GDBM-11

Gia đ́nh bé mọn

Dạ Ngân

 

11

 

 

 

 

Không một lời thông báo, không một lời cáo lỗi, cuối cùng đám hành khách lóng nhóng trong pḥng chờ mới được mời ra máy bay. Đính hay nói rằng văn hoá thương nghiệp độc quyền đă khiến cho thần kinh xấu hổ của người ta bị tiêu diệt và để đáp trả, trẻ con cũng không biết xin lỗi và cảm ơn và cứ thế, người ḿnh cứ nhâng nháo và văng tục ở mọi chỗ để bày tỏ thái độ.

Túi xách made in Sài G̣n rẻ tiền mau hỏng đựng quần áo, một chiếc túi phụ nữ đeo vai màu đen cũng mới mua, tay kia là túi quà của bà má An Khương nhờ mang ra Hà Nội cho con gái, Tiệp đi như chạy theo mọi người để leo lên chiếc xe buưt chuyên dụng của Hàng không Việt Nam. Chiếc TU già cũ nổ máy sẵn trên đường băng hiu quạnh của sân bay Tân Sơn Nhất một thời vang bóng, nơi ngày xưa Tiệp được cô Ràng cho đứng thẳng lên bên càng xe thổ mộ để nh́n vượt qua tường rào “xem cho biết” hồi hai cô cháu đưa quưt cam vườn nhà lên Sài G̣n. Năm đó, năm nàng mười tuổi và lần đầu biết Sài G̣n đó cũng chính là năm Đính có đứa con đầu, một cậu đích tôn “chỉ cần nó ăn phải sạn th́ cả họ hết hồn !”.Cái mốc nào trong đời ḿnh nàng cũng đem so với Đính để thấy lúc ấy, một người đàn ông chưa quen biết đang đi vào cái chặng nào và cũng để thấy khoảng cách so le ngộ nghĩnh của tuổi tác. Năm Đính cưới vợ th́ nàng tám tuổi, nếu là người cùng xóm chắc chắn lúc đó cô bé Tiệp - có thể c̣n đánh trần - sẽ chạy đuổi theo cô dâu chú rể để ḥ la và có c̣n khi chạm tay vào áo cưới của cô dâu nữa. Năm Đính có đứa con thứ hai th́ nàng c̣n chưa lên Cứ, c̣n chưa biết kinh nguyệt là ǵ và khi Đính sinh đứa con thứ ba th́ nàng chưa mồ côi chú Tư Thọ, dĩ nhiên lúc đó giữa nàng và Hai Tuyên chưa có cái công sự ngập nước dưới gốc cây trâm bầu. Năm Bảy Lăm Đính làm ǵ, thật sự nàng không dám nghĩ thêm để khỏi phải h́nh dung cảnh trăng mật của vợ chồng người ta, như mọi người, như mọi đôi trong những ngày ngất ngây của phe chiến thắng.

Chiếc TU thở hơi lạnh mù mịt, chỉ thiếu tiếng ph́ pḥ là giống hệt đầu máy hơi nước xe lửa. Sếp nhà thơ chưa lần nào chính thức ủng hộ chuyện t́nh ái của Tiệp nhưng anh hay t́m cách nhắc Đính, hay t́m cách cho nàng biết tin từ Hà Nội và lần nầy th́ thông cảm ra mặt : “Anh cho em nghỉ phép đi tham quan Hà Nội một chuyến cho biết. Chờ tới Hội nghị nhà văn trẻ th́ lâu. Đi máy bay đi, cũng để cho biết, thanh toán công lệnh vé nằm xe lửa nhưng anh sẽ nói công đoàn bù thêm bằng tiền làm kinh tế của cơ quan. Đi đi, cô em, một công đôi việc, nhớ quan sát kỹ mọi thứ, nghe !”. Kiểu thu xếp nầy không chỉ v́ liên tài với nhau hay v́ quan hệ riêng tư, anh thường ứng xử với người nầy người khác bằng thiên h́nh vạn kiểu một phần là để đỡ gạt lại chuyện anh hay bưng bê thơ phú cho Hai Khâm và mấy anh Thường vụ khác. Nhưng Sếp cũng chính là người đưa đầu chịu báng khi bật đèn xanh cho Tiệp mang con tới ở trong trụ sở cơ quan, cứu nàng khỏi cuộc chiến tranh dai dẳng với Tuyên để “cả hai dành thời giờ cho việc lớn !”

Trời sập tối, Hà Nội hiện ra dưới cánh máy bay như một sa bàn nhỏ bé khiêm nhường v́ thiếu điện. Sông Hồng sau trung thu hẹp và dịu đi, nhiều sức liên tưởng như mọi ḍng sông nh́n từ cửa sổ máy bay. Sân bay Gia Lâm c̣n làm nhiệm vụ sân bay chính, vương quốc của cỏ ống - lại cỏ ống - và quá khiêm nhường so với thủ đô và so với Tân Sơn Nhất. Cỗ xe buưt phải nói là khá khả nghi về sự sạch sẽ chở hành khách của VietNam Airlines đi chầm chậm qua cầu Long Biên, Nhà Bác cổ, Nhà hát Lớn rồi Tràng Tiền, những con đường tĩnh lặng, trầm buồn dưới ánh đèn đo đỏ một trăm hai mươi oát. Đám hành khách cán bộ trên xe cũng lần đầu ra Hà Nội x́ xào thất vọng, họ chỉ cho nhau nh́n thấy một đám đông như họp chợ trên một đoạn viả hè vung văi rác kem que, một ngài đại uư quân phục quân hàm hẳn hoi đi từ trong chỗ xếp hàng ra vừa đi vừa mút một cách rất là nhịp nhàng cả hai que kem trên tay như một anh hề tung hứng. Bờ Hồ, trái với những người đi cùng, Tiệp thấy hơi tôi tối th́ chiều sâu lịch sử của Hồ Gươm như lung linh hơn qua mặt nước thẫm đen dưới bóng cây. Hà Nội, Hà Nội triền miên trong những câu chuyện không mệt mỏi của Đính, từ những ngày đầu anh ở trường Thiếu sinh quân Khu Bốn ra và đă cùng một người bạn thay phiên công kênh nhau trong một cuộc mít-tinh để được thấy Bác Hồ và Tướng Giáp, Hà Nội đă làm anh ngẩn ngơ nhiều đêm với “dáng kiều thơm” trong những tà áo dài thướt tha của những cô gái “nền nă nhất nước”, rồi Hà Nội thành nhà, thành quê hương thứ hai của “ choa” cùng với ba hay bốn chục phần trăm ǵ đó đă đưa nhút và kẹo Cu-đơ ra và đă thành dân “nhập cư thành đạt”, Hà Nội có nỗi đam mê trai gái và rồi lần lượt những đứa con chôn nhau cắt rốn ra đời, Hà Nội tinh hoa văn hiến, tinh hoa tính cách và giờ th́ “Hà Nội đă cơ bản hoàn thành xong quá tŕnh luộm thuộm, cũng như mấy ông Lâm Nghiệp đă cơ bản phá xong rừng !” Ngày xưa, hồi chưa gặp Đính, Hà Nội thiêng liêng trong Tiệp qua con đường duy nhất là chiếc radio Toshiba nàng mang bên ḿnh thời ở Cứ, sau nầy Hà Nội đồng nhất với nhớ thương v́ nó cất giữ Đính, Hà Nội như một thứ ma lực từ xa nhưng khi đă chạm chân lên nó th́ lại thấy sợ hăi v́ không lường được nó ẩn chứa những ǵ, giả dụ như nàng và Đính có c̣n gặp lại trong hương vị của một năm trước th́ Hà Nội bao dung hay bất trắc, săn đuổi hay chở che ? Chỉ thấy cây và cây nghiêm cẩn như những lăo làng, nàng thấy ḿnh bỗng thật sự nhỏ bé và bơ vơ như con cá nhỏ vừa cả gan t́m về cội nguồn nhưng không biết sẽ xoay sở ra làm sao nữa. Liệu Đính có linh cảm nàng đang ở rất gần anh, nếu không có nhiều ngày im lặng trắc trở vừa qua th́ chắc chắn anh sẽ có được nàng ngay lúc nầy.

An Khương hiện ra dưới bến xe buưt, mái tóc suôn suôn rẽ ngôi giữa, hai quầng mắt khắc khổ, cái miệng hô hô ít khi cười nhưng giọng nói th́ thanh tao, thánh thót :

- Tiệp thấy em ngoan chưa nè ? Lệnh phải ra đây đón là đi liền, chầu chực từ chiều tới giờ, bộ máy bay cất cánh trễ hả ?

Tiệp lao xuống ṿng tay mảnh khảnh của cô bạn đứng chỉ chấm vai ḿnh. Nếu người ta phải nén như thế nào để thành một viên phấn th́ An Khương cũng được nén như vậy. Cuộc làm quen để khởi đầu một t́nh bạn của họ hồi đó thật đặc biệt : trong lúc Tiệp đạp xe ṿng ṿng thị xă để t́m mua heo con, t́nh cờ nàng nh́n thấy một mảnh ván ghi thứ nàng đang cần dựng trên một chiếc ghế dựa để ngoài cánh cổng sắt của ngôi biệt thự thừa hoa giấy và thừa cả vẻ đường bệ một thời; một cô gái nền nă mặc bộ đồ vải bông đứng giữa bầy heo con trên vuông sân chắc đă từng là nơi diễn ra những bữa cocktail tràn trề, sự ngạc nhiên ở Tiệp dành cho lũ heo đẹp và cô gái con nhà là ngang bằng nhau. Sau cuộc mua bán nhanh chóng hôm đó, cả hai lại gặp nhau ở Trại viết nhờ tài xoay xở của Sếp nhà thơ, họ đă bổ vào nhau vừa cười vừa làm thân ngay, một người chân đất đi từ trong ra, một người từng xe đưa xe đón và đang là ngôi sao của khoa Sinh ngữ trường đại học, đúng hơn, họ dễ thân nhau v́ họ thương thời hậu chiến cay cực của chính ḿnh, v́ vậy mà họ dễ động ḷng với người khác.

Dưới ánh đèn kham khó, họ đẩy nhau ra để ngắm nhau :

- Tiệp bây giờ buồn buồn, ráo mà ửng, thấy muốn nhảy vô xin chết lắm !

- Khương sao, học hành vất vả, thời tiết khắc nghiệt, coi chừng lấy được bằng cao học th́ tàn luôn !

Khương méo miệng cười, chớp chớp mắt :

- ừ, em ở kư túc xá, có hôm lạnh quá phải xin giấy vụn đốt lên sưởi. Mà chỗ trường em dă man lắm, mỗi lần một đứa muốn tắm hay đi vệ sinh là phải có hai chục đứa đứng canh hai đầu, phân nửa thời giờ phải để vô chuyện ăn ở với vệ sinh cá nhân. Mà thôi, em học cũng được nửa chặng rồi. à má gởi ǵ cho em vậy ?

Như một kẻ đói khát đánh rơi hết dấu ấn của biệt thự, hoa giấy, xe đưa xe đón quần là áo lượt, An Khương vồ lấy túi quà Tiệp đưa, đặt nó xuống vỉa hè lục lọi ngay :

- Thuốc tây, lạp xường, thịt chà bông, xà bông tắm. Trời ơi chết em rồi, không có kem đánh răng sao ? Nữa Tiệp về Tiệp nhớ để lại kem đánh răng cho em, nghe !

- Cả Hà Nội người ta không đánh răng sao ? - Tiệp hỏi dồn, không hiểu làm sao nên nỗi. Nàng chợt thấy tủi thân v́ ḿnh không có tiền để mua ǵ cho bạn và những thứ hàng phân phối theo lương th́ ngoài thuốc lá đen có thể đưa ra chợ trời đổi lấy vài thứ khác, c̣n th́ mấy mẹ con phải nhờ vào chị Mỹ Nghĩa từ lâu. Trước khi đi, nàng phải tháo ống kem cũ ra bóp vào đó một ít, loại kem“bột là chính” và để lại ống kem nhiều ở nhà cho lũ nhỏ và Hiếu Trinh. Nàng không ngờ An Khương lại cần kem đánh răng hơn cả thuốc men, thịt thà và xà bông tắm.

- Không sao - An Khương đứng lên cười bả lả - Không sao, em súc miệng bằng nước muối cho chắc răng. Mà muối cũng phân phối, phải tiết kiệm từng hột. Tiệp đừng băn khoăn, em phải có cái bằng thạc sĩ nầy. Dân  Hà Nội họ chết sống với chuyện học, họ nói dân trong ḿnh thời tiết nuông chiều sản vật thừa thăi nên thích ăn hơn thích học.

Tiệp cười xoà :

- Th́ ai cũng có một cái miệng. Người Nam hay ăn th́ thôi nói, người Bắc hay nói th́ ít ăn !

An Khương phát vào lưng nàng, đột ngột như một em-xi trên sân khấu :

- Cái anh Đính của Tiệp th́ ăn hay nói ? Đây, xin mời TIệp nh́n vô chỗ tối nhất dưới bóng cây kia ḱa !

Một bất ngờ có thể đảo lộn tất cả chứ không như chuyện cái ống kem đánh răng. Có lẽ nào, linh tính hay là một sự xếp đặt dai dẳng bí ẩn nào? Nàng bỗng thấy bủn rủn như bỗng dưng bị kiệt sức, vũ khí của nàng là hờn giận, nghi ngờ, cật vấn, giờ mới nghe hơi hướng của “đối phương” mà đă không c̣n chút nhuệ khí nào và chỉ muốn qui hàng. Nàng và Đính đă không liên lạc nhau từ nửa năm nay, đúng hơn là năm tháng mười chín ngày, một nguồn tin từ Hà Nội đến tai Sếp nhà thơ của nàng rằng Đính hẹn nàng ở kiếp sau - nhưng nàng thấy c̣n lâu nàng mới kết thúc cái kiếp nầy. Nàng lập tức thư ra báo rằng nàng đă ra khỏi nhà, như thể muốn đi th́ phải nhấc cái chân lên, nàng cũng yêu cầu Đính nên dừng lại ở phía anh, nàng sợ sự bải hoải của tuổi tác, nàng ngại nhiêu khê và nói thật, nàng không tin người đàn ông có thể bỏ được một người đàn bà nếu chị ta chầy chống quá. Đính thư vào, lá thư chỉ có mấy ḍng vẻn vẹn :“Anh tin vào t́nh yêu của ḿnh. Anh cũng tin nếu em có lấy chồng th́ sớm muộn ǵ em cũng sẽ ngoại t́nh với anh ! ” Sau đó Đính im lặng, sự im lặng ngoan cố, kiêu hănh và ch́ chiết kiểu anh. Thỉnh thoảng Tiệp bắt gặp h́nh ảnh của ḿnh trong những sáng tác mới của Đính, những con chữ buồn, run rẩy và vẫn rất là lăng mạn cũng kiểu anh. Nàng cũng thường bắt gặp cả những cơn nhớ quay cuồng trong ḷng ḿnh vào những trưa, những chiều, những tối, những cơn nhớ từ trên không trung ập xuống như một tia điện, vật vă, thao túng và nàng biết đó chính là thần giao cách cảm như người ta vẫn nói. Dù vậy, nàng biết giữa hai người là sự cách trở lớn hơn cả chiến tranh và vĩ tuyến, một khoảng cách tuyệt vọng nên nàng không thiết kế cuộc gặp ngay với Đính. Nàng dự định sẽ đến chỗ An Khương, sẽ lắng nghe bạn bè của Đính và rồi thế nào cũng có “cuộc gặp gỡ lịch sử” vào phút chót. Giờ th́ mọi chuyện sẽ diễn biến theo thiết kế của Đính, anh mà đă muốn th́ nàng không quẫy ra được. Hà Nội không có những thầy thông giáo lăm le bộ luật ném đá như ở tỉnh nhà nhưng Hà Nội có sự nguy hiểm của dao kéo và cả a-xít dù Hà Nội là Đính, của Đính. Nếu Đính không sợ th́ nàng phải sợ cho chính ḿnh, v́ nàng là người mẹ của hai đứa con, nàng cần có mạng sống để nuôi dạy chúng nên người.

Giọng An Khương thánh thót lăng xăng :

- Vừa nhận được thư Tiệp viết cho em th́ anh Đính bỗng dưng ghé qua, như có trời xui đất khiến. Em buộc phải cho ảnh xem thư, vậy là khi em có mặt ở băi xe nầy th́ ảnh đă lù lù đây rồi.

Người đàn ông “trời xui đất khiến” của Tiệp đứng dưới ṿm cây tối, trên nền vỉa Bờ Hồ, hai tay khoanh trước ngực, tự tin một cách ĺ lợm vào tṛ giấu mặt kiểu thanh niên của ḿnh. Trong tiếng cười khúc khích đồng loă của An Khương, chính Tiệp là người phải bước tới. Nàng nhận thấy Đính già sụm đi như đă thực sự trồi lên từ địa ngục : mái tóc trễ năi bạc phừng phừng, g̣ má nhô xương và người như cao lên, mảnh khảnh.

Đính bước dài lên, dang tay một cách t́nh tứ, ôm chầm lấy nàng. Tiệp cúi mặt né tránh môi Đính, nàng biết Đính sẽ hôn vào môi ngay dù có An Khương hay bao nhiêu người đi nữa. Người anh ấm sực, nóng rẫy nhớ thương và sung sướng. Tiệp kêu lên :

- Đồ đạc lích kích quá, máy bay trễ giờ nhộm nhoạm quá !

Đính cḥng chành

- Khổ, độc quyền th́ họ có tôn trọng ai ! Biết là máy bay muộn giờ nhưng anh với An Khương cũng thót tim. Sao, phở chứ, phở để mừng chị Tiệp em nguyên đai nguyên kiện mà không có cái đuôi nào để anh bị ra ŕa, An Khương nhỉ ?

An Khương cười hí hí, ghé tai Tiệp trong lúc Đính cúi xuống mở khoá chiếc Mobylette và chiếc xe đạp mi ni khoá chùm vào nhau trên vỉa hè :

- Bộ dạng nầy th́ chị chưa theo em vô trường được đâu. Anh Đính ảnh đang  t́m cách ăn tươi nuốt sống chị đó.

Lại cười, chất giọng trong veo như một niềm an ủi, kèm theo bộ mặt đỏ bừng v́ gái tân mà nói chuyện ăn tươi nuốt sống. Cảm xúc của thịt da tim óc tưởng đă bó rọ được rồi, bỗng xổ ra như một con thú sổng chuồng khiến Tiệp thấy ḿnh ngầy ngà với cái mùi đàn ông của Đính ngay bên cạnh, không có một gang tấc cách trở nào.

An Khương là típ người có thể quên ăn và quên cả tuổi tác để học hành và bằng cấp, cũng như bà má thành thị của cô ta sẵn sàng đánh đổi  ngôi biệt thự thơm tho ngày nào để chuốc lấy mùi phân heo vậy. Nhưng khác với Hiếu Trinh, khi thấy cảnh Đính và Tiệp sóng sánh với nhau th́ cô nàng cũng sóng sánh theo, như là bị nhiễm điện, chứng tỏ trái tim kia không hoàn toàn thứ lư lẽ mô phạm.

Đính chủ động cầm túi hành lư của Tiệp máng lên ghi đông xe của ḿnh. An Khương có ư ngăn :

- Để chị Tiệp ngồi bên em cho an toàn đi.

Đính lưỡng lự :

- Nhưng trước sau ǵ chị của em cũng phải đi với anh kia mà !

An Khương lập nghiêm :

- Chừng đó tính sau, em sợ cảnh bị túm rồi đánh ghen ngoài đường lắm ! Khi có em th́ em phải bảo vệ chị Tiệp. Anh nói địa chỉ quán phở rồi chở đồ đến đó trước đi !

Đính đành nghe theo, miễn cưỡng :

- Th́ anh chở đồ, c̣n người th́ cho em mượn cho tới lúc tối hẳn. Ḿnh thận trọng vẫn hơn !

Tiệp nh́n xuống ḍng xe đạp dưới ḷng đường , kêu lên :

- Miền Bắc thiên đường, thiên đường là xe đạp phải có biển đăng kư vậu sao ?

         Đính cười khớ khớ :

- Em bị mấy ông nhà thơ đi bằng xe Vôn-ga, sống bằng cửa hàng riêng ở Tôn Đản lừa rồi em ơi ! Xe đạp c̣n có biển đăng kư th́ em h́nh dung, con người c̣n bị kiểm soát tới mức nào !

An Khương đế vào :

- Anh mà viện lư bị trói tay trói chưn để treo chị Tiệp th́ coi chừng mất như xe đạp để ngay Bờ Hồ đó nghen !

Đính nói một hơi :

        - Anh đâu có viện lư. Thằng con lớn đi du học Đông Âu, thằng thứ đang ôn thi đại học, tụi nó mà nổi loạn th́ mẹ anh chôn sống anh. Anh có chần chừ có thoả hiệp nhưng anh không đầu hàng. Vả lại, phần chị Tiệp em đă xong đâu !

Tiệp đi nhủn nhẳn theo hai chiếc xe để sang bên kia đường. Nàng nhớ hôm nàng dọn ra riêng, một ngày b́nh thường sau sự kiện Đồng Đưng một năm. Sau khi cầm được tờ giấy có chữ kư của Tuyên “cho phép vợ tôi ra khỏi nhà”,( sếp nhà thơ yêu cầu có cái giấy đó ), nhân lúc Tuyên đi làm, nàng lặng lẽ kêu hai chiếc xe ba-gác đến nhà chở đồ đạc lên trụ sở cơ quan. Quần áo của hai mẹ con, tủ sách, vài cái soong vài cái thau, mớ gia dụng lèo tèo trông buồn thê thảm, đáng giá nhất là chiếc tủ lạnh để làm đá nuôi con gái, lâu dài sẽ nuôi cả Vĩnh Chuyên v́ Tuyên sẽ đi Học viện và sẽ bận nhiều trọng trách lớn. Nàng để lại cho Tuyên gần như tất cả, ti-vi, xe máy, nồi cơm điện cùng với Vĩnh Chuyên để trước mắt Tuyên đỡ mất thăng bằng. Nhưng nàng đă không đành ḷng khi h́nh dung Vĩnh Chuyên sẽ tha thẩn mỗi khi đi học về mà cửa nhà vẫn khoá, thế là nàng đưa con trai về chỗ mới luôn. Buổi trưa đó, Thu Thi và Vĩnh Chuyên nằm ép bên nhau trên chiếc giường nguyên là giường khách của cơ quan trong căn pḥng nhỏ như một gian bếp nhà cũ và chúng đă nín thở mỗi khi nghe thấy tiếng chuông ở tầng dưới. Ông lăo hoạ sĩ già độc thân ở khuất sau cầu thang lẹp xẹp ra mở cửa, tiếng chân người đi lên và Tuyên xuất hiện, cả bốn người đều nín lặng như trên một sân khấu lúc căng thẳng nhất. Được mẹ chuẩn bị tinh thần sẵn, Vĩnh Chuyên bước xuống giường lặng lẽ đưa tay cho ba dắt về. Nếu không có Thu Thi th́ nàng đă không để Vĩnh Chuyên về với ba nó, nhưng Thu Thi là Thu Thi, Vĩnh Chuyên là Vĩnh Chuyên, không đứa con nào có thể thay thế cho đứa nào trong ḷng mẹ, t́nh mẫu tử không chật nhưng nó nhiều ngăn, các đứa con b́nh đẳng nhau trong những cái ngăn đó mà nếu có một cái ngăn bỗng chốc trống đi th́ nó sẽ sụp xuống thành một nấm mồ chứ không thể lấp đầy bằng ai khác. Vĩnh Chuyên đi xuống cầu thang, tiếng dép lóc cóc của nó dẫm lên gan ruột nàng, nếu không có Thu Thi chắc nàng đă lao đầu qua cửa sổ. Nàng và con gái ôm nhau khóc lặng, bắt đầu cho rất nhiều lần khóc v́ xé lẻ, chia ly sau nầy. Thế là nàng đă dấn lên, nàng đâu có chờ đến khi con vào đại học, nàng đă ra khỏi cái nhà ấy v́ cuộc sống dài lâu của ḿnh với cái rơ-moóc các con, lúc đó nàng đâu có thấy Đính, thậm chí anh đă muốn hẹn nàng ở kiếp sau, Đính xa vời, mất hút, nhưng nàng vẫn cứ bước đi v́ chính ḿnh, phía trước. ít lâu sau Vĩnh Chuyên chạy về với mẹ v́ “ba hay dẫn con đi nhậu nhà chú nầy chú kia, thức khuya muỗi cắn quá”, sau đó Thu Thi chạy về “đổi ca” cho đến khi “ba có cô ǵ đó ở cơ quan hay lui tới thủ thỉ, thôi th́ con về với mẹ để ba có người khác cho rồi !” Sau đó nữa, Tuyên đi Học viện chính trị, chính thức đặt chân vào guồng máy đầu tỉnh c̣n việc ly hôn với nàng th́ anh ta nhát gừng “anh thấy chưa cần thiết !” Tại sao nàng chưa xong thủ tục với Tuyên th́ Đính vẫn dẫm chân tại chỗ ? 

Câu chuyện bắt đầu hơi sớm do mồm miệng và sự sốt ruột của An Khương. Không khí ngập ngừng, vướng mắc. Đính giả lả :

- Các em thấy chiếc “Cá xanh” nầy có làm đẳng cấp của anh nhích lên chút nào không ?

An Khương cao giọng cười :

- Cái thứ mà vợ anh gọi là đống sắt vụn đó hả ?

Nhắc tới vợ, Đính im lặng, trầm mặt khoát tay ra hiệu cho hai chị em lên xe đi trước.

Dọc đường, An Khương căn dặn :

- Anh chị phải cẩn thận, phụ nữ ngoài nầy khi đă dữ dằn th́ không biết đường nào mà lần !

- Em có được anh Đính rủ tới nhà lần nào chưa ?

An Khương ngoảnh lại khiến ghi-đông chao đi, chiếc xe suưt máng vào ghi-đông của một xe khác, người đàn ông đi cùng chiều cũng chao về phía trong và lập tức một câu chửi rất tục văng ra.

- Rồi Tiệp sẽ thấy người ta hung tợn như thế nào. Chật chội, khổ cực, thiếu thốn, bất măn quá mà ! Nhà anh Đính hả, em chỉ biết chung chung ở khu đó khu đó, có gan trời th́ ảnh cũng không dám mời em về nhà !

- Sao vậy ?

- Chị chưa biết chuyện ảnh bị túm ngoài đường rồi công an phải tới can thiệp sao ? Lần đó, đâu cũng mới đây thôi, ảnh đèo bà nào đó chắc là đi quá giang trên chiếc Cá xanh mới mua, bà vợ đi đường bắt gặp, vậy là ầm ĩ cả một đoạn phố. Thật t́nh em thấy anh chị nhiêu khê, em ngán mà cũng thương anh thương chị quá trời.

- Tấm gương của chị làm em sợ hả ? - Tiệp hỏi để tránh xa đề tài của Đính và vợ Đính.

An Khương thở dài :

- Em cũng ba mươi rồi, thằng trẻ th́ nó chê mà thằng già th́ vợ con lùm đùm, nói theo cách nói của ngoài nầy là ế sưng !

Tiệp bộc bạch :

- Chắc má em lo lắm. Chị có con gái chị hiểu ḷng mẹ hơn em.

- Má em không lo chuyện em ế mà lo em chậm tiến bộ !

- Trời ! Phấn đấu như em vầy c̣n chưa tiến bộ sao ?

- Cũng tại má em thương bầy em của em. Chúng nó cần em có vị trí lớn trong guồng máy để kéo chúng nó lên. Gia đ́nh em là gia đ́nh gốc tư sản, gia tộc nhiều người theo nguỵ mà chị !

Tiệp an ủi :

- Ḿnh trong cuộc ḿnh khổ mười th́ má ḿnh khổ mười một, nước mắt chảy xuôi mà .

- Vụ anh Đính nầy nữa, gia tộc chị phản ứng sao ?

Tiệp cười buồn :

- Giờ th́ mới cấm vận thôi, án có nặng hơn lần anh nhà báo một chút. Tái phạm mà, tiền án tiền sự mà. Nhưng cô Ràng chị c̣n nghe ngóng, chắc chờ chị hồi tâm sau khi Tuyên đi Học viện về.

- Chị th́ bị Tuyên treo, anh Đính th́ vợ treo, nghe bạn bè anh Đính nói chị ta tuyên bố : Với bất kỳ con nào tao cũng treo hai đứa tới già !   

Quán phở quốc doanh chiếm vị trí ưu thế trong một khu tập thể nhiều ngôi nhà vàng vàng và những cái lồng sắt nhô ra lởm khởm. Một đám đàn bà đang chửi nhau ở ṿi nước công cộng ch́m dưới gạch vỉa hè gần đó. Đính đă t́m đủ một chỗ trên vỉa hè để An Khương đẩy chiếc mi-ni vào đống xe đạp dưới tán cây. Cả ba thận trọng bước vào, cùng đưa mắt “kiểm tra an ninh”. An Khương cười lí nhí :

        - Ḿnh giống những chiến sĩ trên mặt trận thầm lặng quá !

        Đính thở phào v́ không thấy ai quen :

- Tiệp thấy An Khương nhiễm bệnh nói chua của anh chưa ?

Tiệp gượng cười v́ những thông tin ban năy của An Khương làm nàng thấy như ḿnh đang phơi cái bản mặt của người sắp bị bắt quả tang, sắp bị hành hung v́ cái tội giựt chồng người !

        Quán phở chắc là có tiếng, mùi than đá, mùi thịt thà lưu cửu, những dăy người chen chúc gần như là xếp hàng, đi ăn mà phải tŕ vai, áp lưng, giơ phiếu như thị trường chứng khoán th́ Tiệp chưa thấy bao giờ. Và mùi gọi là phở, Tiệp chỉ biết mùi phở lần đầu hồi đi Sài G̣n với cô Ràng. ở thị xă của nàng phở có nghĩa là nước xương heo dùng chung với  hủ tíu, có giá trụng, húng quế và tương ngọt của người Tàu. Sự chênh nhau và khác nhau của các đường vĩ tuyến chăng ? Những chiếc bàn bẩn thỉu, nền quán vung văi giấy ăn và xương xóc, những cô mậu dịch viên áo trắng in chữ mác MDQD xanh xanh hy vọng nhưng mặt mũi cô nào cũng “có vấn đề về lịch sự”.  Trong lúc An Khương chạy đi bưng bê giúp Đính th́ Tiệp ngồi ngắc ngứ không hiểu ḿnh liều lĩnh đi Hà Nội vầy là dại hay khôn, sự lấn cấn hồi ở trên máy bay giờ rơ rệt hơn, như có một hột chanh trong miệng. Nhưng nàng không tháo lui được nữa.

       Cuối cùng Đính lấy được hai tô phở, An Khương cũng được một, theo sau, những cái tô Hải Dương meo méo và những chiếc muổng chết cười. Những cái muổng gọi là th́a ấy bị đục một cái lỗ tṛn nhỏ ở chỗ đáng ra nó phải rất nguyên rất lành để làm một cách trọn vẹn và tốt đẹp chức năng giúp cho người ta húp được nước phở. Tiệp múc thử nước phở lên, để cho chúng chảy hết qua cái lỗ ấy và lại múc, như một cô bé quá thú vị với tṛ chơi mới khám phá được. An Khương không thấy lạ nhưng vẫn cười hùa theo. Đính th́ bắt đầu bộ mặt nhăn nhó trước khi tương một câu ǵ đó :

- Người ta làm thế để chống ăn cắp. Chỉ có những kẻ ăn cắp thành thần th́ mới nghĩ ra cách chống ăn cắp độc chiêu thế nầy !

- Thứ muổng nầy mà cũng bị ăn cắp sao ? - Tiệp kêu lên.

           Đính nhún vai như một kịch sĩ, An Khương nghiêm mặt buồn rầu không nói ǵ thêm.  Không khí đột ngột trầm tư, cả ba vứt muổng và cắm cúi ăn, sau nữa th́ họ kết luận rằng không ai thấy ngon miệng cả.