách chịu riêng, thời thế.

**

Có một cảm thiêng giữa tôi và nhóm xương đen có bia đá nát vỡ mắt mũi bị đục thủng, trên nắp mộ rác rưởi lông gà xương mèo bao ni lông áo quần cũ vất bừa này.

Những nắm xương cùng máu mủ, đă mất dấu đầu non góc bể hôm nay, ắt xưa kia, đă từng thủ chắc khẩu AR16 bắn trả từng tràng đạn của kẻ thù thoát ra từ AK47; có thể từng đẩy quả đạn 105 ly vào ṇng, trong khuya khoắt bắn trả cuộc pháo kích từ đạn 122 ly. Những nắm xương trong ḷng đất Mẹ, có thể, đă ngồi trong M.113 quần thảo nơi vùng ác địa bên dưới địa đạo dày mo. Có thể xương trong ḷng đất sâu là một người lính, đă từng mặc bộ đồ trận được may từ nước Mỹ, bần thần đọc lá một thư nhà; thư viết trên trang giấy được sản xuất từ Trung Cộng, thư Trường Sơn được móc ra từ túi áo một tử thi mang tên Việt Nam được trang bị súng hiệu Liên Xô, ăn lương khô Trung Cộng. Có thể hài cốt đang nằm trong nấm mộ, bia nấm bị đục phá tan nát kia - cũng như tôi - trong những năm tháng Miền Nam, đă từng hát nhịp nhàng “Ngày bao hùng binh tiến lên…” những ngày đầu bước chân vào quân trường Thủ Đức.

**

Từ trường Vơ Bị Thủ Đức, bước sang nghĩa trang G̣ Dưa chỉ mấy cây số đường chim bay, cùng chung một quận Thủ Đức. Mỗi bên một phô bày đúng nghĩa cái bản sắc riêng có của ḿnh. Một bên, của sức sống hùng tráng những tinh anh, sinh khí. Và kia, cái tịch lặng, xa khuất. Nhưng cả hai, theo cách suy nghĩ lêu lổng của ḿnh, tôi thấy cả hai, cũng rất rộn ràng, giàu h́nh ảnh.

Nghĩa trang G̣ Dưa Sàig̣n có âm vang âm khí, trang nghiêm rất mực, lại lắm cái điệu đời nghêu ngao, cái ngất ngưởng riêng nó. Nó bao gồm, thu tóm mọi sắc màu, một trần gian dị dạng đêm trăng tỏ trăng mờ. Có bóng ma đi rảo hô hào đoàn tụ, ḥa giải. Có ma hát lời thịnh nộ. Ma hưu trí già nua bảo thủ rị mọ, hoặc bần thần hối lỗi một tuổi trẻ của ḿnh bị ung vữa, bèn tức tốc dạy cho xấp nhỏ sau này biết nh́n lại lịch sử. Rất nhiều hồn ma thời đại. Hồn ung dung. Hồn phẩm hạnh. Ma đúng ma. Ma tuổi xuân tóc xanh đă ung thư gan. Ma yêng hùng vỡ sọ năo do tốc độ đua xe nơi xa lộ. Ma đa t́nh ngồi vắt vẻo trên mộ bia đêm trăng tỏ, thổi kèn xắc-xô “Trở về mái nhà xưa. Ma thời thượng, uống rượu Mỹ, ôm đàn ghi-ta Đỏ, hát nhạc Nâu thời Đổi gió, “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”. Rất ư phóng khoáng chỗ lập trường.

Nơi đây nắng tháng Tư chuyển mùa. Trời mất máu. Bia đá đổ mồ hôi.

 

 

II

GẶP NGƯỜI TRĂM NĂM

Nỗi băn khoăn dài ngày trong tâm dạ bắt tôi phải một lần t́m hiểu nguồn cơn. Lần này tôi quyết xem cho rơ tên tuổi người nằm trong mộ bia bị vùi lâu năm bên dưới đất lấp. Tỏ ḷng trước mộ, tôi gỡ cái nón đội đầu xuống, cài lại cúc áo. Thành tâm thắp ba cây nhang. Ba đóm lửa đầu nhang như ba con kiến đỏ bốc khói. Tôi ngậm ngùi vái van:

“G̣ Dưa nghĩa địa. Thủ Đức quận. Sàig̣n thành phố. Hôm nay nhằm ngày 14 tháng Ba năm Đinh Hợi 2007. Tôi, kẻ ngất ngưởng dương trần, thành kính cung thân khấn xin thần hoàng thổ địa, các tay chơi bá chấy giang hồ thuở sinh tiền, bá vạn hồn linh, thập chủng cô hồn, hăy phù hộ cho tôi làm một việc động thổ…”

Tôi đằng hắng một cái, rồi tà tà vái tiếp:

“ Hỡi Người anh em đang an nghỉ trong đất Mẹ yêu mến. Anh ngủ khá lâu dưới chưa đầy ba mét vuông đất G̣ này. Anh được trang hoàng rất thời thượng bên trên là băi rác, phế liệu, lông gà. Không cỏ xanh không hoa lá. Một nấm mộ bị triệt để trần trụi, bạch hóa. Nay xin phép người anh em cho tôi bới mộ anh ra xem tên tuổi quê quán, ngày sinh tháng tử, mặt mày anh trên bia đá thử nào. Lâu quá đi, chỉ thấy cái chóp mũ thôi. Tha lỗi nghe người anh em. Cũng là đồng điệu. Tôi đại úy khóa trước, anh tà tà khóa sau. Cùng là “Ngày bao hùng binh tiến lên” chỗ quân trường, thuở anh em ta chưa là Người hùng binh mang chân gỗ trở về.”

**

Ngay chỗ ngă ba trước mộ có một cái cḥi lá của bọn cai quản mộ. Vài cái bàn gỗ bày bán những bó hoa vạn thọ, cúc vàng, nhang đèn, thuốc lá, hộp quẹt, mấy chai nước ngọt. Có cả cà phê.

Chỗ cổng vào nghĩa trang, có treo một lá cờ. Đương nhiên là cờ đỏ. Và rất đương nhiên chính giữa lá cờ đỏ một ngôi sao vàng. Và, rất thường t́nh như mọi ngày, xa xa nó giống một giọt máu lưu lạc, lạnh lẽo, dù bầu trời Miền Nam đầy nắng vàng tươi.

**

Lều đông nguời và rất ồn ào. Bọn phu phen tụ tập chờ nhận dịch vụ chôn người, sửa mộ, làm cỏ, cả dẫn đường t́m mộ, tất cả đều phải được trả thù lao hậu hĩnh khi xong việc. Chỗ nền đất, trải một chiếc chiếu, quây quần hai gă đàn ông với vài mụ đờn bà ngồi vừa đánh bài tứ sắc vừa văng tục.

Tôi gọi một gă cởi trần, chỉ tay vào ngôi mộ hoang, tôi nói với gă:

- Này anh Ba, anh bới dùm cái mộ này tôi gởi  tiền uống cà phê.

- Bới là bới làm sao? Đào ra làm mộ mới, hay chỉ làm sạch sẽ mộ?

Tôi từ tốn:

- Bới rác rến cát bụi cho tôi xem rơ h́nh người và mấy ḍng chữ trên mộ bia. Sau đó nhờ anh hốt rác rến đất cát đổ đi chỗ khác, dọn cho sạch sẽ. Mộ ǵ thảm quá.

Thằng chả vận quần đùi ở trần, giữa ngực có xâm hàng chữ: “Tao thù con đĩ ngựa” mới mười giờ sáng đă nồng nặc mùi rượu, nh́n tôi rồi nh́n mộ than thở:

- Ông thầy cho bao nhiêu?

- Một trăm ngh́n.

- Trời đất, cái mộ ông sĩ quan này, tôi biết mà, đă hoang phế ba mươi năm rồi. Bây giờ dọn một ngày chưa xi nhê chi. Ông thầy cho đàn em hai trăm ngh́n đi. Bao năm mới bươi bới một lần mà.

- Được, làm đi. Vui vẻ. Xin cảm ơn.

Thằng “Tao thù con đĩ ngựa” nh́n vào quán gọi lớn:

- Ê con mụ Bảy ra thanh lư mấy con gà với cái lồng gà của mày, dẹp cái dây treo áo quần dơ, cho ông làm việc. Thấy mà ghê.

Con mẹ sồn sồn được gọi là mụ Bảy ném nắm bài tứ sắc, xả cái quần vén tới bẹn xuống đầu gối, bước ra nh́n gă đàn ông phân bua:

- Mộ này tôi trông coi bao năm ai cho đến nhận làm?

- Mày trông coi nỗi ǵ mà cứt chó cứt gà giẻ rách thế này? Nói nghe? Con xạo que.

Mụ vén quần tới bẹn thịnh nộ:

- Nó hoang phế nhưng là địa phận tôi trông nom. Đây là mối của tôi.

- Tranh giành tao đập bỏ mẹ. Tao mới là đại diện ban quản trị phường đây này.

Tôi van lơn:

- Xin quư anh chị bớt nóng. Ai làm cũng được. Hay là cùng làm, tôi sẽ trả thù lao cùng giá hai trăm ngh́n đồng cho mỗi người. Giúp tôi đi.

Thằng tao-thù-con-đĩ-ngựa cầm cái xẻng hươi hươi, nh́n mụ Bảy rồi nh́n tôi, nói băng quơ:

 - Cái mộ này vô chủ. Mộ ngoài chính sách. Là con hoang từ bao năm.

“ Tao thù con Đĩ ngựa” nh́n tôi rồi nh́n mụ Bảy dè bỉu:

- Con mẹ Bảy này thuộc lọai ác ôn mà thầy Hai. Nó lấy cái chổi chà quét sơ qua một cái mộ là lấy tiền người bà con thăm mộ hai chục ngh́n đồng. Gặp Việt kiều th́ ngon ơ, mười đô la cái chắc. Mỗi ngày cái chổi chà của nó “công tác” có đến vài chục lần. Nó thu là bao tiền. Thầy coi, mộ người ta mà nó đổ rác rưởi nuôi gà qué thế này đây. Nó mất cha nó “khả năng bức xúc”. Nó tiêu dênh rồi cái cục xấu hổ. Đồ bất nhơn.

Mụ vén quần tới bẹn quát:

- Câm cái lỗ mẹ mày đi. Mới có hai trăm ngh́n đồng bạc mà hết lời nịnh nọt thầy hai thầy ba.

Cô ta nh́n về phía tôi, xả tiếp:

- Thầy ǵ đó ơi, thầy cho thêm hắn một trăm ngh́n rồi thầy ị ra cái thằng phường dỏm này nó cũng ăn cứt thầy ngon ơ cho coi.

- Mày nói ai con mẹ thối mồm?

- Tao nói cái thằng người đêm hôm chuyên đào những ngôi mộ mới chôn hôi của chôn theo. Tao chửi cha cái thằng phường dỏm.

Thằng tao-thù-con-đĩ-ngựa tưởng hung hăng hóa ra nó cười trâng tráo, hạ “nghị quyết”:

- Con mẹ Bảy này sắp trật quần bày hĩm ra rồi. Thôi nhịn cho yên bề. Chạy voi đâu xấu mặt.

Tôi năn nỉ:

- Thôi tôi lạy các người, tôi không có thời giờ. Làm giúp ngay cho.

2

Lồng gà được dời đi. Bầy gà lúc nhúc được lùa vào một ngôi mộ kế cận có thành chắn. Lá cây, rác rưởi, giẻ rách. Gạch vụn vôi vữa cát sạn thừa người ta xây các mộ kế cận cũng được thải vào đây. Dọn một chặp, thành mộ bày dần ra. Gạch tường bể nát từng mảng. Tôi bần thần thắp thêm mấy cây nhang.

Ḷng buồn rượi nghĩ tới chỗ nằm của ḿnh sắp bày ra. Tôi sẽ biết ngay tên tuổi, ngày tháng qua đời của ḿnh ngay trên cái bia mộ không màu. Đúng ra một màu xám cũ, buồn phiền và lẻ loi dưới nắng vàng G̣ Dưa.

Phía xa kia là mộ Trung niên Thy sỹ Bùi Gíáng. Bước tới, là mộ thi sĩ Tạ Kư. Những ngôi mộ khiêm tốn của những bậc tài hoa hơn người.

Một thằng nhỏ cố khom xuống trong bụi mù, dùng cái lưỡi dao nhỏ cạo dần đất bám trên mặt bia. Nó nói nhỏ với tôi:

“ Lát thầy Hai cho con mấy chục con mua ba cái đồ lặt vặt. Đưa cho mấy người đó họ không cho con cắc nào…này, ḷi cả cái mũ cát két ra rồi thầy Hai ạ, cái mặt đây rồi…ông này chắc c̣n trẻ…ôi mà ai đục nát cái mặt ông sĩ quan ra rồi…thầy ráng chờ…con cạo nốt cái phần chữ bên dưới đây này…”

Một bức tranh siêu thực hiện ra trên mặt tấm bia. Một vành nón sĩ quan chỉ c̣n nửa vành. Một nửa vành kia, khoảnh đá đen bia mộ trở nên trắng nơn. Một con mắt c̣n. Một con kia bị lưỡi búa hay ŕu, khoét mất tiêu. Sâu vào nền bia từ nửa vừng trán bên trái xuống, lấy mất một con mắt, vạt luôn xuống cái sống mũi. Một đường đục khác lấy mất cái miệng. Toàn bộ mặt bia ngang dọc đường băm vằm. Phần đầu bia bị vỡ một mảng lớn. Phần bia bên dưới cũng bể vỡ.

Tiếc rằng tôi không mang theo máy h́nh để chụp cái tác phẩm đầy ấn tượng này.

Thằng nhỏ moi tiếp. Phải bới rất sâu trong đất lấp kín nhiều năm. Mọi người phải khom. Như mộ bia trong đường hầm. Nắng trắng mờ ḥa với bụi mù. Tôi ho sặc sụa. Những hàng chữ mờ nḥe bên dưới từ từ hiện ra. Lúc đầu đọc chữ được chữ mất. Thằng nhỏ nói “Để con lấy nước con rửa. Ông phường dỏm nhận tiền của thầy làm có một chút rồi giao cho con, ổng đi nhậu rồi.”

Mặt mộ bia đá cẩm thạch. Thường người ta sơn màu những ḍng chữ trên tấm bia. Lâu quá, đất ăn mất màu. Đến đá chừng như cũng mỏi ḷng, biến dạng. Một khuôn mặt không màu, trên đầu một nửa vành nón, c̣n mỗi con mắt, không rơ miệng cười, cần cổ nửa đen xám nửa trắng nhạt. H́nh mặc đồ đại lễ, thắt cà vạt đen. Thoạt đầu nh́n lờ mờ cái cát két tôi tưởng người trong mộ là sĩ quan cảnh sát. Không phải. Cảnh sát không mặc trang phục này. Khi mộ bia được cạo xuống tận dưới, tôi cố nheo mắt, đọc:

Nơi an nghỉ

Cố Thiếu úy

T. V. NGHIỆP

Sinh ngày 4.8.1954

Tử trận ngày 11 tháng 3.1975

Người lập mộ là cha mẹ? Vợ con? Hay đồng đội? Không hề thấy đề tên trên bia mộ.

**

Một phút sững sờ, tôi đọc thầm tên anh được ghi rơ trên mộ bia nát nẩm bụi mờ:

T.V. Nghiệp!

Chừng cái tên đă ứng vào mệnh số, vận nghiệp chung của đất nước, nên có quá nhiều điều tương hợp.

Nghiệp chào đời tháng 8-1954, sau non  một tháng, năm hiệp định Genève được kư kết để chia đôi đất nước. Nước Việt Nam Cộng Ḥa được h́nh thành. Một khởi đầu, mở rộng cửa Hưng thịnh.

 Nghiệp qua đời tháng 3-1975, trước hơn một tháng, năm kết thúc hiện thực Việt Nam Cộng Ḥa. Dấu mốc một Mở cửa Địa ngục trần gian.

**

“Nghiệp của 21 tuổi. Hai mươi mốt năm tuổi thọ cộng lại của các triều đại quư ngài Diệm, Minh, Khánh, Sửu, Thiệu, Hương rồi lại ông Đại tướng Tổng thống Dương văn Minh đầu hàng. Ông không đầu hàng mỗi ḿnh. Ông hạ lệnh cả nước buông súng. Hai mươi mốt năm vận mệnh, đă rất thừa dư mọi tấn tuồng. Nhưng mà Nghiệp trẻ quá. Sao Miền Nam nhanh quá đi. Hai mươi mốt năm. một cái ánh chớp sáng ḷa vừa đủ giựt ḿnh, rồi tối đen bần thần dị dạng”.

**

Nghiệp tử trận ngày 11 tháng ba 1975, thời điểm bắt đầu cuộc thua lỗ của Miền Nam, khởi từ thành phố Buôn Mê Thuột. Đó là những ngày rối ren, hoảng loạn. Từng giọt máu tháo chạy. Đổ vỡ nối liền đổ vỡ. Những “Ra đi” không hẹn “Ngày về”. Nhưng Nghiệp được an táng đàng hoàng, mộ chí khang trang. Chứng tỏ anh hăy c̣n thân nhân.

Sao hơn ba mươi năm nay mộ chí lại đ́u hiu? Tất cả, đă bày ra bao dấu hỏi.

Gió đầu mùa mưa miền Nam thổi về sao có cái nóng xa vắng trên lớp mộ hiu hắt này. Tôi khom người xuống chỗ khoảnh đất được moi sâu. Rất xa lạ mà rất anh em. Mùi nghĩa địa thơm một trùng phùng. Đôi mắt tôi đă hoa nắng. Nh́n cái  nón sĩ quan trên mộ bia Nghiệp, tôi mơ màng nhớ, đời quân trường xưa kia trên đồi Tăng Nhơn Phú. Những buổi sáng thức dậy rất sớm. Rời khỏi giường cá nhân từ năm giờ sáng. Một ổ bánh ḿ kẹp thịt được nhà thầu ném trên nóc mùng. Một bộ đồ trận, ba lô lên lưng, khẩu súng carbin M2, những kỷ niệm học đường bỏ sau, trước mặt là đoạn đường chiến binh, những bài học địa h́nh, những cách đi hàng ngang tránh tràng đạn bắn trực diện xâu táo. Những đồi trọc nắng Thủ Đức, xa xa một dăy h́nh bia người chỗ băi bắn.

**

Lúc này G̣ Dưa có một đám tang đang tới. Một xe thầy cúng áo vàng. Một đàn tiếng buồn cùng lời ai niệm. Một huyệt mả được mua từ đất vốn trước kia là lề đường trong nghĩa địa. Lại thêm một nắm xương trở về với Mẹ.

Xương của Nghiệp dưới này chắc đă hóa đen rồi. Trời gây bao mùa mưa lũ, thịt của Nghiệp chảy theo nguồn nuớc ngầm dưới kia rồi. Trong ly nước hằng ngày chúng ta uống chắc có nước cốt từ xương thịt những anh em từng thù nghịch trên dương thế, nay trong Đất Mẹ khó mà phân chia.

Đất Mẹ sáng. Bàn tay Mẹ lành. Mẹ rộng lượng trải ḷng nhận tất. Thịt con thiu ôi chiến trường năm ba ngày chưa kịp chôn; xương sấy khô bỏ ba lô quân t́nh nguyện Campu [không có chia] mang về; xác phàm những quân ma xó được một thời cho phép sâu bọ làm người, ngồi bàn độc, bàn tay vượn, óc năo cáo…Mẹ rộng ḷng nhận tất.

Mẹ chẳng cần thủ tục rườm rà. Chôn cũng tốt mà thiêu cũng hay. Có quan tài đàng hoàng Mẹ mừng, mà bó chiếu trần, rách nát Mẹ cũng thương. Không được thiêu chẳng được chôn, bỏ mặc thịt ră từng phần, chim bọ ăn thừa, xương trời rửa mưa, chút ít c̣n lại về với đất, Mẹ sẽ chan ḥa. Về thôi. Chúng con đều là Con của Mẹ, từ thuở “Trứng chia phôi.” Mẹ ấy là Huyền thoại, nhưng chúng con hôm nay không là những nhân ảnh hoang đường”.

 

 

III

CUỘC HÀN HUYÊN

NHIỀU DẤU HỎI

Lạ thay, “con mụ sồn sồn quần vén ngang bẹn”, ăn nói vong mạng buổi sáng, mà anh phường dỏm tao-thù-con-đĩ-ngựa gọi là “Mụ Bảy ác ôn mất tiêu khả năng bức xúc,” bây giờ cô ta có một vẻ ǵ lạ lạ.

Cô đă hiện ra một cô gái hiểu biết, có tấm ḷng.

Cô tỉnh táo, âm thầm nh́n tôi và mộ Nghiệp từ lúc bắt đầu dọn dẹp cỏ rác. Cô thở ra dưới bóng nắng. Cô trở vào rửa mặt, thay một bộ áo quần tươm tất. Chải tóc. Cô dọn một cuộc ḿnh sạch sẽ. Tay cầm một bó nhang, đôi mắt cô sáng, thoáng buồn. Bảy nhẹ nhàng đến ngồi cạnh bên tôi, cô nói:

- Thắp nén nhang cho anh Nghiệp, thầy Hai.

Tôi vừa sững sờ vừa ngây dại hỏi:

Có thật cô muốn thắp một nén nhang thành kính? Buổi sáng cô làm tôi hăi quá.”

Bảy nói tỉnh queo, như một tâm sự từ lâu mới được thổ lộ:

- Úi dà, em cũng có học hành chớ bộ. Thầy coi, sống trên cái xứ ma mị này, mở con mắt ra là thấy tứ bề bọn lưu manh lừa đảo hung hăn chụp giựt, dối cha lừa chú. Tối ngủ quanh đây là mả mồ, ma hiền ma dữ, ma đói ma giàu, ma ác ôn ma nghệ sĩ. Nhiều đêm trăng nhờ nhờ người ta la hét vây bắt bọn ma túy, hăm hiếp, giết người. Sáng ra, đọc báo hằng ngày thấy ngh́n vụ việc nước non thời sự c̣n thối hoắc hơn cái xác phàm chết hai ba ngày chưa khâm liệm. Thầy hươi, cái thời cuộc, cái thế sự, nền giáo dục này, nó khiến bọn em không mất dạy cũng thành mất dạy. Không hung dữ tranh giành chúng cướp cạn ngay cái sống của ḿnh.

Bất ngờ cô Bảy lại phom phom, đi một đường nhại Kiều:

- Thầy hà, thật là “Bắt phong trần phải phong trầnKhông lưu manh cũng đáng phần lưu manh.

Cô lột vỏ bao nhang lấy mớ giấy châm hộp quẹt cho tôi cầm bó nhang đốt đỏ trong nắng trắng G̣ Dưa. Có tiếng tụng kinh gơ mơ phía đám tang đưa lại. Cô đưa tay vén tóc. Lau mấy giọt mồ hôi trán. Nh́n thoáng, tôi thấy cô rất có duyên, một vẻ đẹp rất…nghĩa địa.

Bóng cây cổ thụ chỗ đầu đường ma đă đứng bóng trưa.

Cô bỗng dưng ngậm ngùi:

- Em có lỗi thầy Hai ơi. Bao năm em không thắp nhang cho ngôi mộ này. Người ta bảo mộ này là mộ của thằng giặc. Mà có phải giặc không thầy? Mà giặc làm sao?

“Thôi đừng nói chuyện giặc giă nữa cô ơi.”

- Thật mà thầy, giải thích cho em nghe thế nào là giặc?

“ Cô Bảy, tôi bảo cô đừng nên biết, không nên bàn tới những ǵ xa hơn chỗ cô ngồi.”

Bảy nhẩn nha:

- Em biết nơi này từ lúc chín tuổi. Bây giờ em bốn mươi.

“ Thôi đừng kể lể tuổi thơ tuổi già được không cô Bảy!”

 Bảy khá cứng cổ, cô lên gân tâm sự:

- Một bữa em tuổi nhỏ em thấy người ta vác đục búa người ta đập phá những mộ thế này. Rồi không hiểu sao người ta đục h́nh mặt mày trên bia mộ. Vừa đục phá vừa giận dữ ḥ la.

“ Thôi đừng nói chuyện đập mộ phá chùa đốt nhà thờ được không cô Bảy!”

Bảy ngồi chùm hum. Hai tay ṿng qua hai đầu gối chụm. Cô tửng hay sao cô lại hát nho nhỏ: “Anh không chết đâu anh nguời anh hùng .…”

Đôi mắt cô ánh lên cái hoài niệm mờ mịt, hoang dại. Cô tâm t́nh:

- Em chẳng biết người anh hùng trong bài hát. Là ai hả thầy?

“ Xin cô đừng nói bao la thế giới mũ xanh mũ vàng được không cô Bảy!”

 - Bây chừ tụi em hát toàn loại nhạc xưa không hà. Hay chết mẹ.

 Thằng nhỏ phân bua:

- Chị Bảy đây thích nhạc xưa lắm thầy Hai. Toàn Duy Khánh, Nhật Trường không hà.

Bảy nổi máu G̣ Dưa:

- Sao cái chi chi đẹp đẽ hay ho cũng ngày xửa ngày xưa. Bây chừ toàn thúi hoắc là sao thầy Hai?

“ Thôi đừng nói thơm thúi, đẹp xấu, thời xưa bữa nay, được không cô Bảy. Thắp cho tôi hai cây đèn cầy xem nào.”

Hai ngọn lạp lung linh, què rạp trong gió đồi. Tôi vái Nghiệp:

“Thắp nhang cho Nghiệp đây. Cũng là thành tâm. Sẽ t́m cách nào đó để sau này mộ người anh em được trùng tu hoàn mỹ.”

Bảy đột nhiên nói với thằng nhỏ:

-  Mày ra mua cho chị bó hoa tươi. Hoa của tao héo mẹ rồi.

Thằng nhỏ chạy đi. Nh́n cái lồng gà mấy con gà chiu chít, Bảy nói:

-  Rồi em cũng dẹp mấy con gà này đi, cho cái mộ nó sạch. Mà nghe nói có cúm gà chết người hả thầy. Tụi em nuôi gà trên mộ anh Nghiệp rồi ăn tía lia có chết thằng tây nào đâu.

“ Thôi đừng nói chuyện gà qué, ḅ lở mồm long móng, heo tai xanh tai đỏ, những thứ bệnh thời đại đó nữa, có được không cô Bảy!”

Thằng nhỏ mang về bó hoa tươi. Bảy lấy một cái lọ. Ngắt tỉa hoa gọn, bỏ vào lọ, đặt ngay trước mộ. Cô cúi ḿnh vái ba vái.

Cô lại sai thằng nhỏ:

- Mày lấy cái xẻng khỏa cho bằng phẳng chỗ đất trước mộ này đi.

-  Làm chi vậy chị?

-  Để tao bày đồ cúng.

 Cô trải trên nền đất tạm bằng phẳng một tấm ni lông. Một đĩa trái cây. Cam ổi, mấy trái nho đă rụng khỏi chùm, hai trái xoài. Mấy lá vàng bạc. Cô lấy hai cái chung nhỏ rót một ít rượu đế.

Thằng nhỏ thấy đồ cúng lôi thôi nó la hoảng:

- Trời đất hươi sao chị lấy đồ đă cúng mả mồ người ta đem cúng ông này. Mang tội chết.

Bảy sừng sộ, nói tỉnh queo:

- Th́ đă sao. Tao cúng bằng ḷng dạ tim gan tao đă sao. Cúng xong th́ mày ăn chớ ông Nghiệp có ăn đâu.

Cô vái lâm râm ǵ đó. Chắp tay bái thêm ba bái. Lại cười, chỉ tay vào hai chung rượu trắng, cô sai bảo tôi:

- Đây là hai ly rượu t́nh. Thầy Hai uống với anh dưới mồ mỗi người một ly đi. Cụng ly thử em có nghe cốp cốp không nào!

Cô này ngộ. Bảy đột nhiên khuyên nhủ tôi, rất thành tâm:

- Thầy làm sao chứ cái mộ này không thọ lâu đâu.

 Tôi bàng hoàng hỏi:

“ V́  sao?”

- Vài tháng trước, em biết, người ta chỗ ủy ban Phường, bàn với nhau là sẽ đào cái mộ ngoài chính sách” này, lấy đất bán. Đốt xương khô bỏ vô lọ sành.

“ Thờ phụng ở đâu?”

- Úi dà mấy cha cần mẹ chi thờ phượng. Thầy ngây thơ quá. Mấy chả đào bà xương cốt lấy đất bán. Vớ bở. Tiền đất hơn trăm triệu đồng một huyệt mộ chớ bộ. Chia đất, chia quyền đă đời, rồi nay chia xương.

“ Thôi đừng nói chuyện chia đất, chia quyền, chia thịt xương, chia chác ...cô Bảy”

Bảy lại than thở:

-  Có nhiều mộ như hoàn cảnh mộ này lắm. Hồi ấy sao lạ kỳ người ta vác búa phang đập mộ chí. Phong trào mà.

“Thôi đừng nhắc tới phong trào phong triệt cô Bảy!”

- Mà sao kỳ, có nghĩa địa người ta đập phá mộ lại đập tan hoang luôn cái tượng người lính buồn buồn ở cổng vào. Bao năm chẳng ai hương khói. Có người tỏ ḷng tới đốt một nén nhang, đặt một bó hoa  cũng không được phép. Người ta nhốt đầu cho. Sao kỳ vậy thầy?

Thôi đừng nói chuyện trong đất giữa đời, xương cốt nhục vinh nữa cô Bảy.”

- Thằng cháu của em nó đánh lộn với người ta bị đui một con mắt cũng chuyện đập mộ cha nó như mộ này.

Thôi đừng nói chuyện đánh lộn dập đầu lủng ruột, ḷi tṛng trắng tṛng đen trên mả mồ nữa, cô Bảy!”

- Thầy mà lo cho mả mồ này có ngày người ta cũng gom nhốt đầu Thầy.

“ Thôi đừng nói chuyện vào tù ra khám nữa cô Bảy. Đầu tôi tôi lo.”

- Ủa, sao nói cái chi thầy Hai cũng biểu “thôi đừng, thôi đừng” hoài vậy?

Thôi mà.”

 

Sàig̣n, Vuờn Cây Cau -2007

Đọc lại, có chỉnh sửa, Bolsa 2017

 

Lời ngoại chú của Tác giả:

Truyện “Nghiệp Chưa Hề An Nghỉ” được đăng trên tuần báo mạng Văn chương Da Màu, www.damau.org vào ngày 10-8-2007. Sau đó ít lâu, Tác giả có trở lại nghĩa trang G̣ Dưa, thấy mộ của anh Nghiệp được đổ một lớp xi măng, nhưng không được tô láng kỹ lưỡng như b́nh thường. Nh́n chung không có dấu hiệu là ngôi mộ đă được ra công tu sửa.

Tác giả có hỏi người coi sóc nghĩa trang là ai chỉnh trang mộ của anh Nghiệp mà sơ sài, làm qua loa như cho có vậy. Người quản lư nói là do Ủy ban Phường tại địa phương làm. Một sáng, có xe chở vài chục cục gạch tới xây trám những chỗ bị đập vỡ, đổ thêm đất cho đầy cái nấm, rồi đổ xi măng trộn cát lên trên, khỏa cho bằng phẳng mà thôi, không tô láng. Mộ bia bị đục thủng vẫn để nguyên như cũ.

Cách đây không lâu, nhân buổi găp gỡ, một người bạn thân, anh Phạm V.P. hiện sống tại Sàig̣n, cho tôi biết là mộ của Thiếu úy T.V.Nghiệp đă được trùng tu rất đẹp đẽ. Lại nói, có đăng h́nh mộ và tin tức trên một Facebook.

Tôi hỏi Phạm địa chỉ facebook, mục đích được tận mắt nh́n cho rơ ràng h́nh ảnh ngôi mộ mới. Nhưng Phạm trả lời, là khi lướt mạng chỉ t́nh cờ thấy mà thôi, không nhớ là facebook nào.

Tôi không hề nghĩ việc trùng tu ngôi mộ đă hoang phế trong bao năm, là do/từ một tác động, được khởi từ cái truyện ngắn “Nghiệp Chưa Hề An Nghỉ” của tôi, như một lên tiếng. Nhưng dù là một trùng hợp ngẩu nhiên, chúng ta cũng rất mừng, rất an ḷng khi ngôi mộ của Thiếu úy T.V.Nghiệp đă được người thân trùng tu khang trang.

Ngay lúc này đây, hằng ngh́n mộ chí của các quân nhân Cộng Ḥa, tại Việt Nam, đă không nhiều th́ ít bị đập phá, các nghĩa trang quân đội đă bị xóa dấu, sang bằng. Tất cả những ǵ gọi là chính nghĩa, thanh cao, cần thiết được trân trọng tôn vinh, đă/đang bị hạ nhục bôi vôi, bởi một thế lực bạo tàn, “Một tập đoàn thống trị nhân tính đă bị triệt tiêu”.