Gia đ́nh bé mọn
Dạ Ngân
20
Một chiếc cặp xách để choàng trên giỏ nhựa, một chiếc túi áo quần và mọi thứ vật dụng linh tinh ràng rịt kỹ ở yên sau của chiếc Chaly mua từ hàng “nghĩa địa” Nhật. Vốn cẩn thận, cẩn thận hơi quá mức với cửa nẻo và của nả - để bù cho việc không thể cẩn thận thường xuyên với mồm miệng - Đính bắt nàng phải đội lên chiếc mũ bảo hiểm “mết-đờ in” không rơ nguồn gốc.
- Không, em hăy nghe anh. Dù là xe năm mươi phân khối không cần bằng lái th́ em vẫn cứ phải đội mũ bảo hiểm lên đi !
Tiệp để cho chồng chụp chiếc mũ khả nghi về chất lượng lên đầu, nghe thấy những ngón tay to nhám của anh nhồn nhột dưới cổ ḿnh khi anh bấm đi bấm lại cái nút gài màu đỏ - trước khi hai người đưa nhau đi đăng kư kết hôn, nàng đă tự lấy cỡ để đặt cho anh một chiếc nhẫn và bà chủ hiệu vàng đă cười ngất ngất khi đeo thử chiếc nhẫn ấy vào ngón chân cái của bà. Nàng nh́n chồng bịn rịn qua tấm kính mờ của chiếc mũ trong khi Đính nh́n tránh đi, bứt rứt, rầu rầu, y như hồi trước, lúc hai người luôn phải xa nhau kẻ Nam người Bắc. Hai mươi năm sau kể từ thời điểm Đồng Đưng, chín năm cuộc sống vợ chồng mỹ măn chính danh, tại sao vẫn cứ là không khí ngậm ngùi như hễ có một người đi là mọi thứ bỗng thành trống rỗng và vô nghĩa ?
Nàng yêu chiếc Chaly khiêm nhường và thua sút nầy không chỉ v́ đường xá Hà Nội tồi tệ, hay v́ người ta lúc nào cũng sẵn sàng tranh nhau nửa vành bánh mà c̣n v́ nó được mua từ nhuận bút của những đêm thức trắng mà Đính bảo là “đi cày”. Nhiều người hay hỏi độp “Trong nhà hai cỗ văn xuôi rồi, vung vinh tiền bạc rồi sao không lên đời đi ?” - làm như họ không có chuyện ǵ hơn để thắc mắc hoặc là thấy ai không “lên đời” cho bằng với xe của hàng xóm hay của ai đó trong cơ quan là họ không chịu nổi ! Thông thường, gặp những câu hỏi đại loại thế, Đính và nàng chỉ cười nhạt, nàng biết v́ sao ḿnh yêu chiếc Babetta vẫn c̣n cất trong góc nhà và yêu chiếc Chaly trung thành nầy, trong khi người ta th́ không thể nào hiểu nổi v́ sao nàng và Đính không sinh một đứa con chung, v́ sao cả hai không đổi xe xịn, v́ sao cả hai vẫn yêu nhau một cách dị thường và v́ sao cả hai lại phải t́m cách xa ra khi muốn viết một cái ǵ đó ?
Thế là Đính đă ở lại sau lưng, giường trống, gạo lứt vừng đen và luôn luôn không chấp nhận nổi cảnh trong căn hộ - đă khá rộng răi và tiện nghi - của hai người mà Tiệp lại đi vắng. Khu tập thể bụi cát xây dựng rơi văi mịt mù, sông Tô Lịch vẫn đen ng̣m như hai mươi năm trước, chỉ khác là đă có bờ kè nhưng măi măi dở dang, măi măi không bao giờ thôi đào bới, sửa sang, xây dựng. Nàng cho xe đi tắt ra đường Nguyễn Trăi rồi đi chéo sang con đường bê tông hướng lên Cầu Giấy - Thăng Long. Lần đầu tiên nàng đi xa bằng xe máy mà không có Đính phía trước, không có đôi bàn tay vững chăi và cái mùi mồ hôi có hương vị thuốc lào của anh. Tâm trạng cô đơn xoắn xuưt nàng, tại sao cứ rời Đính ra là nó đến và tại sao nàng lại không vui thích với nó trong khi nàng đang đi t́m nó, đi kiến tạo ra môi trường sống cho nó và mong mỏi nó đồng hành với nàng một cách có ích nhất trong chuyến đi nầy ?
Con đường các nhà đương cục gọi là đường cao tốc lồ gồ nhưng vô cùng quen thuộc. Nhiều năm qua, từ khi nàng đứng chân được trên mảnh đất của số phận ḿnh, nàng đă có đủ tiền để xa dần những con tàu của ngành Đường sắt quốc doanh măi măi màu xanh lá viền nẹp đỏ, hôi hám, thiếu nước và hà tiện với khách từng cuộn giấy vệ sinh. Thường thường, mỗi khi ngược lên Nội Bài để về với các con, Đính như một viên đá ở phía sau cứ kéo tâm trạng nàng trĩu xuống, v́ bởi không có nàng trong căn hộ ấy th́ anh giống như một cái cây bị bỏ quên, thế nhưng những chuyến ta-xi ấy thường là ban ngày, nàng được đi và sắp được được bay lên cùng với nỗi khấp khởi v́ sắp có trong ṿng tay các con và gia tộc. Chuyến ra, bao giờ cũng là tâm trạng đáp xuống, trở về, buổi tối, đường xá chập chùng, Đính ấm áp bừng bừng phía trước trong khi các con th́ đă lại xa, mịt mùng, không sao nh́n thấy được . Cứ như thế, dù có được đi đôi ba chuyến trong năm th́ măi măi vẫn là tâm trạng bập bênh như thế, y như xưa, y như hồi hai người kẻ Nam người Bắc, tâm trạng lúc nào cũng khắc khoải lùng nhùng không sao giải toả được .
Trời đang bắt đầu xế. Đáng lẽ nàng đă lên đường hồi sáng nhưng sau bữa điểm tâm, sau cữ cà phê với đủ thứ chuyện không bao giờ ngớt và không bao giờ chán nói với nhau, Đính kéo nàng nằm lại bên nhau hồi nữa, cái kiểu khi th́ giống như đam mê, khi th́ giống như ích kỷ mà khi th́ thấy rơ ràng là yếu đuối trẻ thơ. Sự bịn rịn của anh làm cho nàng chần chừ, hay là ở nhà, không viết lách không văn chương ǵ cho mệt, hăy như mọi người, ban ngày công sở, ban đêm “đi cày’’ hay “bơm xe đạp” ( nghĩa là viết báo vặt) và thong dong, rủnh rỉnh., vui thú, tận hưởng như mọi người đang ở vào lứa tuổi có thể mặc nhiên với mọi thứ ? Ngay lúc đó Đính bỗng chép miệng “Thôi th́ ở nhà anh cũng phải viết một cái ǵ” và thế là nàng lại thấy chính ḿnh cũng phải ra đi để mà có một cái ǵ. Đă xong giai đoạn vui bù, rong chơi bù, ái ân bù, no nê bù khi nàng mới ra Hà Nội, cũng đă xong thời kỳ đêm đêm vật vă mỗi người một chiếc bàn như bị cột vào bên càng cối xay gió, người nầy chỉ nh́n thấy lưng của người kia trong im lặng khổ sai, chết tiệt. Lúc đầu là sự rễnh roăng vui thú, sau đó là sự lèn nén cực nhọc để có tiền đi lại, cơi nới sửa sang tự cứu ḿnh trước khi trời cứu, giờ th́ cả hai đều thấy phải trở lại với những thứ ḿnh từng có, từng yêu và từng tôn vinh. Bây giờ, bây giờ mọi thứ đă trở thành nhịp điệu trơn tru, bằng phẳng và chính nàng, nàng đă nảy ra cái ư cả hai phải rời nhau ra một thời gian để sự cô đơn được trở lại, cả hai sẽ cùng làm cái việc của ḿnh một cách thong dong, thiền định, tĩnh tại. Đúng hơn, điều nầy nàng đă không nói trắng ra, t́nh yêu của Đính, sự hiếu động của Đính, sự viên măn trong Đính đă nuốt mất không gian sống mà nàng cố dành dụm cho ḿnh trong căn hộ lúc nào cũng khách khứa cùng, ăn cùng, ngủ cùng, chuyện văn cùng, e sợ cùng, thoả hiệp cùng... mà thời gian th́ đâu có dài hơn hay rộng ra được, mỗi ngày là một cái chớp mắt, nàng đă loay quay quá lâu với những khát vọng đàn bà của ḿnh và nàng giống như con cá hồi, đă đến lúc phải ngược ḍng để được xả thân, được dâng hiến, được làm cái việc hết sức tự nhiên là sinh nở.
V́ lần đầu nàng ra ngoại thành một ḿnh, hay v́ nàng đi vào giác xế, hay v́ heo may quá gợi mà nàng cứ muốn quay về bên Đính. Tại sao lại như vậy, tại sao một người đang có một căn hộ nhiều cửa sổ, có một ông chồng đúng nghĩa và một bầu không khí lư tưởng lại phải chạy đi đâu đó để cặm cụi một ḿnh với một tṛ chơi vô tăm tích là văn chương ? Chẳng lẽ sự cô độc lại quan trọng và khắc nghiệt như vậy sao ? Nàng biết rơ điều đó là khổ ải nhưng nàng vẫn cứ đi, như một tín đồ với tôn giáo của ḿnh mặc dù người đời khó bề hiểu được sức mạnh tinh thần của thứ tôn giáo ấy.
Lúc qua cầu Thăng Long nàng mới thấy chiếc Chaly quả là chật vật và không cân sức với đường dài. Nàng bỗng nhớ Thu Thi, nhớ hôm Đính chở nó đi cho biết cầu Thăng Long bằng “con cào cào đỏ” - chiếc Mobylette Cá Xanh hồi xưa là “cào cào xám” - chiếc xe đă giở chứng ngay khi hai cha con dợm lên dốc cầu. Cô sinh viên năm thứ hai ư tứ không nói ǵ, nhưng sau đó nó cương quyết không ra Hà Nội cùng mẹ như Đính và nàng thiết kế. Có lẽ v́ cầu Thăng Long chớn chở quá, cũng có lẽ v́ mùi than tổ ong nhà mẹ sặc sụa quá, cũng có nghĩa là cuộc sống của mẹ và ba Đính chật vật quá, hay thuần tuư v́ thế giới của mẹ và ba Tuyên quá xung khắc nhau, nó như bị chẹt ở giữa và t́nh thế bắt buộc nó phải lựa chọn một chỗ quen thuộc, không gần hẳn với ai cả. Thế rồi nó và người thanh niên đẹp bồng cùng tuổi ấy sống thử trong căn hộ sẵn mọi thứ của nàng để lại, thế rồi một đám cưới “hoành tráng” diễn ra có cả cảnh sát đến giữ xe cho các quan đầu tỉnh đầu huyện khách mời của ba nó. Nàng cảm thấy nàng và con gái như đă bị lạc nhau, liệu sự thất lạc nầy là tạm thời hay là vĩnh viễn ?
Đường cao tốc dạo nầy có rất nhiều biển quảng cáo để giúp vui khách lại qua. Nàng cho xe rẽ vào địa phận Phúc Yên. Một lần Đính đă đèo nàng bằng “con cào cào đỏ” lên đây để giới thiệu với nàng “sào huyệt của các ngài Quốc dân đảng” xưa và cũng để lượn lại với những kỷ niệm chắc chắn anh c̣n chôn giữ kỹ trong bộ nhớ nổi tiếng trường túc của anh. Hồi đó anh đă t́nh nguyện ôm hai con trai ở nhà cho vợ đi lớp đại học nào đó ở vùng nầy và đứa con gái út cũng được h́nh thành ở đây. Người ta bảo đàn ông lưu giữ kư ức của cảm xúc rất bền c̣n đàn bà th́ luôn hết ḿnh cho một thời điểm cụ thể. Nàng hay nói về Tuyên trong khi Đính th́ hay im lặng khi bị khơi lại chuyện cũ, suy ra, nàng có thể gạt hẳn Tuyên sang một bên lề nhưng Đính th́ vẫn không làm như vậy được với vợ cũ chỉ v́ nàng ta là mẹ của những đứa con anh, người đă cùng anh sinh cho ḍng họ một đích tôn tầm cỡ là cậu cả Hoàng, người đă bị anh bỏ rơi cho dù đó là lư do chính đáng ǵ. Tiệp nhớ lần đầu tiên nàng và người đàn bà ấy gặp nhau bằng sự thu xếp của Hoà, em gái Đính, “nhà từ thiện không bao giờ có tiền”, nói theo cách nói của Đính. “Phải cho chị Cẩm và chị Tiệp gặp nhau, phải xoá bỏ hận thù, phải hoà hợp dân tộc, phải hàn gắn chiến tranh”, đủ cả. Thật sự Tiệp muốn một giai đoạn mới, muốn hai đứa con của Đính an ḷng với trời Tây, muốn cô con gái út đi lại b́nh thường với bố và cô, vả lại nàng bước đi quen rồi, nàng dấn lên chút nữa cũng đâu có kiệt sức. Pḥng khách quen thuộc của nhà cô Hoà, cô em môi giới lăng xăng ở cửa giữa quay ra quay vào với hai bà chị, cô con gái út của Đính cũng có mặt một cách căng thẳng, ngập ngừng nhưng người đàn bà ấy không chịu bước ra. Nàng nghe thấy tiếng cô Hoà : “Chi Cẩm mà không chịu ra em nhất quyết không coi chị là chị nữa đấy!” Cuối cùng, Cẩm cũng xuất hiện, một cái xoáy tóc trên trán, đôi mắt c̣n khá hương sắc dại đi v́ đang tự chiến đấu với ḿnh, cái miệng từng tươi hoa đờ ra trong nụ cười máy móc, gượng gạo. Tiệp bước tới nắm lấy bàn tay đă từng được chồng cưng chiều bao biện, bàn tay đă từng khua những lá thư quyền lực tổ chức với nàng, giờ nó là bàn tay của người đă rời bỏ công sở, tham vọng và ghế đẳng, bàn tay lạnh nhẽo v́ mất hết sinh khí mà vẫn âm ỉ hận thù. Cuộc gặp ngắn ngủi, trúc trắc nhưng không có sự cố nào. Bức tường đă được tháo dở, t́nh yêu với Đính đă đẩy nàng bước tiếp, lần nữa rồi lần nữa, ở chỗ căn hộ của cô con gái út. Những cuộc gặp khi không có Đính th́ chừng như không khí trơn tru hơn nhưng cũng như thiếu vắng một cái ǵ quan trọng, đó là sự cần thiết của một người đàn ông trong ngôi nhà mà họ từng là một cái nóc. Càng ngày Tiệp càng hiểu ra rằng, một người đàn ông đi lấy vợ lần nữa tức là họ có thêm một mái nhà trong khi người đàn bà đi lấy chồng khác th́ phía sau họ là một sự đổ sập. Chị Hoài kể rằng, sau chuyến đi Hà Nội, chủ yếu là để xem qua cảnh thân cô thế cô của nàng, cô Ràng hay nói nước đôi “Thôi th́ rổ rá cạp lại, được như vậy là phúc đức ông bà !”, trong khi đó má nàng khóc dài từ Bắc về Nam và chỉ nói độc một câu : “Bề nào th́ nó cũng khổ ”. Sau nầy, măi măi về sau nầy khi nàng đă quen với cảnh con thoi hai đầu đất nước , thế nhưng lần nào tiễn nàng, chị Nghĩa của nàng, chị Mỹ Nghĩa muộn màng và cũng cảnh con chồng bên nách luôn tiễn nàng bằng nước mắt như thể có đi là không có vềvậy.
Thu vàng, nắng thu vàng như những ngày áp Tết trong Nam, nắng như có mật và gió như có nhạc có thơ. Lại ư nghĩ, thời tiết t́nh tứ nầy mà tại sao phải xé lẻ nhau ra để cặm cụi với một thứ việc như thể là ra biển vậy. Tiệp nh́n thấy một vạt đồng trơ rạ bên đường, bờ mẫu có cả bông cỏ may mà một nữ sĩ từng sơ ư. “áo em sơ ư cỏ găm dầy. Lời yêu mỏng mảnh như màu khói. Ai biết ḷng anh có đổi thay? ”. Nàng dừng lại, tháo mũ, đứng nh́n vơ vẩn một ḿnh trong sự đơn độc đă có thể nghe thấy, sờ thấy. Hồi bé nàng thích những vạt đồng đang chín ở quê, bên kia là ven cây nhà ngoại, bên nầy là vườn cây lưu niên của nội, v́ con cháu không phải bán lưng cho trời bán mặt cho đất ngoài ruộng nên nàng luôn ao ước được lèn chân giữa những hàng lúa sắp găt của nhà người. Sau đó, lớn lên mơ màng thiếu nữ th́ nàng lại thích những gốc rạ vàng sáng để đi chân trần trên đó, nghe thấy rạ bị khuất phục và gan bàn chân ram ráp, ngồ ngộ. Giờ khi đă đứng tuổi, nàng lại thích một cánh đồng rạ cũ trước mặt, một miền rạ cũ : đồng chiều, cuống rạ, váy chùng. Không cưỡng được ư muốn ngồi lại bên góc đồng và được nằm lăn trên đám cỏ may nầy mà nhấm nháp môt cọng rạ vô danh. “Cuối trời mây trắng bay. Lá vàng thưa thớt quá. Phải chăng lá về rừng. Mùa thu đi cùng lá. Mùa thu ra biển cả. Theo ḍng nước mênh mang. Mùa thu vào hoa cúc”. Tại sao không phải vàng hoa cúc mà lại vào hoa cúc ? Nàng độc thoại mà như đang tâm sự với nữ sĩ cỏ may đă thành người thiên cổ với người đàn ông vĩnh viễn của ḿnh. Nàng thấy chạnh ḷng quá, chính v́ chữ vào nầy mà cuộc đời mới cần nhà thơ, v́ vậy mà nhà thơ mới đa đoan bởi tài và mệnh của ḿnh. “T́nh ta như hàng cây. Đă yên mùa băo gío. T́nh ta như ḍng sông. Đă xa ngày thác lũ. Chỉ con anh và em cùng t́nh yêu ở lại. Chỉ c̣n anh và em, cũng t́nh yêu ở lại”.
Nàng h́nh dung không gian t́nh tứ của Đại Lải mà lát nữa nàng sẽ đi đến, thuê hẳn một pḥng như đă thoả thuận với họ trên điện thoại. Một cái dốc thanh thanh dẫn lên đồi, một con đường ven cái hồ Đính từng đưa nàng sang một cái đảo nhỏ bằng một chiếc hô-bo phế thải đi bằng thứ buồm nilong làm từ cái đầu hiếu động của anh. Nàng sẽ ngồi sau cửa sổ nh́n ra những bậc thềm sỏi gợi cảm một của ngôi biệt thự, sẽ trải thếp giấy lên bàn, sẽ gặp lại cảm giác đơn độc xưa bên chiếc cửa sổ có nhiều bông mận ở cái thị xă có các con nàng ở đó. Chắc chắn sẽ là nỗi cô đơn êm dịu, mọi sự đă đi vào quỹ đạo, an bài, thong thả, như miếng da lừa đă ở đó trên tường, như một cuộn chỉ lăn măi rồi th́ cũng có lúc chấm hết, như xong thác xong ghềnh th́ thế nào cũng là ḍng sông phẳng lặng băi bờ trước khi ùa ra biển cả.
Dù sao cũng thấy dễ chịu khi nằm một cách vô định chốc lát như thế nầy mà không phải viết lách ǵ. Rồi nàng nghe thấy tiếng xe máy ai đó dừng lại rất gần, tiếng chân gấp gáp đàn ông và Đính lù lù ngay trên chỗ nàng nằm. Anh ngó xuống, cḥng chành, như từ một giấc mơ, hơn mơ v́ anh bằng xương bằng thịt và lúc nào cũng quặng vỉa t́nh tứ lộ thiên, như anh vừa bắt lại được nàng trong một cuộc săn đuổi phập phồng :
- Trời ơi, nghiêng ngả hớ hênh thế nầy mất xe mất trinh mất tiết như chơi !
Nàng ôm choàng lấy người đàn ông hai mươi năm của ḿnh :
- Anh tính theo lên Đại Lải để phá đám em hả ?
Anh ngồi hẳn xuống, bỗng trở lại nghiêm nghị, nói ngay :
- Vừa có chuyện nầy, em phải b́nh tĩnh. Em đi một lát th́ có thư phát nhanh của con gái. Thư đây .
Điện thoại và hệ thông phát chuyển nhanh của ngành bưu điện độc quyền dù sao cũng đă giúp hai mẹ con thấy đỡ diệu vợi hơn trước. Thư ngắn, vỏn vẹn mấy ḍng : “Mẹ ơi, con cần mẹ, con khổ quá. Chồng con ảnh có người khác, người ta c̣n gọi điện đ̣i con nhường chồng nữa, mẹ. Phải chi hồi đó con theo mẹ, con nghe lời mẹ, nhưng mà con cần mẹ, lúc nào con cũng cần mẹ, mẹ ơi !”
Giống như những lần hai đứa con xa của nàng có chuyện, Đính và nàng lại thấy như trời đang quang bỗng có tin băo tới, một trận băo bao giờ cũng bắt đầu khi trời im ắng nhất. Nàng ngồi dậy, lưng gập xuống rơ ràng bộ dạng trời đày. Đính nói thêm :
- Chồng trẻ người non dạ, không lấy được bằng nên phải sống bằng mánh mun, con đường nầy cũng tất yếu thôi. Anh cho rằng chuyện nầy không tai hại bằng chuyện cả hai học mà không lấy được bằng, chúng nó như ở ngoài luồng, bấp bênh nên nguy cơ sa sẩy rất cao.
Nàng nhớ hôm hai vợ chồng biết được một sự thật kinh hoàng : Thu Thi thiếu nợ môn quân sự mà nó cho là “ngớ ngẩn”, anh chồng đẹp trai th́ nghĩ là giỏi chạy chọt nên xin điểm khó ǵ, thế là mọi thứ trôi qua, sĩ diện, phụng phịu, rồi đổ lỗi cho giáo tŕnh và bệnh thực dụng của thầy cô. Đính và nàng cay đắng như chính ḿnh bị mắc nợ và cho rằng đó là thất bại lớn nhất của hai vợ chồng dù trước nay cả hai cùng quan niệm bằng cấp không là cái ǵ cả.
Biết nàng đang đau lịm đi, Đính lặng lẽ giúp nàng đứng lên :
- Chắc em phải thu xếp về ngay, văn chương tiểu thuyết ǵ cũng gát lại đă. Nhưng mà phải rắn rỏi lên, đời có số hết !
Thật ra Đính đă quá lo lắng, nàng đă giỏi chịu đựng hơn xưa nhiều, mọi thứ đều có thể xảy ra trong hoàn cảnh nàng. Dù vậy khi đă được Đính áp về lại nhà, khi đă được nằm chùi xuống chiếc giường của hai người th́ nàng lại bắt đầu tự vấn ḿnh : Cha ăn mặn con khát nước, nàng đang được th́ con nàng phải mất, đúng không ? Bù và trừ, lẽ nào cuộc đời lại nhẫn tâm với nàng như vậy ? Đây là cái giá nữa cho sự đèo ḅng của nàng - nói theo ngôn ngữ của chị Hoài - hay v́ cái sự học của nước nhà quá nhem nhuốc và con nàng đă ngụp lặn, đă vùng ra và rồi nó bị nhấn ch́m bằng tai hoạ khác ? Tại v́ nàng bỏ rơi con hay tại v́ thế giới bổng lộc của ba nó làm cho nó buông thả, uất ức, quáng mắt, tiêm nhiễm và đă đến lúc chính nó phải trả giá ?
Không c̣n cách nào khác, trong lúc lóp ngóp ngồi dậy để chuẩn bị cho chuyến về Nam vào sáng sớm mai, nàng lại hồi nhớ lúc nàng và Đính thở phào sau đám cưới của Thu Thi v́ tưởng thế là vợ chồng chúng đă xong đại học, đă có nhà, đă có nhau, đă có con và rồi sẽ có tất cả. Một người mẹ như nàng th́ bao xa nữa mới hết con đường mẫu tử của ḿnh - nàng nghĩ, nghĩ măi như mọi khi những cái cuống nhau của nàng trong kia động đậy, thôi thúc. H́nh như con đường ấy quá dài, nó trải ra, thác ghềnh, sông ng̣i, biển cả và tận cùng chắc chắn sẽ là một nắm đất, nhưng cho dù có là một nắm đất mệt nhoài đi nữa th́ hành tŕnh ấy chắc ǵ đă kết thúc. Chắc chắn nó sẽ, t́nh mẫu tử ấy, sẽ tồn tại và nối dài trong con gái Thu Thi của nàng và cứ thế, măi măi, gánh nặng và niềm vui, vinh danh và cay đắng, một bà mẹ của cơi đời nầy.
T́nh duyên lận đận, học hành dở ương, con cái nhỏ dại, cái ṿng tṛn của nàng chưa khép lại mà ṿng tṛn của con gái nàng đă chồng lên, cái bóng của nàng, cái bi kịch của nàng và đó cũng là cái phần thiếu hụt mà nàng luôn cảm thấy khi đi c̣n chưa hết con đường mẫu tử của ḿnh.
Nhà sáng tác Đại Lải tháng 7-
Hà Nội tháng 11 – 2004