Gia đ́nh bé mọn
Dạ Ngân
16
Chuyện ǵ đến đă đến, cuối cùng Sếp nhà thơ cũng bị băi chức v́ “ vợ nọ con kia”, thay vào là một chủ tịch ngay ngắn, không dính ǵ với văn nghệ, một anh nhà báo từng là trưởng Pḥng thông tin chỗ cũ của Tiệp bên Sở. Không c̣n “nền kinh tế xé rào” nhà hàng nổi đèn vàng đèn tím, tờ báo chỗ Tiệp hết nguồn sữa tươi và bắt đầu suy dinh dưỡng, cơ quan Hội sống bằng tiền nhỏ giọt của ngân sách , mỗi khi đi Ngân khố các nàng văn pḥng phải cụ bị vải vóc và phong b́ để lo lót chuyện rút tiền. Tiệp càng yên thân với ngày và đêm của ḿnh nhờ sếp mới cũng là chỗ quen biết, nghĩa là được tự do nghĩ ngợi, tự do in ở đâu mặc, tự do đi đứng không công lệnh miễn là đừng có làm càn vượt biên vượt biển ǵ.
Bằng tiền nhuận bút mấy cái truyện và một giải thưởng kha khá ở Sài G̣n, Tiệp lên tàu với tấm vé ngồi cứng tính ra cũng tṛm trèm một tháng lương cán sự của nàng. Toa ngồi đa số là dân đen và những người lương thấp, mùi nhà tàu đậm đặc chỉ có thể đặt tên là khổ ải, chưa rời ga đă nghe thấy mùi nước tiểu từ hai đầu toa, chắc chắn ê kíp bàn giao không đủ tử tế để làm kỹ khu vực đó. Như mọi con người và mọi sinh vật trên đời, nếu không chọn được quê hương và cha mẹ th́ Tiệp cũng không thể chọn được cho ḿnh một chỗ vừa ư trên toa ngồi thời bao cấp. Xếp hàng, nín thở v́ cái mùi của ai đó phía trước và của cả đám đông, trân ḿnh với một “cây gậy” của gă nào đó ép từ phía sau, nín ăn nín uống nín tiểu để nhích dần, hồi hộp khép nép với bà bán vé hoạnh hoẹ chuyên nghiệp, thế là cầm lên cái vé gần cuối toa, nơi có thể nghe thấy suốt ngày suốt đêm mùi hố xí thùng trứ danh của Đường sắt Việt Nam.
Chung băng ghế gỗ với nàng là một cậu lính trẻ mặt dài dài, người dong dỏng, nh́n áo bludông thâm kim đoán biết là sĩ quan cấp thấp từ biên giới Tây Nam đi phép.
- Tàu sáu mươi giờ, ngày xưa bảy mươi giờ ba ngày ba đêm đấy bà chị ạ. Đi tàu lần đầu hở, có mang vơng không, thôi th́ em lên vơng, chị nguyên ghế băng rồi nhé !
Hai con người vừa nhận “chị em” cùng đưa hành lư lên gác trần, chằng buộc cẩn thận.
- Em cho chị đoạn dây dù, đến Thanh Hoá em xuống rồi, buộc riêng dễ cởi hơn.
- Chị có dây ni long đây. Có người bày cho chị ba mươi sáu chước đi tàu, khi thực hành th́ chỉ nhớ mang dây c̣n vơng th́ thế nào đàn ông cũng nhanh tay hơn, thôi th́ nhường họ, ḿnh được cả một băng ghế.
Người bày cho nàng cách đi tàu là Đính, hành khách chung thân của tuyến Hà Nội - Vinh mấy chục năm qua, xưa th́ vác con về gửi ông bà, nay th́ mẹ già như chuối chín cây, khổ sở cỡ nào cũng phải đi đi về về cho trọn đạo con trưởng.
Tàu chưa qua khỏi Đồng Nai mà “mặt bằng” vơng trong toa đă hoàn tất. Khách hầu hết là người Bắc về thăm quê và đám phụ nữ buôn đường dài, cả hai thành phần đều tháo vát, nhanh tay nhanh chân hơn người. Mùi khét khẳm của đám đông chật vật không khác ǵ mùi của những chiếc xe gia súc là mấy.
Gă nhân viên nhà tàu ban năy đứng ở cửa toa nhận khách và sau đó đă soi đèn pin soát lại vé, bắt đầu đi dọc toa chậm răi, nghiêng ngó, rồi đi ngược trở lại, cũng là để nghiêng ngó. Mặt thịt, mũi lân môi dầy, mụn bọc cũng dầy, người ta bảo dân nhà tàu là tay trong của đám con buôn, không vậy sao trông họ no đủ thế. Khôn th́ sống, lóng ngóng th́ thiệt, c̣n Đính, Đính của nàng th́ lập luận : “Nếu phải đi tàu anh sẽ chọn vé ngồi chứ không chọn vé nằm. Chuyện nằm đă có cái vơng nó lo, tiết kiệm được một phần ba tiền vé. Em có thấy trên đời có việc ǵ mà nằm cũng ra tiền không ? ừ th́ AQ, v́ sao anh AQ như vậy, là v́ chỉ muốn tiêu xài một cách tối thiểu để khỏi bán ḿnh viết thuê viết mướn hay bon chen dẫm đạp nhau chốn quan trường !”.
Gă nhà tàu phát hiện ra Tiệp ở cửa pḥng vệ sinh. Gă ngồi khuỳnh chân ở cửa pḥng nhân viên và nh́n như muốn nuốt sống nàng.
- Muốn chỗ nằm không, đây nhường pḥng cho này ? Xem thử đi, giường này, gối này, cả chăn nữa !
- Vậy phải bù bao nhiêu ? - Tiệp cũng AQ và tiết kiệm không thua ǵ Đính nhưng nàng quả là có thèm một chỗ riêng để đối phó với đường dài bằng một quyển sách, thứ nữa là để đỡ đau đầu và để thay thiệm, hai ngày ba đêm chứ ít đâu .
Gă môi dày ởm ờ :
- Th́ cứ chuyển hành lư đến đi, giá cả đáng ǵ, cô em !
Tiệp quay về chỗ ngồi, đi như chạy. Tại sao hắn lại chọn nàng, v́ nàng mi nhon sạch sẽ, v́ nàng yếu ớt, v́ nàng có vẻ dễ gạ hay v́ trên mặt nàng có ḍng chữ “tôi thiếu đàn ông suốt đời !”
Chú lính Thanh Hoá đă nằm rất ngoan trên vơng, mọi câu chuyện làm quen của những người đi đường trong toa cũng đă chấm dứt một cách mệt mỏi cùng với tiếng x́nh xịch khó nhọc của bánh sắt xiết trên đường ray. Tiệp nằm xuống băng ghế, đầu gối ra phía lối đi, vừa thiêm thiếp th́ nghe thấy tấm lưng trên vơng cạ qua cạ lại chỗ hai trái ngực như thăm ḍ, khiêu khích. Ngồi dậy, không ngủ được nữa, nàng ngồi ép vào trong để tránh chiếc vơng. Không lâu sau gă nhà tàu xuất hiện, tay rọc rạch chiếc đèn pin. Không nói không rằng, gă ta ngồi sát xuống bên nàng, mùi đêm hôm của con đực đặc sệt, gạ gẫm. Nàng không phản ứng ǵ, ngồi tém sát vào thành tàu, giữa hai người lúc nầy là chỗ vơng xuống của tấm lưng chú em Thanh Hoá, nhẹ nhàng nàng co chân lên, chiếc giày xăng đan cầm sẵn ở tay, nếu gă giở tṛ quơ hốt ǵ th́ nàng sẽ ra đ̣n ngay, êm thấm, câm lặng. Chắc gă ta đánh hơi được đây không phải loại dễ xơi nên hơi thở hầm hập hạ dần rồi nán lại thêm cho đỡ tẽn ṭ, hồi sau mới lẳng lặng đứng lên về pḥng. Rất lâu nàng mới nằm xuống được, lần nầy, đầu hướng về phía vách toa nhưng, lại bị cạ tới cạ lui không phải ngực mà một chỗ khác nguy hiểm hơn chạm vào lưng chú lính trên vơng. Không được rồi, lại ngồi dậy, lần nầy th́ cậu trẻ thức dậy, ngoảnh xuống :
- Em cục cựa hoài chị không ngủ được hả ?
- Không, tại v́ ghế cứng mà ngắn, tàu lại chở nặng lắc quá, khó nằm.
- Hay chị lên vơng, em nằm dưới ghế cho ?
- Không, không - Tiệp kiếm cớ - chị không quen ngủ vơng. Chắc chị phải trải giấy báo trên sàn toa như mấy bà kia.
Nàng nghĩ, nếu ḿnh nằm trên vơng th́ cái lưng ḿnh sẽ cạ vào chỗ nào của cậu ta ?
Chỗ nằm bằng giấy báo trên sàn toa giữa hai chân ghế chắc không nằm trong ba mươi sáu chước đi tàu của Đính. Gối đầu lên túi xắc đeo vai và quyển “Thao thức” của một tác giả Nga đang cơn sốt như hồi nào người ta sốt “Chuyện thường ngày ở huyện”, nàng cố chợp mắt nhưng cái lưng bị nhồi lắc mạnh hơn và mùi nhà tàu cũng khủng khiếp hơn. Nằm cong lại th́ có vẻ giống một con vật bị trói thúc và đang bị chở sá đi đâu đó. Có lẽ những đêm nầy là những đêm dài nhất đời nàng, lúc đó nàng chưa trù tính được rằng cái số phận thương Bắc nhớ Nam của ḿnh khiến nàng phải gắn bó với những con tàu mà nàng không ngớt sợ hăi mỗi khi nghĩ đến.
Nàng nhớ các con, sao không nhớ Đính mà đă nhớ con trong khi ḿnh rời chúng mới có mười mấy tiếng đồng hồ ? Sáng qua nàng chọn ngày chủ nhật để lên Sài G̣n, thế là cả mẹ cả con đều thong thả. Thu Thi mười lăm tuổi, Vĩnh Chuyên đă có thể đi học bằng xe đạp thấp của chị - món quà của d́ Mỹ Nghĩa khi Thu Thi vào lớp bảy, hai đứa nhỏ có thể dựa vào ông hoạ sĩ già, món quà của O’Henry tận bên kia Thái B́nh dương. Nàng không đi không được nhưng đi Hà Nội không phải như những chuyến thực tế khác dù bằng tiền túi hay bằng sự chèo kéo bạn bè, v́ vậy mà nàng bịn rịn các con không dứt. Thu Thi làm cứng :“Hai ông bà xa cách hoài, mẹ đi ra ba Đính một chuyến coi có hết suy nhược thần kinh không ?” Chả là nhiều tháng nay chiều nào nàng cũng nằm lụi v́ đau đầu, bă bợi cùng với hoàng hôn, phải tiêm nhiều B tổng hợp để cầm cự. Để phụ hoạ với chị, Vĩnh Chuyên hay bật to những bài hát ưa thích của mẹ trên cái radio nhỏ : “ở hai đầu nỗi nhớ nè mẹ”, nó đă có vẻ cam chịu và yên bề hẳn từ khi ba nó cưới cô Tàm nào đó. Nó thường chành cái khoé miệng rộng lỏn lẻn cười khi trêu mẹ và đă biết nói vui khi tiễn mẹ ra bến xe để lên Sài G̣n : “Mẹ nói ba Đính vô lẹ lẹ đi, ba hứa tập bơi cho, tụi bạn con biết bơi hết rồi đó nghen !” Cả Đính và nàng c̣n chưa biết cái đích ấy là đâu, bao lâu nữa và cuộc sống chung sẽ được thu xếp thế nào, nếu như có cái ngày đó.
Sàn tàu nhiều người đi lại để ra vào toa-lét, duỗi thẳng chân th́ sợ người ta đạp phải mà co lên măi th́ không sao chợp mắt được. Tiệp lại nghĩ tiếp về các con, giá Hiếu Trinh và nàng không tuyệt giao th́ nhất định chúng sẽ được bảo bọc tốt hơn. Cơ sự thật phi lư nhưng ngẫm cho cùng, ở đời có ngọn th́ phải có gốc, mà gốc sao th́ ngọn vậy, thế thôi.
Không giống như cuộc gặp đầu tiên với An Khương, nàng và Hiếu Trinh quen nhau trong Trại sáng tác đầu tiên của tỉnh, khi Sếp nhà thơ c̣n đầy hào quang thi sĩ chiến hào, khi hai “cây bút nữ triển vọng của khu vực” như hai nữ sinh thanh tân với thời cuộc. Một bên hai con đề huề, một bên đă ngoài hai mươi lăm mà chưa “bị” cầm tay lần nào, da trắng trinh nữ, vầng trán khổ hạnh, đôi mắt con nhà hay chớp chớp làm duyên và sống áo tươm tất đến mức cầu kỳ. Trong khi Tiệp mau miệng, nói lớn, cười tràn th́ Hiếu Trinh nhỏ nhẻ, lư sự, nhưng họ vẫn thân nhau theo quy luật bù trừ. Một lời nói của Tiệp với Sếp nhà thơ, rằng bạn muốn được viết văn chuyên nghiệp, lẽ nào, thế là Hiếu Trinh chuyển từ Thị đoàn về cơ quan Hội. Trong ba cây bút nữ như ba viên gạch bếp ḷ th́ An Khương như một đứa em, lại ở nhà ngoài và thuộc cơ quan khác, Hiếu Trinh luôn được Tiệp chia sẻ mọi điều, chuyện v́ sao nàng lên giường một cách thụ động với anh nhà báo trung ương, chuyện nàng đă nghĩ ǵ khi làm lành với Tuyên bằng một cái thai không giữ được, và Hiếu Trinh đă giúp nàng một “ḥm thư sống” với Đính, cũng như ở Hà Nội, Đính có một ḥm thư như vậy ở nhà người bạn phố Sơn Tây. Đôi khi Tiệp thấy phong b́ bị bóc ra, Hiếu Trinh đưa nó cho nàng với bộ mặt đỏ bừng của cô “trinh nữ cuối cùng của nhân loại” : “Chết, chết, cứ tưởng là thơ gửi cho ḿnh, mở ra thấy Vợ yêu quư, kỳ cục chết đi được !” - không biết kỳ cục v́ lỡ bóc thư bạn hay v́ chữ “vợ” hay v́ những liên tưởng ǵ ǵ khác trong những lá thư lúc nào cũng đầy ắp nhớ nhung và khát thèm của Đính.
Đính vào, anh được người ta rủ đi “viết mướn”, một tập sách thuộc loại “không ai thèm đọc” và đó là một “thoả hiệp chấp nhận được trong nhiều sự thoả hiệp để tồn tại cho xong cái thời nầy”, cái chính là “người ta bao vé tàu đi về, không mất tiền túi, tội ǵ phải không em ?” Tiệp ít khi bật đèn xanh cho Đính vào, Đính không có tiền để ở khách sạn đă đành và dù anh giàu có đi nữa th́ cả hai cũng không có giấy kết hôn để trưng ra nếu muốn hú hí với nhau một pḥng, trong khi đó nàng không biết gởi anh vào đâu trong cái thị xă nhỏ bé của ḿnh, cũng như không thể nói dối con để đến ở với anh nếu như t́m được một địa chỉ nhờ vả được như ở chỗ ông bạn Kỳ có đứa con vàng khe hay chỗ ông Phúc phố Sơn Tây có cái gác xép không đứng thẳng lưng được. Trong ba mươi sáu chước liều của những kẻ đang yêu, đương nhiên phải có cách nào đó chứ. Từ chỗ nông trường viết thuê tận miền Đông, Đính đă phóng xuống với nàng sau khi “đem thân ḿnh làm thằng bồi bút chính hiệu một số ngày !”
Một hôm, nhân lúc Đính đưa Vĩnh Chuyên ra băi sông tập bơi, Hiếu Trinh từ pḥng trong đi ra, những lúc cô bạn ngồi xuống chiếc ghế mây kia th́ Tiệp hay buông viết để cùng ngồi chỗ chiếc ghế c̣n lại bắt đầu một câu chuyện ǵ đó, chủ yếu là v́ có người ngồi sau lưng nh́n lom lom vào ḿnh th́ viết lách quái thế nào được. Sáng ấy Hiếu Trinh có vẻ căng thẳng, chớp chớp chúm chúm, khó khăn khá lâu mới buột miệng :
- Ḿnh thấy Tiệp thiệt là nhầy nhụa, nhầy nhụa từ đầu tới chân !
Tiệp trố mắt rồi hiểu ra, có thể giọng lư sự của cô nàng đang lên tiếng mà cũng có thể v́ hai con của nàng phải “tản cư’ vào pḥng trong và chuyện đêm hôm của nàng và Đính làm cho cô gái đồng trinh bị mất ngủ.
- Vậy Trinh tưởng người ta yêu nhau là chỉ nói nhớ nói thèm trong thư, c̣n khi gặp nhau th́ ngồi nh́n nhau rồi nói chuyện chính trị chắc ?
- Nhưng mà Tiệp phải có tự trọng có tư cách chớ ?
Tiệp cảm thấy ḿnh bị tát qua tát lại tới tấp bằng mấy chữ tự trọng và tư cách. Nàng đứng bật dậy :
- Trinh quan niệm thế nào là tư cách ? Ḿnh có giấu diếm với Trinh không, ḿnh có lừa dối hai đứa nhỏ không, ḿnh có thiếu tư cách với bạn và với các con không ? Nếu việc đó xảy ra bên gốc cây hay trên mô đất th́ tư cách con người khá hơn sao ? Tự trọng theo Trinh là ǵ, là nhân lúc nào đó ban ngày khi Trinh với hai đứa nhỏ ra khỏi pḥng là nhanh nhanh đóng cửa rồi a lê lên giường lẹ lẹ để rồi lúc nào cũng nơm nớp bị bắt gặp sao ? Bọn ḿnh bền bỉ với nhau bao nhiêu năm trong ṿng tay bè bạn mà vẫn chưa đủ tư cách sao ? Trinh đang nhân danh cái ǵ, cơ quan hay công an hộ khẩu ?
Không để cho Tiệp nói hết, Hiếu Trinh đứng dậy vơ lấy túi xách, như sắp bật khóc :
- Dù Tiệp có nói ǵ th́ ḿnh vẫn thấy là hai người nhầy nhụa.
Tại sao lại là nhầy nhụa chứ không phải những chữ có t́nh bạn hơn như liều lĩnh hay liều mạng, sao lại nhầy nhụa khi Tiệp đă đáp ứng mọi nhu cầu ṭ ṃ của bạn trong những đêm bạn cần nghe một cách cụ thể những cảm giác gối chăn sâu kín của nàng như một thứ vỡ ḷng cho cô gái già đồng trinh ? Đó là phản ứng của lư trí hay sự chống đỡ của chữ trinh già cũ, hay là sự nghẹn thở của ḷng đố kỵ tăm tối ?
Tiệp có thể dàn hoà với bạn nếu sau nầy Hiếu Trinh không đến khóc với vị sếp mới của Hội - dĩ nhiên cô bạn ấy đă bỏ về nhà mẹ đẻ trước khi Đính trở ra Hà Nội. Nội dung buổi khóc đại khái là “nói thiệt với anh chớ ông anh nhà thơ của bọn em cũng dung túng quá đi. Em mà phản th́ cả hai cùng chết từ lâu rồi !” May thay Sếp mới là người mộc mạc và chủ trương đoàn kết nội bộ. “Phản sao, sao có chuyện phản ǵ ở đây ?” Hiếu Trinh gạt nước mắt lấy lại vẻ trang trọng thường ngày : “Không phải chuyện mạnh ai nấy bồ bịch mà là chuyện phát ngôn ḱa. Ǵ chớ em mà tung ra th́ cô nàng bị qui phản động là cái chắc !”. “Sao, phản động thể nào ?” Cô nàng đă lại chém tay, gằn giọng và chắc là cả chớp chớp mắt : “Th́ hay nói giọng bất măn chớ sao !” Sếp mới thở hắt ra : “Thôi, văn nghệ sĩ th́ chỉ có cái vơ mồm, nên căn cứ vào cái người ta viết, c̣n nói năng văng mạng tung trời, ai chấp!”
Tiệp mất hẳn một người bạn gái từ đó...
Cái sàn tàu thổ tả thật là quá quắt. Tiệp lồm cồm ngồi dậy, trở lên băng ghế, lặng lẽ quan sát cảnh người ta xoay trở, chen chúc mê mệt bên nhau dưới ánh sáng tù mù của hai ngọn đèn trong toa. Đất nước thật là dài, Bắc và Nam thật xa cách, vết thương chia cắt như những cái sẹo đau đớn dập bầm, có ngồi tàu mới thấy đất nước đâu có rừng vàng biển bạc mà đất nước thật chật chội và gập ghềnh. Và nàng, một hạt cát hay một nắm bùn, một con kiến hay một ngọn cỏ, tại sao số phận nàng lại nhiêu khê để phải nếm trải sự nhiêu khê của đường đất và sự thống nhất không biết bao giờ mới hết gian nan?
Trong khi ngồi lúc lắc trong thứ ánh sáng địa ngục cùng một mớ chúng sinh la liệt trên sàn toa, nàng tiếp tục nhớ. Nàng nhớ một buổi sáng, một buổi sáng áp Tết Nguyên đán năm ngoái. Mỗi cái Tết đến, ngay từ khi gió chướng rao rao trên những đọt dừa trên lớp nhà sau hẻm, từ khi ngoài chợ đầy bông so đũa và cá linh Đồng Tháp Mười th́ mọi thứ trong ḷng nàng chùng xuống như những sợi dây đàn không thiết ngân nga ǵ nữa. Tết có nghĩa là các con sẽ rời khỏi tầm tay ḿnh một chút nữa, là ḿnh sẽ nhích dần lên cái tuổi bốn mươi trễ năi, mỏi ṃn, là Đính sẽ thêm một năm bối rối ở cái pḥng nào đó của cơ quan theo anh mô tả th́ nó giống hệt cái xà lim vào mùa đông cũng như mùa hè. Từ ngày năm con vịt tức tưởi qua đời, mẹ con nàng không thiết chăn nuôi cải thiện nữa, v́ vậy Tết cũng đồng nghĩa với việc vắt gị lên cổ mua dần từng thứ trong lúc giá cả c̣n rẻ để các con cũng có miếng bánh, nồi thịt như người ta.
Sáng hai mươi bảy Tết, nàng đă nhanh tay mua được mấy miếng thịt nách để làm nồi thịt kho tàu th́ ông lăo hoạ sĩ réo xuống : “Tiệp đâu, có thư từ ǵ đây nè, lẹ lên !” Một tờ trát, giấy mời cô Lê thị Mỹ Tiệp ra toà để giải quyết việc ly hôn với... vào... giờ chiều ngày... ( nhằm hai mươi chín Tết âm lich ). Rất mong đương sự có mặt đúng giờ tại... Kư tên”.Chả là mấy tuần trước, khi Vĩnh Chuyên t́nh cờ sang chỗ ba, khi chạy về hào hển báo tin “Ba đưa cô Tàm về nhà sắm sửa chuẩn bị Tết chung rồi mẹ”. Nàng tức tốc viết cho Tuyên một lá thư ngắn “Anh c̣n nợ tôi một phiên toà để cả tôi và anh được yêu người khác một cách đàng hoàng. Giờ chắc anh cũng đă thấy cần thiết chứ không như hồi sắp đi Học viện, đúng không ?”
Buổi chiều, một buổi chiều cuối năm thật thúc bách và đựợm buồn, cuộc chia tay nào cũng như vậy cả, chia tay với thời gian, chia tay với một quăng đời, chia tay với một con người dù người đó không thể biến thành bạn như lư thuyết thông thường được .
Tiệp đến trên chiếc xe đạp, cổng toà án thị xă vắng tanh, hành lang màu vàng dài hun hút. Nàng dựng xe ngay ngắn trước cổng công đường, b́nh thản đi vào, Tuyên đă ở sẵn đâu đó trong một căn pḥng nhóng ra, thấy nàng liền bước nhanh tới lúng búng :
- Ra cứ nói là không hợp, đừng ai nói ǵ thêm, khó ra nghe !
Tiệp khẽ cười, th́ chính nàng đă từng đề nghị với mỗi một lư do đó nhưng Tuyên đă lên án, đă chầy chống, đă xuyên tạc, đă cố ư không chịu hiểu để treo nàng suốt năm năm qua. Hoá ra Tuyên “đổi mới” một cách luống cuống như vậy là v́ trong lư lịch và trong lương tâm đă có hai cái án chạy làng với một cô ở cơ quan đến nỗi cô nầy phải xin đi chỗ khác và, nghe đâu cô thứ hai lại là “dân thứ dữ” học chung trên Học viện, giờ th́ một cô Tàm “trẻ mà hay tô mặt như tô tường ” - theo cách nói ác cảm của Thu Thi. Đă từ rất lâu khi ai bảo với nàng rằng Tuyên hiền lành, Tuyên mực thước, Tuyên gương mẫu đạo đức th́ Tiệp chỉ mỉm cười, nhưng tại sao dư luận lại cứ làm trầy xước và sóng gió cuộc chia tay của nước và lửa nầy ?
“Phiên toà” mở ngay trong văn pḥng của một vị thẩm phán Tiệp không thấy biển tên trên bàn, cũng không được giới thiệu, người đàn ông trạc tuổi Tuyên nầy vừa làm chủ toạ vừa làm thư kư giữa chiếc buya-rô hồ sơ giấy má ngập đầu. Tuyên ngồi vuông góc với chủ toạ, một chỗ khá thân t́nh với cán cân công lư, Tiệp ngồi trên chiếc ghế sát tường đối diện với chiếc bàn, đúng vị trí đương sự hơn. Nàng ngoảnh nh́n ra cửa sổ, nơi có một cây mận cụt ngọn bên hông toà án, chắc là người ta muốn giết nó đi v́ bông và trái của nó làm phiền cái sân công sở quá. Khoảnh sân xi măng vắng lặng, cô quạnh, mọi người đă thôi đến công sở từ mấy hôm nay, những cái rễ già của nó trồi lên làm nứt toạc mấy kẽ bê tông, tù túng và dữ dội.
Lời khai hai bên được hỏi qua loa, khi chủ toạ dịu dàng hỏi Tuyên về nguyện vọng với hai con th́ Tiệp biết anh ta là chỗ quen biết của Tuyên, nếu không quen th́ cũng phải quen v́ Tuyên sắp là phó Ban của Hai Khâm, chiếc ghế thật là tít mít so với chỗ của tay thẩm phán ở cái toà án quèn nầy. Nếu không có sự quen biết và nể nang th́ không thể có một phiên toà đại khái vào một buổi chiều quá ư cập rập và vắng vẻ áp năm. H́nh như lúc đó Tiệp ngộ ra : Tuyên đă thật sự thấm nhuần cung cách của các yếu nhân : làm to mọi chuyện nhưng khi hành động th́ hành động cỡ như phiên toà buổi chiều nầy thôi.
Thế là xong, xong rồi sao ? Tiệp đứng lên, chủ toạ nói vói theo:
- Anh chị ra ngoài đóng án phí !
Một cô gái từ đâu chờ sẵn bên chiếc bàn mới kéo từ pḥng nào đó ra kê bên hành lang ra hiệu cho hai người đến bên. Tuyên lí nhí :
- Để đóng luôn, đóng luôn cho !
Tiếng thẩm phán sau lưng :
- Nếu anh hay chị có chống án th́ hạn mười lăm ngày, không th́ sau đó đến nhận quyết định mỗi người một bản.
Tiệp lấy xe ra về, dắt bộ một đoạn dài. Nàng nhớ măi và biết rằng ḿnh sẽ nhớ rất lâu, nhớ măi h́nh ảnh cây mận cụt và mảnh sân bê tông rất buồn chiều hôm ấy.