Gia đ́nh bé mọn
Dạ Ngân
13
Buổi sáng giờ cao điểm, dân Hà Nội giống một đàn kiến lầm lụi trên những chiếc xe đạp hoặc nội địa hoặc của Tàu hoặc khá hơn, của những người đi Đông Âu khuân về, dù có chút khác nhau về đẳng cấp ấy th́ vẫn cứ là xe đạp có đeo biển hoặc không đeo biển, xám xịt và buồn thảm. Tiệp ngạc nhiên về vẻ tất tả láo liên của những người đàn bà trên đường và đàn ông th́ như bị rụt cổ bởi chiếc nón cối màu xanh lính có thể tránh được băo giông và cũng thể kê làm chỗ ngồi khi cần thiết. Hồi nàng ở Cứ, những cán bộ hồi kết hay mặc áo lụa Hà Đông coi sự kiệt quệ của hậu phương lớn là một bí mật quốc gia và đài báo không ngừng tô vẽ “Miền Bắc thiên đường của các con tôi”. Sau hoà b́nh, Tuyên được Hai Khâm cho đi tham quan một tháng về, dưới mắt anh “Hà Nội nhỏ xíu mà toàn xe đạp c̣n các hợp tác xă nông nghiệp lân cận th́ to và quá qui mô, con đường tất yếu của miền Nam ta sau nầy !” Khi nàng đứng trong những dăy xếp hàng ở các bến xe, hay khi đứng chia thịt heo tiêu chuẩn đến phồng cả tay cho anh chị em trong cơ quan, hay khi xộc tay vào mớ gạo phân phối để nghe gạo tháng nầy mốc nhiều hay ít th́ nàng bắt đầu hoài nghi về một miền Bắc giấc mơ. Và khi gặp lại Đính ở Đồng Đưng, nàng bỗng vỡ lẽ và không khỏi cười ḅ khi Đính trố mắt : “Sao, em viết bằng bút bi ư, em sang thế, tiền ở đâu ra mà viết văn viết báo bằng bút bi ? Ngoài anh hả, bút bi phải dân đi Đông Âu mang về bán cắt cổ, c̣n th́ bút mực hết !” Mấy ngày hai người hai xe đạp thăm thú ṿng ṿng, sau khi tự bưng bê đến ba lượt mới xong món bánh tôm Hồ Tây hai suất, Tiệp nói với Đính : “Nếu anh làm công tŕnh xă hội học về Hà Nội thời kỳ nầy th́ anh đắc ư những h́nh ảnh nào nhất ?” Đính trầm ngâm chép miệng, dấu hiệu bắt đầu cái giọng “giấm ớt” quen thuộc : “Công tŕnh ấy nhất thiết phải có minh hoạ. Anh sẽ vẽ một dăy loằn ngoằn những gạch vỡ, nón mê, làn cũ, chỗi cùn, dép sứt, can nhựa hỏng, áo rách... đó là những vật h́nh rất hay được dùng để thay thế con người trong dăy xếp hàng ở chỗ người ta qui định cho đám đông, anh nghĩ nếu đứng riêng trong một cái phông thật tĩnh th́ cái dăy ấy rất sinh động, chúng có thân phận, có dấu ấn, có ước vọng, có linh hồn, chúng có diện mạo của những người như anh, như em gái anh, như bạn bè, như các con anh sau nầy. Em chưa bao giờ được ngắm một dăy xếp hàng ngộ nghĩnh như vậy, nhỉ, trong Nam của em dễ chịu hơn nhiều, nhỉ ?”
Sáng nay nàng cần phải tách Đính để đi riêng bằng chiếc xe đạp mi ni của An Khương. Những ngày qua, để giữ ǵn sự an toàn cho Tiệp theo chủ trương của mẹ anh, ngoài cái đêm Đính vắng nhà không lư do hôm Tiệp mới ra, bà yêu cầu hai người không nên đi chơi xa như Đính dự tính. Như một người vẫn đến cơ quan mỗi ngày, anh và nàng đă cùng đi thăm thú khắp nơi, cùng đắm ḿnh trong những địa danh và di tích mà anh thấy nàng cần phải khám phá để biết thế nào là một “Hà Nội biển dâu, Hà Nội âm thầm và Hà Nội kiêu hănh”. Những cuốc xe buưt sệt không khí dẫm đạp thô lỗ, sau khi gă guide lăng tử bị mất ngay chiếc kính đi đường trong khi lữ khách chẳng suy suyển ǵ th́ cả hai lại chuyển qua xe điện, một thứ phương tiện lề mề nhất hành tinh gợi nhớ lời thoại “hết ngày dài lại đêm thâu”của một vở kịch nổi tiếng. Những buổi trưa ghế đá khi núi Nùng khi Thủ Lệ qua bữa bằng thứ bánh ḿ “ném chó chó chết”, những khi ấy nỗi thèm nhau xoắn xuưt một cách khó chịu cả hai và Đính thường nh́n quanh rồi áp vào nhau, những cái hôn vội vàng vụng trộm tê dại.
Thật sự đă có một Hà Nội thu gọn trong ḷng Tiệp như một thứ kỷ vật trong tủ kính. Thế nhưng khi rời Đính th́ Hà Nội lộ thiên và khó chấp nhận ngay v́ vẻ xập xệ buông thả chứ không chỉ v́ nỗi chật vật hậu chiến. Nàng đạp xe qua Cầu giấy rồi Đường Láng, những cây xà cừ với những cái buớu khắc khổ lạ lùng. Ngă tư Sở, nơi ngày xưa người Chàm được quây giữ tại đây, quá một chút là khu trường với màu gạch quá lửa trên những bức tường, nơi Đính đă bỏ dở chương tŕnh đại học vào năm hai mươi tuổi với một ḍng chữ đóng dấu :“Phần tử cảm t́nh với bè lũ Nhân văn”, thế là, anh biết thế là yên tâm sẽ không bao giờ được cất nhắc hay đề bạt, yên tâm làm một cái giẻ rách xếp hàng cả đời và nhờ thế mà yên tâm với một chút độc lập của văn chương, yên tâm không được Tổ chức gạ gẩm để bị “nhúng vô thùng nước gạo quan chức !” Đang miên man về Đính th́ một nắm cát trên xe điện bay xuống đầu nàng.
- Quân mất dạy ! - tiếng một người đàn ông cùng chiều bị liên can.
- Mẹ cái lũ chết tiệt ! - một nạn nhân nữ phụ hoạ.
Tiệp dừng xe tức tối và ngơ ngác. Chắc chắn nắm cát ấy dành cho nàng, cái áo hoa lựu lập loè kiểu cọ hồi ở Điệp Vàng và cái cung cách nhàn nhă đă tố giác bộ dạng du khách của nàng. Một người đàn ông nho nhă đi bộ trên hè thấy nàng dùng tay phủi cát một cách giận dữ, dừng lại, ôn tồn :
- Bọn nhóc con đó suốt ngày nhong nhong phá phách cho đỡ buồn tay ấy mà. Nếu chúng không làm thế th́ chắc chúng phải đập vỡ những thứ khác !
Tiệp gượng cười cảm ơn sự chia sẻ, định bụng sẽ chú tâm vào đường xá theo lịch tŕnh Đính vẽ ra trên giấy. Chùa Bộc - Khương Thượng, Trung Tự và Kim Liên, cái mạng nhện địa danh chen chúc như mọi thứ chen chúc ở đất nầy.
Khu chung cư vàng gắt dưới màu xanh của những hàng xà cừ. Tiệp đẩy xe một cách chật vật lên từng cua thang, không làm sao chuyên nghiệp như Đính được. Lại nghe thấy mùi thum thủm rên rỉ trong mọi xó xỉnh, thứ mùi rất đặc trưng do cuộc sống bệ rạc chứ không chỉ do độ ẩm thường xuyên cao. Hành lang nhiều dây phơi, quần lót phụ nữ tự may lấy, những cái khăn made in quốc doanh thô nhám vàng khè, bếp ḷ để ngoài cửa, chuồng sắt để trồng mấy thứ rau gia vị...tất cả nói rằng Hà Nội được nông thôn hoá một cách rất là hiệu quả. Tiệp t́m ra cánh cửa sơn chống gỉ với những thanh sắt mảnh như que hàn ở đầu cầu thang, tự ḷn tay qua mở chốt, đi dọc hành lang một hồi th́ Đính từ một cánh cửa xanh xanh nhô ra, nhanh tay kéo nàng và chiếc xe vào, vụng trộm một cách cũng rất ư là chuyên nghiệp. Sau cánh cửa vừa chốt lại, anh t́nh tứ dang tay hôn vội hôn vàng như mọi khi rồi dựng xe, cất nón cất túi cho nàng. Tiệp nh́n nhanh, căn hộ bố trí theo kiểu thấy bếp trước, có vẻ đỡ hơn những nơi theo Đính mô tả th́ “đón khách là mùi nhà cầu, làm như ḿnh không phải loài mèo, không cần giấu cứt, kiểu thiết kế cho xong, dân chúng sống sao mặc, họ có nhà cao cửa rộng và cửa hàng Tôn Đản rồi”. Khi cao hứng loại chuyện nầy trông anh giống một con nhím sắc nhọn nhưng trông lại buồn cười, v́ nhím th́ doạ được ai !
Tiệp nghe thấy hơi thở thèm nhớ và hồi hộp của anh khi ôm lấy vai nàng đẩy sang pḥng khách :
- Mẹ ơi, Tiệp nó đến, mẹ nầy !
Mùi thảo dược từ gian trong thoảng ra, một bà cụ tuổi bảy mươi ba xuất hiện, nhỏ nhắn, tươi cười, vành khăn nâu vắt qua mái tóc bạc chưa hết và gương mặt cởi mở, sáng trắng như có khí núi và sự tinh khiết của suối nguồn trong làn da ấy. Tự dưng Tiệp nhớ đến cô Ràng, bằng trực giác, nàng biết bà mẹ là “đối trọng” của bên Đính với cô Ràng bên nàng và nàng ước một lúc nào đó hai người đàn bà ghê gớm nầy sẽ ngồi lại với nhau, bên nhau, đó mới chính là bậc thang cao nhất của hạnh phúc mà Đính và nàng mơ tưởng.
Mẹ Đính nh́n đón lấy Tiệp, nắm lấy tay nàng ân cần :
- T́m nhà cũng giỏi rứa hè. Ngồi xuống đi con. Hoà nó đi chợ, nó nói bữa ni nó quạt bún chả mời con !
Đính kéo Tiệp cùng ngồi xuống chiếc xô pha gỗ bên bàn sa lông, nói nũng :
- Lát con quay lại cùng ăn được không mẹ ?
Bà mẹ nghiêm trang những vẫn tươi cười :
- Phải giữ cho cái Tiệp nữa, con ń !
H́nh như cuộc tṛ chuyện mà Tiệp mong muốn không cần rào đón ǵ, đă có không khí bắt đầu. Đính miễn cưỡng đứng lên :
- Con đi thu tiền rượu với thu can đây ! Nói vậy chứ liệu Tiệp ở đây ăn trưa th́ có tiện không, mẹ ?
Bà mẹ đứng dậy sau lưng Đính, giọng nhọn đi :
- Mẹ sẽ bảo mẹ mời, ai nói năng lộn xộn mẹ trị cho ấy chứ !
Tiệp lại thấy một mô típ cô Ràng, xông pha, chắn đỡ, can thiệp, làm mưa làm gió, đủ cả. Đính dừng lại, lưỡng lự :
- Con không sợ Cẩm làm loạn mà ngại thằng chồng của con Hoà. Hắn là dân hay căi, cứ trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ măi th́ mệt lắm !
Bà mẹ cao giọng :
- Thằng nớ th́ dám chành choẹ với mẹ sao ? Không có mẹ gả con Hoà cho th́ có mà... Nghĩ mà tiếc cho cái đời em con, nếu không nghe lời mẹ chắc nó gặp một đứa khá hơn.
Tiệp lắng nghe : mẹ Đính là người vị con, bà kỳ vọng con cái như mọi bà mẹ sâu sắc trên đời và giá trị của những đứa con là điều quan trọng nhất của cuộc đời bà.
Tiệp đứng ngay phiá sau bà mẹ, mùi trầu thiêng liêng và tin cậy. Thế là nàng đă “nhập tông” như Đính tha thiết nhưng gió máy sẽ là tứ phía. C̣n gia tộc nàng, mỗi khi nghĩ đến cái khung nhau rốn ấy nàng thấy ḿnh giống người từ trên ngọn cây, muốn được đứng trên mặt đất th́ phải nhảy xuống, ở đó Đính sẽ bị đối xử ra sao, chấp nhận hay ghẻ lạnh, hay luôn bị xét nét như người ta xét nét bà bưu vụ ở Nhà bưu điện tỉnh và mụ bán vé “nà nàm” ở Điệp Vàng, những người t́m cách vô Nam sớm sủa để tranh những chỗ ngon và tương tự, Đính cũng thấy nàng là một chỗ ngon ? Đính là quư tử của một bà mẹ sắc sảo và đầy uy lực với gia tộc của bà, Đính được ngông nghênh và rong chơi thả sức trong cái bầu giăn nở do anh kiến tạo cho ḿnh, Đính từng được gia tộc vợ trọng thị - theo lời anh - vậỵ th́ Đính có bị thất thế không giữa gia tộc nàng, một gia tộc lấy sự trong trẻo giản đơn, sự hiếu thuận phẳng lặng và thứ văn hoá thuần tuư ứng xử và tôn ti trật tự truyền thống làm nền ?
Đính vào bếp cô em, cầm ra cây kéo để tháo bỏ cái biển trên chiếc xe Thống Nhất của ḿnh.
- Đă đến lúc phải kết thúc vai tṛ lịch sử khốn nạn của nó !- Anh nói với vẻ đoạn tuyệt giận dữ.
- Sao con không đi đưa rượu bằng xe máy cho đỡ nhọc ? - bà mẹ hỏi.
- Định hôm nay ghé đây nên đi xe nầy cho dễ lên cầu thang. Với lại đi Cá xanh mua xăng ngoài đắt quá !
- Hôm nào con đưa xe máy đến chở mẹ đi cân ít thuốc về Vinh hỉ?
Đính van nài :
- Tiệp c̣n ở đây, mẹ về làm ǵ vội, thỉnh thoảng để Tiệp nó c̣n đến chơi với mẹ chứ .
Cả bà mẹ và Tiệp đều im lặng, sự kèo nhèo nầy hết sức dễ thương nhưng xem ra không hợp lư. Bà mẹ cầm lên tấm biển sắt tây Đính vừa vứt bên cạnh giá dép, bà săm soi nó v́ nó là một trong những kỷ niệm của cuộc đời đứa con trai mà bà xả thân ra để yêu dấu.
- Con không giữ nó ư con ?
Đính chặc lưỡi :
- Thoát được nó sớm ngày nào nhẹ ḿnh ngày ấy, giữ chi cho chật nhà hở mẹ ?
Bà mẹ vẫn cầm tấm biển trên tay, mở cửa cho Đính dắt xe ra. Tiệp nhô đầu ra từ biệt, hôm nay Đính mặc chiếc áo sơ mi cũng cũ cũng ngà nhưng rộng dài, lai áo mỏng lá hẹ để phủ đi phần lớn chiếc quần xam xám có hai mụn vá lớn tướng sau mông. Kèm thêm chiếc nón cối trên mái tóc ngỗ ngược trông anh khá giống tay thợ khoá chữa rong Tiệp hay bắt gặp trên đường trong mấy ngày qua. Đính quay lại nhún vai, lè lưỡi, so lưng với Tiệp để chống đỡ bộ dạng rách nát của ḿnh, lúc đó chữ sĩ trong anh chắc đang quay mặt về phía nàng ngọ nguậy và nháy mắt.
Bà mẹ nhắc Tiệp chốt cửa, trở lại pḥng khách, tần ngần :
- Con thấy chưa ń, Đính nó tận tuỵ rách rưới thế mà con vợ nó có vừa ḷng đâu. Hai cái nghề của tụi nó cũng xung khắc quá. Ngày xưa chưa có bằng tại chức c̣n nể nang chồng, giờ ngồi ghế cán bộ tổ chức thành uỷ th́ chồng thành cái nón mê, thế mới khó nghĩ con ạ !
Cả hai cùng ngồi lại chỗ cũ. Được đà, Tiệp hỏi luôn :
- T́nh trạng vợ chồng ảnh thực sự là thế nào hở mẹ ?
Nàng nghe thấy tim ḿnh như ngừng đập v́ câu trả lời của một chứng nhân theo nàng là quan trọng nhất. Bà mẹ ngẫm ngợi với lá trầu trên tay, y như cô Ràng, cái dao mũi nhọn nổi tiếng của làng Đa Sĩ thoăn thoắt trên một quả cau xinh nhỏ. Tiệp kiên nhẫn chờ đợi và ngắm bà, một bà mẹ bằng xương bằng thịt mà Đính đă không ngớt phác hoạ ở Đồng Đưng, ở những lá thư gián đoạn và cả trong những ngày qua. Tiệp chưa thấy ai sùng bái mẹ như Đính, mẹ son sẻ và trí lự, mẹ tảo tần và chính xác, mẹ trở nên phi thường sau khi bị tù oan một năm trong cải cách ruộng đất, mẹ là bà trời cho các con anh khi cả Hà Nội phải sơ tán... Mẹ đă cho anh tất cả, t́nh mẫu tử và t́nh bạn, ánh trời và đất đai, t́nh thương và sự ngưỡng mộ, có lẽ v́ vậy mà trong tim anh, cô nàng Mác-ta thành uỷ lúc nào cũng ít chỗ và luôn bị anh so sánh với mẹ của ḿnh. Tiệp nhắc lại với mẹ Đính câu hỏi vừa năy :
- Nếu vợ chồng anh Đính bỏ nhau th́ lỗi ở con nhiều hay ít, mẹ?
Bà mẹ đi vào bếp nhổ cốt trầu rồi lại im lặng đi vào trong lục t́m ǵ trong đó. Tiệp lại kiên nhẫn chờ, một bị cáo đang hy vọng được giảm án. Lại rất giống cô Ràng ở cái cách tŕ hoăn những phán quyết quan trọng v́ cả hai biết ḿnh là ngọn cờ, là cái nút của sự việc có quyền thắt mở, cả hai đều là cao xanh của Đính và nàng, cả hai luôn được những kẻ dưới trướng nghĩ tới bằng hy vọng hay e sợ. Thế nhưng nếu mẹ Đính đưa tay ra cho Tiệp th́ chắc chắn cô Ràng sẽ vờn quanh Đính như mèo vờn chuột để biểu diễn, v́ anh là “gă đầu têu”, c̣n nàng và gia tộc nàng là “bên bị”, bên chịu thiệt. Tiệp lại h́nh dung cảnh hai vị thủ lĩnh gặp nhau dù viễn cảnh ấy xa c̣n hơn Mỹ và Việt Nam bắt tay nhau.
Bà mẹ trở ra, một tờ giấy báo cũ để gói tấm biển xe đạp của Đính lại và hai cái que thảo dược ǵ đó trên tay :
- Mẹ cất hộ cái biển cho nó, ngộ họ bắt đeo lại th́ sao ? Chỗ Đính c̣n bức ảnh mẹ bế hắn hồi chín tháng đấy. C̣n đây là hai thỏi sâm khô. Con gày g̣ quá con ń, cầm cái ni về trong nớ khi nào mệt th́ nhá một chút ngậm trong miệng lấy sức. Hai đứa nhỏ cũng rứa, thiếu thốn dễ sinh hạ đường huyết, khi chúng xỉu, con giă sâm ngâm lấy nước đổ cho chúng, con ń ! - Bà nhét quà vào tay Tiệp, bấy giờ mới vừa sắp soạn giỏ trầu, y như cô Ràng, vừa hạ giọng : Đáng lẽ mẹ về trong nớ mấy bữa ni rồi nhưng Đính hắn nằn ń ở thêm cho biết mặt con. Mẹ ở đây với con Hoà th́ không chịu được thằng Sự, ở chỗ thằng Đính th́ không chịu được con Cẩm, vợ hắn. Mẹ không chịu được Hà Nội, mẹ thích ở quê, dưng mà Đính hắn cứ phải ngược xuôi ra vào tiền rắc đường hết ! Nhiều lúc mẹ cũng ước giá hắn có đứa khác để mẹ ở được với cả hai, dưng mà đứa mô, ra răng ? Nó khổ một mẹ khổ tâm mười, dưng mà ba đứa con của nó khổ th́ mẹ không chịu nổi, con ń !
Tiệp nín nghe, nuốt lấy từng lời và cũng nuốt luôn vào ḷng một sự thật khác : Nếu Đính chần chừ với vợ chính là v́ sự ray rứt của bà mẹ mà anh tôn thờ. Nàng lặng lẽ thở dài và muốn khóc. Nàng nhớ ông bà nội của Tuyên, hai người có công nuôi dạy Tuyên từ nhỏ và hướng anh đi lên Cứ, hai người thường được Tiệp săn sóc nhiều hơn là ba mẹ anh, hai người đă doạ là sẽ tự tử nếu nàng và Tuyên bỏ nhau. Nàng cũng đang nhớ ba của Tuyên, một người đàn ông nhỏ thó, như lăo bộc với bà vợ có đôi mày xếch và đôi g̣ má cầm quyền cao lễu, người cha ít khi nói ấy đă một ḿnh xộc lên chỗ Tuyên khi nghe chuyện và cũng chỉ nói : “Tụi bây thuốc hai đứa nhỏ cho chết đi rồi muốn ǵ th́ muốn !”
Bà mẹ Đính nói tiếp :
- Mẹ năm ni cũng đă thọ hơn bố thằng Đính rồi. Nếu đời mẹ c̣n điều chi chưa thoả nguyện th́ là cái điều mẹ để cho Đính hắn chọn con Cẩm, giá hắn gặp người khác th́ sự nghiệp hắn rạng rỡ hơn. Vợ hắn cứ dúi hắn xuống thôi, con ! Con không có lỗi, lỗi là ở hắn và con Cẩm, tại anh tại ả tại cả đôi đàng, con vợ th́ cương c̣ng hănh hỗ mà Đính hắn th́ cứ phải được trọng vọng, ngọt ngào cơ. Hồi ở Đồng Đưng ra hắn có ghé qua mẹ, hắn thủ thỉ với mẹ ngay, tính hắn để trong dạ là cấm có chịu được. Con về con giải quyết chuyện của con trước đi đă, con ń !
Có tiếng gọi cửa, giọng Nghệ c̣n rất nặng. Bà mẹ đứng lên trấn an Tiệp :
- Hoà hắn đi chợ về, hắn sẽ nói thêm với con, con hỉ !
Tiệp đi theo bà ra cửa, lúng túng v́ không biết xưng hô thế nào với cô em Đính, người hơn ḿnh cả một giáp. Một phụ nữ cỡ tuổi chị Hoài của nàng, đẫy đà, cởi mở trên mức Tiệp h́nh dung, tay xách cái làn nhựa Liên Xô, tay kia bóp lấy vai Tiệp, tíu tít :
- Chị Tiệp đây hả ? Giời ơi, anh Đính nhắc chị suốt ngày, nghe đau cả đầu, sốt cả ruột. Chị đi đây th́ hai đứa nhỏ thế nào ?
Một câu hỏi không kịp nghe trả lời v́ người hỏi lập tức đi thẳng vào bếp bận bịu với việc khác. Tiệp chợt so sánh em của Đính với chị Hoài và thấy hai người lại giống nhau ở chỗ khách khứa và ḍng tộc là niềm say mê bất tận của họ, típ người theo định nghĩa của Đính “nếu trộm có vào nhà, trước khi tri hô th́ cũng phải hỏi xem có cùng quê và cùng họ không đă”. Tiệp không ngờ ḿnh được chào đón trót lọt, trên mức trót lọt, đó là sự rộng mở theo thuyết lư người nhà của tôi, quyền lợi, niềm vui và hạnh phúc của người nhà tôi là trên hết, dĩ nhiên người nhà ở đây là Đính, sở dĩ nàng được vồn vă là v́ Đính, anh cả, đích tôn và là ngôi sao của ḍng họ.
Hoà sắp soạn giỏ chợ ra thau và rổ, liến thoắng :
- Xếp hàng từ tinh mơ đến giờ chỉ được bấy nhiêu thịt bạc nhạc nầy. Chỉ có rau là chấp nhận được. Chị Tiệp đi với em ra ṿi nước tṛ chuyện một thể nhá. Mà khoan, để cho chị xem cái nầy đă, chị xem cho biết anh Đính thời trẻ với cả nhà luôn.
Bà mẹ đă trở lại với mớ thuốc bắc thuốc nam của bà, công việc mà bà đă mày ṃ để nuôi con sau khi nhà đất bị tịch thu hết sau cải cách ruộng đất. Hoà kéo Tiệp vào gian trong, lấy từ trên tường xuống một khuôn ảnh đen trắng nhỏ cỡ quyển sách, hồn nhiên bảo đó là bức ảnh cả nhà sau đám cưới của Đính ở Vinh, cách nay đă hai mươi bốn năm. Tiệp đón lấy khuôn ảnh rồi bước ra chỗ sáng ngoài pḥng khách, thật ra là nàng muốn được đứng một ḿnh với kỷ vật không thể thú vị hoàn toàn như cách nghĩ giản đơn của em gái Đính. Bà mẹ không lăng xăng với tṛ khoe ảnh nầy, bà tế nhị và trí lự, đúng như Đính ngưỡng mộ. Lúc Đính chụp bức ảnh nầy th́ Tiệp tám tuổi, lúc đó là không khí đồng khởi ở miền Nam, lúc đó nàng chưa có khái niệm ǵ về làm người, đôi lứa hay văn chương, hạnh phúc hay đau khổ...lúc đó nàng làm sao biết được ở một nơi cách ḿnh hàng ngàn cây số có một người đang rúc rích “nhiều lần trong đêm tân hôn” theo Đính thú nhận, và người đó cũng không sao biết được rằng hai mươi năm sau ḿnh sẽ phản bội người vợ “nhiều lần trong đêm” và lại ước vọng trăng mật với người đàn bà khác. Lúc đó Đính đứng sát vào người vợ mới cưới xinh như mộng, đẹp như trăng tṛn, môi miệng tươi hoa và anh đă cười nụ cười mà theo Tiệp, nụ cười ấy chỉ có ở anh một lần trong đời, ngây ngất, thanh tân, nụ cười không bao giờ dành cho Tiệp, không bao giờ Tiệp được sở hữu nó cả. Tiệp đưa trả khuôn ảnh cho em gái Đính, buột miệng :
- Hồi đó anh Đính cười măn nguyện quá chừng !
- Th́ chị bảo - Hoà tiếp tục hồn nhiên, một người thật là thừa thăi hồn nhiên - Hồi đó chị Cẩm mới mười tám, lại là hoa khôi đất Vinh. Ai có ngờ cuộc đời lắm nỗi thế, hở chị ?
Em gái Đính đi trước, xô chậu và rổ rá, Tiệp theo sau, ngập ngừng v́ sự có mặt dây dưa của ḿnh ở đây. Những ǵ cần hiểu th́ dường như đă hiểu, bằng trực giác và linh giác, ṭ ṃ và dấn thân, nếu nàng Mác-ta của Đính đột ngột xuất hiện hay cái ông Sự hay căi, chồng của Hoà trở về th́ bữa bún chả nầy sẽ biến thành bữa ǵ ?
Bưng bê các thứ vượt qua đường, Hoà đưa nàng sang khu Kim Liên, bảo khu nầy mới là đàn chị chung cư của Hà Nội. Một cái ṿi nước công cộng dưới tán cây xà cừ, ngoài kia là chợ, là những cửa hàng thương nghiệp quyền thế mà vẫn cứ lèo tèo, bệ rạc. Ṿi nước gần trưa khá vắng, một phụ nữ ngồi giặt, hai cái thau nhôm đúc xin xỉn, nặng nề, một gă đàn ông đứng tuổi trắng trẻo có một cái thau Liên Xô lớn tướng dưới ṿi và gă đang cấp tập múc từng gáo nước từ dưới thau đổ lên cái ḿnh trần nhóc nhách chiếc quần đùi mỏng tang. Gă đang nh́n lom lom vào những nịt những x́ lều bều trong thau nước của người đang giặt. Giọng Thanh Hoá của người đàn bà the thé :
- Cái lăo kia ! Ngày nào cũng đứng tắm giờ này, c̣n thọc tay vào quần kỳ cọ trước mặt bàn dân thiên hạ, thối quá !
Lăo thối quá cười đểu :
- Thế sao ngày nào cũng ra giặt giờ này ?
- Đă biết vậy sao không gánh nước về tắm trong nhà cho con vợ nó ngắm ?
- Vợ nó đi làm, ra đây ngắm qua ngắm lại, chết ai nào ?
- Đồ mặt dày !
Tiệp đứng lựng xựng, tưởng sắp chứng kiến một đám đánh nhau nhưng không khí dịu ngay, như họ nặng lời quen rồi và rút lui đúng lúc cũng quen rồi. Cô Hoà bảo sẵn nước đây, ở trong Cầu Giấy với bạn chắc khổ, chị muốn gội tóc không để em lên nhà cầm xà pḥng và khăn xuống ? Tiệp lắc đầu ngồi xuống lặt rau, nàng nhớ đến cô em gái kế Tuyên, cũng một cô Ba như em gái Đính, người đă dám liều thân t́m đường vượt biên để cứu tương lai của đám em chín đứa nhưng v́ vụng tính nên bị tóm lại trước khi ra tới biển. Hôm cô Ba ấy bị điệu ra toà v́ tội “phản quốc”, Tuyên phần v́ giận dỗi kẻ dám làm ô danh anh, phần v́ không dám chường bộ mặt cha cố trong khán toà, Tiệp đă đến đó, nàng không sợ ǵ hết, nàng muốn nh́n thấy cô em một lần để dúi cho nó mấy đồng ít ỏi, thâm tâm nàng ngưỡng mộ sự hy sinh của nó. Luôn luôn có sự trái ngược giữa Tuyên và nàng, từ quan niệm đến ứng xử, có lẽ v́ Tuyên là một con ngựa đă bị bịt mắt với đường trường hoạn lộ của ḿnh. Trong chuyện Tiệp và Tuyên bỏ nhau, nếu có áp lực nào từ phía nhà chồng khiến nàng mủi ḷng th́ chính là h́nh ảnh ông bà nội lụm cụm của Tuyên, người cha yếm thế của Tuyên và cô em gái thân bại danh liệt sau cái án tù.
- Mẹ nói với chị Tiệp ư định của mẹ chưa ? - Hoà hỏi, giọng quan trọng.
- Mẹ chỉ nói qua t́nh trạng anh Đính với chị Cẩm và có ư giục ḿnh giải quyết phía ḿnh. Nhưng anh Tuyên c̣n đi học mấy năm ở Sài G̣n.
- Mẹ nói mẹ sẽ thu xếp với chị Cẩm một cái giấy tay. Mẹ ngại dư luận nếu thành một phiên toà. Hai bên thông gia là bạn của nhau, chị Cẩm với em cũng từng là bạn, khổ vậy ! Cái chính là mẹ thương mấy đứa nhỏ. Chị mà gặp được chúng nó th́ hay, đứa nào cũng thông minh đĩnh ngộ, đứa nào cũng gien bố, nhất là thằng đang du học ở Ba Lan. Mẹ sợ anh Đính làm lớn chuyện, nó không về th́ bà cạo đầu khô cả bố mẹ nó luôn.
Tiệp thấy tủi thân cho ḿnh và muốn khóc :
- Vậy con của ḿnh th́ sao ? Hai đứa nó đă khổ cảnh ba một đường mẹ một nẻo mà c̣n chịu thêm tiếng có bà mẹ lăng nhăng bồ bịch, hoặc mẹ đi làm bé người ta. Ḿnh có danh dự của ḿnh, của các con ḿnh, của gia tộc ḿnh, Hoà hiểu không ? Thời buổi bây giờ không chính danh th́ không cục cựa ǵ được, ḿnh và anh Đính sẽ thành kẻ phạm pháp, thành đối tượng của dư luận, thành bia miệng, ḿnh làm sao chịu nổi ?
- Th́ thế ! Em cũng bảo mẹ thu xếp vậy là xưa. Không chính danh th́ anh chị làm sao tổ chức đời sống mới được ? Chị Cẩm có mà chịu để yên, rồi c̣n viết lách. Chị biết không, ông chồng em mà viết được một câu văn, một câu thôi như anh Đính th́ em đă đội ông ấy lên đầu !
Vừa lúc Tiệp thấy một đôi dép xăng-đan nhựa trong trong bên chỗ hai người ngồi, ngước lên dù chưa gặp lần nào, nàng cũng có thể biết đây là Sự, em rể Đính, người mà bà mẹ bảo nếu không ép th́ Hoà đă gặp một người khá hơn. Trắng nhỏ, tay ngắn, trán bó, càm hơi nhọn, rơ là một người khiêm nhường về mọi phương diện nhưng chắc là giàu thủ cựu.
- Cô Tiệp đây hử ? - một giọng Quảng khó chịu.
Tiệp đứng lên cho phải lẽ :
- Anh là Sự ? Chào anh !
Hoà ngồi yên hai tay dục dặc trong thau nước rửa rau :
- Anh ǵ ? Chị Tiệp cứ gọi tên như gọi em cho dễ nghe !
- Ơ hay, Hoà, tên thế nào được ? Cô Tiệp chỉ đáng tuổi em út nhà tui thôi !
- Ăn với nói, cái ông nầy !
- Nhưng mà tiếp cô Tiệp ở đây th́ Ḥa thấy có hợp với đạo lư không ?
- Đây không nói chuyện đạo lư với ông !
- Vậy th́ tôi cũng không ngồi ăn với những người vô đạo được !
- Chị Tiệp là do mẹ gọi tới, ông muốn ám chỉ mẹ nữa hở ?
Tiệp nh́n quanh, may quá, ṿi nước đă vắng người. Vựa lúc, mẹ của Đính xuất hiện, thoăn thoắt, giận dữ :
- Thằng Sự muốn chi th́ vô nhà đấu khẩu với tau, sao mi làm loạn ở đây, hử ?
Ông em rể Đính thua ngay, bỏ đi bét bét đúng với cái thân phải hàm ơn suốt đời v́ lấy được con gái của một bà mẹ như mẹ Đính. Tiệp nh́n quanh, như một cô bé con đơn độc đang cầu cứu mà không biết ḿnh cầu cứu cái ǵ. Giá cô Ràng nh́n thấy cảnh nầy, má, chị Hoài chị Nghĩa nh́n thấy cảnh nầy, các con nh́n thấy cảnh nầy, chắc chắn họ sẽ xúm lại khóc vật khóc vă, họ khóc cho nàng, cho chính họ, v́ nàng đă làm nhục họ trong màn ném đá giáo đầu nầy.
Bà mẹ giục :
- Thôi, hai đứa nhanh tay, mẹ lên trước trông nhà. May là mẹ từ ban công nh́n xuống, không th́ thằng nớ c̣n kiếm chuyện dai.
Em gái Đính đă lại hồn nhiên :
- Yên tâm, trưa nay cái ông dở hơi đó không về đâu !
Tiệp chần chừ rồi nói tuột ra khi thấy bà mẹ đă đi khuất :
- Có khi nào ông Sự đi lại chỗ chị Cẩm không ?
- ừ nhỉ - Hoà ngớ ra - Sao em không nghĩ ra nhỉ ? Thôi, giờ chị đứng đây, em lên nói với mẹ rồi đưa xe đưa túi xuống. Hôm nào em sẽ vô chỗ bạn chị đưa chị ra hàng ăn bún chả hẳn hoi. Đứng đấy em xuống ngay nhá.
Ngay lúc đó Tiệp nghĩ ḿnh sẽ t́m cách nhận diện người đàn bà ấy, cho dù phải đi vào hang cọp, ḿnh phải đối thoại, phải tự khám phá và sẽ quyết định, một ḿnh.